
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
GV: Nguyễn Lệ Trinh - Trường Tiểu học Hướng Phùng
C. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến
động không ngừng, nhưng Đảng và nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến sự
nghiệp “trồng người”. Vì vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức
hết sức đúng đắn về vai trò của người thầy, người cô trong lớp học.
Khác với các bậc học khác, người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học là người
trực tiếp vừa “dạy” vừa “dỗ” và đảm nhiệm hầu hết các môn học, là người quản
lý toàn diện một tập thể học sinh của một lớp và có nhiều thời gian gắn bó, gần
gũi với học sinh. Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn sống của học sinh tiểu
học còn nhiều hạn chế vì vậy các em rất cần có một người thường xuyên hướng
dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt. Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ
nhiệm lớp, trước tiên người giáo viên phải xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ
chức giáo dục, phải là người thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo,
phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời người giáo viên
chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở
mức cao hơn. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh.
Là một giáo viên mới vào ngành, khi vào nhận công tác tại trường được
Ban Giám Hiệu phân công nhận chủ nhiệm lớp tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng
vì mình được thử sức, được cống hiến một phần công sức phục vụ cho mái
trường mới của mình, lo vì bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy
và chưa thực sự hiểu hết tâm lý của các đối tượng học sinh đặc biệt là lớp tôi có
trên 40% là đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Tôi cứ băn khoăn không biết
phải làm thế nào để xây dựng một lớp học thân thiện, nền nếp, các em học sinh
biết cố gắng, nỗ lực học tập, chăm ngoan, vâng lời thầy cô, cha mẹ. Đó là một
thách thức, một bài toán lớn mà bản thân tôi phải tự cố gắng tìm lời giải trong
quá trình công tác tại trường.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ :
Là một giáo viên đang còn trong thời gian tập sự nên tôi cảm thấy công
việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có phần nặng nhọc, vất vả và
hết sức phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là
một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học
sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo
dục cao. Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong năm học qua, song song với việc
giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai
trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. Như chúng ta đã biết công tác
chủ nhiệm lớp là một công việc hết sức cần thiết của người giáo viên Tiểu học
để thực hiện mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng cho học sinh.
Năm học 2014 - 2015, lớp tôi có tổng số 36 học sinh. Trong đó có 21 em
nữ, một vài em lại hay hờn dỗi và nhút nhát, một số em lại không thân thiện mà
hay gây gỗ, to tiếng với bạn; có 3 em nam là đối tượng dân tộc thiểu số hay quậy
phá, chọc ghẹo các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học nhưng lại