Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường tiểu học...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường tiểu học

.PDF
31
142
122

Mô tả:

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 1. GV 2. HS : Giáo viên : Học sinh 3. PHHS : Phụ huynh học sinh 4. GVCN HĐTT GV NK XHCN CNTT TNTP HCM BTN TTMN GD&ĐT : Giáo viên chủ nhiệm 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. : Hoạt động tập thể : Giáo viên năng khiếu : Xã hội chủ nghĩa : Công nghệ thông tin : Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh : Ban thiếu nhi : Tuyên truyền măng non : Giáo dục và đào tạo 1/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây giáo dục rất được coi trọng bởi nó đóng vai trò quan trọng với sự ổn định và phát triển của xã hội. Giáo dục là một quá trình hoạt động trong đó vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giác, tích cực và tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức và tình cảm của các em, chủ yếu là hành vi, thói quen, đạo đức phù hợp với chuẩn mực mà xã hội đã quy định. Trong nhà trường phổ thông , nhân cách của học sinh đã được hình thành qua nhiều hình thức trong đó có qua các hoạt động sinh hoạt tập thể ngoài giờ lên lớp. Trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì “ Tổ chức sinh hoạt tập thể” giữ vai trò chủ đạo trong việc củng cố và khắc sâu những tri thức đã học qua các môn học ở trên lớp, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm tăng thêm vốn kiến thức đã có, tăng tính tích cực, tự giác, phát triển nhân cách và làm tăng thêm vốn kinh nghiệm hoạt động thực tiễn cho học sinh thông qua việc làm quen với nhiều dạng hoạt động khác nhau. Thực tế cho thấy, trong một vài năm gần đây các hoạt động tập thể đã và đang được xã hội quan tâm. Nhiều câu lạc bộ, sân chơi tại các Quận, Phường đã được mở. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều trò chơi bổ ích đã ra đời. Thiếu niên, Nhi đồng đã có địa điểm để hoạt động, có nội dung lành mạnh để vui chơi, giải trí. Đây là cách tốt nhất để các em xích lại gần nhau trong tình đoàn kết, thân ái để “ Học mà chơi, chơi mà học”. Trong các nhà trường đặc biệt là khối Tiểu học, sinh hoạt tập thể càng được quan tâm hơn bởi đây là nơi đặt nền móng đầu tiên cho một xã hội phát triển toàn diện trong tương lai. Làm thế nào để thu hút học sinh toàn trường vào các buổi sinh hoạt tập thể để nó thực sự có ích là một điều không phải dễ. Tâm lí học cho thấy lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi trẻ con. Ở lứa tuổi này các em rất ưa hoạt động, thích khám phá, thích chơi những trò chơi có tính mạnh mẽ và có phần mạo hiểm. Tuy nhiên đây cũng là lứa tuổi có tâm lí khá ổn định, dễ hình thành những thói quen tốt, nhanh thuộc nhưng cũng nhanh quên. Do đó các buổi sinh hoạt tập thể với các nội dung đa dạng, phong phú, hấp dẫn có khả năng kết hợp nhiều lực lượng giáo dục sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc hình thành, phát triển nhân cách, trí tuệ và tự rèn luyện của học sinh. Nếu tiến hành tốt các hoạt động sinh hoạt tập thể này thì hiệu quả giáo dục sẽ rất cao. 2/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học Bởi vậy việc chọn đề tài nghiên cứu "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học" là rất có ý nghĩa và vô cùng quan trọng đối với công tác đội và phong trào thiếu nhi trường Tiểu học nơi tôi đang công tác. 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu các hình thức đổi mới sinh hoạt tập thể ở trường tiểu học nhằm làm cho đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động này trong việc hình thành nhân cách học sinh, hỗ trợ cho việc tiếp thu tri thức trong quá trình học tập. Để từ đó các hoạt động đội của nhà trường có sự ủng hộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự ủng hộ đó sẽ là nguồn động viên, giúp học sinh có thêm nguồn say mê hứng khởi và tích cực tham gia. Đây là con đường ngắn nhất góp phần phát triển nhân cách học sinh một cách tích cực theo chuẩn mực mà xã hội đã quy định. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. - Nghiên cứu nội dung các hình thức sinh hoạt tập thể. - Nghiên cứu phương pháp tổ chức và thực hiện các hoạt động sinh hoạt tập thể. - Nghiên cứu cách tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm thông qua các buổi sinh hoạt tập thể. - Đối tượng khảo sát : Học sinh Tiểu học nơi tôi đang công tác. 4. Giải thuyết khoa học. Nếu những biện pháp sinh hoạt dưới cờ được tiến hành đổi mới cả về hình thức, nội dung và phương pháp thì sẽ tạo được sự hứng thú cho các em học sinh hơn, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống trong nhà trường. Ngoài ra, sẽ phát huy hơn nữa vai trò của công tác Đội trong Nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc Tiểu học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu . - Nghiên cứu tài liệu nhằm tìm hiểu và làm sáng tỏ lý luận về công tác tổ chức sinh hoạt tập thể dưới cờ ở bậc Tiểu học. - Đề xuất được những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tập thể dưới cờ của Trường Tiểu học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng của công tác Đội ở nhà trường. - Tiến hành thử nghiệm kiểm chứng một số biện pháp đã đề xuất. 3/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học 6. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thu thập xử lý số liệu : Thu thập, xử lý các thông tin về đường lối của Đảng, về công tác Đội, công tác tổ chức sinh hoạt tập thể dưới cờ, từ đó tìm ra những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng, sinh hoạt tập thể dưới cờ của trường Tiểu học, phát huy vai trò của công tác Đội trong Nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng gi¸o dôc ë tiểu học. - Phương pháp quan sát : Quan sát các hoạt động sinh hoạt tập thể dưới cờ tại Nhà trường để tìm ra thực trạng và nguyên nhân của thực trạng đó. - Phương pháp phỏng vấn, hỏi đáp: Phỏng vấn những TPT lâu năm và các em học sinh để thu thập thông tin về thái độ, nội dung, hình thức, kết quả của các buổi sinh hoạt tập thể dưới cờ. 7. Phạm vi giới hạn. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tôi nghiên cứu về công tác tổ chức sinh hoạt tập thể dưới cờ ở trường Tiểu học nơi tôi đang công tác năm học 2016 – 2017. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tập thể dưới cờ của Liên đội năm học 2017 – 2018. 8. Đóng góp mới của đề tài. - Lý luận : Đề tài khẳng định được vai trò, vị trí của việc giáo dục truyền thống, giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể trong trường Tiểu học mà trong đó yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ là chất lượng các buổi sinh hoạt dưới cờ. - Thực tiễn: Đánh giá được thực trạng sinh hoạt tập thể dưới cờ ở Liên đội tiểu học, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó và đề xuất một số biên pháp nhằm nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt tập thể dưới cờ của Liên đội. 4/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Sinh hoạt tập thể là hoạt động tập trung số đông học sinh với những mục tiêu đã xác định để tiến hành bồi dưỡng tình cảm đạo đức, những kỹ năng thực hành trong cuộc sống, cũng như củng cố, bổ sung, hoàn thiện những kiến thức mà các em đã được học, được tiếp xúc. Qua đó hoàn thiện quy trình sư phạm thống nhất, góp phần phát triển nhân cách học sinh một cách tích cực nhất. Hoạt động sinh hoạt tập thể là hoạt động nối tiếp hoạt động dạy và học do đó nó tạo nên sự hài hoà, cân đối của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo các cấp học. Ngoài ra nó góp phần củng cố và phát triển quan hệ ngoại giao của học sinh trong nhà trường cũng như trong cộng đồng xã hội. Hoạt động sinh hoạt tập thể còn thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Hoạt động sinh hoạt tập thể còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục học sinh về mặt nhận thức. Nó bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức được học ở trên lớp, đồng thời mở rộng vốn hiểu biết của học sinh về truyền thống văn hoá lịch sử của đất nước và những biến đổi của thế giới quanh mình. Mặt khác, hoạt động sinh hoạt tập thể còn có nhiệm vụ giáo dục về đạo đức, lối sống chuẩn mực, tích cực, góp phần giáo dục học sinh tình đoàn kết hữu nghị, tinh thần chia sẻ khó khăn, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, cũng như tạo hứng thú và ham muốn hoạt động. Ngoài ra các hoạt động sinh hoạt tập thể còn giữ nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Có nghĩa là nó rèn cho học sinh kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự quản và kỹ năng giáo dục. Theo quan điểm trên, khẳng định được hoạt động sinh hoạt tập thể nói chung và hoạt động sinh hoạt dưới cờ nói riêng đã hình thành cho các cho học sinh có thêm nhiều kỹ năng và hiểu biết. Hoạt động sinh hoạt dưới cờ hàng tuần sẽ tạo ra một sân chơi giúp học sinh được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, có thêm nhiều kiến thức và hiểu biết xã hội, tạo ra nhiều hứng thú cho học sinh ở các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động sinh hoạt dưới cờ hàng tuần còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục học sinh về mặt nhận thức những ưu điểm cũng như tồn tại của chính bản thân, mặt khác sinh hoạt dưới cờ còn có nhiệm vụ giáo dục đạo đức lối sống tích cực cho học sinh qua những tiết chuyên đề hay những tiết tuyên 5/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học truyền, ủng hộ giúp giáo dục cho học sinh có tinh thần tương thân tương ái, biết đoàn kết, sẻ chia những khó khăn, biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, những người gặp hoạn nạn. 6/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC 1 Một số nét về công tác Đội tại trường Tiểu học trong những năm gần đây : - Trưởng tiểu học nơi tôi đang công tác được thành lập chưa lâu. Trước đây trường chỉ là cơ sở II, việc sinh hoạt dưới cờ là không có nên việc rèn cho học sinh có thói quen sinh hoạt dưới cờ đầu tuần không có kết quả. Từ khi thành lập đến nay sinh hoạt dưới cờ ở trường được diễn ra thường xuyên vào mỗi thứ Hai hàng tuần, giúp cho học sinh được tiếp cận và tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Học sinh được tham gia đầy đủ các chủ đề theo nhiệm vụ năm học ngoài ra còn được giao lưu học hỏi lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ. Kết quả 03 năm học liền Liên đội là một trong những Liên đội xuất sắc của Quận. Tại Liên đội, công tác Đội và các hoạt động giáo dục truyền thống, sinh hoạt tập thể ngoài giờ lên lớp được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả theo 5 chương trình đúng với kế hoạch cũng như các chỉ đạo hướng dẫn của Thành phố và của Quận. Các kế hoạch công tác do Phòng giáo dục Quận, sự chỉ đạo của Hội đồng đội Quận đã được Ban phụ trách Thiếu Nhi Nhà trường xây dựng kế hoạch và thực hiện tương đối tốt, được đánh giá cao. Song bên cạnh đó cũng có những hoạt động tiến hành chưa đều tay, chưa đạt kết quả cao và hiệu quả như mong muốn. Sở dĩ có thực trạng như vậy là do Liên đội gặp những thuận lợi và khó khăn sau : a. Thuận lợi : - Nhi đồng và Đội viên ham thích các hoạt động tập thể. - Toàn trường thực hiện học 2 buổi/ ngày nên Ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho các em được tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đội. - Liên đội được sự quan tâm nhiệt tình của các Ban ngành, BGH, của Đoàn thanh niên trường, các đồng chí GVCN ( Phụ trách chi ). - Ngoài ra, Liên đội còn nhận được sự quan tâm nhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh Nhà trường, sự giúp đỡ của Đảng uỷ, UBND phường Lĩnh Nam. - BTN phối hợp chặt chẽ với BGH để đưa ra được kế hoạch chung trong hoạt động của toàn trường cũng như với từng khối lớp. 7/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học - Mọi hoạt động sinh hoạt tập thể ở cấp liên đội tiến hành một cách quy mô, phong phú cả về nội dung và hình thức nên đã thu hút được nhiều đối tượng tham gia. - Tổng phụ trách và một số giáo viên trẻ làm việc dưới sự phân công công việc cụ thể của BGH nhà trường nên đã phát huy được khả năng sáng tạo tự giác của học sinh. - Cơ sở vật chất của Nhà trường phục vụ cho hoạt động Đội được trang bị khá đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sinh hoạt tập thể, giáo dục truyền thống từ đó đạt được hiệu quả rất cao. b. Khó khăn : - Trường nằm ngoài đê nên giao thông đi lại khó khăn -Trường thiếu phòng học nên các lớp phải học luân phiên các ngày trong tuần, nhiều công việc khi tiến hành khó liên lạc và khó tập trung được. - Đây là một địa phương có nhiều thành phần dân cư, kinh tế gia đình nghèo, nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến con cái nên điều kiện cho các em tham gia vào nhiều các hoạt động Đội, sinh hoạt tập thể còn chưa tốt. - Đội ngũ BCH Liên đội, Chi đội còn nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động nên việc ghi chép cũng như triển khai các kế hoạch, tổ chức các hoạt động tập thể còn khó khăn. - Đối với các hoạt động sinh hoạt tập thể, nhiều em học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn nên có những hạn chế khi thực hiện. - Nội dung các buổi sinh hoạt dưới cờ còn chưa phong phú và chưa đa dạng về hình thức tổ chức nên chưa thu hút được các em tham gia. 2. Những ưu điểm và bất cập khi áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học. a.Ưu điểm: - Địa điểm: Sân trường rộng thuận lợi cho việc tổ chức việc tập trung học sinh toàn trường. - Luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Chi bộ, BGH, và các ban ngành đoàn thể trong nhà trường. - Học sinh có ý thức tích cực tham gia vào các hoạt động - Đội ngũ cán bộ Đội nhiệt tình, sáng tạo. b.Hạn chế: - Một số học sinh chưa có ý thức tự giác tham gia các hoạt động tập thể. - Cán bộ phụ trách Chi (GVCN) chưa nhiệt huyết với công việc. 8/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học - Các buổi sinh hoạt theo chủ đề chưa đạt kết quả cao, không thu hút được đông đảo đội viên và nhi đồng tham gia do các em còn khá rụt rè trong việc thể hiện mình trước đám đông, ngoài ra cơ sở vật chất như hệ thống loa đài của nhà trường chưa được đầu tư nên 9/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SINH HOẠT DƯỚI CỜ TẠI LIÊN ĐỘI Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động sinh hoạt dưới cờ của trường, qua phân tích, đánh giá các hoạt động cũng như các ưu khuyết điểm trên tôi nhận thấy muốn hoạt động sinh hoạt dưới cờ đạt hiệu quả cao thì cần phải đổi mới cách tổ chức các buổi hoạt động sinh hoạt dưới cờ. Đây là vấn đề thực sự quan trọng và bổ ích đối với hoạt động và phong trào thiếu nhi của nhà trường… Tuy chỉ mới làm tổng phụ trách đội trong một thời gian không dài, nhưng được sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng Đội Quận, được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu, tôi cũng đã rút ra được một số biện pháp đổi mới tổ chức các buổi hoạt động sinh hoạt dưới cờ như sau: 1.Biện pháp 1:Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác Đội. - Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác đội cho học sinh là rất cần thiết vì học sinh có hiểu được vai trò và có kiến thức về nghiệp vụ thì học sinh mới làm được tốt công tác Đội của mình. Nên bồi dưỡng bằng những hình thức sau: a. Giáo dục truyền thống - Giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương đất nước, yêu trường lớp. - Lòng biết ơn, kính trọng tổ tiên, cha mẹ, thầy cô… - Lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. - Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc : chia sẽ khó khăn, lá lành đùm lá rách… - Có những suy nghĩ và hành động đúng đắn để xứng đáng là những học sinh thanh lịch, văn minh, biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp. * Hình thức tổ chức Thông qua việc kỷ niệm các ngày lễ lớn : 10/10; 20/11; 22/12; 3/2; 26/3; 15/5; 19/5 với các hình thức sau : - Phát thanh măng non. - Sân khấu hoá. - Lễ kỷ niệm. - Toạ đàm - Tham quan dã ngoại di tích lịch sử. - Nãi chuyÖn truyÒn thèng. 10/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học b. Tuyên truyền các vấn đề mà xã hội quan tâm: * Mục đích Giúp các em hiểu rõ hơn những vấn đề mà xã hội quan tâm như : ma tuý, HIV/AIDS, môi trường, ATGT…để từ đó các em có những thái độ, cách cư xử đúng đắn để tiếp thu những văn minh, có ích, phòng tránh những vấn đề xấu, đồng thời có thể tuyên truyền sâu rộng hơn tới bạn bè, gia đình các em. * Hình thức tổ chức - Phát thanh măng non. - Thi vẽ tranh tuyên truyền. - Tìm hiểu qua bài viết dự thi. - Hội diễn văn nghệ, sân khấu hoá. - Giao l-u. 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện Ngay từ đầu năm học Tổng phụ trách phải căn cứ vào kế hoạch hoạt động của Quận Đoàn, Phòng GD&ĐT, Ban giám hiệu để dự trù kế hoạch cho từng đợt từng kì và cả năm; ( trong đó phải dự kiến những hoạt động lớn với những mốc thời gian quan trọng để đưa ra những kế hoạch cụ thể tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể dưới cờ.) VD minh hoạ: Kế hoạch công tác Đội và phong trào thiếu nhi trường năm học 2014 – 2015 được chia thành 5 đợt hoạt động: * Đợt 1: Từ 15/9 đến 15/10 : có 5 hoạt động lớn: + Tổ chức lễ khai giảng. + Tổ chức lễ ký cam kết, thi tìm hiểu luật lệ ATGT- phòng chống ma tuý. + Tổ chức lễ kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô. + Thành lập đội tuyên truyền măng non. + Tổ chức đại hội Chi đội điểm, chi đội, liên đội. * Đợt 2: Từ 16/10 đến 20/11: Có một hoạt động lớn: Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Ngoài ra, tuyên truyền cho các em hiểu ngày 20/10 là ngày thành lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam. * Đợt 3 : Từ 21/11 đến 22/12 : Có 7 hoạt động lớn: + Tæ chøc giao l-u phßng chèng tai n¹n th-¬ng tÝch vµ x©y dùng tr-êng häc an toµn. + Héi thu kÕ ho¹ch nhá ®ît 1. + Tuyên truyền phòng chống ma tuý HIV/AIDS. + Tham quan dã ngoại di tích lịch sử văn hoá. 11/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học + Kỷ niệm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 22/12. + Tổ chức văn nghệ chào mừng ngày 3/2 + Kiểm tra chương trình rèn luyện đội viên. * Đợt 4: Từ đầu học kỳ II đến 26/3: có 5 hoạt động lớn: + Tæ chøc §¹i héi Ch¸u ngoan B¸c Hå – Chñ nh©n Th¨ng Long. + Kỷ niệm ngày thành lập ĐCSVN . + Kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ. + Kỷ niệm ngày thành lập đoàn 26/3 + Tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm. * Đợt 5: Từ 27/3 đến 19/5: có 4 hoạt động lớn: + Tổ chức hội vui học tập. + Héi thu kÕ ho¹ch nhá ®ît 2. + Kỷ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh. + Kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ kính yêu. Bên cạnh các hoạt động lớn trong các đợt thi đua, mỗi tiết chào cờ đầu tuần cũng là những tiết sinh hoạt tập thể. Những tiết này, ngoài nội dung tổng kết, sơ kết tuần, tháng vẫn có thể tổ chức những nội dung sinh hoạt theo chủ đề mà TPT thống nhất vơi BTN, Đoàn TN : nội dung sinh hoạt giao cho TPT và đội tuyên truyền măng non ngay từ đầu năm học, bên cạnh các kế hoạch hoạt động lớn của Đội, TPT cũng tham mưu với BGH, liên tịch, Đoàn TN về chủ đề, nội dung, mục đích, yêu cầu. Kinh phí tổ chức các tiết chào cờ đầu tuần lấy từ quỹ đội và quỹ lớp. Ví dụ: Tháng Chủ đề Thực Hỗ trợ hiện Mõng ngµy khai tr-êng 9 TPT -Ban giám hiệu -Đoàn thanh niên -Giáo viên chủ nhiệm -Giáo viên năng khiếu 10 Hà Nội – Thủ đô yêu dấu TPT -Ban giám hiệu -Đoàn thanh niên - Giáo viên chủ nhiệm T«n s-, träng ®¹o 11 TPT -Ban giám hiệu -Đoàn thanh niên 12/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học 12 Uèng n-íc nhí nguån 1 Mõng §¶ng, mõng xu©n, TPT mõng ®Êt n-íc ®æi míi 2 Mõng §¶ng, mõng xu©n, TPT mõng ®Êt n-íc ®æi míi 3 Đảng và Bác Hồ kính yêu TPT 4 Thủ đô yêu dấu TPT 5 TPT -Giáo viên chủ nhiệm -Giáo viên năng khiếu -Ban giám hiệu -Đoàn thanh niên -Giáo viên chủ nhiệm -Giáo viên năng khiếu -Ban giám hiệu -Đoàn thanh niên -Giáo viên chủ nhiệm -Giáo viên năng khiếu -Ban giám hiệu -Đoàn thanh niên -Giáo viên chủ nhiệm -Giáo viên năng khiếu -Ban giám hiệu -Đoàn thanh niên -Giáo viên chủ nhiệm -Giáo viên năng khiếu -Ban giám hiệu -Đoàn thanh niên -Giáo viên chủ nhiệm -Giáo viên năng khiếu Mõng §éi ta tr-ëng thµnh, TPT -Ban giám hiệu mõng sinh nhËt B¸c Hå kÝnh +TTMN -Đoàn thanh niên yªu -Giáo viên chủ nhiệm -Giáo viên năng khiếu 3. Biện pháp 3: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục Kế hoạch thực hiện có được hiệu quả hay không và thực hiện như thế nào không thể thiếu được sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành trong và ngoài nhà trường. - Thường xuyên tham mưu với BGH để nhận được sự chỉ đạo cũng như giúp đỡ về nhân lực, vật chất, tinh thần. Thông qua BGH sẽ nhận được sự giúp đỡ 13/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học và tham gia của GVCN, hội đồng GV, chi bộ, công đoàn, hội phụ huynh, đoàn thanh niên… - Cần liên kết, phát huy cao nhất khả năng và năng lực của các lực lượng tham gia vào các hoạt động tập thể: + TTMN: tự luyện tập, tự tìm các hoạt động, hình thức phù hợp với nội dung sinh hoạt dưới sự hướng dẫn gợi mở của GV. + GVCN, chi đoàn thanh niên: Giúp đỡ và tham gia trực tiếp vào việc tổ chức, huy động hướng dẫn học sinh luyện tập chuẩn bị nội dung. + Hội phụ huynh: Động viên tinh thần cũng như giúp đỡ thêm về kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho các em tham gia hoạt động. * Ví dụ: Nhân Kỷ niệm Ngày giải phóng Miền Nam 30/4 và Quốc tế lao động 1/5 . Tôi đã tham mưu với Ban Giám Hiệu về Nội dung chương trình, xin ý kiến chỉ đạo. Phối hợp với các Giáo viên Chủ nhiệm , giáo viên năng khiếu tập luyện văn nghệ cho học sinh. Phân công chi Đoàn hỗ trợ gói quà, phần thưởng cho học sinh… 4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đội Để hướng đến mục đích nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại Liên đội tiểu học, việc đầu tiên nhất thiết là phải bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đội. Khi các em có kỹ năng nghiệp vụ tốt thì công tác Đội sẽ được nâng cao. - Ban chỉ huy liên chi đội, Tôi cho họp 1 lần/ tháng về nội dung các hoạt động chủ điểm trong tháng để các em nắm được và triển khai theo đúng chủ điểm và đúng với nhiệm vụ mà các em được giao. Ví dụ như: Tháng 3 có Ngày 8/3 và Ngày Thành lập ĐCS VN. Ban chỉ huy Liên đội sẽ nắm bắt được Nội dung và triển khai về các lớp. - Đội tuyên truyền măng non, hàng tuần tôi cho giao ban vào các buổi chiều thứ 6 hàng tuần sau khi tan học để cùng các em đưa ra những nội dung cần tuyên truyền trong buổi tuyên truyền vào giờ ra chơi sáng thứ 2 hàng tuần. Ví dụ: Trong dịp chuẩn bị nghỉ Tết Nguyên Đán tôi cho giao ban các em trong đội tuyên truyền măng non chuẩn tuyên truyền tới toàn liên đội về việc an toàn thực phẩm và an toàn giao thông trong dịp nghỉ Tết. - Đội phát thanh măng non, tôi cũng cho giao ban 1 lần/ tuần để cùng các em đưa ra những bài phát thanh vào giờ ra chơi thứ 6 hàng tuần. Ví dụ: Phát thanh về những vấn đề, tin tức của Liên đội trong tuần. 14/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học - Đội văn nghệ, tôi phối hợp cùng với Giáo viên âm nhạc cho các em tập luyện thường xuyên tạo cho các em có nhiều kỹ năng và tạo cho các em hứng thú sau những giờ lên lớp. - Đội cờ đỏ sao đỏ, tôi cũng giao ban 1 lần/ tuần để cùng các em nắm bắt được các thông tin và cùng các em trong đội sao đỏ giữ gìn nội quy của nhà trường. - Đội năng khiếu 5. Biện pháp 5: Tổ chức thực hiện Tổ chức là những điều cần đạt đến thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ : Khi xây dựng chương trình Lễ kỷ niệm Ngày giải phóng Miên Nam 30/4 và Quốc tế lao động 1/5. Công tác tổ chức thực hiện gồm các bước sau a. Công tác chuẩn bị: là khâu quyết định sự thành công của buổi sinh hoạt, gồm các nội dung sau: - Xác định rõ mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của buổi sinh hoạt ( Vì sao phải tổ chức? Tổ chức để làm gì? Tổ chức cho ai? ). - Các nội dung cần có trong buổi sinh hoạt ( Thể hiện mục đích cần đạt được: nội dung chính, nội dung phụ, nội dung giáo dục vui chơi giải trí, nội dung thử thách trí tuệ…). - Hình thức quy mô, tính chất của buổi sinh hoạt: + Chọn hình thức ( loại hình): Có thể chọn một loại hình, hoặc tổng hợp nhiều loại hình, hoặc theo chủ đề… + Quy mô, phạm vi: Lớn, nhỏ, theo khối, theo trường. + Tính chất: Long trọng, có ý nghĩa, vui, nhẹ nhàng. - Thời gian: Trong bao lâu, khi nào? - Địa điểm tổ chức: Ở đâu, không gian, khách mời, khan giả… - Phương tiện phục vụ: Trang trí, loa đài, bàn ghế, chỗ ngồi, dụng cụ, quà tặng, phần thưởng, câu hỏi…… - Ban tổ chức: Ban tổ chức, giám khảo… - Kinh phí tổng thể. b. Lên kế hoạch - Viết kế hoạch : Cần hình thành kế hoạch chi tiết cho buổi sinh hoạt. + Mục đích, yêu cầu. + Nội dung. + Chủ đề. 15/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học + Địa điểm. + Thời gian. - Lên chương trình chi tiết: Khi viết kế hoạch, việc lên chương trình chi tiết là rất quan trọng vì khi buổi sinh hoạt diễn ra có thể căn cứ vào đó để tuần tự thực hiện. Lập bảng phân công cụ thể từng công việc cho ban tổ chức (từ khâu chuẩn bị đến khi tiến hành và kết thúc toàn bộ ngày hội). - Dự trù kinh phí chi tiết. - Nêu biện pháp và tiến độ thực hiện: Gắn công việc chuẩn bị, kiểm tra với thời gian cụ thể mà ban tổ chức và các bộ phận phải hoàn thành. c. Phổ biến - Sau khi đã viết kế hoạch và lên chương trình, nội dung cần báo cáo lãnh đạo ( hoặc người phụ trách) , ban tổ chức để nghe góp ý. - Từ góp ý của BGH, tôi xem xét bổ sung và hoàn thiện nội dung. - Phổ biến kế hoạch và nội dung đến lãnh đạo ( báo cáo), đến người phụ trách, người tham dự để biết thực hiện. - Kiểm tra công việc: Thời gian nội dung, công tác chuẩn bị. - Tập dượt các nội dung cần thiết. - Phân công người phụ trách phải phù hợp, nhiệt tình với công việc. d. Tiến hành sinh hoạt - Theo đúng trình tự. - Ban tổ chức phải có bộ phận thường trực để có biện pháp giải quyết các tình huống phát sinh. - Hình thức: Tạo được không khí trang nghiêm, long trọng, thoải mái, nhẹ nhàng, sinh động, ấn tượng tuỳ thuộc vào từng loại hình tổ chức. - Nội dung: Phù hợp với lứa tuổi học sinh, đáp ứng được mục đích, yêu cầu của buổi sinh hoạt. - Chọn người dẫn chương trình sao cho phù hợp với từng loại hình, đây là yếu tố quyết định rất lớn để buổi sinh hoạt thành công. - Sau buổi sinh hoạt nên làm công tác đánh giá rút kinh nghiệm. 16/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ Qua hoạt động và thực hiện chỉ đạo tổ chức sinh hoạt dưới cờ ở trường, hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi Liên đội tiểu học nơi tôi đang công tác đã có nhiều biến đổi và đạt được nhiều kết quả tốt: 1. Về Học sinh: Từ chỗ các em còn rụt rè nhút nhát ít được tham gia các hoạt động lớn của Liên đội. Đến nay, hàng tháng có rất nhiều các hoạt động cho các em tham gia. Đó là những sân chơi rất bổ ích. Các em đã mạnh dạn, tự tin làm chủ được các hoạt động của Liên đội. Các em được tham gia rất nhiều các phong trào, các cuộc thi theo nhiệm vụ của năm học, của phòng GD&ĐT, của báo Nhi đồng… đạt được rất nhiều kết quả đáng mừng như: Em Nguyễn Minh Hiếu lớp 5A3 đạt giải Nhất môn Teakwondo tại Hội khỏe phù đổng cấp Quận. Em Trần Hoàng Nam lớp 2A3 đạt giải Ba Hội thi Viết chữ đẹp toàn quốc do báo Nhi đồng tổ chức, em Phạm Yến Nhi lớp 4A1 đạt giải Khuyến khích thi Chung kết Trạng Nguyên nhỏ tuổi toàn quốc… Bên cạnh đó hoạt động ngoại khóa của nhà trường còn thu hút rất đông các em học sinh tham gia đạt trên 70%. Các em được tham gia và trải nghiệm tại những điểm đến và làm tăng thêm cho các em có nhiều kỹ năng sống và vốn kiên thức cần thiết. 100% học sinh tham gia các buổi sinh hoạt để đều phát huy được tính sáng tạo, tự giác, khả năng nói, trình bày các vấn đề, các em tự tin trong giao tiếp, biết cách ứng xử và có nhiều hành động văn minh. 2. Về giáo viên: Hoạt động Đội của nhà trường nhận được sự quam tâm rất lớn của các cấp lãnh đạo và đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ của các đồng chí GVCN và các đồng chí GV năng khiếu trong nhà trường.Các đồng chí GVCN rất sáng tạo và tài năng trong việc chuẩn bị nội dung và tập luyện học sinh cho các tiết sinh hoạt dưới cờ mà lớp mình phụ trách. Mỗi một tiết sinh hoạt dưới cờ đều mang lại sự hào hứng vui mừng cho học sinh toàn trường. 100% buổi sinh hoạt đều giáo dục được tính tự giác, giáo dục được nề nếp kỷ luật cũng như các vấn đề mà yêu cầu mục đích các buổi sinh hoạt đặt ra. Bản thân tôi, mặc dù mới về trường nhận công tác với vai trò là chuyên trách song tôi luôn có ý thức tìm hiểu, đổi mới cách tổ chức các buổi sinh hoạt đã có được sự giúp đỡ quan tâm rất lớn của Ban giám hiệu, Chi bộ, Công đoàn, hội Phụ huynh, Đoàn thanh niên… Qua đó thu hút được một lực lượng lớn cán bộ giáo viên (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm) … Bên cạnh đó, các hoạt động này còn thu hút sự tham gia đóng góp của các bậc phụ huynh. Ngoài ra để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tôi đã tham gia rất nhiều các lớp bồi dưỡng 17/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học nghiệp vụ tại trường Đội Lê Duẩn. Tôi dành nhiều thời gian để bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đội, phụ trách chi được bồi dưỡng và nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Đội những năm tiếp theo.Và tôi cũng luôn luôn quan tâm, tổ chức tốt các tiết sinh hoạt dưới cờ giúp cho hoạt động Đội của nhà trường có nề nếp hơn, đào tạo được một đội ngũ cán bộ có năng lực biết cách tổ chức các hoạt động tập thể. Qua các buổi sinh hoạt hội vui học tập, kiến thức của các em được củng cố, khắc sâu và mở rộng hơn qua các câu hỏi, các trò chơi liên quan đến các môn học , đồng thời tạo cho các em hứng thú say mê tìm hiểu kiến thức mới. Số lượng học sinh tham gia các câu lạc bộ năng khiếu tăng lên. Qua các buổi sinh hoạt tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích 100% Đội viên nhi đồng hiểu và phòng chống tốt. Toàn liên đội có ý thức thường xuyên tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn trường lớp. 18/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I.Kết luận: Công tác tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể ở trường Tiểu học là một vấn đề quan trọng mang tính khoa học sáng tạo, đòi hỏi phải có lòng nhiệt tình, có nghiệp vụ và phương pháp công tác Đội. Bên cạnh đó phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ, không ngại khó khăn, vì công việc đòi hỏi phải làm tỉ mỉ công phu mới mong có kết quả. Muốn cho phong trào Đội trong trường phát triển mạnh phải kết hợp với nhiều lực lượng cùng tham gia như: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Chi đoàn, và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, các em trong ban chỉ huy đội cùng phối hợp hoạt động. II. Khuyến nghị -Hội đồng Đội các cấp cần quan tâm chỉ đạo cụ thể về công tác Đội, khen thưởng kịp thời. -Mở thêm nhiều lớp tập huấn về kỹ năng TPT để GV –TPT được học hỏi thêm nhiều những mô hình tiên tiến -§Ò nghÞ cÊp trªn quan t©m nhiÒu h¬n n÷a ®Õn ho¹t ®éng §éi ë nhµ tr-êng. -Tham m-u víi c¸c cÊp ®Ó n©ng cÊp x©y dùng trường đầy đủ về CSVC để nhà trường thực hiện các hoạt động tập thể được thuận lợi hơn. -Quan t©m ®Õn chế độ cña GV - TPT Trên đây là một số kinh nghiệm từ thực tế của tôi trong việc nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường. Việc nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường là một quá trình lâu dài bền bỉ song với lòng tâm huyết dành cho trẻ, cá nhân tôi cũng xin được mạnh dạn trao đổi để đồng nghiệp góp ý bổ sung nhằm hoàn thiện hơn góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại Liên đội được tốt hơn. Kính mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp! Xin trân trọng cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến do mình viết không sao chép của người khác. Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2017 Người viết Nguyễn Thị Hồng Hạnh 19/32 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt dưới cờ tại trường Tiểu học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động múa hát – Thành Đoàn Hà Nội – Trường Lê Duẩn. 2. Hành trang người phụ trách thiếu nhi. – Nhà xuất bản Hà Nội- Thành Đoàn Hà Nội – Trường Lê Duẩn. 3. Phát hiện và bồi dưỡng năng lực chỉ huy cho cán bộ chỉ huy Đội TNTP HCM – Thành Đoàn Hà Nội – Trường Lê Duẩn 4. Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho thiếu nhi Thủ đô.- Thanh đoàn Hà Nội – Trường Lê Duẩn 5. Công tác Đội TNTP HCM (Giáo trình bồi dưỡng giáo viên – Tổng phụ trách Đội). …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ………………………………… 20/32
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan