Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4...

Tài liệu Skkn một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4

.DOC
20
306
130

Mô tả:

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, phân môn Tập làm văn là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt. Phân môn Tập làm văn giúp học sinh trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy; bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mĩ nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới. Chúng ta có thể hiểu rằng: Phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp, sáng tạo, thực hành từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Nó đòi hỏi học sinh phải có trí óc suy nghĩ, trái tim rung cảm và các giác quan của cơ thể liên quan đến hoạt động ngôn ngữ (Nói – nghe - viết - đọc), năng động và thành thục. Bởi lẽ, lao động viết văn là lao động sáng tạo; muốn viết văn trở thành kỹ năng và đạt được những thành quả phải trải qua một quá trình rèn luyện, học tập. Thực tế nhiều năm trước đây cho thấy, học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 4 nói riêng có thể làm một bài văn miêu tả. Nhiều em có bài viết ngắn gọn, tự nhiên, cuốn hút người đọc. Cách miêu tả cụ thể, quan sát tinh tế và biết sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc chân thật. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn học sinh chưa biết cách viết văn, nhất là thể loại văn miêu tả. Bài viết của các em phản ánh kỹ năng quan sát còn hạn chế, ngôn ngữ diễn đạt lủng củng, thiếu mạch lạc, nghèo vốn từ. Bài viết không có cảm xúc, chỉ thiên về kể lể dài dòng, liệt kê sự việc...Một số em chỉ biết sao chép văn mẫu; tả cảnh, tả vật chỉ biết dùng ngôn ngữ của người khác. Vì vậy bài viết thiếu hồn nhiên, trong sáng, không phù hợp với lứa tuổi các em. Vậy làm thế nào để giúp các em khắc phục được tình trạng nói trên ? Đó là băn khoăn trăn trở của bản thân tôi khi trực tiếp giảng dạy lớp 4. Từ những suy nghĩ đó và 1 qua thực tế giảng dạy trên lớp tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4” để nghiên cứu, trải nghiệm. Sau đây là một số giải pháp bản thân tôi đã thực hiện và có hiệu quả. 2 PHẦN II: NỘI DUNG I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, YÊU CẦU KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA THỂ LOẠI VĂN MIÊU TẢ TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4. 1. Nội dung chương trình Chương trình TLV lớp 4 được thiết kế tổng cộng 62 tiết/ năm, trong đó văn miêu tả chiếm tỉ lệ nhiều nhất, gồm có 30 tiết được phân bố như sau: + Khái niệm văn miêu tả: 1 tiết + Miêu tả đồ vật: 10 tiết + Miêu tả cây cối: 11 tiết + Miêu tả con vật: 8 tiết 2. Yêu cầu kiến thức, kĩ năng a) Yêu cầu kiến thức - Học sinh phải hiểu như thế nào là miêu tả? - Miêu tả đồ vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. - Miêu tả cây cối: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối. - Miêu tả con vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả con vật. b) Yêu cầu kĩ năng - Kĩ năng phân tích đề - Kĩ năng xác định dàn ý bài văn đã cho. - Kĩ năng quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả. 3 - Kĩ năng xây dựng đoạn văn; liên kết các đoạn văn thành bài văn. - Kĩ năng sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. II. CÁC GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 Giải pháp 1: Tìm hiểu thực trạng 1) Giáo viên: - Hầu hết, khi dạy văn miêu tả lớp 4-5, giáo viên chỉ có con đường duy nhất là hình thành hiểu biết về lí thuyết thể văn, các kỹ năng làm bài là qua phân tích bài văn mẫu. Thậm chí để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đảm bảo chất lượng bài kiểm tra, thi cử, nhiều giáo viên cho học sinh đọc thuộc một số bài mẫu để khi gặp một đầu bài tương tự, các em cứ thế chép ra. Vì vậy, dẫn đến tình trạng cả lớp có bài văn giống nhau, cả thầy và trò bị lệ thuộc vào “mẫu”, không thoát khỏi “mẫu”…Nhìn chung, giáo viên chưa thực sự rèn cho học sinh các kỹ năng làm bài: kĩ năng quan sát, tưởng tượng, kĩ năng viết câu văn sinh động, gợi cảm, kỹ năng viết đoạn văn đảm bảo tính liên kết chặt chẽ về ý, giữa các câu văn có sự liền mạch, có quan hệ về ý với nhau. - Giáo viên tiểu học là “ông thầy tổng thể”, dạy tất cả các môn học nên độ chuyên sâu về các môn học có phần hạn chế. Trong các giờ lên lớp, một số giáo viên vẫn còn coi nhẹ những tiết tập làm văn hoặc kinh nghiệm dạy phân môn này chưa nhiều. Vì vậy, phương pháp giảng dạy các tiết tập làm văn của giáo viên còn chưa cụ thể, giáo viên chưa thực sự đầu tư vào các tiết dạy tập làm văn. Ngoài ra một số khuyết điểm mà giáo viên thường hay mắc phải đó là việc nghiên cứu bài dạy chưa sâu, chưa kỹ. - Chương trình và sách giáo khoa hiện tại, các đề bài tập làm văn miêu tả rất sát thực, phù hợp với học sinh các vùng miền (đề ra thuộc dạng mở) nhưng một số giáo viên chưa hướng được học sinh làm đề bài sát thực với đặc điểm vùng miền. Cách dạy 4 như vậy vừa ảnh hưởng chất lượng học, vừa khó khăn cho các em khi học lên lớp trên. 2)Học sinh: - Thực tế cho thấy: Hiện nay đời sống của hầu hết học sinh tiểu học khá đơn điệu, kĩ năng sống nghèo, thời gian quan sát và trải nghiệm thực tế ít, học sinh không ham đọc sách, dẫn đến trí tưởng tượng, khả năng quan sát, tổng hợp của các em bị hạn chế. Vì thế khi học văn miêu tả, các em thường chán, không muốn học, không biết làm bài, không hình dung được cảnh vật sẽ tả nó như thế nào, không biết cách dùng từ để diễn tả được suy nghĩ của bản thân trước cảnh đó. Cũng vì thế mà các bài kiểm tra về thể văn miêu tả kết quả thấp. Đặc biệt khi kiểm tra định kỳ, nếu đề bài kiểm tra có văn miêu tả thì có rất nhiều học sinh (kể cả khối 4 và 5) không làm văn hoặc chỉ làm qua loa, chiếu lệ. Phương pháp học tập phân môn này còn bị xem nhẹ, đa số học sinh không quan tâm đến kết quả học tập phân môn. - Học sinh thường vay mượn ý của người khác, lệ thuộc vào bài văn mẫu. Nói cách khác học sinh thường dễ dàng thuộc một đoạn văn, bài văn mẫu. Nên khi làm bài các em biến thành bài làm của mình, không kể đề bài quy định như thế nào. Với cách làm như vậy các em không cần biết đến đối tượng cần miêu tả, không quan sát và không có cảm xúc gì về chúng. Khi giáo viên chấm bài rất có thể khen nhầm bài văn của người khác mà cứ tưởng là bài văn của HS mình. Khi đọc bài văn của nhiều em cứ na ná nhau. - Học sinh miêu tả hời hợt chung chung; Không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được miêu tả. Vì thế bài văn ấy có thể gắn cho đối tượng miêu tả cùng loại nào cũng được. Một bài văn như vậy đọc lên không có cảm xúc, nhợt nhạt, mờ mờ hoặc học sinh nhầm lẫn giữa văn kể và văn tả. Nguyên nhân chủ yếu là vì các em không được quan sát hoặc không biết hồi tưởng lại kinh nghiệm sống của mình, không biết cách quan sát, không biết cách dùng từ để tả nên không có được nhận xét gì cụ thể về đối tượng miêu tả. 5 Trong năm học 2012 – 2013, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy lớp 4. Trong quá trình dạy học, khi dạy kiểu bài văn miêu tả đồ vật, cây cối tôi thấy kĩ năng viết văn miêu tả của học sinh còn yếu, khiến cho hiệu quả tiết dạy chưa cao.Vì vậy để nâng cao chất lượng trong tiết dạy và rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh qua phân môn Tập làm văn, tôi đã nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung cụ thể của từng dạng văn miêu tả, rút ra những vướng mắc của giáo viên và học sinh, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục tiếp theo. Giải pháp 2: Dạy học sinh quan sát để tìm ý cho bài văn miêu tả: Quan sát là sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật. Mắt cho ta cảm giác về màu sắc (xanh, đỏ, vàng, da cam, …), hình dạng (cây cao hay cây thấp, cái bàn hình vuông hay hình chữ nhật, …), hoạt động (con gà khi đi cổ thường nghểnh cao, con vịt bước đi chậm chạp, lạch bạch, …). Dạy học sinh quan sát chính là dạy cách sử dụng các giác quan để tìm cho ra các đặc điểm của sự vật. Đối với bài văn miêu tả, quan sát là cơ sở để tìm ý. Quan sát khi làm bài văn miêu tả, cần tìm ra những đặc điểm riêng biệt của từng đồ vật, con vật, cây cối.Ví dụ: Quan sát cây bút của em, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét không phải chỉ màu sắc bên ngoài của bút mà còn cần nhận ra những dòng chữ in trên bút, các đặc điểm khác mà chỉ riêng bút của em mới có. Nhận xét về con mèo nhà em, phải cố tìm ra màu lông của nó, thân hình của nó,…có gì khác với con mèo của hàng xóm. Khi dạy văn miêu tả giáo viên cần định hướng cách quan sát và quan sát có phương pháp cho học sinh. Hướng dẫn học sinh biết lựa chọn trình tự quan sát: Trình tự không gian: Thường quan sát bao quát toàn bộ phận đến quan sát từng bộ phận, quan sát từ trái sang phải hay từ trên xuống dưới, hay từ ngoài vào trong. Trình tự thời gian: Quan sát cây cối, theo mùa, trong năm,…Quan sát con vật như quan sát sinh hoạt của con chó, con lợn theo thời gian trong ngày. Dù quan sát theo trình tự nào cũng cần tập trung vào bộ phận chủ yếu và trọng tâm. Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát. Thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tập trung sử dụng các giác quan khác để quan 6 sát như: thính giác (tai), khứu giác (mũi), xúc giác (tay). Ví dụ: Khi tả cây bút, giáo viên có thể hỏi “Dùng tay sờ vào bút em có cảm giác thế nào ?”. Hay khi tả một cây hoa hồng, giáo viên có thể hỏi " Em thấy hoa hồng có mùi thơm ra sao?". Hướng dẫn cách thu nhận các nhận xét do quan sát mang lại. Khi học sinh trình bày kết quả quan sát, nên hướng các em trả lời bằng nhiều chi tiết cụ thể và sử dụng ngôn ngữ chính xác, gợi hình ảnh. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả và lựa chọn từ ngữ miêu tả. Vốn từ ngữ miêu tả có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm văn miêu tả. Giúp học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả và lựa chọn từ ngữ khi miêu tả là vấn đề quan tâm của mọi giáo viên. - Đầu tiên giáo viên giúp các em tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả từ các tác phẩm văn học: Tôi định hướng kiến thức học sinh cần tích lũy trong quá trình các em đọc tác phẩm. Nhiều bài tập đọc là bài văn miêu tả hay. Số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài đó phong phú, cách sử dụng chúng sáng tạo. Dạy các bài tập đọc, giáo viên cần chỉ ra các từ ngữ miêu tả, có thể chọn trường hợp đặc sắc nhất để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn khi dùng chúng. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Con chuồn chuồn nước” giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy những câu văn tác giả miêu tả con chuồn chuồn (tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh để miêu tả con chuồn chuồn một cách sinh động, hấp dẫn. Ngoài ra, qua cách bay của chú chuồn chuồn, tác giả còn cho ta thấy được cảnh đẹp của quê hương đất nước mình). Đọc bài “Sầu riêng” của Mai Văn Tạo, học sinh cảm nhận được những nét đặc sắc về hoa, quả và dáng cây sầu riêng với các từ ngữ gợi tả "màu trắng ngà", "nhỏ như vảy cá", "khẳng khiu".... Hay ở bài “Hoa học trò”, tác giả sử dụng một loạt các từ ngữ gợi tả: "xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm", "xanh um, mát rượi", "màu đỏ còn non", vẽ ra trước mắt người đọc một cây phượng rất đẹp. 7 Quá trình tích lũy những bộ phận kiến thức như trên chính là quá trình học sinh tự mình mở rộng phạm vi gợi ý, lựa chọn về ngôn ngữ (từ vựng, hình ảnh, cấu trúc câu...), giúp các em dễ dàng hơn khi tìm cách diễn đạt đối tượng. Bên cạnh đó, đọc các tác phẩm văn học, những cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp sẽ tự nhiên ăn sâu vào tiềm thức của học sinh, trở thành cái vốn để các em huy động khi cần khắc họa cách thức giao tiếp nói năng của nhân vật mà các em mô tả. Để học sinh nắm bắt được những kiến thức phong phú từ các tác phẩm văn học, vai trò của người thầy hết sức quan trọng: giúp học sinh tiếp cận giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm, từ đó các em thu nhận những hiểu biết về con người và cuộc sống xung quanh, hiểu được ngôn ngữ nghệ thuật qua sự chuyển hoá các lớp nghĩa tinh tế cũng như cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, hình ảnh. Cuối cùng, hoc sinh chuyển kiến thức đã tiếp nhận thành năng lực sử dụng tiếng Việt. Thói quen đọc sách có chọn lọc và có định hướng bồi dưỡng cho học sinh tình yêu văn học. Đọc, yêu cầu phải kết hợp với ghi chép những chi tiết, những hình ảnh, đoạn thơ, đoạn văn đặc sắc; nhất là biết tổng hợp kiến thức để bổ sung thêm cho vốn kiến thức của mình. - Tích lũy kiến thức từ các môn học khác: Các môn học khác cũng là nguồn cung cấp vốn sống cũng như vốn từ khá phong phú. Môn Tự nhiên - Xã hội giúp các em hiểu về những hiện tượng thiên nhiên như nắng, gió, mây, mưa,… những con suối, dòng sông, cánh rừng, ngọn núi,… những con vật, đồ vật thân thiết, gần gũi,… Những bức vẽ về đề tài thiên nhiên, sinh hoạt của con người; về người và vật trong môn Mĩ thuật cũng giúp học sinh rèn luyện kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng phong phú, sự cảm nhận tinh tế về màu sắc. - Tích lũy kiến thức từ thực tế: Mặt trời buổi sáng có gì khác với mặt trời khi sắp lặn? Hàng cây sẽ như thế nào khi không có gió, khi có gió to? Chú gà trống trưởng thành và chú gà trống choai tiếng gáy có giống nhau không? Tả tiếng nước chảy, khi nào dùng từ ồ ồ, khi nào dùng từ ầm ầm, róc rách? Những lời hát ru, những câu thành ngữ, tục ngữ, lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hằng ngày hay những bản nhạc ấn tượng, 8 những câu chuyện hấp dẫn, những chuỗi sự việc cứ ngày tiếp ngày diễn ra… sẽ là những tri thức quý báu giúp các em rèn luyện khả năng giao tiếp, sử dụng ngôn từ và tạo lập văn bản. Có thể thấy việc bồi dưỡng và tích luỹ kiến thức là một quá trình lâu dài, đòi hỏi các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ định hướng, tạo cơ hội cho học sinh, con em mình mỗi ngày mỗi nơi một ít, làm giàu thêm vốn sống, vốn văn học. - Tiếp theo giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ khi miêu tả. Có vốn từ nhưng phải biết dùng chúng đúng lúc, đúng chỗ. Muốn vậy phải coi trọng việc lựa chọn từ ngữ. Khi diễn đạt kết quả quan sát cũng như khi làm bài miêu tả. Mỗi chi tiết miêu tả thường chỉ có một từ ngữ, một hình ảnh thích hợp do đó có tác dụng gợi hình, gợi cảm nhất. Có khi ngay từ đầu các em đã nắm bắt được từ ngữ hay hình ảnh này. Nhưng thông thường việc xác định từ ngữ, hình ảnh cần dùng cho một chi tiết miêu tả phải trải qua một quá trình tìm tòi chọn lọc. Quá trình này sẽ quyết định tốc độ (nhanh hay chậm) và chất lượng (tìm được đúng từ ngữ, hình ảnh cần hay không). Ví dụ khi tả về màu sắc của mèo thì phải dùng những từ ngữ miêu tả như "đen thì đen như than, mắt vàng như lửa đèn" " trắng thì trắng như tuyết, mắt xanh như da trời"... - Cuối cùng giáo viên giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong văn miêu tả. Học sinh tiểu học bước đầu đã được làm quen với dạng văn miêu tả (tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối, tả người...) nhưng thực tế các em vẫn còn lúng túng, chưa thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ thích hợp để viết bài. Cho nên, rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong văn miêu tả cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết đối với giáo viên nhằm giúp các em thành thạo sử dụng ngôn ngữ trong văn miêu tả, nâng cao chất lượng bài làm văn. Ngôn ngữ miêu tả chính xác là ngôn ngữ miêu tả sát đúng, cụ thể từng biểu hiện của sự vật, sự việc, con người. Tả cái bàn thì phải hình chữ nhật hoặc hình tròn, làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa...Tả cây ăn quả thì phải tả về quả của của nó như thế nào, ăn vào ra sao... Tả con mèo thì mắt phải tròn, tiếng kêu “meo meo”, ngủ “lim dim”, đi “nhẹ nhàng”. 9 Giải pháp 4: Hướng dẫn HS thực hiện những yêu cầu quan trọng để làm văn miêu tả. 1. Đảm bảo yêu cầu quan sát đối tượng miêu tả: Nếu tả đồ vật: trước hết nên tả bao quát toàn bộ đồ vật rồi cần quan sát tỉ mỉ từng phần (bộ phận) của đồ vật đó theo trình tự hợp lí (ví dụ: Từ ngoài vào trong, từ bộ phận chủ yếu đến các bộ phận thứ yếu), tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. Ví dụ như khi tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay cần tả bao quát toàn bộ cái áo rồi mới tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật như " cổ áo, tay áo...". Hay khi tả đồ chơi cũng cần tả bao quát đồ chơi đó "to, nhỏ, được làm bằng gì?, màu sắc ra sao?" rồi mới tả đến từng bộ phận, tìm ra những điểm riêng của đồ vật phân biệt nó với những đồ vật khác nhất là những đồ vật cùng loại. Nếu tả cây cối thì cần quan sát kĩ về cái cây đó để tả từng bộ phận (ví dụ lá, thân, vỏ, quả, hoa…), hay tả từng thời kì phát triển của cây ( ví dụ: thời kì cây ra hoa, thời kì kết trái...). Về ích lợi (ví dụ: dùng để làm gì, tác dụng của nó…). Nếu tả con vật thì cần quan sát kĩ về đặc điểm ngoại hình (ví dụ hình dáng, bộ lông, mắt, mũi, chân, đuôi…), về thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính (ví dụ: con mèo hay bắt chuột hoặc trèo cây, con chó thì mỗi lần có khách đến nó thường làm gì? hay khi đón em đi học về thì nó ra sao?). Học sinh được quan sát nhiều lần và bằng nhiều giác quan khác nhau như mắt nhìn, tai nghe, tay sờ…Chú ý phát hiện những đặc điểm riêng, phân biệt đối tượng được tả với đối tượng khác cùng loại. Tuy vậy trong quá trình hướng dẫn các em quan sát, giáo viên phải đồng thời khéo léo gợi mở để các em huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc để giúp cho việc quan sát được tốt hơn. 2. Xây dựng nội dung bài:(lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả) Nội dung bài đầy đủ, phong phú là yêu cầu không thể thiếu được của một bài tập làm văn tốt. Với yêu cầu này ta cần tiến hành qua các bước: tìm ý, lập dàn bài chi tiết 10 theo bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) .Với mỗi bài văn miêu tả, tôi yêu cầu học sinh làm được những yêu cầu sau: - Học sinh đọc kỹ đề , xác định thể loại, kiểu bài. - Xác định nội dung (tả gì ?) - Xác định tư tưởng, tình cảm cần thể hiện trong bài. Ví dụ như với đề bài sau: Tả một cây có bóng mát. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài rồi sử dụng hệ thống câu hỏi: ? Đề bài yêu cầu gì? ? Đề bài thuộc thể loại văn gì? ? Em chọn cây có bóng mát nào để tả? ? Cây đó có những đặc điểm gì? Sau đó, học sinh bám sát yêu cầu của đề bài, huy động vốn thực tế (mà các em đã được hướng dẫn quan sát qua khâu chuẩn bị) để lựa chọn được những nét nổi bật của đối tượng để miêu tả rõ ràng, đầy đủ. Sắp xếp ý một cách hợp lí : a. Phần mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả (tả đồ vật, cây cối, con vật ) bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Trong bài tập làm văn phần mở bài là phần gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc. Các em có thể vào bài bằng một câu hay một đoạn nhưng cần phải bám sát vào nội dung yêu cầu đã được xác định. Dựa vào mở bài của mỗi em mà giáo viên góp ý, không gò bó, không áp đặt. Ví dụ khi tả một đồ chơi mà em thích: các em có thể vào bài: “ Trong những đồ chơi em có, em thích nhất con gấu bông.” (chỉ là một câu nhưng đủ ý). Cũng có em vào bài tự nhiên hơn, dí dỏm hơn: “Những đồ chơi làm bằng bông mềm mại, ấm áp là thứ đồ chơi mà con gái thường thích. Em có một chú gấu bông, đó là người bạn thân thiết nhất của em suốt năm nay.” 11 Từ đó tôi giúp các em hiểu rằng: vào bài trực tiếp hay gián tiếp, bằng cách nhắc lại một kỉ niệm, một câu nói, một tiếng khóc, hay một tiếng cười,… cũng vẫn phải bám sát yêu cầu của đề bài để viết được bài văn tốt mang tính nghệ thuật cao. b. Phần thân bài: Ở phần này tôi cho học sinh phát triển theo nhiều ý khác nhau. - Tả đồ vật: Tả bao quát toàn bộ rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. - Tả cây cối: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. - Tả con vật: Tả ngoại hình rồi đến thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật hoặc xen kẽ ngoại hình khi thể hiện thói quen sinh hoạt của nó. Ví dụ: Đề bài: “Tả một cây bóng mát”. Tôi cho các em làm rõ các ý trong bài bằng một số câu hỏi như: ? Em quan sát cây đó vào lúc nào? ?. Em tả từng bộ phận của cây hay tả từng thời kì phát triển của cây? - Nếu tả từng bộ phận thì cần tả thân, gốc, lá, cành... - Nếu tả từng thời kì phát triển của cây thì cần tả thời kì ra hoa, thời kì rụng lá... Sau đó, học sinh phát triển ý, ý học sinh thật đa dạng, tôi để học sinh phát triển thật tự nhiên. Như vậy mỗi em có một ý, một vẻ khác nhau và đều đảm bảo đủ ý chính. Tuy nhiên cần hướng cho học sinh phát triển phong phú về nội dung, làm nổi bật yêu cầu của đề bài. Khi xây dựng phần thân bài, tôi lưu ý học sinh: Tả đồ vật, con vật, cây cối, có thể tả nhiều bộ phận nhưng không coi đó là chủ yếu mà cần làm nổi bật đặc điểm cần tả do đề bài yêu cầu. Tả con vật cần chọn những nét tiêu biểu, tránh liệt kê đầy đủ nhưng nặng về kể lể khô khan. c. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ, ấn tượng về đối tượng miêu tả Có nhiều cách kết bài khác nhau cho một bài văn miêu tả nhưng đều phải xuất phát từ nội dung chính mà các em vừa khai thác được ở phần thân bài. Để thực hiện tốt điều này chúng ta có thể gợi mở: 12 Chẳng hạn: Với đề bài: “ Tả một cây bóng mát”, ta có thể hỏi: ? Em hãy nói tình cảm của em với cái cây đó? ? Cây đó có ích lợi gì? Hay với đề bài "Tả một con vật nuôi trong nhà ", ta có thể hỏi: ? Nêu cảm nghĩ của em về con vật đó? ? Con vật đó gắn bó với em như thế nào? - Giáo viên mở cho học sinh nói theo ý của mình, cảm nghĩ của mình qua bài văn miêu tả mà các em đã chuẩn bị. Sau đó giáo viên chắt lọc, sửa sai (nếu cần). 3. Tập cho HS viết những câu văn có hình ảnh và sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã học. Để học sinh dễ tiến hành, trong tiết lập dàn ý, tôi gợi cho các em bằng những câu hỏi dễ nhớ, hướng dẫn các em biết chọn lựa chi tiết, diễn đạt bằng câu văn ngắn gọn, có hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ đã học như so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ…làm cho cách diễn đạt chi tiết, sinh động hơn. Những câu hỏi gợi ý thường được xen vào trong bài làm văn miệng. Nếu học sinh chưa sử dụng được biện pháp nghệ thuật thì giáo viên gợi ý thêm. Ngoài ra việc rèn cho học sinh viết bài văn có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, có lời văn phù hợp với nội dung, yêu cầu của bài và thể loại miêu tả là rất quan trọng. Chẳng hạn: Với đề bài: “ Tả một cây bóng mát”, ta có thể hỏi: ? Em có thể dùng hình ảnh nào để so sánh với cây mình tả? ? Hãy dùng một số hình ảnh nhân hóa cây giống như con người? Hay với đề bài " Tả một con vật nuôi trong nhà ", ta có thể hỏi: ? Bộ lông của con vật tả khi sờ vào em có cảm giác như thế nào? ? Nó có hành động nào giống như con người không? 13 Hay với đề bài " Tả một đồ chơi mà em yêu thích ", ta cũng có thể hỏi: ? Dùng tai nghe em thấy đồ vật đó có phát ra tiếng động không? Tóm lại, để giúp học sinh viết được bài văn, đoạn văn có hình ảnh, sinh động, khi luyện tập, tôi lưu ý nhắc nhở các em nắm được đặc điểm về thể loại miêu tả, kiểu bài tả. Nhắc các em cần dùng những từ ngữ gợi hình ảnh, gợi cảm xúc, dùng động từ sát hợp, dùng biện pháp nhân hoá, liên tưởng, hình ảnh so sánh, ví von sinh động để vừa gợi tả cụ thể, vừa bộc lộ thái độ, tình cảm của mình với đối tượng được tả. Sử dụng đúng và hay từ láy, từ ghép, …nhằm gợi tả sự vật đang tả. 4. Bộc lộ cảm xúc trong bài văn; Bài văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết luận mà còn bộc lộ ở từng câu, từng đoạn của bài. Điều này, ở mỗi tiết học, trước khi làm bài văn, tôi lấy ví dụ cụ thể và đi đến khái niệm về cảm xúc của mình trước sự vật, hiện tượng để các em hiểu và vận dụng vào bài viết. Kết hợp hài hoà các yếu tố xây dựng nội dung, diễn đạt có nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc đã làm cho bài văn của các em có hình ảnh, sinh động, giàu cảm xúc và kết quả bài làm văn cao hơn. Ví dụ: Ôm chú gấu như một cục bông lớn vào lòng, em thấy dễ chịu. Hay em luôn mơ ước có nhiều đồ chơi em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới đều có đồ chơi vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi. 5. Chấm, chữa và trả bài viết: Tiết trả bài viết là tiết sau cùng của một đề bài văn nhưng lại là tiết thiết thực nhất, cụ thể nhất để các em thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, của bạn để học hỏi, trao đổi lẫn nhau, tìm cách và biết cách sửa sai cùng tiến bộ. Mặt khác đây cũng là sự tự kiểm tra lại quá trình dạy học văn miêu tả của giáo viên. Muốn thực hiện tốt khâu chữa bài, trả bài viết, tôi quan tâm các bước sau: - Chấm bài: Giáo viên chấm bài kiểm tra thật kĩ, cẩn trọng nhằm phát hiện được những ưu điểm của bài văn: bài hay, câu hay, ý hay, dùng từ sáng tạo, bố cục chặt 14 chẽ…Nắm chắc các lỗi phổ biến mà các em mắc phải: Dùng từ chưa chính xác, câu văn chưa hoàn chỉnh, thiếu hoặc thừa thành phần chủ vị, chưa rõ nghĩa, lặp từ, lặp ý, …Tất cả những ưu khuyết điểm đó đều được tôi ghi cụ thể (lỗi sai, đối tượng học sinh) để làm cơ sở cho việc chữa bài. Trong quá trình chấm bài, tôi chọn ra bài tiêu biểu của lớp, chọn thêm bài hay của những năm trước cho các em tham khảo. Giáo viên chuẩn bị câu hỏi gợi mở, sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề kết hợp giảng giải. ? Bài làm có miêu tả chân thực đối tượng miêu tả hay không? ? Đối tượng được miêu tả đã đúng với bản chất của nó chưa? ? Các chi tiết trong bài có thực không? Có cụ thể, sinh động không? ? Tư tưởng tình cảm các em bộc lộ trong bài như thế nào? Có gắn với đối tượng miêu tả không? - Chữa bài: Ở khâu này tôi hướng dẫn học sinh chữa lỗi từ đơn giản đến phức tạp. + Chữa lỗi về dùng từ: Tôi đưa câu văn mà HS dùng từ thiếu chính xác (ghi ở bảng phụ) cho học sinh đọc và phát hiện. Ví dụ qua đề bài “Tả con vật mà em yêu thích” có học sinh viết: “ Chú gà trống vỗ cánh lạch bạch”. Xét về góc độ ngữ nghĩa, cú pháp thì câu hoàn toàn đúng. Song từ lạch bạch là từ tượng thanh, chỉ cho ta nghe âm thanh khi chú gà trống vỗ cánh nhưng chưa toát lên được vẻ oai vệ của gà trống. Vì vậy giáo viên gợi mở để học sinh tìm từ thay thế “phành phạch”, vừa gợi tả âm thanh vừa cho thấy hình ảnh đôi cánh chú gà trống vừa mạnh vừa khoẻ. Sau đó học sinh viết lại câu. Nhận xét mức độ miêu tả qua câu vừa viết. + Chữa lỗi về câu: Lỗi về câu có nhiều dạng. Tôi lựa chọn từng loại sai để sửa. Ví dụ khi viết bài văn tả con vật nuôi trong gia đình có học sinh viết: “Con chó yêu”. Tôi dùng câu hỏi để học sinh phát hiện lỗi sai của câu là chưa đủ thông tin, chưa rõ nghĩa. Con chó yêu của ai? Câu thiếu bổ ngữ. Sau đó cho học sinh bổ sung: Chẳng hạn: Con chó yêu của tôi. 15 Tóm lại, trong bước phân tích, chữa lỗi, giáo viên cần chọn từ, câu sai để chữa. Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở, học sinh tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. Quan trọng là hệ thống câu hỏi dẫn dắt của giáo viên phải sát với đối tượng học sinh (chú trọng học sinh yếu và trung bình). Giáo viên đọc câu văn hay, sáng tạo ở phần củng cố. Động viên học sinh có sổ tay vốn từ, hình thành thói quen khi gặp từ hay là ghi ngay vào sổ. Những học sinh điểm chưa cao có thể viết lại một đoạn hoặc cả bài để có kết quả cao hơn. Giúp học sinh tự nhận xét được điều hay, cái chưa được về bài viết của mình, của bạn qua một đề bài cụ thể để rồi cùng nhau học tập cái hay, sửa chữa lỗi mắc phải. Như vậy, với vai trò chủ đạo của giáo viên, động viên, tạo niềm tin, hưng phấn và ý thức độc lập suy nghĩ trong quá trình học tập của học sinh. Đó là yếu tố quan trọng quyết định thành công của tiết trả bài văn miêu tả nói riêng và của quá trình dạy học văn miêu tả nói chung. PHẦN III: KẾT LUẬN I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Khi áp dụng những kinh nghiệm mà tôi đã tìm tòi vào giảng dạy thể loại văn miêu tả ở lớp 4B, tôi thấy kết quả thể hiện khá rõ nét. Kể từ khi áp dụng cho đến thời điểm này, hiện tượng học sinh sợ làm văn nói chung và sợ văn miêu tả nói riêng không còn nữa (trong các bài kiểm tra định kỳ, không còn hiện tượng học sinh không làm bài tập làm văn). Điểm các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ tăng dần. Học sinh hứng thú học tập hơn. Trong giờ học các em tập trung hơn, say sưa cùng bạn bè quan sát đối tượng cần miêu tả. Tôi rất vui khi thấy có khá nhiều học sinh đã có cuốn sổ tay riêng để ghi những điều quan sát được và những câu văn hay, từ ngữ gợi tả, gợi cảm,…Có thể nói rằng học sinh đã không còn ngại khi học văn miêu tả. Các em làm bài một cách chủ động, ý văn, lời văn, giọng văn phù hợp, đầy đủ, giàu cảm xúc. Thể loại văn miêu tả được các em thích hơn. Kết quả thu được như sau: 16 Giỏi Tổng Khá Trung bình Yếu số HS SL % SL % SL % SL 36 em 10 27,8% 21 58,3% 5 13,9% 0 % II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua việc giảng dạy phân môn Tập làm văn và cụ thể là khi dạy văn miêu tả, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: 1. Trước hết cần khuyến khích việc đọc sách, tạo điều kiện, thời gian cho học sinh tham gia đọc sách ở thư viện nhà trường; đọc sách vào 15 phút đầu giờ trong tuần, đọc sách ở thư viện tự quản; bố mẹ định hướng việc chọn sách cho con, thưởng sách mỗi khi con có thành tích, đặc biệt quan tâm đến sách văn học…;Khuyến khích học sinh làm sổ tay văn học để ghi chép những đoạn văn, đoạn thơ hay, ghi chép những cảm xúc của mình sau khi đọc. Tạo điều kiện cho học sinh, con em hoà nhập với thiên nhiên, đưa vào các chương trình sinh hoạt tập thể với những nội dung hướng vào việc phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. 2. Cần nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nội dung từng tiết dạy trong quá trình dạy học thể loại văn miêu tả. Trên cơ sở đó để có kế hoạch thiết kế nội dung bài dạy cho phù hợp với học sinh và đạt được mục tiêu đã đề ra. 3. Phải đảm bảo yêu cầu quan sát: quan sát đúng đối tượng miêu tả (Các em được quan sát thực sự, quan sát nhiều lần đối tượng miêu tả bằng nhiều giác quan khác nhau. Giáo viên khéo kéo gợi mở để học sinh huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc để kết quả quan sát được tốt hơn ). 4. Xây dựng nội dung bài đầy đủ và phong phú, khuyến khích học sinh tìm ý, phát triển ý đa dạng, làm nổi bật yêu cầu của đề bài. Luyện viết câu văn hay, dùng 17 từ có hình ảnh, sử dụng các biện pháp nghệ thuật phù hợp. Bộc lộ cảm xúc trong bài văn: trong phần kết bài và cả trong từng câu văn, đoạn văn. 5. Chấm, chữa bài có hiệu quả thông qua tiết trả bài để giúp học sinh nhìn nhận được mặt ưu, khuyết của mình, của bạn, các em trao đổi, học hỏi lẫn nhau, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Ngoài ra, chúng ta cần hướng các em học tập thêm được nghệ thuật dùng từ, diễn đạt,…trong mỗi kiểu bài. Hàng tháng, giáo viên kiểm tra sổ tay cá nhân, biểu dương những sổ tay có nhiều từ mới, có nhiều đoạn văn hay,… Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp học sinh lớp 4 học tốt hơn thể loại văn miêu tả. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót khi trình bày sáng kiến. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học cũng như bạn bè đồng nghiệp để tôi đúc rút thêm được những kinh nghiệm cần thiết trong quá trình dạy học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết Võ Thị Thùy Dương 18 Để khắc phục tình trạng trên, tôi đã mày mò nghiên cứu tìm ra những việc cần làm, những phương pháp dạy học thiết thực để tiết dạy- học tập làm văn miêu tả có chất lượng hơn, phù hợp với học sinh địa phương mình đang dạy và cho học sinh vùng khác có thể. Phương pháp dạy học đó cần phải đảm bảo: - Đảm bảo tính chân thực của bài miêu tả. Bài miêu tả cần phải được bắt nguồn từ quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả, kết hợp với kinh nghiệm sống, trí tưởng tượng của học sinh, phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc thực của các em trước đối tượng miêu tả. - Đảm bảo yêu cầu thực hành. Lấy thực hành làm hoạt động chính của tiết học. Lấy sự hình thành kỹ năng viết một bài văn miêu tả (luyện kỹ năng phân tích đề, lập dàn 19 ý, dựng đoạn, dùng từ đặt câu) làm yêu cầu chính của tiết học. Trên cơ sở thầy hướng dẫn, học sinh tiến hành các hoạt động học tập để qua đó rút ra lí thuyết văn miêu tả. Nói cách khác là có sự liên tục, kế tiếp nhau giữa các tiết học văn miêu tả, giữa các thể văn miêu tả…sao cho việc rèn kĩ năng, nắm vững yêu cầu thể loại ngày càng tốt hơn. Muốn thực hiện được những yêu cầu trên, giáo viên dạy phải có hướng cho học sinh chuẩn bị bài chu đáo, hướng dẫn học sinh tập quan sát ( ở nhà), Giữa thiên nhiên tươi xanh. Các em có thể trao đổi theo nhóm với nhau để tìm ra những đặc điểm của đối tượng một cách tốt nhất ( giáo viên không quên chú ý đến từng đối tượng học sinhđặc biệt là học sinh yếu). Giáo viên phải tôn trọng ý kiến của các em, không phê phán vội vàng, chủ quan, phải giúp học sinh tự tin trong học tập. - Tính chân thực đòi hỏi phải có chi tiết thực, tả đúng bản chất của đối tượng miêu tả, thể hiện được những nét đẹp đẽ, đúng đắn trong tư tưởng, tình cảm của người học sinh khi bộc lộ thái độ của các em với đối tượng miêu tả. Dưới đây là một vài kinh nghiệm trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện những yêu cầu quan trọng để làm bài tập làm văn miêu tả có kết quả tốt: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan