Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn lớp 4....

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn lớp 4.

.DOC
18
1950
102

Mô tả:

PHÒNG GDĐT CHÂU PHÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH A ĐÀO HỮU CẢNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Xã Đào Hữu Cảnh, ngày 24 tháng 11 năm 2018 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4. I. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên : Trần Thị Thúy Vân Nam, nữ: Nữ - Ngày tháng năm sinh : 20 / 7 / 1977 - Nơi thường trú : Hưng Thới xã Đào Hữu Cảnh huyện Châu Phú tỉnh An Giang - Đơn vị công tác : Trường TH A Đào Hữu Cảnh - Chức vụ hiện nay : Giáo viên - Trình độ chuyên môn : Đại học - Lĩnh vực công tác : Giáo dục tiểu học II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 1. Thuận lợi : - BGH nhà trường đã quan tâm nhiều đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy, đã chỉ đạo tốt việc lên kế hoạch, soạn giảng dạy học bồi dưỡng HS hoàn thành tốt, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành. - Bên cạnh đó, nhà trường đã tạo điều kiện cho tất cả học sinh có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập, nhờ đó mà GV có điều kiện củng cố kiến thức cho học sinh. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ nên học sinh có điều kiện tốt cho việc học tập . 2. Khó khăn: - Năng lực, trình độ chuyên môn của giáo viên chưa đồng đều nên có phần ảnh hưởng đến việc giảng dạy. 1 Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh - Đồ dùng học tập của học sinh sử dụng đã lâu, hư hỏng, mất mát nhiều, bổ sung chưa kịp thời. - Một số phụ huynh học sinh đi làm ăn xa (ở Bình Dương) gởi con em ở nhờ nhà người thân nên việc trao đổi việc học của các em còn hạn chế. - Việc học tập của học sinh phần lớn các bậc phụ huynh giao phó cho giáo viên chủ nhiệm, chất lượng học tập của các em không đồng đều thậm chí còn có một số em chưa đạt chuẩn kiến thức ở trường, ở từng cấp lớp, còn nhiều em tỏ ra không ham học. - Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4 . - Lĩnh vực: Giáo dục tiểu học. III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: Dạy học tiếng Việt trong trường Tiểu học nói chung và dạy phân môn Tập làm văn nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nhất là Tập làm văn là môn tổng hợp cao nhất của tất cả các phân môn Tiếng Việt khác ở bậc Tiểu học: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Mục tiêu của cả người dạy và người học là “ có cảm xúc” trong mỗi tiết học văn. Người giáo viên giúp cho các em cảm nhận được cái hay cái đẹp trong các bài văn, bài thơ, cuộc sống xung quanh và thể hiện “cái đẹp” đó bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh. Song một thực tế mà chúng ta đều biết là hiện nay, trong các cấp học mà đặc biệt là bậc Tiểu học, phần lớn học sinh viết văn rất khô khan. Qua thực tế dạy môn Tập làm văn nhiều năm ở lớp 4, tôi nhận thấy bài viết của các em hầu như chỉ diễn đạt nội dung. Câu văn chỉ mang tính chất thông báo chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc. Đây là điều tất nhiên, vì ở lứa tuổi này vốn sống và vốn kiến thức của các em còn hạn hẹp. Đứng trước thực tế đó, tôi rất băn khoăn và trăn trở: “ Làm thế nào để giúp các em yêu thích môn văn? Để giúp các em có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, của cảnh vật, thiên nhiên đất nước? Giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách cho các em?”. Trả lời câu hỏi này, ngay từ đầu năm học nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4A Trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh. Tôi đã cố gắng dùng mọi khả năng và kinh nghiệm của mình để khơi dậy những tiềm năng văn học đang ẩn dấu trong mỗi học sinh. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi mạnh dạn trình bày một vài kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4 “ 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: Khi bắt đầu tìm hiểu việc học tập Tập làm văn của học sinh, tôi thấy đa số học sinh rất thụ động, ít phát biểu, khi cần hỏi điều gì các em chậm đứng lên, dẫn đến việc thực hành làm văn chưa đạt yêu cầu, trình bày bài văn thì chưa rõ bố Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh 2 cục, câu văn thiếu mạch lạc, viết thiếu ý, diễn đạt ý chưa phù hợp, bài văn không có tính sáng tạo, lệ thuộc rất nhiều vào bài văn mẫu. Bên cạnh đó, còn tồn tại các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ít quan tâm đến việc học tập của con em mình đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em. Trong khi đó thì giáo viên chỉ dành ít thời gian để sửa chữa những sai sót cho các em học sinh chưa hoàn thành vì sợ mất thời gian chung cho cả lớp. Qua khảo sát chất lượng làm văn của học sinh lớp tôi đầu năm học 20162017 tôi đã thu được kết quả như sau với tổng số học sinh của lớp là 31 học sinh: Kết quả khảo sát đầu năm học 2016-2017 Tổng số HS 31 Hoàn thành tốt bài văn Hoàn thành SL TL SL TL SL TL 3 9,68% 20 64,51% 8 25,81% bài văn Chưa hoàn thành bài văn Tôi thấy học sinh học tập còn thụ động , bố cục bài văn lủng cũng, ý tứ, câu cú chưa rõ ràng. Kỹ năng thực hành nói, viết còn nhiều hạn chế các em chưa biết nhận xét lẫn nhau do vậy khi tiến hành khảo sát kết quả đạt được là không khả quan . 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Trong quá trình giảng dạy và tìm hiểu tình hình thực tế ở lớp, bản thân tôi có nhiều trăn trở. Là người nhà giáo đang đứng trên bục giảng và đồng thời là một người yêu văn, thích tìm hiểu về bộ môn văn, tôi không khỏi băn khoăn và lo lắng trước thực trạng học sinh ngày càng yếu môn tiếng việt nhất là bộ môn tập làm văn. Bản thân tôi hằng ngày được tiếp xúc trong môi trường giáo dục, trực tiếp giảng dạy các em do vậy hơn ai hết tôi là người nắm bắt, nhìn thấy thực trạng học tập của học sinh. Qua việc khảo sát, chấm bài học sinh tôi nhận thấy học sinh làm bài còn quá yếu, ngôn từ nghèo nàn, ý thức học tập cũng như chất lượng của bài làm là chưa cao. Các em vẫn chưa hình dung rõ cách thức viết một bài văn như thế nào. Bên cạnh đó vốn sống, kinh nghiệm thực tế của các em còn quá ít ỏi. Nội dung chương trình, cấu tạo của sách giáo khoa thiếu tính khoa học, chưa phù hợp với những đối tượng học sinh ở những vùng có hoàn cảnh khó khăn như trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh . Xuất phát từ yêu cầu thực tế, nhằm khắc phục những tình trạng đã nêu ở trên. Tôi nghiên cứu qua đó tìm ra những phương hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả, kích thích hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn Tập làm văn. Giúp các em nắm rõ được kết cấu, cách thức làm một bài văn hoàn chỉnh … Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh 3 Hình thành ở các em kỹ năng quan sát, phân tích, đưa ra nhận xét, chính kiến của bản thân. 3. Nội dung sáng kiến: 3.1.Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện Thông qua các tiết chuyên đề tổ, trường; dự giờ đồng chí đồng nghiệp và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân trong nhiều năm công tác. Trên cơ sở nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4 “, đề tài bắt đầu thực hiện từ đầu từ tháng 9 năm học 2016 đến hết tháng 5 năm 2017. Trên lớp 4A và học sinh khối lớp 4 trong các năm học năm 2016 – 2017 của trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh . 3.2. Nội dung chương trình, yêu cầu kiến thức, kỹ năng của phân môn Tập làm văn lớp 4: a) Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4. Chương trình TLV lớp 4 được thiết kế tổng cộng 62 tiết / năm. Cụ thể như sau: * Kể chuyện : gồm có 19 tiết được dạy trong học kỳ I. * Văn miêu tả : gồm có 30 tiết đợc phân bố như sau: - Khái niệm văn miêu tả 1 tiết. + Miêu tả đồ vật 10 tiết. + Miêu tả cây cối 11 tiết. + Miêu tả con vật 8 tiết. * Các loại văn bản khác : + Viết thư : 3 tiết. + Trao đổi ý kiến : 2 tiết. + Giới thiệu hoạt động : 2 tiết. + Tóm tắt tin tức : 3 tiết. + Điền vào giấy tờ in sẵn : 3 tiết. Như vậy chuơng trình Tập làm văn lớp 4 được chú trọng vào hai thể loại chính đó là: kể chuyện (19 tiết) và miêu tả (30 tiết). Điều này khẳng định lượng kiến thức trọng tâm của Tập làm văn lớp 4 là văn kể chuyện và văn miêu tả. b) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng phân môn Tập làm văn lớp 4. 1 Yêu cầu kiến thức: + Thể loại văn kể chuyện. - Học sinh phải hiểu như thế nào là kể chuyện? Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh 4 - Hiểu được nhân vật trong truyện. Kể lại hành động của nhân vật. Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. - Bên cạnh đó học sinh phải hiểu cốt truyện . - Biết xây dựng đoạn văn, biết mở bài và biết kết bài trong bài văn kể chuyện. Từ đó, học sinh biết viết và nói một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. + Thể loại văn miêu tả. - Học sinh phải hiểu như thế nào là miêu tả? - Miêu tả đồ vật : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. - Miêu tả cây cối : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối. - Miêu tả con vật : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả con vật. + Các loại văn bản khác. - Viết thư : Nắm được mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản, cách xưng hô và cách trình bày một bức thư. - Trao đổi ý kiến với người thân: Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi, lập được dàn ý của bài trao đổi và biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục để đạt mục đích đề ra. - Giới thiệu hoạt động địa phương : Biết cách giới thiệu tập quán, trò chơi, lễ hội, truyền thống của địa phương, quan sát và trình bày đuợc những đổi mới của quê hương, có ý thức đối với việc xây dựng quê hương. - Tóm tắt tin tức và điền vào giấy tờ in sẵn ( phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền…) : Biết cách tóm tắt tin tức, tự tìm tin, biết điền nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn. Qua đó học sinh biết ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. c) Yêu cầu kỹ năng: 1. Yêu cầu đối với hoc sinh • Kỹ năng định hướng hoạt động trong giao tiếp: + Nhận diện loại văn bản. + Phân tích đề. • Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: + Xác định dàn ý bài văn đã cho. + Tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện. + Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện. 5 Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh + Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả. • Kỹ năng hiện thực hoá hoạt động giao tiếp: + Xây dựng đoạn văn. + Liên kết các đoạn văn thành bài văn • Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp. + Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt. + Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. 2. Yêu cầu đối với giáo viên. - Giáo viên phải nắm được quan điểm đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn theo Chương trình và sách giáo khoa mới. - Xác định được các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy Tập làm văn. - Phải thiết kế được một kế hoạch bài học thể hiện sự đổi mới của phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn. Đó là toàn bộ yêu cầu kiến thức, kỹ năng trọng tâm mà học sinh cần đạt được và những yêu cầu đối với giáo viên lớp 4 cần nắm vững để áp dụng khi dạy phân môn Tập làm văn. Để nâng cao chất lượng làm văn cho học sinh lớp 4 đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì và bền bỉ vì đây là công việc rất khó khăn. Xuất phát từ vấn đề đó, tôi đã tiến hành một số biện pháp như sau: 3.3. Biện pháp thực hiện 3.3.1. Đối với loại bài viết thư: Trong chương trình làm văn lớp 3 và 4, các em được học kiểu bài viết thư: Nhiều bạn cho rằng: học viết thư bây giờ là "cổ" quá, cần thông tin gì thì "chat" qua thư điện tử hoặc điện thoại hỏi thăm. Nhưng viết thư cũng là một nét văn hóa đẹp mà các em cần biết và cũng cần có thói quen viết thư. Rất nhiều bức thư đã đi vào lịch sử như: Bức thư của Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường. Viết thư không hề khó, không quan trọng ở vấn đề viết dài hay ngắn mà cần thiết là bày tỏ được tình cảm chân thành của mình với người nhận thư. Cần phân biệt rằng, một bức thư của học sinh tiểu học không như một bức thư của người lớn, nghĩa là học sinh tiểu học viết thư ở mức độ đơn giản, đầy đủ yêu cầu cơ bản của một bức thư. Ở nội dung bài dạy này, giáo viên cần hình thành chắc cho học sinh mục đích viết thư và viết thư cho ai ?. Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu rõ, có thể viết thư cho bạn bè, cho người thân để thăm 6 Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh hỏi, động viên, chúc mừng, chia sẻ, thông báo tình hình học tập, bày tỏ ước mơ … Để học sinh viết thư đúng theo yêu cầu, tôi đã tiến hành một số cách sau đây: - Chuẩn bị bài viết thư mẫu các loại của năm học trước đã thu thập được để đọc mẫu cho học sinh tham khảo. - Nhận xét bài viết mẫu về việc sử dụng các từ ngữ, diễn đạt nội dung, cách trình bày một bức thư. - Giáo viên hướng dẫn, gợi ý cho học sinh có thêm vốn từ phong phú, đa dạng để kết hợp vào việc viết thư. - Cho học sinh trao đổi, thảo luận nhóm, thông tin cho nhau những sự việc có liên quan đến viết thư. - Giáo viên có thể dùng bảng phụ trình bày một bức thư mẫu, đủ để học sinh cả lớp quan sát học tập. VD: Khi dạy tiết Viết thư ( kiểm tra viết ) trang 52 SGK TV1 tôi cho các em làm đề sau : Em hãy viết cho người thân ( ông bà, cô giáo cũ, bạn ... ) để thăm hỏi và kể lại tình tình học tập của em. Đối với thể loại bài này cũng hấp dẫn với học sinh của lớp tôi vì hầu như các em phần đông sống với ông bà, cha mẹ đi làm công nhân ở Bình Dương mỗi năm chỉ về có dịp tết. Nên các em trong lớp chọn viết thư để gởi cha mẹ rất nhiều . Sau khi các em viết một bức thư hoàn chỉnh tôi hướng dẫn các em dùng tờ giấy A4 xếp thành bao thư và cách ghi nơi đi, nơi đến cho các em để lá thư vào. Giáo viên thu về nhận xét từ đó các em sửa chữa lại thành một bức thư hoàn chỉnh để gửi cho cha mẹ mình. Qua những bài viết của các em tôi thấy được những lời bày tỏ cảm xúc tình cảm chân thật lứa tuổi nhỏ rất cảm động mà không thể nào diễn tả hết khi nói chuyện qua điện thoại. 3.3.2. Đối với loại bài kể chuyện: Hơn bất kì loại hình thức nào khác, kể chuyện bồi dưỡng đời sống tâm hồn và đem lại niềm vui cho trẻ, đồng thời trau dồi vốn sống, vốn văn học, phát triển ngôn ngữ của bản thân để các em kể lại truyện. Ở tiết văn kể chuyện, giáo viên và học sinh được giao hoà tình cảm một cách hồn nhiên, được sống trong giây phút hồi hộp và xúc cảm. Nếu người giáo viên dạy tốt tiết văn kể chuyện chính là động lực mang lại hiệu qủa cho các tiết học khác và các môn học khác. Đồng thời cũng là điều kiện tốt cho sự phát triển năng khiếu ở nhiều học sinh, tạo điều kiện ươm mầm cho những nhân tài mai sau. -Một bài văn kể chuyện bao giờ cũng gồm ba phần : 7 Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh Mở bài: Có hai cách mở bài. Đó là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp .Mở bài trực tiếp tức là kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện, mở bài gián tiếp tức là nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể. Thân bài: Đây chính là cốt truyện mà khi viết yêu cầu học sinh phải nhớ lại được những sự việc chính của câu chuyện và phải biết kể lại theo trình tự hợp lí. Kết bài: Có hai cách kết bài là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng. Kết bài mở rộng là các em phải nêu đựơc ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện. Kết bài không mở rộng tức là học sinh chỉ cho biết kết cục của câu chuyện mà không bình luận gì thêm. Để học sinh thực hiện tốt được kỹ năng kể chuyện ở lớp 4, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với đối tượng kể. Yêu cầu học sinh về nhà tìm các câu chuyện khác sách giáo khoa để kể hay nhớ lại câu chuyện do chính học sinh tham gia tìm ra. Giáo viên cần phát huy có hiệu quả đồ dùng dạy học (tranh ảnh, mô hình, vật thật …) để học sinh tri giác, từ đó kể được dễ dàng, chính xác, nhớ lâu câu chuyện đã kể. Chẳng hạn: Kể chuyện bài: “Ba lưỡi rìu”. - Giáo viên chuẩn bị 06 tranh minh họa đẹp, tương ứng 06 sự việc của truyện. - Yêu cầu học sinh xác định các nhân vật ở từng đoạn văn: + Đoạn văn thứ nhất chỉ có một nhân vật là chàng tiều phu. + Các đoạn còn lại đều có hai nhân vật là chàng tiều phu và ông cụ già. - Cần chú ý vừa kể, vừa tả nhằm góp phần thêm cho bài kể chuyện sinh động, và hấp dẫn hơn. Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh 8 - Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm trong kể chuyện, tạo không khí hợp tác học tập. Đồng thời, tạo cơ hội cho các em học yếu tham gia hoạt động kể chuyện. 3.3.3. Đối với loại bài miêu tả: Học sinh phải hiểu như thế nào là miêu tả? Miêu tả là vẽ bằng lời nói nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Để giúp học sinh tự tin hoàn thành một bài văn miêu tả, giáo viên cần lưu ý: - Cần nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả. - Vận dụng tối đa kĩ năng quan sát khi miêu tả. - Cần phát huy trí tưởng tượng (so sánh, nhân hóa) khi miêu tả. - Biết lựa chọn những chi tiết đặc trưng làm nổi rõ đặc thù riêng của từng đối tượng. - Biết biểu lộ sắc thái tình cảm đối với đồ vật, con vật mình yêu thích khi miêu tả. a) Cần nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả. Cấu tạo của bài văn miêu tả gồm 3 phần. 1. Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về đồ vật, con vật, cây cối. 2. Thân bài: Tả từng bộ phận của đồ vật, con vật, cây cối (hoặc từng thời kì phát triển của cây). 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đồ vật, con vật, cây cối cần tả. b) Vận dụng tối đa kĩ năng quan sát khi miêu tả. Đối với loại bài này, tôi dặn dò học sinh về nhà quan sát các đồ vật, con vật, cây cối gần gũi mà các em thường thấy ở xung quanh. Vào lớp, tôi cho học sinh thi đua cá nhân, nhóm tìm nhanh các đồ vật có thể tả. Sau đó gợi ý cho các em cách lập dàn ý một đoạn, một bài hoàn chỉnh và yêu cầu mỗi em phải tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép khi quan sát một đồ vật, một con vật và có nhiệm vụ giúp các em hệ thống lại các ý đã quan sát để lập thành dàn bài chi tiết đạt yêu cầu, có hệ thống. Ví dụ 1: Dạy bài:"Quan sát đồ vật" (Tiếng Việt 4/I trang 153). Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan, phương pháp quan sát ở chỗ giáo viên cho học sinh quan sát đồ chơi mà các em đem tới lớp kết hợp quan sát tranh một số đồ chơi như gấu bông, con lật đật, con búp bê... 9 Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh Học sinh đọc phần gợi ý sách giáo khoa (đọc cá nhân) trang 54, sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu. Giáo viên sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu, học sinh luyện tập theo mẫu đã gợi ý. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh: - Hãy quan sát một số đồ chơi em thích và ghi lại những điều quan sát được. Học sinh vừa quan sát vừa ghi chép lại ý quan sát, sau đó sắp xếp ý để tạo thành một dàn ý tả đồ chơi mà em thích. - Giáo viên cho học sinh trình bày những ý đã ghi được sau khi quan sát theo một dàn bài sẽ luyện thực hành giao tiếp cho học sinh. Ví dụ về một dàn bài: 1. Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà em thích nhất là gấu bông. 2. Thân bài: - Hình dáng bên ngoài: Gấu bông không to, gấu đang ngồi, dáng tròn. - Bộ lông màu nâu mịn như nhung. - Hai mắt đen nháy rất thông minh. - Mũi nhỏ màu đen, trông ngộ nghĩnh. - Trên cổ thắt chiếc nơ màu đỏ chói. 3. Kết luận : Em yêu quý gấu bông Ví dụ 2: Kiểu bài tả về đồ vật:“Tả chiếc cặp sách”. (Tiếng Việt 4/I trang 172). - Ở phần thân bài, tôi thường phân nhóm 4 cho các em thảo luận theo dàn ý chi tiết, các em nối tiếp, hỗ trợ nhau thực hiện: + Phần bao quát (01 em). + Phần chi tiết (02 em). + Hoạt động liên quan (01 em). -Yêu cầu thảo luận phần thân bài sau đây: + HS1: Tả bao quát, kích thước, màu sắc, chất liệu của cặp ? + HS2: Tả bên ngoài cặp gồm: mặt cặp, nắp cặp, quai đeo, ổ khóa. + HS3: Tả bên trong cặp có mấy ngăn ? Mỗi ngăn đựng gì ? + HS4: Nêu ích lợi chiếc cặp ? -Sau khi thảo luận xong một nhóm học sinh trình bày: 10 Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh + HS1: Cặp hình chữ nhật, làm bằng vải giả da. Dài hơn hai gang tay của em, rộng khoảng một gang rưỡi. Cặp có nhiều màu rất đẹp. + HS2: Ở phía trên cặp có quai xách thật êm tay. Sau lưng là hai quai đeo. Hai ổ khóa bằng sắt, mỗi khi đóng hoặc mở nghe “tách, tách” rất vui tai. Ngoài mặt cặp có in hình chú chó đốm rất đẹp. + HS3: Phía bên trong có ba ngăn. Ngăn lớn đựng sách, ngăn thứ hai đựng bảng con, đồ dùng khác …, ngăn thứ ba nhỏ nhất đựng bút, thước, và các đồ dùng như: áo đi mưa, chai nước, … + HS4: Chiếc cặp giúp em đựng sách vở không bị rơi rớt và không bị mưa ướt. Ví dụ 3: Kiểu bài tả về cây cối: “Tả cây có bóng mát” - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cây các cây bóng mát có trên sân sân trường ( cây bàng, cây phượng … ). Tôi cho học sinh mang giấy viết ra sân ghi chép những gì quan sát được. Có phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong nhóm khi quan sát . - Thảo luận nhóm 4, nêu lên kết quả quan sát. + HS1: Tả bao quát cây: hình dáng, cao hay thấp, màu sắc. + HS2: Tả cụ thể: thân cây, lá cây, hoa quả, vỏ cây xù xì, rễ cây ngoằn ngoèo nổi cả trên mặt đất. + HS3: Chim chóc, ong bướm bay vòng quanh. + HS4: Nêu ích lợi của cây phượng. Ví dụ 4: Kiểu bài tả con vật.: (Tuần 29) Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật. Lập dàn ý chi tiết tả một vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn. trâu,). Dạy bài này, giáo viên cũng dặn học sinh quan sát vật nuôi từ trước. Sau đây là một dàn ý tả con gà trống 1. Mở bài : Giới thiệu con vật muốn tả : Một chú gà trống lai đã trưởng thành. 2. Thân bài : - Tả bao quát : toàn thân được bao phủ lớp lông vàng rực pha lẫn những chiếc lông đen óng ánh, nặng 3kg. - Tả đặc điểm từng bộ phận : + Đầu : cổ cao được bao phủ lớp lông mịn như nhung, mắt sáng, mào đỏ chót. + Chân : vừa to vừa cao, có lớp vảy sừng vàng sậm, có hai cựa nhọn hoắt. 11 Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh + Đuôi : bộ lông đuôi dài, nhiều màu sắc, cong vút về phía sau. - Tả đặc tính hoạt động : + Thói quen sinh hoạt : Buổi sáng thức dậy sớm, gáy vang. + Tính nết : chơi thân với gà mái. 3. Kết bài : cảm nghĩ của em về vật nuôi đó : Như chiếc đồng hồ báo thức. Coi như một thành viên trong gia đình. c) Cần phát huy trí tưởng tượng (so sánh, nhân hóa) khi miêu tả. - Bài văn sẽ rất “khô khan” nếu các em chỉ ghi thực lại những điều đã quan sát. Thực ra, nếu biết liên tưởng so sánh với các sự vật khác, đôi khi biết nhân hóa một số sự vật, hiện tượng sẽ giúp bài văn trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. - Học sinh chỉ cần so sánh những gì quan sát được với những vật gần gũi quanh mình cũng đủ cho thấy sự tinh tế của các em đối với cuộc sống. - Ví dụ: Chiếc cặp chỉ nhỉnh hơn tấm bảng con một chút … Cặp như là người bạn thân hằng ngày cùng em đến trường. - Ví dụ : Các em đã biết so sánh màu đỏ của chiếc mào gà với đốm lửa, độ mỏng của hai cái tích gà so với chiếc lá, đôi mắt được so sánh với hai hòn bi ve thu nhỏ. - Khi dạy cho học sinh biết nhân hoá sẽ cho thấy trí tưởng tượng của các em vô cùng phong phú.Ví dụ: Học sinh đã viết “… Tiếng gáy to, khoẻ đã giúp chú khẳng định mình là thủ lĩnh của đám gà trong xóm này…” d) Biết lựa chọn những chi tiết đặc trưng làm nổi rõ đặc thù riêng của từng đối tượng . - Khi tả hoạt động của con mèo, cần lưu ý hoạt động đặc trưng của mèo là bắt chuột . Ví dụ : tả vể hoạt động bắt chuột của con mèo : “Bọn chuột chính là kẻ thù số một của chú. Một hôm, em thấy chú mèo đang rình ở bồ thóc. Số là hằng ngày bọn trộm chuột thường đến ăn vụng ở đây. Bỗng chú co mình lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi “phốc” một cái, tên chuột ngu ngốc kia đã nằm gọn trong móng vuốt .” - Hay khi nói về thói quen của con chó “ Buổi chiều, em đang ngồi học bài, Misa rón rén lại gần, dụi dụi vào tay em như muốn em vuốt ve bộ lông mượt mà của chú…” và hoạt động giữ nhà của nó khi có người lạ đến nhà . e) Giúp học sinh biết cách biểu lộ sắc thái tình cảm với đối tượng mình yêu thích khi miêu tả. - Biết yêu thương và chăm sóc những con vật gần gũi, có ích như chó, mèo. Biết được những giá trị kinh tế do các con vật mang lại cho gia đình mình như bò, 12 Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh lợn, gà, vịt,… Giáo viên phải gợi ý, dẫn dắt để học sinh biết dùng từ ngữ diễn đạt được tình cảm của mình. - Ví dụ: Khi tả về con lợn một học sinh đã viết như sau: “… Vào những ngày nghỉ, em thường ra vườn hái cho chú một ít rau lang hay rau muống, chú ta tỏ vẻ thích chí lắm, phẩy phẩy cái đuôi ngước nhìn như có ý cảm ơn em…” Đối với các em học sinh chưa hoàn thành, tôi cho các em trình bày phần mở bài và kết luận. Thường thì học sinh chưa hoàn thành tôi gọi trong lúc này là để các em có thể trình bày ngắn gọn các ý khi sai sót, ngoài những nụ cười cởi mở giáo viên chỉ nên nhẹ nhàng sửa sai và động viên cho các em này. Đến tiết trả bài viết, tôi cho học sinh tự do phát biểu ý kiến sửa sai về câu, từ, ý diễn đạt. Qua việc đọc bài hay, các em nêu lên được chỗ nào hay cần học hỏi ở bạn, ý nào còn thiếu sót được các bạn bổ sung và hoàn thiện ngay tại lớp. Từ đó, các em sẽ có vốn từ để vận dụng vào bài viết phong phú hơn. g) Hướng dẫn xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện và miêu tả. Để bài viết của các em đạt hiệu quả cao đòi hỏi cả người dạy và người học hiểu được khái niệm, cấu tạo của từng phần trong bài văn kể chuyện hay miêu tả. Trong đó, phần mở bài và kết bài là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh vào đề và kết thúc vấn đề một cách nhẹ nhàng, tạo ấn tượng cho người đọc. a) Phần mở bài - Mở bài là phần đầu tiên, là phần trước nhất đối với người đọc, gây cho người đọc cảm giác, ấn tượng ban đầu về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài. - Phần này có một vai trò và tầm quan trọng khá đặc biệt vì một mở bài gọn gàng, hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú ở người đọc và thường báo hiệu một nội dung tốt đúng như câu tục ngữ: “ Đầu xuôi đuôi lọt.” + Có hai cách mở bài : Trực tiếp và gián tiếp - Mở bài trực tiếp : Giới thiệu thẳng với người đọc đồ vật, con vật,cây cối… sẽ miêu tả. Cách mở bài này nhanh gọn, tự nhiên, giản dị, dễ tiếp nhận và thích hợp với những bài viết ngắn. Nếu không khéo thì sẽ khô khan, ít hấp dẫn. - Mở bài gián tiếp : Không đi thẳng trực tiếp vào vấn đề mà gợi mở vào đề bằng cách đưa ra: một âm thanh ; một câu nói ; một liên tưởng ; một so sánh ; một đoạn đối thoại ; một mẫu chuyện ; một lí do đưa đến bài viết ; ….Ưu điểm: Nếu viết khéo, mở bài sẽ rất sinh động, gợi cảm, hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc. Hạn chế: Nếu viết không khéo, mở bài sẽ lan man, vòng vèo, làm phân tán sự chú ý của người đọc. Với hai cách mở bài này sau hướng dẫn giải thích cho các em hiểu tôi thường đưa vào một ví dụ thực tế thế này: Khi muốn mượn tiền của người khác Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh 13 đến nhà nói ngay và vấn đề : Chị có tiền làm ơn cho tôi mượn năm chục ngàn. ( trực tiếp) một người lại nói khác: Chị ơi ! Dạo này nhà em khổ quá chồng em đang bị bệnh. Trong nhà lại hết gạo mấy con em đi học không có tiền. Chị làm ơn cho em mượn năm chục ngàn ( gián tiếp). Học sinh hiểu ngay sự khác biệt giữa hai cách này và các em làm được mở bài theo hai cách rất tốt. b) Phần kết bài có hai loại : Mở rộng và không mở rộng - Kết bài là phần cuối cùng, là phần sau hết đến với người đọc, gây cho người đọc cảm giác, ấn tượng cuối cùng về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài. - Phần này có một vai trò và tầm quan trọng đặc biệt vì một kết bài gọn gàng, nhẹ nhàng, đặc sắc sẽ lưu lại tình cảm tốt đẹp ở người đọc. Ví dụ : Em hãy tả cái cặp của em. (kết bài theo hai kiểu ) Với đề bài như trên, thông qua các câu hỏi gợi mở, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề xác định được các yếu tố cần nêu ở kết bài như sau: - Không mở rộng : hiểu giá trị, lợi ích của cái cặp yêu quý cái giữ gìn, bảo quản tốt. - Mở rộng: Nêu một câu hỏi - Nêu một ý mới lạ - Đưa ra một lời bình - Đưa ra một câu văn hoặc một câu thơ …. 3.3.4. Đối với loại bài tóm tắt tin tức, điền vào giấy tờ in sẵn: - Tóm tắt tin tức đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích, tổng hợp, trí nhớ tốt khi đọc qua một đoạn văn đã cho trước. Để lớp học sinh động, tôi phân nhóm học sinh thi đua nhau tóm tắt một bản tin do giáo viên đưa ra, sau đó chỉ định 02 nhóm trình bày trên bảng bằng giấy khổ to, các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau, giáo viên bên cạnh uốn nắn, sửa chữa cho hoàn thiện. Ví dụ: Tóm tắt các tin (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 109) bằng một hoặc hai câu. Bản tin a: (thảo luận nhóm 6). + Tóm tắt bằng một câu: thỏa mãn những ý thích khác lạ, ở Vát-te-rát (Thụy Điển), người ta làm một khách sạn treo trên ngọn cây sồi cao 13 mét. + Tóm tắt bằng hai câu: tại Vát-te-rát (Thụy Điển), có một khách sạn treo trên một cây sồi cao 13 mét dành cho những người thích nghỉ ở những chỗ khác lạ. Giá phòng nghỉ khoảng hơn sáu triệu đồng, một người, một ngày. Bản tin b: (thảo luận nhóm 6). + Tóm tắt bằng một câu: ở Pháp có một phụ nữ mở cư xá dành cho súc vật đi du lịch theo chủ. 14 Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh + Tóm tắt bằng hai câu: thông tin rất đáng chú ý với du khách đi du lịch. Một phụ nữ ở Pháp vừa mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân. - Điền vào giấy tờ in sẵn: tôi yêu cầu học sinh đọc trước từng mục trong bài cần điền, chỗ nào không rõ phải hỏi ý kiến người lớn và phải điền thông tin chính xác, rõ ràng. Mỗi học sinh chuẩn bị cho mình một mẫu “Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng” để thực hành điền vào các thông tin. - Sau một thời gian thảo luận nhóm, học sinh từng nhóm phát biểu và nhận xét lẫn nhau, giáo viên chốt lại ý các câu trả lời của học sinh. - Từng học sinh làm bài của mình. - Giáo viên sửa chữa và nhận xét. - Giáo viên đọc bài hay. Song song đó là việc giảng dạy kỹ các phân môn như: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu cũng giúp học sinh thực hành tốt cho phân môn Tập làm văn. Đây là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì giảng dạy của giáo viên cho toàn bộ môn Tiếng Việt. 3.3.5. Các vấn đề nảy sinh trong qua trình thực hiện. Điều này khiến phần lớn giáo viên khi dạy phân môn Tập làm văn gặp phải không ít khó khăn, về cách sắp xếp các bài trong chương trình sách giáo khoa như văn kể chuyện chưa dạy hết chuyển sang viết thư chưa hình thành hoàn chỉnh bài viết thư quay lại kể chuyện. Một số dạng khác cũng vậy miêu tả cây cối xen vào bài tóm tắt tin tức như vậy làm cho mạch kiến thức các em bị gián đoạn ... Dạng bài tóm tắt tin tức cũng chưa thực tế và phù hợp với học sinh vùng sâu. Mặt khác, một số bài học kể chuyện trong phân môn Tập làm văn lớp 4 còn có một số điểm chưa thực sự hợp lí, ví dụ trong bài " Luyện tập phát triển câu chuyện " phần bài tập đã đưa ra những yêu cầu quá khó đối với học sinh, định hướng phát triển câu chuyện còn mờ nhạt, hay ở bài " Luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện" chưa có câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cốt truyện và nghĩa của truyện. Điều này ảnh hưởng tới hoạt động dạy và học kiểu bài kể chuyện. Phân môn Tập làm văn là phân môn khó dạy so với các môn học khác, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học ham chơi, khả năng tập trung chú ý nhận thức các sự vật còn hạn chế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa thật phát triển, nên việc học tập ở phân môn Tập làm văn gặp những khó khăn như : Thiếu vốn sống, vốn hiểu biết về đối tượng cần miêu tả, kể chuyện…hoặc không biết cách diễn đạt về đối tượng cần kể, cần tả. IV. Hiệu quả đạt được Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh 15 Sau thời gian thực hiện các “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4 ”, tôi đã nhận được những kết quả hơn cả sự mong đợi. Tất cả các em đều đã nắm được cấu tạo các dạng bài tập văn kể chuyện, miêu tả. Khi đã nắm vững cách viết một bài văn, các em tỏ ra yêu thích, luôn thi đua nhau tìm tòi, sáng tạo hơn trong các bài viết. Lớp học sinh động, vui vẻ, có nền nếp khi học tập làm văn. Các học sinh chưa hoàn thành cũng đã viết được hoàn thành bài làm văn có đủ ba phần . Tuy lời văn không bóng bẩy, mượt mà nhưng các em cũng đã có ý tưởng, dạn dĩ và tự tin khi làm bài. Tất cả học sinh trong lớp đạt yêu cầu về hoàn thành bài viết văn. 1.Thực tiễn áp dụng năm học 2016- 2017 Qua việc quan sát những giờ dạy của đồng nghiệp và giờ học của học sinh trên lớp trong thời gian qua tôi nhận thấy: việc dạy học với biện pháp trên giúp chú ý nghe giảng bài tích cực. Giờ học thật sự lôi cuốn, thu hút đối với cả ba đối tượng học sinh . Những học sinh chưa hoàn thành tích cực hơn tham gia và các hoạt động học tập tại lớp, bài giảng thật sự hấp dẫn . - Cũng khảo sát 31 học sinh này khi tôi áp dụng dạy theo kinh nghiệm của đề tài thì đã gặp những thuận lợi sau : + Khả năng quan sát vấn đề của học sinh nâng cao , các em nhạy bén hơn , cách nhìn , cách nghĩ bao quát hơn . + Cách trình bày , sắp xếp ý tứ theo trình tự hợp lý hơn + Đa số các bài viết đã thể hiện trọng tâm , chứa đựng được tình cảm trong sáng + Các em đã tỏ ra say mê , hứng thú hơn trong học tập . Bên cạnh đó khả năng nói viết của các em đã có những chuyển biến tích cực . - Kết quả đã đạt được như sau : Tổng số HS 31 Hoàn thành tốt bài văn Hoàn thành bài văn Chưa hoàn thành bài văn SL TL SL TL SL TL 7 22,58% 24 77,42% 0 0 2. Những bài học kinh nghiệm. - Vận dụng linh hoạt các phương hướng dạy học giúp học sinh hứng thú, tranh luận sôi nổi trong giờ học. - Tạo điều kiện cho học sinh trao đổi, học hỏi nhau qua các bài học. 16 Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh - Giáo viên có sự đầu tư suy nghĩ trong từng kiểu bài Tập làm văn cụ thể, điều chỉnh, bổ sung hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt hợp lý giúp học sinh đều có thể làm bài được và làm bài tốt. - Hoạt động tổ chuyên môn đều đặn, đi sâu vào các vấn đề khó, bàn bạc thảo luận nội dung dạy học từng kiểu bài, nhất là đối với các em chưa hoàn thành. - Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, họp phụ huynh hàng tháng để thông báo, trao đổi tình hình học tập của học sinh. - Tổ chức học sinh ở cùng lớp, gần nhà để hợp nhóm học tập, phân công đôi bạn học tập. V. Mức độ ảnh hưởng: -Trong thời gian công tác tại trường TH A Đào Hữu Cảnh nói chung và khối 4 nói riêng bản thân tôi cùng đồng nghiệp trong khối tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, luôn trao đổi học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy tập làm văn có hiệu quả qua các tiết dự giờ trong khối. - Trong đề tài này, tôi trình bày về các nghiên cứu và giải pháp trong viêc nâng cao chất lượng dạy Tập làm lớp 4 có hiệu quả của bản thân nói riêng và của tổ khối 4 trường TH A Đào Hữu Cảnh nói chung . Cũng qua nghiên cứu chuyên đề tôi nhận thấy, chuyên đề không những chỉ áp dụng được với khối lớp 4 mà còn áp dụng đuợc với cả khối 5 trong toàn trường. -“Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4 ” là một đề tài có thể áp dụng cho bất cứ giáo viên nào đang làm công tác giảng dạy ở bất cứ nơi nào, địa phương nào . VI- Kết luận: Để mỗi giờ dạy Tập làm văn đạt hiệu quả cao, ngư ời giáo viên biết sáng tạo, phối hợp hài hoà nhiều yếu tố. Hơn thế nữa, người giáo viên còn cần tận tâm với nghề, với bài dạy để tự rút kinh nghiệm sau mỗi tiết học. Để dạy văn được tốt, trước tiên: Hãy suy nghĩ thật kĩ, dạy thật tốt các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện. Bởi chúng có tác động trực tiếp đến Tập làm văn. Nó giúp học sinh tích luỹ vốn từ, hiểu và vận dụng từ, vận dụng những câu văn, đoạn văn hay của bài Tập đọc vào bài văn của các em. Mặt khác thông qua những bài văn hay cần cho học sinh nhận xét việc sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật, từ đó giúp các em tích luỹ được vốn kiến thức văn học. Hay trong giờ Luyện từ và câu tôi luôn khuyến khích, hướng dẫn học sinh tìm các từ hay (theo chủ đề), đặt câu văn giàu hình ảnh, phân tích từ, so sánh câu. Môn Tập làm văn quả là khó đối với học sinh. Bài Tập làm văn là một tác phẩm văn học của các em. Tác phẩm này hay, dở còn phụ thuộc vào năng lực của mỗi em, kĩ năng giao tiếp, 17 Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh điều kiện sống của gia đình. Với lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm, lòng yêu nghề, tôi đã khắc phục được khó khăn và giúp học sinh lớp tôi ngày càng yêu thích môn Tập làm văn hơn và tôi thấy các em học văn thực sự có hiệu quả. Trên đây là một số suy nghĩ tìm tòi của tôi trong quá trình dạy học sinh thực hành Tập làm văn. Do không có nhiều thời gian nghiên cứu, và trình độ, kinh nghiệm có hạn nên những vấn đề nêu trên không khỏi những sai sót rất mong nhận được sự đóng góp để đề tài ngày một hoàn thiện hơn. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Trần Thị Thúy Vân 18 Trần Thị Thúy Vân / A Đào Hữu Cảnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan