Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp rèn trẻ 4 5 tuổi trường mầm non biết yêu thương chia sẻ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp rèn trẻ 4 5 tuổi trường mầm non biết yêu thương chia sẻ

.DOCX
27
1
94

Mô tả:

SKKN“Một số biện pháp rèn trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Yên Lư biết yêu thương chia sẻ”, PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “ Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau ” Là người Việt Nam ai cũng sẽ tự hào về quê hương của mình. Một dân tộc anh hùng, bất khuất, với truyền thống lâu đời của lòng nhân ái, của tình yêu thương con người, yêu gia đình, yêu quê hương, dân tộc Việt Nam: “ Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ” Vâng! Tình yêu thương là điều con người cần nhất khi sống trong gia đình, xã hội và cộng đồng. Tình yêu thương bắt nguồn trong sâu thẳm tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Nó được biểu hiện bằng sự cảm thông, chia sẻ, hy sinh mà cội nguồn của nó là lòng chắc ẩn yêu thương. Trong cuộc sống hiện đại cùng nhịp đập hối hả của cuộc sống, đã khiến con người hờ hững và thờ ơ với nhau hơn, khiến con người dần quên đi sự yêu thương chia sẻ của mình với những người thân trong gia đình và xã hội . Thật đáng buồn khi trong xã hội văn minh ngày nay, vẫn thấp thoáng đâu đó những bước chân lạnh lùng đi qua những sinh mệnh đang nằm bất động vì tai nạn giao thông, những đứa trẻ bị bỏ rơi trên đường hay thậm trí trong thùng rác và cả những đứa con nhẫn tâm giết chết cha mẹ của mình...Phải chăng đây chính là hồi chuông cảnh báo về chuẩn mực đạo đức, về truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Hơn lúc nào hết chúng ta cần hiểu rằng, dù ở thời đại nào thì tình yêu thương chia sẻ vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp con người vượt qua mọi nỗi đau của cuộc sống, là “sợi chỉ nam” gắn kết những trái tim Việt xích lại gần nhau hơn. Là một giáo viên, hằng ngày đang trực tiếp chăm sóc và giảng dạy những chủ nhân tương lai của đất nước, tôi nhận thấy một điều vô cùng quan trọng trong công việc của mình là phải giáo dục trẻ tình yêu thương và sự quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh ngay từ bậc học Mầm Non. Điều này cũng vô cùng quan trọng trong đời sống sau này của trẻ. Những đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình đầy ắp sự yêu thương, được giáo dục để biết yêu thương, chúng sẽ sớm biết cách chia sẻ, quan tâm đến những người xung quanh. Một đứa trẻ biết cách yêu thương sẽ không thể trở thành những kẻ lạnh lùng, hay những con người ích kỷ chỉ biết đến bản thân khi lớn lên. Việc giáo dục tình yêu thương chia sẻ cho trẻ ngay từ những năm đầu đời, là hình thành cho trẻ những nhân cách.... sẽ là nền tảng để trẻ trở thành những người có nhân cách tốt trong tương lai, những chủ nhân Tài, Đức của một xã hội công bằng, văn minh. “Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, người lớn hãy viết lên đó những gì tốt đẹp nhất bằng chính lời nói và hành động của mình” Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành trên cơ sở của giáo dục. Giáo viên mầm non là “Người mẹ thứ hai” của trẻ, hàng ngày gần gũi với trẻ sẽ giáo dục, uốn nắn, tạo tiền đề cho việc phát triển nhân cách toàn diện của trẻ sau này. Trên thực tế ở các trường Mầm non hiện nay phụ huynh khi gửi con đến trường luôn chú trọng tới vấn đề như: Hôm nay đi học cô giáo dạy con chữ gì, số mấy hay cô dạy con bài gì....mà quên mất các cháu còn phải học cách yêu thương, quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Còn giáo viên một mặt để đáp ứng mong muốn của phụ huynh, mặt khác việc giáo dục trẻ lòng nhân ái, tình yêu thương chia sẻ chủ yếu chỉ lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động trong ngày. Cô giáo chú trọng giáo dục phát triển các mặt như: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ.....Có thể nói việc giáo dục tình yêu thương chia sẻ cho trẻ đã trở thành vấn đề cần quan tâm đối với mỗi chúng ta. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi luôn trăn trở, băn khoăn làm thế nào để giáo dục cho trẻ có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và chia sẻ với mọi người. Tôi mạnh dạn sử dụng: “Một số biện pháp rèn trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Yên Lư biết yêu thương chia sẻ”, để nghiên cứu và ứng dụng đồng thời tìm ra những biện pháp, hình thức tổ chức hiệu quả để chia sẻ cùng bạn bè, đồng nghiệp nhằm năng cao chất lượng giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đánh giá thực chất, chất lượng việc giáo dục trẻ tình yêu thương, sự quan tâm và chia sẻ của trẻ 4- 5 đối với mọi người xung quanh. Tìm ra những biện pháp hay, sáng tạo để lồng ghép giáo dục trẻ tình yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh góp phần hình thành nhân cách cho trẻ từ đó giúp trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà, bố mẹ, biết giúp đỡ mọi người những công việc vừa sức mình. 3. Đối tượng nghiên cứu Giáo dục nhân cách trẻ mầm non được tiến hành trong nhiều lĩnh vực hoạt động, cũng như ở các độ tuổi mầm non. Song tôi chỉ dừng lại ở lĩnh vực giáo dục tình yêu thương chia sẻ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi A6 tại trường mầm non Yên Lư. Huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Giáo dục trẻ tình yêu thương chia sẻ là hoàn thiện kỹ năng cơ bản như: Giao tiếp, nhận thức, nghe, ghi nhớ, ứng xử, …nhằm giúp trẻ có đủ những hành trang cơ bản để có thể trở thành những người có nhân cách tốt, những con người của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy nhiệm vụ chính của đề tài là tìm ra những biện pháp, hình thức tổ chức mới nhằm năng cao chất lượng giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu và sử dụng tài liệu. - Phương pháp quan sát, ghi chép - Phương pháp đàm thoại, trò chuyện - Phương pháp thực nghiệm . - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Giáo dục nhân cách trẻ mầm non được tiến hành trong nhiều lĩnh vực hoạt động, cũng như ở các độ tuổi mầm non. Song tôi chỉ dừng lại ở lĩnh vực giáo dục tình yêu thương chia sẻ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi A6 tại trường mầm non Yên Lư. Huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Một số vấn đề có liên quan Trẻ em ở lứa tuổi mầm non có những đặc điểm: Dễ uốn nắn và nhịp độ phát triển nhanh, trẻ có những đặc điểm phát triển độc đáo, không giống bất cứ giai đoạn phát triển nào sau này. Trẻ 4-5 tuổi tư duy gắn với cảm xúc và ý muốn chủ quan của trẻ, trẻ tư duy theo lối trực quan toàn bộ. Bên cạnh đó xúc cảm- tình cảm chi phối toàn bộ sinh hoạt của trẻ, trẻ dễ đồng cảm với mọi người xung quanh. Trẻ mẫu giáo bé xuất hiện các động cơ hành vi muốn làm người lớn, động cơ hành vi được hình thành trong quá trình vui chơi, động cơ trò chơi - bạn chơi là động lực thúc đẩy trẻ. Trong khi chơi trẻ muốn cho người lớn hài lòng do vậy phải cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành vai chơi một cách tốt nhất. Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Nhân cách con người được bộc lộ thông qua các hoạt động và giao tiếp của con người, mà đại diện của nó là tình yêu thương, chia sẻ. Yêu thương chia sẻ không phải tự nhặt được trên trường lớp, mà nó cần phải được hun đúc từ phía cha mẹ, nhà trường và cộng đồng. Nó cần một chặng đường dài học hỏi, trải nghiệm mới thấy được giá trị đích thực của nó. 2. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu Trong quá trình dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi biết yêu thương chia sẻ tôi đã gặp phải những khó khăn và thuận lợi sau: a. Thuận lợi: - Luôn được sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà trường. - Đa số trẻ mẫu giáo biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ cô giáo và bạn bè. - Phụ huynh rất quan tâm đến con và sẵn sàng phối hợp với cô giáo, với nhà trường làm tốt công tác giáo dục trẻ. - Bản thân luôn cố gắng học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Tích lũy kinh nghiệm giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non. b. Khó Khăn: - Một số phụ huynh còn nuông chiều con cái. Bởi vậy trẻ có tính ích kỷ từ bé. - Một số giáo viên chú trọng nhiều đến các môn học toán và học chữ cái để được lòng phụ huynh. - Sự phối kết hợp giữa hai người mẹ chưa thường xuyên, liên tục. - Một số bậc phụ huynh còn phó mặc việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường. - Lớp có nhiều trẻ hiếu động, khả năng tập chung chưa cao, còn hay đùa nghịch. Bên cạnh đó còn một số trẻ lại nhút nhát, chưa hòa đồng cùng các bạn. c. Khảo sát thực trạng Lớp 4 - 5 tuổi A6 trước khi áp dụng sang kiến STT Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ % 1 Lễ phép 15/20 76 2 Giúp đỡ cô giáo và bạn bè 14/20 73 3 Mạnh dạn, tự tin 15/20 76 4 Đoàn kết với bạn bè 13/20 70 Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giáo dục trẻ tình yêu thương chia sẻ, tôi đã tích cực học tập, nghiên cứu để tìm ra: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo biết yêu thương chia sẻ, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. 3. Đề xuất các giải pháp Trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua quá trình giảng dạy tại trường tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: * Biện pháp 1: Xây dựng môi trường thân thiện, cởi mở để tạo hứng thú cho trẻ khi tới trường Có thể nói việc xây dựng môi trường thân thiện, cởi mở là thật sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Thật vậy, một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí phù hợp, thuận tiện không chỉ có ý nghĩa với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. Nhận thức được điều đó tôi đã lên kế hoạch, trang trí sắp xếp tạo môi trường thân thiện để thu hút trẻ. Với mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tôi trang trí trưng bày những sản phẩm mà trẻ làm ra. Cuối chủ điểm tôi cho trẻ mang về tặng ông, bà, bố, mẹ...những người thân trong gia đình. Từ đó sẽ giúp cho trẻ cảm thấy tự hào và hứng thú với những hoạt động của mình, sẽ hiểu hơn về ý nghĩa của những việc mình đã làm. Góc tạo hình của lớp trang trí bằng sản phẩm của trẻ - Môi trường trong lớp, tôi sắp xếp các góc phù hợp với diện tích của lớp, đồ dùng đồ chơi phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ. Để kích thích tình yêu thương, chia sẻ của trẻ, mỗi tuần trong giờ nêu gương cuối tuần, bên cạnh việc cắm cờ, phát bé ngoan, trẻ nào có việc làm tốt trong tuần như: giúp đỡ cô giáo, bạn bè ... thì cây sẽ kết một trái quả có gắn hình ảnh của trẻ đó.... Hình ảnh bé ngoan được cắm cờ - Môi trường ngoài lớp, tôi xây dựng góc tuyên truyền. Để góc tuyên truyền thực hiện có hiệu quả, được mọi người chú ý, tôi bố trí góc ở chỗ đông người qua lại, dễ nhìn, dễ xem. Ở đây tôi treo tranh tuyên truyền có các nội dung giáo dục trẻ đạo đức. Hàng tháng tôi phát động các phong trào thi đua với các nội dung khơi dậy lòng trắc ẩn yêu thương của trẻ. Ví dụ: Tháng 9 với phong trào “Bé chăm ngoan học giỏi ” Tháng 10 có chủ đề: “Bé yêu cô yêu bạn” Tháng 11 với chủ đề: “ Bé giúp bà giúp mẹ ”.... Tôi treo tranh tuyên truyền có hình ảnh như bé nâng bạn ngã, bé dắt bạn khi bạn đau chân, bé quạt cho bà ngủ. Mỗi khi bé có những việc làm tốt, những hành vi đẹp và được tuyên dương thì ảnh của bé sẽ được gắn lên bảng tuyên truyền, lên những bông hoa muôn màu khoe sắc. Góc tuyên truyền Hàng ngày đến lớp bé rất thích thú khoe với bạn với cha mẹ về hình ảnh của mình trên những bông hoa. Điều ấy sẽ khiến trẻ cố gắng phấn đấu để cũng có ảnh treo như các bạn. Ngoài ra tôi còn dán một số bài thơ có nội dung giáo dục tốt với những hình ảnh nổi bật như: “ Giúp bà” ; “ Con ngoan ”. Từ đó các bậc phụ huynh đã được tuyên truyền rộng dãi sau mỗi giờ đón và trả trẻ về nội dung giáo dục tình yêu thương chia sẻ. Với kế hoạch tôi đã thực hiện các tiêu trí giáo dục đã được thấm sâu vào các cháu một cách rất tự nhiên, sâu sắc và không chỉ giúp cho trẻ trở nên thân thiện, tích cực, thích làm nhiều việc tốt mà còn thu hút sự quan tâm ủng hộ của các bậc phụ huynh. Bên cạnh kế hoạch tạo môi trường đẹp thu hút trẻ, tôi luôn mang đến cho trẻ không khí lớp học ấm áp, tràn ngập yêu thương. Cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình. Trẻ con rất thích bắt chước và bắt trước rất nhanh. Chính vì vậy, trước mặt trẻ tôi luôn gương mẫu trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như thể hiện tình cảm theo hướng tích cực với chị em đồng nghiệp, với phụ huynh.. 3.2. Biện pháp 2: Giáo dục trẻ tình yêu thương, sự quan tâm và chia sẻ thông qua các hoạt động trong ngày * Hoạt động đón trẻ: Trò chuyện cùng trẻ trong chủ điểm gia đình, tôi đưa ra các câu hỏi? Hàng ngày các cô làm những công việc gì? Các con làm gì để giúp đỡ cô?. Với chủ đề”Gia đình”, tôi đàm thoại cùng trẻ những câu hỏi như: Trong nhà con có những ai? Ai hay đưa đón con đi học? Khi đến cửa lớp các con chào ai? Bố mẹ rất vất vả để cho chúng mình có quần áo đẹp để mặc, cho chúng mình ăn những đồ ăn ngon. Vậy các con làm gì để biết ơn và giúp đỡ những người thân trong gia đình. Các con phải biết vâng lời ông bà, bố mẹ, không được khóc nhè, biết giúp đỡ mọi người trong gia đình như: Lấy nước cho ông bà, bố mẹ, lấy rổ cho mẹ nhặt rau, biết chơi với em, dỗ em khi em khóc, ăn xong thì lấy tăm mời mọi người..... Khi đến trường các con phải ngoan vâng lời cô giáo, không tranh dành đồ chơi của bạn, không xô đẩy bạn, đoàn kết trong khi chơi và biết thực hiện một số nội quy của trường, lớp như: Cất đồ chơi đúng nơi quy định, không làm hỏng đồ chơi, chơi gọn gàng, ngăn nắp.... * Hoạt động học Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái cho trẻ mầm non được đưa vào trong các hoạt động học: “ Làm quen với tác phẩm văn học, Hoạt động tạo hình, Khám phá môi trường xung quanh, Giáo dục thể chất, Làm quen với toán, Giáo dục âm nhạc ”. Các hoạt động này giúp trẻ phát triển mạnh về tình cảm, xúc cảm. Đây chính là cơ hội vàng để giáo dục trẻ. Ví dụ: Cô kể cho trẻ nghe truyện “Ba chú Lợn con”: “Ba anh em lợn mỗi người xây một ngôi nhà, vì lười anh cả xây ngôi nhà bằng rơm, anh hai xây ngôi nhà bằng gỗ nhưng đều bị chó sói phá tan tành và đuổi ăn thịt. Hai chú lợn chạy đến nhà lợn út, vì chăm chỉ cần cù nên lợn út xây nhà bằng gạch, sói không húc đổ được nhà mà còn bị lợn út bẫy cho sợ quá chạy mất. Ba anh em đoàn kết lại xây thêm hai ngôi nhà vững chắc khác”. Thông qua câu chuyện cô giáo giúp trẻ hiểu nội dung từ đó giúp trẻ tính cần cù, chăm chỉ, biết yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình để cùng làm được những việc tốt, có ích. Ví dụ: Hoạt động tạo hình với đề tài: “Vẽ chân dung những người thân trong gia đình em”. Sau khi trẻ vẽ những người thân trong gia đình, cô giáo gợi ý trẻ tìm hiểu quan sát đặc điểm nổi bật khác biệt của từng người mà trẻ muốn thể hiện, ngoài những yếu tố trên cô giáo gợi ý, hướng dẫn trẻ cách thể hiện những cảm xúc trên khuôn mặt để mỗi tác phẩm chứa đựng một tình cảm riêng của trẻ, từ đó giáo dục tình yêu thương, tình cảm gia đình. Ví dụ: Hoạt động khám khá xã hội với đề tài: Trò chuyện về những thành viên trong gia đình. - Đầu tiên tôi cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình - Bố con tên là gì?. Mẹ con tên là gì?. Trong nhà con thương ai nhất? Vì sao? - Khi bố mẹ bị ốm các con sẽ làm gì? =>Qua tiết học tôi giáo dục trẻ có tình yêu thương ông bà, bố mẹ, anh chị em trong gia đình, biết quan tâm, chia sẻ công việc với mọi người trong gia đình, kính trọng, vâng lời những người trên mình ( Ông bà, bố mẹ ....), biết chào hỏi xưng hô lễ phép với mọi người. Qua trò chơi tôi giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết, động viên nhau để đạt kết quả tốt. * Hoạt động ngoài trời: Khi tổ chức hoạt động ngoài trời ngoài việc lựa chọn địa điểm, nội dung hoạt động để trẻ được chơi tích cực, tôi giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, biết quý trọng thiên nhiên vì những lợi ích của con người luôn gắn liền với thiên nhiên. Trong giờ tổ chức quan sát vườn hoa trong sân trường, trẻ được biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc cách chăm sóc, lợi ích vườn hoa... Cô giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, không ngắt hoa, ngắt cây, bẻ cành làm tổn hại thiên nhiên môi trường sống xung quanh. * Hoạt động góc: Khi tổ chức hoạt động góc tôi cũng luôn chú trọng đến giáo dục cho trẻ tình đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, đặc biệt các bạn trong cùng nhóm chơi. Trong các góc chơi: Góc xây dựng, góc bán hàng, góc âm nhạc, thông thường có rất nhiều trẻ tham gia nếu cô giáo không định hướng, giáo dục trẻ thì buổi chơi sẽ không có hiệu quả cao. Ví dụ: Góc xây dựng có 10 trẻ tham gia xây dựng công viên. Để hoàn thành công trình trẻ phải thỏa thuận với nhau xem ai sẽ nhận vai kĩ sư xây nhà cho các con vật, bạn nào sẽ làm kiến trúc sư thiết kế các khu vực; cây xanh, vườn hoa, chuồng thú, hồ bơi...Ở đây, trẻ biết cùng nhau chơi, giúp đỡ nhau để hoàn thành công trình đẹp để mời khách tham quan. Ở các góc khác như góc bán hàng đòi hỏi trẻ phải có tính đoàn kết cao, biết chia vai cùng chơi: Người bán hàng, người thu tiền, người gói quà Giáo dục lòng yêu thương chia sẻ cho trẻ mẫu giáo trong các hoạt động ở trường mầm non là rất cần thiết. Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động cho trẻ đặt nền móng cho giáo dục nhân cách, nền tảng hình thành hành vi đạo đức cho trẻ mầm non ở giai đoạn tiếp theo. *Hoạt động lao động: Tôi cho trẻ đi nhặt lá vàng, tưới nước và chăm sóc cây, trẻ cùng cô thu dọn đồ chơi. * Giờ ăn - Trong giờ ăn tôi yêu cầu trẻ giúp đỡ cô một số công việc vừa sức như kê ghế vào bàn ăn, bê thìa về bàn… - Khi xếp hàng lấy cơm trẻ biết nhường nhịn nhau, biết chò đến lượt mình, không xô đẩy. - Khi cô giáo chia cơm giáo dục trẻ nhận bằng 2 tay. Hình ảnh cô chia cơm cho trẻ * Giờ ngủ - Trước khi cho trẻ đi ngủ tôi cho trẻ lần lượt đi vệ sinh, nhắc nhở trẻ xếp hàng không xô đẩy, chen lấn nhau, không tranh giành dép, đi đúng nơi quy định, nhường chỗ cho các bạn mới ốm dậy, những bạn yếu, chậm trong lớp. Khi vào chiếu ngồi ngay ngắn, không nô đùa, chen lấn các bạn đang ngồi ở chiếu, chạy nhảy làm xô chiếu của cô. Khi ngủ không kéo chăn của bạn. * Hoạt động chiều Như thứ hai làm vở trò chơi học tập, thứ ba rèn kỹ năng vệ sinh, thứ tư hướng dẫn trò chơi mới, thứ năm rèn kỹ năng chăm sóc cây, thứ sáu biểu diễn văn nghệ. Tôi hướng dẫn trẻ thực hiện đúng chương trình nhà trường đề ra. Tiếp theo tôi nêu gương bé ngoan mỗi ngày: Tôi mời từng tổ lên nhận xét, mời các bạn trong tổ, cả lớp nhận xét bạn. Các con thấy hôm nay tổ Chim non Thỏ Ngọc, Gà con những bạn nào ngoan, những bạn nào xứng đáng được cắm cờ. Ngày thứ sáu thì tôi mời các bạn lên đêm cờ và phát bé ngoan. Sau giờ học đó tôi cho trẻ được chơi ở những góc trẻ thích. Trước khi chơi tôi đầm thoại cùng trẻ: Các con chơi ở góc nào?, Khi chơi các con chơi như thế nào? => Qua đó tôi giáo dục trẻ, khi đến lớp ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo, khi chơi không tranh giành đồ chơi của bạn, không đánh bạn, không xô đẩy, chen lấn nhau, chơi đoàn kết và biết giúp đỡ, nhường nhịn bạn trong lúc chơi để thứ sáu được khen thưởng trước lớp và được phát bé ngoan. * Thông qua các tình huống xảy ra trong ngày Ví dụ: Khi thấy một bạn tronng lớp chia bánh cho bạn khác, cô ra ân cần hỏi trẻ - Con chia bánh cho các bạn phải không? - Cô thấy các bạn ấy cười rất tươi, chắc các bạn vui lắm đấy - Khi chia sẻ niềm vui với người khác con cảm thấy như thế nào? => Qua những tình huống xảy ra hàng ngày tôi giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người thân xung quanh. * Hoạt động trả trẻ: Ví dụ: Khi ông, bà, bố, mẹ đến đón tôi giáo dục trẻ biết chào hỏi ông bà, bố mẹ. Khi về chào cô giáo và các bạn cùng lớp. * Biện pháp 3: Giáo dục trẻ tình thương yêu đối với gia đình thông qua ngày hội, ngày lễ Gia đình là cái nôi của tình yêu thương. Được mọi người yêu mến và yêu mến mọi người là hạnh phúc của trẻ thơ. Để giáo dục tình yêu gia đình tôi cần giáo dục cho trẻ hiểu mọi người trong gia đình đều gắn bó với nhau trên tình ruột thịt, cần thường xuyên sống hòa thuận, và quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Trong gia đình ai cũng làm việc, học hành, đó là những việc làm nghiêm túc, có ích cho gia đình và xã hội, cần được tôn trọng. ( chẳng hạn không quấy rầy, vòi vĩnh khi bố mẹ đang làm việc, anh hoặc chị đang học bài, chúng mình sẽ làm gì để bố mẹ được vui....) Ví dụ 1: Ngày 20/10 ngày phụ nữ Việt Nam Tôi trò chuyện cùng trẻ về ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng mẹ. Cho trẻ vẽ, xé dán những bông hoa, trang trí những bưu thiếp mang về tặng bà, mẹ. Hình ảnh các bé làm bưu thiếp tặng mẹ Hôm sau tới lớp, tôi sẽ hỏi trẻ: khi tặng quà cho bà, mẹ con nói như thế nào? Mẹ, bà đã nói gì với các con.....từ đó sẽ thúc đẩy tình yêu thương chia sẻ của trẻ với những người thân trong gia đình. Ví dụ 2: Ngày tết trung thu Tôi cũng trò chuyện với trẻ về ý nghĩa ngày trung thu. Hỏi trẻ: Tết trung thu con sẽ được những gì? Trong gia đình ai sẽ tặng quà cho chúng mình? Vì sao mọi người lại tặng quà cho con? Khi nhận được quà con đã làm gì? Con sẽ làm gì để mọi người được vui? * Giáo dục trẻ: Trong gia đình bố mẹ rất yêu thương các con, luôn giành những gì tốt đẹp nhất cho chúng mình, nhờ có bố mẹ yêu thương, chăm sóc các con mới được lớn khôn. Vì vậy các con phải biết yêu thương cha mẹ, vâng lời và phải là bé ngoan để bố mẹ được vui. Có thể nói, có được tình yêu thương trong gia đình, khi ra ngoài xã hội trẻ cũng sẽ học được cách yêu thương những người xung quanh, biết quan tâm và chia sẻ. Một con người trưởng thành nếu biết yêu thương người thân, bạn bè thì cũng sẽ nhận lại được nhiều yêu thương, đồng cảm. Yêu thương chính là động lực để các con vững vàng hơn trên bước đường đời, có yêu thương để mọi sai lầm được sữa chữa, có yêu thương để có được điểm tựa tinh thần vững chắc. Hãy yêu thương để con cái chúng ta cũng biết yêu thương. 3.4. Biện pháp 4: Giáo dục trẻ tình yêu thương, độ quan tâm và sự chia sẻ đến mọi người Để giáo dục trẻ tình yêu thương và thái độ quan tâm đến mọi người, trước tiên tôi hướng trẻ biết yêu mến và sẵn sàng giúp đỡ cô giáo và các bạn trong lớp, kính trọng và quan tâm giúp đỡ người già yếu, yêu mến, nhường nhịn, chăm sóc em nhỏ, niềm nở với mọi người. Yêu thương, quan tâm tới những người lao động. Ví dụ 1: Trong những lần cô và trẻ nói chuyện, tôi trò chuyện cởi mở, thân thiện, gần gũi trẻ để trẻ tự bộc lộ bản thân: Khuyến khích trẻ chào hỏi ông bà khi đi học về “ Cháu chào ông/bà. Hôm nay ông, bà ở nhà có vui không ạ” hoặc hỏi han công việc của bố mẹ “Hôm nay ở cơ quan của bố, mẹ có gì hay không?” hay “Hôm nay mẹ mệt à?Mẹ có cần con làm gì giúp mẹ không?”. Ngoài ra, nên giúp trẻ nhớ những sự kiện, những ngày kỷ niệm trong gia đình và giúp trẻ thể hiện của mình thông qua những hành động cụ thể. Ví dụ: vẽ một bức tranh tặng mẹ nhân ngày 20/10, tự làm một món quà nhỏ cho em nhân ngày sinh nhật; hát múa, đọc thơ cho ông bà nghe mỗi khi về thăm ông bà; gọi điện hỏi thăm khi bố đi công tác xa… Giáo viên khuyến khích trẻ quan tâm đến bạn bè, hàng xóm với sự thân thiện và trách nhiệm. khuyến khích trẻ chào hỏi, hỏi thăm hàng xóm, bạn học và giúp đỡ họ khi cần thiết. Ví dụ cô có thể đưa ra những câu hỏi như: Gia đình con có những ai, hàng xóm là những ai?. Họ có em bé không?. Cô hỏi trẻ trong giời điểm danh. Hôm nay ai vắng mặt để giúp trẻ quan tâm đến sự có mặt của nhau. Hàng ngày trong hoạt động vui chơi giáo dục trẻ lớn quan tâm đén các trẻ bé như: thấy em ngã thì phải ra nâng em dạy và dỗ em khi em khóc. Chia sẻ cho em đồ chơi Hình ảnh trẻ đang ôm và dỗ em bé tuổi hơn mình Trong suốt những năm tháng tuổi thơ, bạn bè là một trong những người quan trọng nhất trong cuộc sống của trẻ. Nhiều tính cách của trẻ được hình thành. Vì vậy, trẻ phải học hỏi không chỉ làm thế nào để có bạn bè trong suốt thời thơ ấu mà còn làm thế nào để hình thành tình bạn tích cực với các bạn đồng trang lứa của mình. Là cô giáo luôn gần gũi với trẻ hàng ngày tôi luôn tự hỏi làm sao để giúp những bé yêu của mình có được tình bạn tích cực, biết yêu thương chia sẻ với bạn bè. Bên cạnh việc khuyến khích trẻ chơi thân ái đoàn kết với các bạn trong lớp, tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động đòi hỏi trẻ phải thể hiện cảm xúc, sự quan tâm chia sẻ và hợp tác với nhau như tổ chức sinh nhật tháng, giao lưu giữa các lớp để trẻ tự học hỏi những ưu điểm của bạn và phát huy thế mạnh của mình. Ngày qua ngày, các bé lớp tôi đã có thêm nhiều tình bạn đẹp trong sáng thánh thiện. Tình bạn đẹp làm các con tự tin hơn, đoàn kết và thân thiện với tất cả mọi người, mỗi ngày đén lớp với bé là một ngày vui. Hình ảnh sinh nhật trẻ tại lớp * Biện pháp 5: Giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và mọi vật xung quanh. Tôi đã chuẩn bị góc thiên nhiên cùng các nguyên vật liệu để trẻ có thể thực hành, trải nghiệm gieo hạt, chăm sóc cây. qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn. Hình ảnh các bé chăm sóc vườn rau Không chỉ dạy bé biết yêu quí chăm sóc và bảo vệ cây cối tôi còn tạo cơ hội để các bé chăm sóc, chơi đùa với các con vật nuôi bé nhỏ xinh xinh như mèo con, chó con, gà và thỏ. Bởi thông qua việc chăm sóc thú cưng sẽ giúp các bé phát triển lòng yêu thương, sự chia sẻ trong cách sống với những người quanh mình. Qua những vật nuôi và quá trình chăm sóc chúng, trẻ sẽ học được lòng vị tha, sự chia sẻ và cách quan tâm đến người khác. Nhờ đó, trẻ còn thể hiện được tinh thần trách nhiệm và sự trưởng thành của mình qua từng giai đoạn. Ví dụ: Thay vì những con vật thật, tôi sử dụng những con thú nhồi bông để thu hút trẻ. Tôi dạy cho trẻ được cách biết yêu thương, lo lắng và quan tâm thông qua những việc như ru thú bông ngủ, cho thú bông ăn, đọc sách cho thú bông nghe và làm sạch sẽ cơ thể của thú bông....hẳn trẻ sẽ trở nên tình cảm và biết yêu thương nhiều hơn mỗi ngày. Không chỉ kể chuyện cho thú bông nghe mà tôi còn hướng dẫn các bé kể chuyện với nhau bằng những con thú do chính tay tôi và các bé làm. Từ đó không những giúp tình cảm giữa các bé được nâng lên mà còn giúp trẻ nhớ được những bài học, những kiến thức bổ ích từ câu chuyện mà trẻ kể cho nhau nghe. Hình ảnh các bé kể chuyện bằng thú tự làm * Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh giáo dục tình yêu thương cho trẻ. Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, một trong những biện pháp cơ bản nhất là phối hợp với các bậc phụ huynh. Để giáo dục tình yêu thương, quan tâm chia sẻ, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ cũng cần phải phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh. Trẻ biết yêu thương sẽ giúp định hình nhân cách. Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành trên cơ sở của giáo dục, mà trong đó giáo dục gia đình là những bước đi đầu tiên, quan trọng. Cha mẹ phải biết rằng, trước khi trẻ theo học ở bất kỳ môi trường giáo dục ngoài xã hội nào thì môi trường giáo dục đầu tiên mà trẻ tiếp xúc đó là môi trường giáo dục gia đình. Trong môi trường đó cha mẹ là những người thầy người cô gương mẫu nhất. Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan