Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động d...

Tài liệu Skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tại trường mầm non

.DOC
43
1
139

Mô tả:

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn cho trẻ nhưng vì bộn bề cuộc sống mà các bậc cha mẹ, gia đình, người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm chia sẻ vấn đề giới tính với trẻ em. Từ đó, dẫn tới các em thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về kiến thức, kỹ năng phòng tránh bị xâm hại. Bản thân tôi là một người làm công tác giáo dục hơn nữa là một giáo viên tr ực tiếp đứng lớp hàng ngày chăm sóc dạy dỗ các con, nhìn các con với những nét thơ ngây hồn nhiên đến trường để được vui chơi, được lĩnh hội kiến thức hành trang bước vào đời cùng bạn bè, thầy cô giáo vậy mà các em lại gặp phải những trường hợp đau lòng khi bị xâm hại làm tổn thương đến tâm sinh lí của các em rất có thể các em sẽ trở thành những đứa trẻ khác hoàn toàn : thụ động, đờ đẫn, lo sợ, tự kỉ,...Đó là điều mà trong chúng ta không mong muốn. Trẻ em là mầm non của đất nước, là niềm tự hào và niềm hy vọng của gia đình và xã hội. Cha mẹ, thầy cô và cả xã hội đều dành những gì tốt đẹp cho chúng với niềm mong mỏi là các em sẽ sớm trưởng thành, trở thành những người hữu ích cho xã hội. Những người lớn chúng ta đang làm và cố gắng làm để điều đó sớm thành hiện thực. Tiếc thay, môi trường sống của các em không chỉ có sự yêu thương, đùm bọc, chở che mà còn có sự lợi dụng, xâm hại gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các em. Do vậy, trẻ em phải luôn luôn được sự che chở bảo vệ của người lớn mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta cũng cần phải đặt ra câu hỏi phải làm gì để bảo vệ các em và phải làm gì để các em biết tự bảo vệ mình? Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ phòng chống xâm hại; dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non và qua thực tế của lớp; tôi đã mạnh dạn suy nghĩ, lên kế hoạch cung cấp những hiểu biết cơ bản và kỹ năng cần thiết để trẻ tự bảo vệ bản thân thông qua các hoạt động. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bị xâm hại tại lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi A1 trường mầm nonYên Lư”để góp phần đào tạo ra một thế hệ thực sự năng động, tự tin và giàu bản lĩnh ứng phó với bất cứ tình huống nào trong cuộc sống . 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Tìm ra một số biện pháp giúp trẻ có hiểu biết về sự nguy hiểm của việc bị xâm hại, và có kỹ năng phòng tránh bị xâm hại. Tìm ra một số biện pháp dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em. Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về giới tính, vùng nhạy cảm. 1/28 Giúp trẻ tự tin, biết cách tự phòng tránh, tự bảo vệ mình và cách ứng phó với những tình huống bất trắc xảy ra khi gặp nguy hiểm. Hình thành một số kỹ năng phòng vệ, kêu gọi sự giúp đỡ, nói lên ý kiến khi bị đe dọa. Tuyên truyền với các bậc phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên để dạy kỹ năng phòng chống xâm hại. Đề ra những biện pháp hữu ích, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tuợng: lớp 5- 6 tuổi truờng Mầm Non Yên Lư. Phạm vi: Biện pháp được tiến hành trong nhiều lĩnh vực hoạt động, cũng như ở các độ tuổi mầm non. Song tôi chỉ dừng lại ở lĩnh vực giúp trẻ một số kỹ năng phòng tránh bị xâm hại tại lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi A1 trường mầm non Yên Lư. Huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đánh giá thực trạng xâm hại trẻ e trong giai đoạn hiện nay Các kiến thức và các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em hiện nay Nghiên cứu cơ sở lí luận, thu thập tài liệu, tìm hiểu một số vấn đề có liên quan đến kỹ năng phòng chống bị xâm hại cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. Đưa ra các biện pháp dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bị xâm hại cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp quan sát Phương pháp dùng lời Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan Phương pháp thực hành. Phương pháp khảo sát PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG 1. Một số vấn đề có liên quan Thực tế, hiện nay tình trạng trẻ em bị xâm hại xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, không chỉ có trẻ em gái mà ngay cả trẻ em trai cũng là nạn nhân của tình trạng xâm hại trên. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể bảo vệ các em bảo đảm cho các em có một cuộc sống an toàn không có nguy cơ tiềm ẩn bị xâm hại? Đó là một vấn đề cần được quan tâm cần được các cấp trong xã hội giải quyết Trẻ em là những thế hệ là những chủ nhân chính xây dựng đất nước trong tương lai. Vì vậy chúng ta phải dành cho các em những điều tốt đep nhất. Thế nhưng trong thời 2/28 gian vừa qua tình trạng tội phạm xâm hại trẻ em xảy ra nhiều hơn đang trong tình trạng báo động và tiền ẩn gia tăng. Tình trạng trẻ em bị xâm hại đang là hồi chuông báo động cho sự suy thoái đồi trụy về đạo đức xã hội gây bức xúc trong dư luận ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội. Theo xu thế phát triển của xã hội một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi của trẻ, quên đi việc cần tạo cho trẻ là một môi trường là gia đình đầm ấm hạnh phúc, gương mẫu quan tâm dạy dỗ trẻ không những thế còn có những gia đình cha mẹ nghiện ngập cờ bạc, rượu chè, …ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm hồn trẻ tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Một số gia đình hoàn toàn phó mặc cho nhà trường cho thầy cô giáo vì họ tin rằng ở trường là được học đầy đủ, được trang bị để con em họ biết tất cả và an toàn khi ra ngoài cuộc sống hay có những gia đình quá chiều chuộng con cái dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo luôn ỷ lại dựa vào người lớn mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế thường hay bị lúng túng không biết sử trí thế nào hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân. Để đảm bảo cho con có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể, cha mẹ cần trang bị cho con những kiến thức cần thiết. Cha mẹ hãy giúp con hiểu được thế nào là hành động xâm phạm thân thể, nếu bị xâm hại cơ thể các con nên ứng xử ra sao. Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. Khi mới sinh ra, đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kĩ càng của bố mẹ và những người thân yêu nhất. Gia đình là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cùng với thời gian, trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc sẽ tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, ngoài môi trường gia đình. Trong khi đó, bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 vì vậy cần dạy trẻ biết một số kỹ năng để phòng tránh và tránh xa những mối nguy hiểm hay các đối tượng nguy hiểm. 2. Thực trạng Năm học 2019 - 2020 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 gồm 37 cháu, trong đó số cháu nam 15 cháu, nữ 22 cháu. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ. Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ chỉ đạo giúp đỡ chuyên môn cho giáo viên, sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của các bậc phụ huynh, có sự quan tâm sâu sắc của Phòng Giáo dục - Đào tạo đặc biệt là cấp học Mầm non. Vì vậy, bản thân tôi luôn luôn trau dồi học hỏi đồng nghiệp để nâng cao tay nghề làm thế nào tìm ra giải pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non phòng tránh bị xâm hại. Trong thời gian nghiên cứu đề tài bản thân tôi nhận thấy trong lớp mình đang đảm nhận còn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi: 3/28 Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao kịp thời của lãnh đạo UBND xã Yên Lư, Phòng GD & ĐT huyện Yên Dũng, sự quan tâm phối kết hợp của chính quyền địa phương, trường mầm non có cơ sở vật chất khang trang và đặc biệt là có đầy đủ các phòng chức năng, đó cũng là một niềm vinh dự cho nhà trường và là niềm khích lệ động viên tập thể cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường luôn cố gắng phấn đấu hết mình để nhiều năm liền trường đạt tập thể lao động tiên tiến cấp huyện. Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên môn. Luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng cho chuyên môn. Thường xuyên phát động phong trào thi đua khích lệ giáo viên trong trường năng động, sáng tạo tăng cường đưa kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào các buổi hoạt động trong ngày. Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm do phòng giáo dục và trường tổ chức. Các giáo viên ở lớp đều là những giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Với tình yêu nghề mến trẻ, hăng say trong công việc các cô luôn nghiên cứu tìm tòi phương pháp giáo dục để trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách tốt nhất, hiệu quả nhất thông qua hoạt động dạy trẻ một số kỹ năng phòng chống bị xâm hại cho trẻ. Giáo viên có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. Có sự quan tâm ủng hộ của đa số các bậc phụ huynh học sinh trong các hoạt động dạy và học của cô và trẻ.Trẻ ham học hỏi, nhanh nhẹn, hứng thú tham gia vào các trò chơi, các mô hình trải nghiệm cùng cô và các bạn. 2.2. Khó khăn: Mặc dù có những thuận lợi cơ bản, tuy nhiên trong quá trình thực hiện của lớp vẫn có những khó khăn: Đa số là giáo viên trẻ mới vào trường, vốn kinh nghiệm chưa nhiều, kỹ năng còn hạn chế. Đa số bố mẹ trẻ đều làm nông nghiệp và công nhân nên việc kết hợp giáo dục cho trẻ trước các nguy cơ bị xậm hại còn hạn chế về nhiều mặt và gặp nhiều khó khăn. trẻ ít có điều kiện tham gia các hoạt động và được bố mẹ hướng dẫn cùng tham gia. Đa số trẻ chưa biết về giới tính, chưa biết ai là người được phép chạm và không được chạm vào mình. Trẻ chưa được bố mẹ, cô giáo dạy về giới tính, chưa hiểu việc bị xâm hại là gì. Nhiều gia đình luôn bao bọc, nuông chiều, cho con tiếp xúc với mạng internet, tiếp xúc với người lạ nơi công cộng, chưa quan tâm dạy con về giới tính và những kỹ năng phòng chống, tự bảo vệ bản thân nên kinh nghiệm ứng phó còn hạn chế. Khó khăn cho trẻ khi có tình huống bất ngờ xảy ra. 4/28 Nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc dạy về giới tính và kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, cho rằng lứa tuổi này còn quá nhỏ để học. Một số phụ huynh khác thì quá lạm dụng mạng internet, cho con chơi tự do ở những nơi công cộng mà không dạy con cách tiếp xúc và đề phòng người lạ. 2.3. Khảo sát thực tế Từ thực trạng trên của trường mầm non Yên Lư, bản thân tôi nhận thấy rằng mặc dù công tác phòng tránh cho trẻ không bị xâm hại cũng đã được thực hiện xong còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả cao, cụ thể qua khảo sát như sau: Bảng khảo sát trẻ trước khi áp dụng sáng kiến STT Tiêu chí đánh giá 1 2 Tổng số Số trẻ trẻ Trẻ biết về giới tính và các vùng 37 nhạy cảm Ai được phép chạm vào vùng 37 riêng tư Đạt Tỉ % Chưa đạt lệ Số trẻ Tỉ % 14 38 23 62 15 40 22 60 3 Biết 1 – 2 cách để phòng tránh 37 xâm hại. 13 35 24 65 4 Biết đến qui tắc 5 ngón tay 37 12 32 25 68 5 Biết tránh xa người lạ mặt 37 15 40 22 60 6 Phụ huynh đã quan tâm giáo dục 37 giới tính cho trẻ 18 48 19 52 lệ Từ những vấn đề trên tôi đã mạnh dạn tìm ra những biện pháp tốt nhất dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bị xâm hại trong trường mầm non 3. Đề xuất các giải pháp 3.1 Giải pháp 1: Cung cấp những hiểu biết cơ bản và kỹ năng cần thiết để trẻ tự bảo vệ 3.1.1. Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm: Kỹ năng đầu tiên cần cung câp cho trẻ là kiến thức về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể. Nhiều trường hơp các bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề do còn quá non nớt và thiếu hiểu biết. Cha mẹ cần dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích. 5/28 3.1.2 Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm: Các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích. Vùng nhạy cảm là của riêng bé kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu. Hình ảnh: Kỹ năng đầu tiên là dạy trẻ về kiến thức giới tính và vùng nhạy cảm trên cơ thể 3.1.3. Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì các bậc phụ huynh cũng nên dạy trẻ chú ý không nên chạm vào vùng nhạy cảm của người khác nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng hay dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu 3.1.4. Dạy trẻ tránh xa người lạ mặt Dạy cho trẻ cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha ,mẹ. Đồng thời cha mẹ 6/28 nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm kín đáo Hình ảnh: Dạy trẻ tránh xa và không đi theo người lạ mặt 3.1.5 Không cho người lạ mặt vào nhà Khi trẻ ở nhà một mình cần dạy trẻ lưu ý an toàn và tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt vào nhà. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ. 3.1.6. Dạy trẻ cách tự bảo vệ hay chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác Để đề phòng trong trường hợp không may trẻ bị tấn công cha mẹ hoặc thầy cô nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ hay chạy chốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn cầu cứu người xung quanh. Nên chú ý rằng do có sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu dùng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn. Ngoài ra bạn cũng nên dạy trẻ ghi nhớ số diện thoại của cha hoặc mẹ hoặc số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. 7/28 . Ảnh:Trẻ ghi nhớ và sử dụng số điện thoại của cha( mẹ) trong trường hợp khẩn cấp 3.1.7. Báo ngay cho cha hoặc mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào Cần dạy cho trẻ biết rằng các con không cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha hoặc mẹ và người thân thiết. Ngoài ra khi các bé không thích tiếp xúc với người khác bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà bé không thích hay có những hành vi đụng chạm. 3.1.8. Dạy trẻ kỹ năng quy tắc bàn tay giao tiếp Cha mẹ cần dạy bé biết quy tắc bàn tay giao tiếp (mỗi ngón tay là 1 quy tắc) sau đây: Qui tắc được viết theo lời bài hát “Năm ngón tay xinh” rất đơn giản và dễ nhớ. Ngón cái - gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ôm hôn những người này hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửa khi bé còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn, bé sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng kín. Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Song chỉ dừng lại ở đó. Còn nếu ai chạm vào “vùng đồ bơi”, bé sẽ hét to và gọi mẹ. 8/28 Ngón giữa - người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ. Những người này, bé chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi. Ngón áp út - người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu. Với những người này, bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào. Ngón út - ngón tay xa bé nhất - thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an. Với những người này, bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh. Được quyền ôm 9/28 Được quyền bắt tay Xua tay 10/28 Vẫy tay 3.2. Giải pháp 2: Giáo dục trẻ các kỹ năng phòng chống bị xâm hại thông qua việc tổ chức các hoạt động trong ngày. Tôi chủ động lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi, cũng như tất cả các hoạt động trong một ngày của trẻ. 3.2.1 Thông qua hoạt động học Trong hoạt động khám phá khoa học tôi dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân theo quy tắc 5 ngón tay Lĩnh vực: Phát triển tình cảm – Kĩ năng xã hội Chủ đề: Bản thân Đề tài: Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân Phòng tránh bị xâm hại Đối tượng: Trẻ 5 – 6 tuổi I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được những bộ phận thuộc vùng riêng tư trên cơ thể. 11/28 - Trẻ nhận biết được đâu là những đụng chạm an toàn và những đụng chạm không an toàn. - Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ, vệ sinh sạch sẽ. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phán đoán, suy luận. - Rèn cho trẻ một số kỹ năng để xử lý những tình huống xấu khi bị xâm hại. - Sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để trả lời câu hỏi của cô. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ cơ thể của mình và không xâm hại cơ thể của người khác. II. Chuẩn bị - Máy tính, máy chiếu, bài giảng thiết kế trên Powerpoint. - 3 Bảng từ, 3 Bộ tranh 5 ngón tay và hình ảnh tương ứng với từng ngón tay. - Video quy tắc 5 ngón tay. - 2 biển mặt xanh đỏ hình tròn. - Nhạc bài hát: Head shoulders knees&Toes, Bé khỏe bé ngoan, Năm ngón tay xinh. III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô chào các con. - Trẻ chúng con chào cô ạ - Các con hãy xúm xít lại gần đây với cô nào. - Trẻ xúm xít bên cô - Cô và các con sẽ cùng nhau hát và vận động theo - Trẻ hát và vận động bài “Head bài hát: “Head shoulders knees&Toes”để bắt đầu shoulders knees&Toes” buổi học ngày hôm nay nào. - 4- 5 trẻ trả lời trẻ trả lời - Trong bài hát có nhắc đến những bộ phận nào - Con thưa cô nói về vai, gối, trên cơ thể ? đầu, các ngón chân… - Ngoài những bộ phận mà các con vừa kể thì trên - Trẻ lắng nghe cơ thể chúng ta còn có rất nhiều các bộ phận khác nữa tất cả các bộ phận đều có những chức năng 12/28 riêng mà chúng ta cần phải bảo vệ, trong số đó có những bộ phận được coi là thầm kín, nhạy cảm mà mọi người không được phép đụng chạm vào. - Các con có biết những bộ phận riêng tư thầm kín - Cô mời 3- 5 trẻ trả lời đó là gì không? Trong bài học ngày hôm nay cô và các con sẽ cùng - con thưa cô có miệng, ngực, nhau tìm hiểu để biết xem những vùng riêng tư, mông… thầm kín đó là gì nhé? - Trẻ chú ý lắng nghe. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về xâm hại và phòng tránh xâm hại trẻ em. - Các con nghe cô hỏi đã bao giờ có ai đó chạm vào các con mà khiến cho các con cảm thấy không thoải mái chưa? - Cô mời 3- 5 trẻ trả lời . - Để biết được có ai đó làm gì sai hoặc có những - Con thưa cô không có ai ạ. đụng chạm không đúng với chúng ta thì các con hãy cùng hướng mắt lên màn hình xem và nghe - Trẻ lắng nghe. nhé. - Trẻ quan sát và tiếp thu. - Cô giải thích và cho trẻ xem hình ảnh. - Trên cơ thể của mỗi con người chúng ta đều có - Trẻ quan sát đoạn vi deo và trả những vùng riêng tư trên cơ thể, đó là miệng, ngực, lời. vùng giữa 2 đùi đây còn được gọi là bộ phận sinh - Trẻ lắng nghe quan sát vi deo dục là phần tiểu tiện của các con và phần mông. tiếp thu. Đây là 4 vùng mà không ai được phép chạm vào hoặc không ai được phép bắt các con chạm vào những chỗ đó trên cơ thể của họ. - Trẻ ghi nhớ 4 vùng riêng tư không ai được phép chạm vào và không ai được phép bắt cháu chạm vào chỗ đó trên cơ thể của - Bây giờ các con hãy cùng nhắc lại cho cô nghe 4 họ như ngực, miệng, mông, phần giữa hai đùi. vùng riêng tư, thầm kín này nào? - Cả lớp nhắc 2- 3 lần ( Cô bao quát trẻ trả lời và gợi ý…) - Theo các con, ai là người được phép chạm vào - 15- 20 trẻ nhắc lại những vùng riêng tư này. - trẻ trả lời 5- 10 trẻ. - Bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột của chúng ta. 13/28 - Đây chính là những bộ phận riêng tư của chúng ta mà chỉ có những người đáng tin nhất như bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột của chúng ta mới được nhìn thấy hay chạm vào những vùng riêng tư này của các con khi tắm và làm vệ sinh cho các con khi các con còn nhỏ đấy. - Trẻ chú ý lắng nghe biết được là những bộ phận riêng tư của mình mà chỉ có những người đáng tin nhất như bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột mới được nhìn thấy hay chạm vào những vùng riêng tư này của con khi tắm và làm vệ sinh cho con khi còn nhỏ, và bây giờ đã lớn rồi, các con có thể tự tắm và thay quần áo trong phòng kín hoặc thi thoảng bác sĩ có thể khám cho các con ở bộ phận riêng tư nếu bố mẹ con có ở đó, những việc này giúp các con sạch sẽ và khỏe mạnh. - Các con cho cô biết khi các con đi học về và được - 4- 6 trẻ trả lời mẹ ôm vào lòng các con cảm thấy như thế nào? - Con thưa cô con vui ạ. Các con có cảm thấy vui không? - Con thưa cô con cảm thấy mẹ rất yêu con ạ. - Con thưa cô mẹ thương con ạ. - Con thưa cô mẹ nhớ con ạ. - Con thưa cô mẹ thích con ạ. - Trẻ chú ý lắng nghe và tiếp thu -> Khi chúng ta được những người mà chúng ta lời cô. yêu thương và tin tưởng chạm vào chúng ta gọi đó là những đụng chạm tốt hoặc những đụng chạm an toàn. - Vậy bây giờ theo các con những người nào không - 3- 5 trẻ trả lời được phép đụng đến những vùng riêng tư này? - Con thưa cô người lạ ạ - Con thưa cô người quen ạ - Con thưa cô hàng xóm ạ… -> Những người hàng xóm, người quen, người xa - Trẻ chú ý lắng nghe và tiếp thu. lạ đều là những người không được phép đụng chạm 14/28 vào những vùng riêng tư của các con, nếu có ai đó - Trẻ ghi nhớ lời cô. chạm vào một trong số những vùng riêng tư này và những đụng chạm đó có thể khiến các con cảm thấy xấu hổ, sợ hãi, không thoải mái và không hề vui vẻ thì chúng ta gọi đó là những đụng chạm xấu - Cô mời 3- 5 trẻ trả lời hoặc những đụng chạm không an toàn. - Con thưa cô con khoe bố mẹ… - Nếu có người cố tình muốn chạm vào những ạ vùng riêng tư của của các con thì các con sẽ làm - Con thưa cô con gào lên, hay thế nào? hét to ạ - Con thưa cô con chạy ạ. - Con thưa cô con đẩy ra ạ - Trẻ chú ý lắng nghe và tiếp thu lời cô dạy. -> Chúng ta có thể phản ứng lại như cắn, đẩy ra và phải hét nên thật to “Không, không được” sau đó chạy đến bên ai đó mà các con tin tưởng và kể cho - Cô mời 4- 6 trẻ trả lời họ nghe toàn bộ sự việc. - Con thưa cô mẹ con ạ - Nói cho cô xem ai là người các con tin tưởng? - Con thưa cô bà con ạ - Con thưa cô chị con ạ - Con thưa cô bố con ạ - Con thưa cô con thưa cô giáo ạ. -> Khi có ai đó đụng chạm vào những vùng riêng tư trên cơ thể khiến các con cảm thấy không thoải mái thì các con sẽ phải kể ngay với ai đó mà các con cảm thấy tin tưởng như: ông bà, bố mẹ, cô giáo. Việc đó sẽ giúp đảm bảo rằng những chuyện tương tự sẽ không bao giờ sảy ra với các con hay với bất kỳ bạn nhỏ nào khác. - Các con đừng bao giờ sợ hãi khi nói ra những suy nghĩ của mình, nếu có ai đó làm hại các con hãy nói ra ngay lập tức nhé. * Củng cố 15/28 - Trẻ chú ý lắng nghe và tiếp thu. - Trẻ lắng nghe tiếp thu lời cô dạy và mạnh dạn, tự tin trả lời cô. * Quy tắc 5 ngón tay: - Bây giờ cô mời các con cùng hướng mắt lên màn - Trẻ chú ý, lắng nghe hình xem clip Quy tắc 5 ngón tay để chúng mình biết những ai chúng mình có thể ôm, hôn che chở còn những người lạ thì giữ khoảng cách như thế - Trẻ xem hình ảnh trên máy chiếu. nào nhé. - Cô cho trẻ xem video “Quy tắc 5 ngón tay” - Trẻ trả lời cả lớp 2- 3 lần. - Cô mời 2- 4 trẻ trả lời. - Con thưa cô về quy tắc 5 ngón tay ạ - Các con vừa được xem video gì? - 2- 4 trẻ trả lời ngón cái tượng trưng cho những người thân ruột - Ngón tay cái tượng trưng cho ai? Những người thịt trong gia đình như ông bà, nào được phép làm gì với mình? bố mẹ, anh chị em ruột. Con có thể ôm hôn những người này hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửa khi còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn, con sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng kín. - 3- 5 trẻ trả lời ( Cô động viên, khích lệ trẻ) - Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy - Ngón trỏ tượng trưng cho ai, những người đó cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Những người được phép làm gì với mình? này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Song chỉ dừng lại ở đó. Còn nếu ai chạm vào “vùng đồ bơi”, con sẽ hét to và gọi mẹ. - 2- 4 trẻ trả lời - Ngón giữa - người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ. Những người này, bé chỉ nên bắt tay, cười và - Ngón giữa tượng trưng cho ai? Và mình sẽ làm gì chào hỏi. với họ? - 3- 5 trẻ trả lời ( Cô động viên, khích lệ trẻ) - Ngón áp út - người quen của 16/28 gia đình mà con mới gặp lần đầu. Với những người này, con chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào. ( Cô động viên, khích lệ trẻ) - Ngón áp út tượng trưng cho ai? Mình sẽ phải làm - 2- 4 trẻ trả lời gì khi gặp họ? - Ngón út - ngón tay xa bé nhất thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất ( Cô động viên, khích lệ trẻ) an. Với những người này, bé - Ngón út tượng trưng cho ai? Khi gặp họ mình sẽ hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to làm gì? để thông báo với mọi người xung quanh. - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe. - 3- 4 trẻ trả lời. - Con thưa cô gặp người lạ và cho quà ạ. - Cô cho trẻ xem 1 đoạn video tình huống. - Con thưa cô người lạ đòi ôm - Trong video vừa rồi bạn Na đã gặp phải tình hôn ạ… huống ntn? - 3- 5 trẻ trả lời. - Con thưa cô con sẽ nói cảm ơn và không nhận ạ. - Con thưa cô con sẽ kêu to và khoe với mẹ ạ. - Nếu là các con trong tình huống này các con sẽ - Con thưa cô con chạy nhanh đi xử lý ra sao? về nhà ạ… - Trẻ quan sát và chú ý lắng nghe. - Trẻ trả lời 2- 3 trẻ trả lời. - Chúng mình cùng xem tiếp đoạn video để xem bạn Na đã xử lý tình huống này ntn nhé? - Bạn Na đã xử lý tình huống như thế nào? Có 17/28 - Trẻ hào hứng rê… giống với cô trò mình không nào? ( Cô động viên, khích lệ trẻ). * Trò chơi: * Bây giờ cô mời các con cùng tham gia một trò chơi có tên “ Những ngón tay biết nói” - Cách chơi như sau: Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội, cô đã chuẩn bị cho mỗi đội hình 1 bàn tay xinh xắn và những bức hình . Nhiệm vụ của các đội là sẽ phải hội ý với nhau trong thời gian là 10 giây, sau khi 10 giây kết thúc các đội sẽ trở về hàng và bắt đầu trò chơi, các bạn sẽ lần lượt lên gắn những bức hình tương ứng với từng ngón tay trên bảng. trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào gắn nhanh, gắn đúng đội đó sẽ giành chiến thắng - Trẻ chú ý lắng nghe co phổ biến cách chơi, luật chơi. - Chia làm 3 đội - Trẻ chơi vui vẻ, đúng luật. - Cô nhận xét sau khi cho trẻ chơi, cô đông viên, - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe. khích lệ trẻ. * Trò chơi: - Trẻ rê… Bé với trắc nghiệm đúng, sai. - Cô giới thiệu cách chơi: Cô chia lớp thành 2 tổ, lắng nghe cô đọc câu hỏi, câu đố, trẻ 2 nhóm thảo - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe luận 1 phút và giơ đáp án đúng mặt đỏ và sai là mặt xanh. Tổ nào trả lời đúng nhiều hơn là thắng. *Hoạt động 3: Kết thúc: Cô cùng trẻ đứng dậy vận động bài “ Năm ngón tay xinh” - Trẻ vận động đúng nhạc. *Trong giờ hoạt động Âm nhạc dạy trẻ các bài hát: Năm ngón tay xinh, Tự bảo vệ mình nhé (NS Nguyễn Văn Chung)… *Trong hoạt động Tạo hình “Vẽ về tuyên truyền phòng chống xâm hại” *Hoạt động làm quen văn học: “Chuyện của bạn Komal” 3.2.2. Thông qua hoạt động khác * Hoạt động góc 18/28 Ảnh: Trẻ chơi hoạt động góc mô phỏng kỹ năng phòng chống xâm hại * Góc sách truyện: “Đọc” sách truyện về xâm hại trẻ em Cô chuẩn bị: Sách, truyện về Xâm hại trẻ em, về cơ thể của bé: “Cơ thể con là của con”, “Con không bao giờ đi lạc”, “Con không bao giờ đi cùng người lạ” và “Đó là tớ từ đầu đến chân”. Kỹ năng chơi: Trẻ “đọc” cùng các bạn trò chuyện về các hình ảnh trong sách, truyện. Cô đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe, qua câu chuyện giáo dục trẻ về kỹ năng phòng, tránh. 19/28 Hình ảnh cô và trẻ say sưa đọc sách tại góc mở Thư viện của bé * Góc kỹ năng: Qui tắc đồ bơi cho bé, Qui tắc 5 ngón tay Chuẩn bị: bộ kỹ năng của bé có qui tắc đồ bơi cho trẻ chơi Kỹ năng chơi: Trẻ tìm những vùng đồ bơi không được chạm vào * Góc vận động: Chơi võ tự vệ Chuẩn bị: thảm cỏ Kỹ năng chơi: Trẻ chơi theo đôi, biết sử lý tình huống khi bị kẻ xấu đụng chạm vào vùng đồ bơi * Góc gia đình: Giáo dục giới tính “Mẹ dạy bé bảo vệ bản thân” CB: búp bê, chậu, đồ bơi Kỹ năng chơi: Trẻ đóng vai chơi, mẹ hướng dẫn con các vùng riêng tư thông qua em búp bê 20/28
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan