Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn...

Tài liệu Skkn một số biện pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4

.DOCX
45
377
125

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục bậc tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các môn ở trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu các môn học khác. Tiếng việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, học thuộc lòng, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn chính tả, tập viết. Mỗi môn đều có một chức năng, khi dạy tiếng Việt cho học sinh đồng thời cũng chuẩn bị vốn cho học sinh khi học văn. Tập đọc là môn học mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu văn...) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn học sinh học, các em được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc. Phân môn tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy logic. Giờ tập đọc bên cạnh việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm đại ý, ý nghĩa của bài để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ. Môn tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với chương trình Tiếng việt. Qua các bài văn chọn lọc học sinh vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng sinh động, được luyện về ngữ âm, chính tả, tập làm văn. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của phân môn Tập đọc nói chung và việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 nói riêng trong giờ tập đọc, để có kết quả cao mỗi giáo viên phải nhận thức rõ và có phương pháp giảng dạy phù hợp. Trong quá trình dạy Tập đọc lớp 4, tôi nhận thấy chất lượng đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 nói chung và của lớp tôi nói riêng còn yếu. Đặc biệt ngày nay xã hội ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đồi hỏi về tri thức con người ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần thiết cho mỗi người. Mỗi thành công không phải tự nhiên mà có được mà phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu. Để góp phần nâng cao chất lượng đọc cho học sinh tôi mạnh dạn đề xuất một vài kinh nghiệm nhỏ của mình thông qua đề tài: “Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4”. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận Trong việc dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh đọc và hiểu được nội dung bài thì môn tập đọc có vai trò thật quan trọng. Môn tập đọc giúp các em có kĩ năng nghe tốt, đọc thông, viết thạo, đọc đúng từ đó giúp các em hiểu được nội dung văn bản. Đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ được những cái hay, cái đẹp của nghệ thuật văn chương. Ngoài ra môn tập đọc còn có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục tình cảm cho học sinh của lứa tuổi tiểu học. Qua phân môn tập đọc các em được tiếp xúc với những áng văn, áng thơ hay chọn lọc dạy trong chương trình. Học sinh được tiếp xúc với thế giới muôn hình, muôn vẻ ở xung quanh qua nghệ thuật ngôn từ. Từ đó làm cho học sinh cảm nhận được vẻ tinh túy của thế giới đó bằng ngôn ngữ Tiếng Việt. 2. Cơ sở thực tiễn Tuy nhiên do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của các em chưa thể cảm nhận hết hoặc có cảm nhận cũng chưa thể diễn đạt được ý hiểu của mình vì vốn từ vựng của các em còn hạn chế và chưa phong phú nên quá trình dạy Tập đọc để cho các em đọc đúng đã là khó, để các em đọc diễn cảm được nội dung còn khó khăn hơn rất nhiều. Mặt khác, yêu cầu của phân môn Tập đọc lớp 4 là: 1. Củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp 1, 2, 3; tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh; bước đầu biết đọc diễn cảm. 2. Phát triển kĩ năng đọc - hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm, nhớ đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách,…để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, thơ (yêu cầu trọng tâm) 3. Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách của con người mới. Như vậy, để đạt được các yêu cầu trên và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đòi hỏi mỗi giáo viên cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học sao cho “ Nhẹ nhàng, chất lượng, hiệu quả”. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thuận lợi: Giáo viên: Giáo viên khá tôn trọng phương pháp học mới: “ Thầy thiết kế, trò thi công” lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy phân môn tập đọc. Học sinh: Học sinh đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ, đã để ý và đọc đúng các phụ âm khó. 2. Khó khăn: Giáo viên: Giáo viên chỉ coi trọng một vấn đề đọc thành tiếng to, rõ hoặc có hướng dẫn đọc diễn cảm nhưng chỉ lướt qua, rèn đọc diễn cảm cho học sinh còn ít. Học sinh: Đọc hiểu nắm nội dung bài còn rất ít do vậy chưa nêu được ý chính của bài mà phải nhờ sự gợi ý của giáo viên, đọc diễn cảm toàn bài văn chưa tốt. Khi đọc ở các dấu phẩy, dấu chấm còn ngừng nghỉ chưa hợp lí còn tùy hứng, chưa đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm, câu khiến. CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC DIỄN CẢM, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU ĐẠI TỪ Qua điều tra khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học tôi đều thấy số lượng học sinh đã biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ rất ít. Trước thực trạng đó, tôi đã phân tích và tự đặt ra cho mình câu hỏi: phải làm gì? làm như thế nào? để khắc phục tình trạng đó và nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh. Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đó là: Phương pháp điều tra, phương pháp đối chứng và phương pháp tổng quát. Phương pháp điều tra không chỉ dừng lại ở điều tra thực trạng mà phải điều tra từng giai đoạn trong suốt năm học. Ở mỗi giai đoạn tôi đều lấy kết quả đã đạt được để đối chứng với kết quả giai đoạn trước, với kết quả năm trước và cuối cùng đi tổng hợp số liệu và rút ra bài học kinh nghiệm. Từ yêu cầu thực tiễn của việc dạy tập đọc nói chung và rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, tôi đã tự đặt cho mình phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, yêu cầu của bộ môn, đặc biệt về nội dung và phương pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm để đáp ứng với yêu cầu đề ra. Trong giảng dạy phân môn Tập đọc, qua nhiều năm gần đây, tôi đã tích cực nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, cách truyền thụ kiến thức, đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt, trước hết trong mọi giờ tập đọc giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn, đọc đúng đắn, có ý thức, trôi chảy, sau đó mới yêu cầu học sinh đọc diễn cảm. Trong phương pháp dạy học những yêu cầu đó gọi là chất lượng đọc được thể hiện đồng thời và chi phối lẫn nhau. Tính đúng đắn sẽ nâng cao tốc độ đọc và cho phép đọc có ý thức hơn. Nếu không hiểu cái đang đọc thì không thể đọc lưu loát và diễn cảm được. Đọc diễn cảm thể hiện ở kĩ năng dùng ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy, hoặc chỗ cần tách ý, biết đọc liền các tiếng trong từ ghép, từ láy hoặc cụm từ cố định. Ngoài ra cần biết đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi biết phân biệt giọng người dẫn chuyện với từng tuyến nhân vật có tính cách khác nhau. Đọc diễn cảm là biểu hiện cao của đọc có ý thức và chỉ thực hiện đựơc trên cơ sở đọc đúng và đọc nhanh. Do vậy dù đọc ở mức độ nào cũng phải yêu cầu phát âm đúng song cũng không nên quá nhấn mạnh ở các phụ âm: tr – ch; r – gi; s – x làm giọng đọc mất tự nhiên. Để đạt được những yêu cầu trên tôi đã tiến hành các biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh như sau: Biện pháp 1: Phân loại học sinh: Xuất phát từ yêu cầu của đổi mới giáo dục nước nhà, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Nhằm đào tạo một lớp người lao động mới phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là đòi hỏi bức thiết của xã hội. Từ thực trạng trên, yêu cầu đặt ra của các cán bộ quản lí và các nhà giáo tâm huyết là phải tìm ra các giải pháp tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với năng lực tư duy của học sinh, với phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc, hoàn cảnh, trình độ của từng học sinh là việc làm rất có ý nghĩa và hứa hẹn mang lại hiệu quả thiết thực. Chính vì vậy tôi chắc chắn biện pháp này là biện pháp đầu tiên. Sau khi nhận lớp, tôi đã ổn định chung tổ chức lớp. Qua tìm hiểu điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh và lựa chọn, đặc biệt là kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh, tôi đã phân loại học sinh theo ba đối tượng sau: Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát. Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ, ấp úng, ngọng. Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ cho học sinh những em đọc yếu ngồi cạnh những em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến. - ĐT 3: Trong các giờ Tập đọc, tích cực gọi các bạn còn đọc nhỏ, ngọng để trực tiếp hướng dẫn và giúp các em tự tin đọc to, sửa ngọng. - ĐT 2: Hướng dẫn các em tìm ngắt nghỉ câu dài hợp lý và nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện rõ nội dung của câu, đoạn. - ĐT 1: Các em đã đọc tốt, thường xuyên gọi các em đọc mẫu, giúp các em hứng thú học tập khi được tuyên dương, làm gương. Biện pháp 2: Sự chuẩn bị của học sinh: Chúng ta cần: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn để giúp học sinh hứng thú và có trách nhiệm trong học tập. Chính vì vậy, sự chuẩn bị bài của học sinh là vô cùng quan trọng. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, học sinh là chủ thể tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, không còn áp dụng phương áp Thầy giảng – trò nghe như trước, làm hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh. Cụ thể: Trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa, đề ra các yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Đối với những bài đọc dài, tôi yêu cầu học sinh đọc nhiều lần, chia đoạn đọc và tự tìm hiểu nội dung của từng đoạn theo phần tìm hiểu bài của SGK. Có thể đưa ra những câu hỏi khác liên quan đến bài mà giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung của bài (đối với HS khá giỏi). Trong quá trình luyện đọc, gạch chân ở những từ ngữ cần nhấn giọng để giúp học sinh đọc bài được hay hơn. - Đối với những bài thơ mà nội dung xuyên suốt không chia theo từng khổ, tôi hướng dẫn học sinh đọc nhưng không tìm hiểu nội dung từng khổ để giúp học sinh hình dung kĩ ý nghĩa và nội dung của bài một cách trọn vẹn. Từ đó, giúp các em cảm thụ được bài thơ và đọc với giọng đọc phù hợp với nội dung bài. - Đối với những HS đọc còn hạn chế, tôi yêu cầu các em về nhà đọc đi đọc lại bài thật nhiều lần, chưa cần tìm hiểu nội dung mà chỉ cần phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đặc biệt rèn đọc to, lưu loát. Sau một thời gian thực hiện, tôi thấy HS đã có hứng thú hơn với phân môn Tập đọc, các em đọc bài còn hạn chế đã tự tin đọc to, rõ ràng hơn. Các em học tốt đã hiểu rõ nội dung của bài và đọc với giọng khá tốt, diễn cảm, thể hiện đúng nội dung của bài đọc cần đọc với giọng như vậy. Từ đó, tôi thấy việc chuẩn bị bài của học sinh trước khi đến lớp là vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp các em chủ động trong từng môn học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng. Biện pháp 3: Tiến hành bài dạy: Dạy học là một công việc vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật nó đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình giảng dạy. Để làm tốt công việc này thì giáo viên phải thực hiện tốt tiến trình dạy học của bài. Việc mở đầu tiết học có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình sau này của tiết học. Chính nó quyết định nhịp điệu của tiết học, trạng thái tình cảm của thầy và trò. Tiết học hiện đại thường bắt đầu bằng việc tạo nên tình huống có vấn đề, gây hứng thú và thu hút sự chú ý của học sinh vào những vấn đề, vào đề tài của tiết học. Tiếp đó, tổ chức công tác tự lực của cá nhân hoặc hợp tác với nhau theo từng nhóm để giải quyết vấn đề. Tiết học cũng có thể mở đầu bằng công tác độc lập chung cho cả nhóm giải quyết một vấn đề dựa trên tri thức đã học và việc giải quyết vấn đề đó có liên quan đến tri thức sắp học. Tiến trình của tiết học không chỉ phụ thuộc vào việc mở đầu tiết học mà còn phụ thuộc cả vào việc thông báo đề bài, mục đích, yêu cầu của tiết học, tạo cho học sinh có nhu cầu, hứng thú, chờ đợi tiếp nhận những tri thức mới mà tiết học sẽ đem đến. Trong tiến trình tiết học, giáo viên phải chú ý duy trì được không khí tích cực, hào hứng trong học sinh đối với bài học, luôn đặt họ ở trong những tình huống phải tích cực hoá những tri thức, những kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà lĩnh hội tri thức mới… Tư thế, tác phong của người giáo viên phải đúng mực, ăn mặc gọn gàng, giản dị, ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm, nhịp điệu nói phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, biết cách thay đổi giọng nói. Kết thúc tiết học phải làm sao đạt được mục đích, yêu cầu của tiết học. Cụ thể: *GV đọc mẫu: GV không đọc mẫu để học sinh đọc thụ động theo mà muốn HS đọc đúng phải giới thiệu cho các em mẫu đúng. Lời đọc mẫu đúng và hay của GV có tác dụng định hướng cách đọc cho HS, đồng thời giúp các em nhận thức đúng hơn nội dung bài đọc. Nếu bài đọc là một văn bản nghệ thuật thì lời đọc của GV còn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của HS, làm cho các em dễ đi vào thế giới của tác phẩm và thấy tác phẩm dưới một ánh sáng hấp dẫn hơn. GV cần hướng dẫn để HS đọc sao cho phù hợp với nội dung chính của bài văn, bài thơ. VD: biết nghỉ ngơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ đầu hay giữa các mục, các phần trong bài đọc, không đọc với nhịp nhanh, sôi nổi với một bài cần đọc với giọng chậm rãi, không đọc với giọng vui vẻ một bài cần đọc với giọng trầm, buồn... Bài đọc mẫu của GV chính là cái đích, mẫu hình kĩ năng đọc mà HS cần đạt được. Do đó yêu cầu đọc thành tiếng của GV phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn: đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. GV phải ổn định trật tự, tạo cho HS tâm thế ngồi đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu HS đọc thầm theo. Khi đọc, GV đứng ở vị trí bao quát được cả lớp, không nên đi lại trong khi đọc, cầm sách mở rộng, đọc đủ lớn để em HS xa nhất cũng nghe rõ và thỉnh thoảng mắt phải rời sách nhìn lên học sinh nhưng không làm cho bài đọc bị gián đoạn. Như vây, người GV khi đọc phải làm sao để “đánh thức những cảm xúc ngủ yên trong chữ nghĩa, làm cho con cá biết bơi, con chim biết bay, con người biết đi, đứng, nhảy như cuộc sống ngoài đời, bởi dạy văn tức là dạy người”. GV phải làm sao để HS thể hiện được cảm xúc chân thành khi nghe thầy đọc thơ. Sau phần tìm hiểu bài, tôi yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn nhằm “ thăm dò” khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh . - Qua giọng đọc của học sinh, tôi dẫn dắt, gợi ý để các em phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tự tìm ra cách đọc hợp lí. Ví dụ 1: Bài Tập đọc “ Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ” “....Em Cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan/ đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo/ mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng/ giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi/ má em nóng hổi Vai mẹ gầy/ nhấp nhô làm gối .” Bài đọc nói lên tình yêu của người mẹ Tà ôi đối với con và đối với Cách mạng khi đọc bài các con đọc với giọng như thế nào ?. Vậy để thể hiện tốt diều này chúng ta cần nhấn giọng vào những từ ngữ nào? Ví dụ 2: Bài “ Tre Việt Nam” Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu: Vì sao khi đọc câu thơ có dấu chấm hỏi con không cần đọc cao giọng ở tiếng cuối câu hỏi? Tre xanh, xanh tự bao giờ? .... Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? Phân tích đoạn thơ luyện đọc diễn cảm: “ Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông/ lạ thường/. Lưng trần phơi nắng /phơi sương Có manh áo cộc, tre nhường cho con Măng non là búp măng non Đã mang dáng thẳng/ thân tròn của tre Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc/ có gì lạ đâu Mai sau, Mai sau, Mai sau, Đất xanh/ tre mãi xanh màu tre xanh ” Chiếu bài hai học sinh, yêu cầu các em đọc đoạn theo cách nhấn giọng của mình. HS dưới lớp lắng nghe nhận xét. GV chốt cách đọc đúng và hay nhất. Sau đó giáo viên cho học sinh thực hành luyện đọc diễn cảm (theo cặp, theo nhóm ) để các em tự rút kinh nghiệm cho mình, hình thành kĩ năng nhận xét và tự nhận xét. Tiếp theo tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên, uốn nắn . Tuy nhiên, trước khi dạy bài đọc tôi cần tìm hiểu kĩ bài dạy xem bài Tập đọc đó là văn bản nghệ thuật hay là phi nghệ thuật. 1. Đối với văn bản nghệ thuật tôi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua dẫn dắt, gợi mở giúp các em thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài..., Cụ thể là: * Học sinh bước đầu biết làm chủ giọng đọc, nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm, từ ngữ chìa khóa làm nổi bật ý chính trong câu. Ví dụ 3: Bài Tập đọc “ Con sẻ” “ Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái miệng há rộng đầy răng của con chó. Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc...” Khi đọc đoạn 2, đoạn 3, tôi gợi ý HS “ Hình ảnh sẻ mẹ lao xuống lấy thân mình che trở cho con” được tác giả miêu tả rất sinh động, khi đọc đoạn này các em cần nhấn giọng vào những từ ngữ nào? Học sinh biết nhấn giọng vào những từ gợi tả hành động, dáng vẻ của sẻ già khi lao xuống cứu con. * Học sinh biết thể hiện ngữ điệu, sự thay đổi tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ ...phù hợp với từng loại câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. Ví dụ 4 : Bài Tập đọc “ Ga- vrốt ngoài chiến lũy” Khi đọc đoạn miêu tả chi tiết thể hiện lòng dũng cảm của Ga- vrốt , giáo viên lưu ý học sinh sự thay đổi giọng đọc như sau : “ - Cậu làm trò gì đấy? - Cuốc - phây - rắc hỏi (Câu hỏi thể hiện sự ngạc nhiên) Em nhặt cho đầy giỏ đây ! (Câu cảm thể hiện sự bình tĩnh ) Cậu không thấy đạn réo à? (Câu hỏi như nhắc nhở Ga- vrốt không được liều mình) Ga - vrốt trả lời : Có chứ, nó rơi như mưa ấy. Nhưng làm sao nào? (Khi đọc lên giọng ở câu hỏi thể hiện sự hồn nhiên ) Cuốc- phây- rắc thét lên: Vào ngay! (Câu khiến thể hiện sự đề nghị, mệnh lệnh kèm sự lo lắng) Tí ti thôi! - Ga - vrốt nói (thể hiện sự tinh nghịnh) Trong đoạn đọc diễn cảm tôi cũng lưu ý học sinh: Đối với bài văn xuôi ngoài việc đọc tốt các câu chúng ta còn phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng chỗ đó là chỗ tách ý. Ví dụ 5 : Bài Tập đọc : “ Khuất phục tên cướp biển” Trong bài đọc có 2 nhân vật chính là Bác sĩ Ly - một người nhân hậu, điềm đạm nhưng nghiêm nghị, cương quyết và tên cướp biển - chúa tàu hung hãn, dữ tợn Trước khi học sinh đọc diễn cảm, tôi yêu cầu các em cần tìm hiểu bài thật kĩ. Khi đó HS đọc lời nhân vật sẽ phân biệt được giọng đọc dựa vào tính cách nhân vật (người tốt, người xấu). Trong bài cùng là câu hỏi nhưng trong đoạn đối thoại sau, tính cách của hai nhân vật thể hiện khác nhau hoàn toàn. Chúa tàu trừng mắt nhìn Bác sĩ, quát : - Có câm mồm không? (đọc giọng thể hiện sự hung hãn của tên cướp khi đập tay xuống bàn quát Bác sĩ Ly) Bác sĩ điềm tĩnh hỏi : - Anh bảo tôi phải không? (giọng tự tin, điềm tĩnh nhưng hết sức nghiêm nghị). Khi tên chúa tàu cục cằn bảo “phải”, bác sĩ nói : - Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác . Cơn giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết : - Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới.( giọng đọc bình tĩnh, cương quyết bảo vệ lẽ phải ) * Ngoài ra tôi giúp HS thể hiện ngữ điệu phù hợp tình huống miêu tả hay thái độ cảm xúc của tác giả (vui, buồn, nghiêm trang, giận dữ ...) 2. Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật Giáo viên hướng dẫn HS xác định được ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo, làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản. Điều này giúp cho HS khắc phục được những cách đọc thiên về hình thức hoặc diễn cảm tùy tiện. Ví dụ 6 : Bài tập đọc “ Vẽ về cuộc sống an toàn” Học sinh biết đọc đúng bản tin (thông báo tin vui) đọc rõ ràng, rành mạch với tốc độ khá nhanh, lưu ý ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi tự nhiên, tách các cụm từ trong những câu khá dài. “UNICEF Việt Nam và báo Thiếu niên Tiền phong / vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi/ với chủ đề: “Em muốn sống an toàn”. Để học sinh lớp 4 từng bước hình thành kĩ năng đọc diễn cảm, giáo viên đọc mẫu, giúp học sinh luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài qua giọng đọc. Ngoài việc thống nhất cách đọc chung, mỗi học sinh có cảm thụ riêng, từ đó có cách dọc diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo. Để phát huy tính sáng tạo của học sinh khi đọc diễn cảm, cách tốt nhất là giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập “tự bộc lộ” (trên cơ sở đọc mẫu của giáo viên và kết quả tìm hiểu bài) qua đó giáo viên điều chỉnh cách đọc cho học sinh, tránh phân tích quá chi tiết về cách đọc. (Ví dụ: Xác định chỗ ngắt hơi, cao giọng, thấp giọng...) rồi sau đó mới chuyển sang luyện đọc và đọc theo một cách giống hệt nhau. Khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp một không khí thoải mái để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt chước thầy. Trong khi rèn đọc diễn cảm tôi thường xuyên chú ý đến những học sinh rụt rè nhút nhát, tôi thường xuyên khuyến khích không gắt gỏng để các em luống cuống. Đối với học sinh nghịch ngợm phân tán tư tưởng, không chú ý đến tiết học, tôi thường để ý thỉnh thoảng chỉ định các em đọc tiếp. Đối với học sinh đọc yếu, ngoài việc hướng dẫn đọc dứt khoát từng từ, cụm từ, với câu dài cho học sinh ngắt hơi đúng chủ đề ra yêu cầu rèn đọc ở nhà, kiểm tra lại những yêu cầu đã đề ra đối với học sinh, việc này phải được tiến hành thường xuyên không được ngắt quãng. Cuối mỗi tiết học tôi thường tổ chức thi đọc diễn cảm để các em thi nhau thể hiện giọng đọc của mình. Qua đó học sinh được đánh giá, nhận xét cách đọc, giọng đọc của bạn để rút kinh nghiệm cho bản thân. Sau những bài giảng được chuẩn bị chu đáo như vậy, bản thân tôi nhận thấy học sinh đã có những chuyển biến tích cực trong việc đọc diễn cảm bài đọc. Các con hiểu rõ hơn về nội dung của bài, và thể hiện giọng đọc có sự uyển chuyển, nhấn nhá, nhịp nhàng. Biện pháp 4: Đưa thông tư 30 vào giờ học để nhận xét, đánh giá động viên khen thưởng học sinh kịp thời: Trong viê ̣c chỉ đạo viê ̣c đánh giá học sinh theo thông tư 30 (TT30) của Bộ GD-ĐT về việc đánh giá học sinh (HS) tiểu học. Tôi thấy thực hiê ̣n theo thông tư giúp HS có học lực yếu hơn không bị áp lực, tự ti, một mặt nào đó các em được khích lệ và động viên, giúp các em có hướng phấn đấu, vươn lên trong học tập. GV và phụ huynh quan tâm đến HS nhiều hơn, HS được phát triển một cách toàn diện, tăng sự gắn kết giữa gia đình với nhà trường. Trong đánh giá, không có sự phân biệt HS giỏi, khá, trung bình, yếu, HS không bị mặc cảm, áp lực về điểm số. GV kịp thời phát hiện tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những hạn chế để hướng dẫn, giúp đỡ HS trong quá trình học tập. Đánh giá theo thông tư 30 thực sự mang tính nhân văn, đánh giá vì sự tiến bộ của HS. Đánh giá bằng nhâ ̣n xét sẽ sẽ công nhâ ̣n kết quả và chỉ ra cho học sinh chỗ nào học sinh làm đúng, chỗ nào học sinh còn thiếu, chưa đúng để học sinh còn có hướng khắc phục và cố gắng, giáo viên có biê ̣n pháp hỗ trợ để bù lấp chỗ trống chứ không phủ định hoàn toàn kết quả bài làm của học sinh như chỉ đánh giá chỉ bằng điểm số. Chính vì vậy, áp dụng TT 30 vào giảng dạy là điều vô cùng cần thiết và tích cực. Cụ thể: Trong tiết dạy tôi thường chú ý đến học sinh ít nói, thụ động, học sinh làm bài chậm, để gọi các em thường xuyên trả lời câu hỏi, đọc đúng nội dung. Đối với học sinh giỏi – khá tôi thường khích lệ, khen ngợi để các em phấn khởi hơn. Còn đối với học sinh trung bình – yếu tôi nhẹ nhàng an ủi động viên: “ Cố lên, rồi các con sẽ đọc bài tốt như các bạn nếu các con cố gắng đọc bài nhiều ở lớp cũng như ở nhà.” Để đánh giá học sinh tôi sử dụng các hình thức đánh giá viết nhận xét của mình vào vở và vào sách của học sinh hoặc nhận xét bằng lời, Học sinh cũng có thể tự đánh giá cách đọc của mình, của bạn. Qua đó rèn học sinh kĩ năng được nhận xét đánh giá đúng cho bạn, chỉ ra được lỗi sai cho bạn để bạn tự khắc phục. Ví dụ: - Khi hai học sinh đọc hai cách ngắt giọng, nhấn giọng khác nhau -> Mời 1 học sinh thứ 3 cho ý kiến của mình. Khi học sinh 3 cùng ý kiến với học sinh 2 (HS 2 đúng), HS 1 quay ra nói với HS 2,3: Tớ cảm ơn các cậu, tớ đã hiểu bài hơn. => Từ đó, thấy được sự tiếp thu kiến thức của học sinh từ bạn mình sẽ hiệu quả hơn rất nhiều qua việc truyền đạt của cô giáo. Không những thế, qua đó học sinh sẽ nhớ được kiến thức rất lâu khi tự nói lên được ý kiến của mình và được bạn mình góp ý. - Khi học sinh đọc tốt, gọi 1 bạn lên nhận xét và quay ra nói với bạn mình như nào? – “ Tớ thấy cậu đọc hay, tớ rất thích” => Từ sự khen ngợi của bạn, học sinh sẽ hứng thú và không ngừng phấn đấu để đạt kết quả tốt trong học tập. Qua quá trình thực hiện theo Thông tư 30, tôi nhận thấy học sinh không bị áp lực bởi điểm số thường xuyên, lại được sự tư vấn nhiệt tình của bạn mình mà tự tin đọc rất tốt. Các em còn nhút nhát đã mạnh dạn đọc bài hơn rất nhiều từ sự động viên, góp ý của bạn mình. Còn các em đọc hay luôn cố gắng thể hiện tốt nội dung bài để làm tấm gương, cùng giúp đỡ các bạn đọc còn kém. Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả tạo hứng thú say mê trong học tập: Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học phù hợp - và CNTT là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học; được sự quan tâm và chỉ đạo của Ban giám hiệu, trong quá trình dạy học vừa qua tôi đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng, triển khai ứng dụng CNTT trong giảng dạy và bước đầu thu được một số kết quả nhất định. Biện pháp 6: Tận dụng tối đa thời gian trong giờ hướng dẫn học: Trong điều kiện dạy học hiện nay hầu hết các trường tiểu học đều thực hiện học hai buổi trên ngày. Đây là một điều kiện thuận lợi giúp giáo viên tận dụng những giờ luyện đọc, giờ tự học nhằm củng cố và nâng cao chất lượng đọc cho học sinh. Với giờ hướng dẫn học tôi thường tổ chức hướng dẫn học sinh ôn lại các bài tập đọc trong tuần dưới hình thức kiểm tra cặp đôi, sau đó tổ chức theo nhóm, tổ gây hứng thú cho các em. Sau mỗi giờ luyện đọc, các em đã có thể đọc lưu loát và trôi chảy, tôi tiếp tục yêu cầu các em luyện đọc diễn cảm bằng cách đọc lại đoạn văn hoặc thơ đã luyện trong giờ học chính khóa. Ngoài ra, các em sẽ tìm hiểu cách đọc diễn cảm ở các đoạn, khổ thơ còn lại của bài để luyện đọc. Ở lứa tuổi tiểu học, tuổi “nhi đồng” ưa sống bằng tình cảm, thích động viên, khen thưởng bằng lời nói việc làm cụ thể: khen trong từng giờ học, từng môn học, ….Với những em chưa chăm tôi luôn theo sát và kiểm tra việc học nói chung và việc đọc nói riêng để từng bước nâng cao chất lượng đọc cho các em. Tóm lại: Cần tranh thủ các giờ luyện đọc, tự học để rèn đọc và nâng cao năng lực đọc diễn cảm cho học sinh lớp mình là một việc làm cần thiết, có tác dụng tích cực gây hứng thú học tập, sự say mê học hỏi lẫn nhau trong các em. Biện pháp 7: Kết hợp 3 môi trường Gia đình – Nhà trường – Xã hội Gia đình là cái nôi, là nơi chắp cánh cho mọi ước mơ của trẻ thơ. Nhà trường là nơi nuôi dưỡng những tâm hồn trẻ thơ, nơi cung cấp kiến thức và rèn luyện phẩm chất, nhân cách cho các em. Còn xã hội là môi trường để các em bộc lộ phát triển và hoàn thiện mình. Việc kết hợp 3 môi trường giáo dục là điều kiện không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Trong giảng dạy nói chung và dạy tập đọc nói riêng, sự kết hợp này có ý nghĩa thật to lớn. Từ thực tế giảng dạy tôi thấy việc kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục là nền tảng vững chắc để đào tạo cho con em mình trở thành những công dân vừa có phẩm chất đạo đức vừa có kiến thức vững vàng. Tôi muốn đưa ra biện pháp kết hợp với phụ huynh học sinh để kèm cặp học sinh thực hiện tốt giờ học ở nhà, các buổi tối và ngày nghỉ… Từ đó mà năng lực đọc của các học sinh ngày càng được nâng cao. Ba môi trường này luôn bên cạnh để giúp học sinh có được sự tiến bộ nên theo tôi cần đảm bảo các điều kiện sau : + Cần làm cho học sinh biết chính xác mục đích của việc luyện tập. + Theo dõi một cách tỉ mỉ việc thực hiện của học sinh, để học sinh không mắc những sai sót, lệch lạc, kịp thời kiểm tra. + Thời gian luyện tập còn tùy thuộc vào đặc điểm tâm lí cá nhân học sinh. + Quá trình luyện tập không được ngắt quãng trong một thời gian dài. Cụ thể: -Trao đổi với PH, con có chuẩn bị bài, luyện đọc trước khi lên lớp không? Nếu không, PH cần kiểm tra con đọc cho mình nghe hằng ngày, hoặc trước ngày có phân môn Tập đọc. - Trao đổi với PH sau khi học bài đọc xong, con đọc bài thế nào? PH kiểm tra và nhắc nhở con đọc đúng như cách cô đã dạy. - Tiếp thu ý kiến PH, tìm cách đưa ra những biện pháp cụ thể với từng học sinh, phù hợp với từng đối tượng học sinh. + Đối với HS còn hạn chế khả năng đọc, chỉ cần PH kiểm tra con đọc đúng và trôi chảy. + Đối với HS đọc tốt, PH kiểm tra nội dung tìm hiểu bài và từ đó nhận xét con đọc đã phù hợp với giọng đọc của bài chưa? - Thông qua Hội nghị phụ huynh toàn trường đầu năm học, cuối học kì và tổng kết năm học, để phụ huynh cùng nắm được những kết quả của học sinh đã đạt được đồng thời cùng đánh giá chỉ rõ những tồn tại cần quán triệt khắc phục cho năm học tới. Kết quả: - PH nắm rõ về tình hình học tập của con, cách đọc bài của con trên lớp để tìm cách khắc phục hạn chế, kiểm tra con thường xuyên, giúp con tự tin thể hiện bài đọc lưu loát, diễn cảm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan