Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một vài biện pháp quản lí tổ chuyên môn ở trường tiểu học....

Tài liệu Skkn một vài biện pháp quản lí tổ chuyên môn ở trường tiểu học.

.DOC
19
1298
77

Mô tả:

MỤC LỤC Trang 1: Mục lục Trang 2: I. Sơ lược lí lịch tác giả Trang 2: II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị Trang 2: 1. Tóm tắt tình hình đơn vị Trang 3: 2. Thuận lợi Trang 3: 3. Khó khăn Trang 4: III. Mục đích, yêu cầu của đề tài, sáng kiến Trang 4: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Trang 5: 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Trang 6: 3. Nội dung sáng kiến Trang 6: 3.1. Tiến trình thực hiện Trang 7: 3.2. Thời gian thực hiện Trang 7: 3.3.Biện pháp tổ chức Trang 16: IV. Hiệu quả đạt được Trang 16: 1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dúng sáng kiến Trang 17: 2. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến Trang 18: V. Mức độ ảnh hưởng Trang 18: VI. Kết luận PHÒNG GDĐT CHÂU PHÚ TRƯỜNG TH A ĐÀO HỮU CẢNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1 Châu Phú, ngày 15 tháng 12 năm 2018 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến một vài biện pháp quản lí tổ chuyên môn ở trường tiểu học. . I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: NGUYỄN PHƯỚC TRUNG Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 1980 - Nơi thường trú: Số nhà 107/11, ấp Hưng Thới, Đào Hữu Cảnh, Châu Phú, An Giang. - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh. - Chức vụ hiện nay: Giáo viên. - Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học. - Lĩnh vực công tác: Giáo dục. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 1.Tóm tắt tình hình đơn vị. - Trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh thuộc khu vực vùng trong của Huyện Châu Phú, nằm trên địa bàn nông thôn ấp Hưng Thới, xã Đào Hữu Cảnh. Trường có 2 điểm, một điểm chính và một điểm lẻ với 16 phòng học, trong đó có 14 phòng học kiên cố và 02 phòng học bán kiên cố. Xét về điều kiện vật chất thì trường chưa đạt chuẩn vì có nhiều phòng học đang xuống cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu học tập của học sinh, mặt bằng sân chơi chưa đạt tiêu chuẩn, chưa có các phòng học chức năng cho học sinh học các môn chuyên. - Trường có trên 600 học sinh. Với đội ngũ giáo viên thì trường có số giáo viên khá đông ( 35 tổng số giáo viên, công nhân viên ) đa số giáo viên trẻ, trình độ đào tạo trên chuẩn, nhiệt tình trong công tác. 2. Thuận lợi . 2 - Được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và sự quan tâm chặt chẽ của Ban Giám Hiệu nhà trường nhất là Phó Hiệu Trưởng chuyên môn tạo điều kiện cho tổ hoạt động được đồng đều và chất lượng. - Sự đoàn kết nhất trí của các giáo viên trong tổ, thống nhất một lòng thực hiện tốt công việc được giao. - Một số phụ huynh học sinh tại địa bàn rất quan tâm tới việc học tập của con em và sẵn sàng hỗ trợ cho các hoạt động vui chơi giải trí của tổ. - Đa số giáo viên trong tổ đều giảng dạy lớp 5 lâu năm nên nắm hết toàn bộ nội dung của chương trình, thảo luận đóng góp ý kiến nhiều làm cho buổi sinh hoạt tổ thêm sinh động, sôi nổi. - Đa số giáo viên trong tổ nhà ở rất gần trường nên tiện cho việc liên lạc về chuyên môn. - Một số mạnh thường quân đã hỗ trợ cơ sở vật chất như: đèn, quạt cho các phòng học. Vì vậy các phòng học tương đối khang trang và đầy đủ ánh sáng phục vụ tốt cho việc học tập của học sinh. 3. Khó khăn. - Giáo viên trong tổ được đào tạo ở nhiều thế hệ khác nhau như: chính quy, tại chức, chuyên tu, công đoạn,…nên nhận thức của các giáo viên có phần chênh lệch. Trong tổ có nhiều thế hệ lứa tuổi khác nhau trung bình từ 32 tuổi đến 49 tuổi từ đó dẫn đến sự nhận thức cũng khác nhau. - Một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề, không chịu học hỏi trau dồi đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa dám mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm mà cứ theo phương pháp cũ là thầy giảng trò nghe, ít chịu sử dụng công nghệ thông tin và các phần mềm trong dạy học. - Năm học này có một giáo viên mới chuyển khối nên còn bỡ ngỡ với chương trình và phương pháp giảng dạy, điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tập thể chuyên môn. 3 - Trang thiết bị dạy học và các dụng cụ phương tiện nghe nhìn chưa đáp ứng cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Từ đó làm ảnh hưởng đến chuyên môn và chất lượng sinh hoạt của tổ. - Tên sáng kiến: Một vài biện pháp quản lí tổ chuyên môn ở trường tiểu học. - Lĩnh vực: Giáo dục. III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN 1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến. - So với những năm trước đây Trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh thuộc vùng trong của Huyện Châu Phú, nhận thức của giáo viên về việc sinh hoạt tổ chuyên môn còn hạn chế, thậm chí còn xem thường việc quản lí tổ và sinh hoạt chuyên môn. Gần đây theo chỉ đạo của Phòng Giáo Dục Châu Phú là sinh hoạt chuyên môn theo Nghiên cứu bài học, nên nhận thức của giáo viên cũng có phần chuyển biến hơn. - Tay nghề của giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đồng đều, công tác quản lí tổ vẫn còn lỏng lẻo, chất lượng học sinh chưa được nâng cao, chưa phát huy hết trí tuệ và khả năng của từng giáo viên, giáo viên chưa thật sự đổi mới được phương pháp dạy học theo nhu cầu giáo dục hiện nay. - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được công tác dạy và học cho giáo viên và học sinh, đồ dùng và trang thiết bị dạy học còn thiếu rất nhiều, kinh phí hoạt động còn hẹn hẹp chưa phục vụ hết cho việc sinh hoạt tổ chuyên môn, các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, tham quan học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Một số bộ phận phụ huynh học sinh chưa nhận thức cao về việc học tập của con em, các em học sinh thì không thích đi học, không năng động trong các hoạt động của nhà trường, lười biếng không tham gia phát biểu xây dựng nội dung bài học. 4 - Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, không chịu học hỏi, không chịu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trumg tâm, chưa hiểu biết nhiều về công nghệ thông tin, thụ động trong sinh hoạt chuyên môn, không đóng góp ý kiến xây dựng cho đồng chí đồng nghiệp, lơ là trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Tóm lại: Xuất phát từ những trực trạng nêu trên, nhằm để góp phần cho việc sinh hoạt tổ chuyên môn đạt kết quả cao, cũng như nâng cao trình độ quản lí tổ chuyên môn của bản thân. Từ đó tôi không ngừng tìm tòi, suy nghĩ, nghiên cứu qua nhiều năm kinh nghiệm quản lí tổ, tôi nhận thấy rằng muốn quản lí tốt công tác tổ chuyên môn ở trường tiểu học thì người tổ trưởng cần phải có kế hoạch, sáng kiến, biện pháp cụ thể, rõ ràng cho hoạt động của tổ nói chung và hoạt động của từng giáo viên trong tổ nói riêng. Vì vậy, tôi xin đưa ra “ Một vài biện pháp quản lí tổ chuyên môn ở trường tiểu học” cho các bạn tổ trưởng trong Huyện tham khảo và vận dụng. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến : - Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5 nhiều năm và được sự tín nhiệm của Ban Giám Hiệu nhà trường và giao nhiệm vụ cho làm Tổ trưởng tổ 5 nhiều năm qua. Tôi nhận thấy muốn cho giáo dục của Huyện nhà Châu Phú nói chung và giáo dục của Trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh nói riêng có những chuyển biến tốt và đạt được mục tiêu giáo dục hiện nay thì việc quản lí tổ chuyên môn cũng đóng một vai trò rất quan trọng mà từ trước đến nay một số trường vẫn còn xem nhẹ. - Mặt khác, công việc quản lí tổ chuyên môn trong nhà trường tiểu học hiên nay đòi hỏi người Hiệu Trưởng phải có cái nhìn xa, hiểu rộng để chọn người có tài, có đức, có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần học hỏi và đặc biệt là phải biết quản lí và xử lí tốt mọi công việc. Các ý kiến chỉ đạo của Ban Giám Hiệu đều được Tổ trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường truyền đạt, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện. 5 - Qua thời gian nghiên cứu và tìm tòi sáng tạo về trách nhiệm làm công tác quản lí Tổ chuyên môn của nhà trường, tôi thường bắt tay ngay vào công việc và lên kế hoạch công việc, kiểm tra, đánh giá ngay từ đầu năm học. 3. Nội dung sáng kiến. 3.1. Tiến trình thực hiện. - Bước đầu trước khi áp dụng những biện pháp mới để cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cũng như cải tiến công tác quản lí chuyên môn ở trường tiểu học, bản thân tôi rất bỡ ngỡ và ngần ngại vì đó là một việc làm tương đối khó khăn. Vì đây là những năm đầu tiên áp dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, trong đó người Tổ trưởng đóng vai trò rất quan trọng điều khiển tổ hoạt động và phải là người học sâu hiểu rộng, nắm hết toàn bộ nội dung chương trình, làm sao cho giáo viên thích đi sinh hoạt tổ chuyên môn và học sinh càng hứng thú hơn khi đi học. - Qua nhiều năm quản lí tổ chuyên môn, đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, tôi bắt đầu đi sâu vào công việc, muốn cho một tổ chuyên môn đạt được hiệu quả cao, nhiều thành tích trong năm học, thành tích học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt thì buộc mỗi giáo viên trong tổ phải bỏ đi cái “ Tôi” của chính bản thân mình, đó là yếu tố quan trọng nhất. Muốn làm được điều đó thì người Tổ trưởng trước tiên phải: + Nắm được tình hình giáo viên trong tổ, năng lực chuyên môn để phân công và giao nhiệm vụ cho thích hợp. + Hiểu được công việc, gương mẫu trong các hoạt động phong trào và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. + Mỗi người giáo viên phải cảm nhận công việc được giao và chính bản thân mình phải hoàn thành tốt công việc được giao đó, phải cởi mở, hài hòa khi nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ. + Mỗi giáo viên phải lập được kế hoạch hoạt động cá nhân cho cả năm học và phải biết thực hiện kế hoạch đó một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tế lớp mình và điều kiện của nhà trường. 6 + Ban Giám Hiệu và Tổ trưởng thường xuyên phối kết hợp kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện của giáo viên, chia sẽ kinh nghiệm, khắc phục những thiếu sót và nhất là nội dung giáo dục cho học sinh. Qua những tiến trình thực hiện như trên sẽ giúp cho các giáo viên trong tổ nhận thấy được vai trò của người Tổ trưởng rất quan trọng sẽ quyết định sự thành công của Tổ chuyên môn. Không những thế các giáo viên còn phải biết đoàn kết hợp tác nhau để tạo thành một khối vững mạnh. 3.2. Thời gian thực hiện. Áp dụng từ năm học 2016– 2017 cho đến nay. 3.3. Biện pháp tổ chức. Biện pháp 1: Tìm hiểu về tình hình đội ngũ giáo viên trong tổ. Đầu năm học để quản lí tổ khối được tốt tôi lên kế hoạch dành chút thời gian tìm hiểu về tình hình giáo viên của tổ tôi, nhất là có giáo viên mới chuyển khối lớp, tôi cử thành viên trong tổ cũ kìm kẹp giáo viên đó, cụ thể như sau: - Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, sở trường, sở đoản giáo viên đó như thế nào? Năng lực công tác, trình độ chuyên môn, cách giao tiếp mọi người, tinh thần đoàn kết nội bộ, tìm hiểu về tâm tư nguyện vọng của từng giáo viên trong tổ ra sao?. - Xem lí lịch của từng giáo viên, cách thực hiện qui chế chuyên môn, lắng nghe ý kiến của phụ huynh học sinh, xem phần đánh giá tay nghề của nhà trường cuối năm, cách thực hiện nhiệm vụ được giao. - Qua thời gian ngắn tìm hiểu tôi rút ra kết luận như sau: + Tổng số giáo viên trong tổ là 06 GV. + Tuổi đời từ 32 tuổi đến 49 tuổi. + Trình độ chuyên môn đều đạt trên chuẩn từ Đại học, chỉ có 01 giáo viên là cao đẳng. + Có 01 giáo viên đạt Chiến sĩ thi đua cấp Huyện, 01 giáo viên đạt bằng khen cấp tỉnh, 05 giáo viên là giáo viên giỏi cấp trường, 05 giáo viên 7 giỏi cấp Huyện, 01 giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Huyện, 01 giáo viên viết chữ đẹp cấp Trường, cấp Huyện. + Đa số giáo viên đều có ý thức tổ chức kỷ luật cao, nghiêm chỉnh chấp hành tốt đường lối chủ trương của đàng và chính sách pháp luật của nhà nước. +Luôn có ý thức cao trong mọi công việc, phấn đấu trở thành con người mới, giáo viên giỏi. Biết đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, biết xây dựng được không khí ấm cúng trong tập thể. + Tập thể đạt danh hiệu : Lao động tiên tiến. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công công việc cho các thành viên trong tổ. - Đây là một công việc rất khó đòi hỏi người Tổ trưởng phải nắm hết mọi hoàn cảnh và năng lực sở trường của từng người mà phân công cho hợp lí, vừa sức, công bằng, khách quan thì lúc đó mọi người mới phát huy hết tiềm năng và năng lực của mình mà thực hiện xuất sắc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Tổ trưởng và tổ phó có nhiệm vụ kèm kẹp giúp đỡ 01 giáo viên mới chuyển khối lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đảm bảo công việc vừa sức với mỗi giáo viên, hỗ trợ cho nhau trong công việc soạn giảng mới đúng theo CV 1200 của Sở. - Qua nghiên cứu tìm hiểu về tình hình giáo viên tôi tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ năm học 2018 – 2019 như sau: STT HỌ VÀ TÊN LỚP CHỨC PHỤ CHUYÊN NCBH 8 VỤ 1 2 3 4 5 6 Nguyễn Phước Trung Phan Thanh Việt Bùi Thị Trầm Hương Phạm Thanh Sơn Nguyễn Thị Loan Lâm Tết Xuyến 5E 5A TT 5B 5C 5D AN TRÁCH MÔN T-ĐĐ TĐ-TLV TLV-KC CT LS-ĐL KH-KT AN ĐỀ X X X X X - Tiếp theo xây dựng kế hoạch, qui chế cho tổ khối hoạt động trong năm học 2018 – 2019 là: + Sinh hoạt chuyên môn 2 lần/ tháng, duyệt hồ sơ sổ sách đột xuất của BGH. + Học sinh tốt nghiệp tiểu học 100% ; học sinh lưu ban 0% ; học sinh bỏ học 0% ; học sinh đạt tốt về năng lực và phẩm chất đạt 60% ; đạt 40% ; học sinh hoàn thành tốt đạt 24% ; học sinh hoàn thành đạt 76%. + Sáng kiến kinh nghiệm cấp trường đạt 6 giáo viên ; cấp Huyện 3 giáo viên ; giáo viên dạy giỏi cấp trường 6 giáo viên ; giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường 6 giáo viên ; 2 giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp Huyện. + Tất cả các thành viên trong tổ đều phải thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, thường xuyên học hỏi nâng cao tay nghề. + Tổ chức tốt các lần kiểm tra định kì, đánh giá học sinh đúng năng lực, khách quan, công bằng, không thiên vị, thường xuyên liên hệ với gia đình phụ huynh học sinh thông báo kết quả học tập của các em. + Chấp hành tốt ý thức tổ chức kỷ luật của nhà trường, tuyệt đối theo sự phân công của Ban Giám Hiệu, không tự ý bỏ giờ, bỏ lớp, đi trễ về sớm, nếu nghỉ phải báo cho tổ biết trước 1 ngày. + Chấp hành tốt mọi chính sách chủ trương của Đảng và nhà nước, luôn có ý thức học hỏi và vươn lên. 9 + Mọi thành viên trong tổ đều phải tự mình học hỏi vươn lên trong cuộc sống, tự trau dồi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. + Tất cả các giáo viên trong tổ phải dựa vào kế hoạch của tổ xây dựng riêng cho mình kế hoạch cá nhân phải sát, đúng, giải pháp thiết thực mang tính khả thi cao. Biện pháp 3: Xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ. - Mỗi giáo viên trong tổ đều có hoàn cảnh gia đình riêng, không ai có cùng sở thích như nhau, ai cũng đều có năng lực sở trường riêng nhưng mục đích cuối cùng là phục vụ cho giáo dục, cho thế hệ tương lai của trẻ thơ. Tổ trưởng cần tạo mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với phụ huynh học sinh, giữa cá nhân với tập thể, giữa tập thể với Ban Giám Hiệu nhà trường - Xây dựng mối quan hệ tập thể trên nguyên tắc tập trung dân chủ, với tinh thần yêu nghề mến trẻ, tôn trọng đồng nghiệp, quan tâm đến đối tượng giáo dục, luôn luôn lắng nghe ý kiến của tập thể, chăm lo công việc chung của tổ, của trường, tôn trọng sự lãnh đạo của các cấp quản lí. - Dân chủ trong công tác hoạt động của tổ, động viên khuyến khích những thành viên trong tổ tham gia đầy đủ mọi hoạt động của nhà trường, các hội thi của ngành góp phần xây dựng tập thể vững mạnh. - Tổ trưởng phải biết lắng nghe ý kiến và giải quyết những thắc mắc của giáo viên kịp thời, đúng lúc, thỏa đáng không để xảy ra mâu thuẩn giữa các giáo viên trong tổ. Thường xuyên xây dựng mối đoàn kết, hài hòa, thống nhất, tự phê bình và phê bình, trước hết tổ trưởng phải tự kiểm tra mình trước, thể hiện một cách công bằng, khách quan, dân chủ. Tạo mọi điều kiện để giáo viên tham gia vào công việc chung, giáo dục mọi người phải biết tôn trọng lẫn nhau, yêu mến đồng nghiệp, quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. - Mọi thành viên trong tổ phải phát huy hết điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của mình, cần phải phối hợp nhịp nhàng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tăng cường tốt mọi hoạt động về công tác chủ nhiệm lớp, thống nhất 10 cả về mặt nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm để góp phần tạo thành một tập thể vững mạnh. Biện pháp 4: Chăm lo đời sống vật chất cho giáo viên trong tổ. - Ngoài công việc chuyên môn ra thì người Tổ trưởng còn đóng một vai trò rất quan trọng nữa là một người bạn đồng hành trong mọi gia đình giáo viên, thường xuyên thăm hỏi, động viên những giáo viên trong tổ có hoàn cảnh khó khăn để họ không mặc cảm mà phải biết vươn lên trong cuộc sống. - Thường xuyên liên hệ rà soát lại những giáo viên có nhu cầu vay vốn để giới thiệu với chủ tịch công đoàn cơ sở tạo công ăn việc làm cho giáo viên khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra trong trường còn hùn vốn hằng tháng cho giáo viên mượn không lời giảm bớt được nỗi lo của từng thành viên. - Thường xuyên thăm hỏi những giáo viên ốm đau, an ủi họ vượt qua bệnh tật, vận động những giáo viên trong tổ khuyên góp vốn ủng hộ cho những giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Tổ trưởng luôn nhắc nhở các giáo viên trong khối phải biết đoàn kết yêu thương nhau, thân ái giúp đỡ nhau trong mọi công việc, biết chia sẽ những vui buồn, học hỏi kinh nghiệm cho nhau. Bởi đây chính là một tổ hợp các giáo viên trong một môi trường giáo dục. Biện pháp 5: Đề xuất với nhà trường về bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên. - Tất cả mọi giáo viên đều phải trải qua đào tạo sư phạm nhưng chưa đủ cũng cần phải bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên hằng năm về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề, tự hoàn thiện mình hơn. Có như vậy thì người giáo viên mới vững vàng về chuyên môn, tự học hỏi và đổi mới phương pháp dạy học, đó là công việc hàng đầu mà giáo viên cần phải làm. - Một số hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên: +Bồi dưỡng của Phòng Giáo Dục: Phòng Giáo Dục thường xuyên tổ chức bồi dưỡng qua các tiết dự giờ của các trường trong cụm, kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy và học, dạy chuyên đề thao giảng theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, hoặc bồi dưỡng trong hè. 11 + Bồi dưỡng của Ban giám Hiệu, tổ khối: Thông qua các tiết dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm,đánh giá xếp loại giáo viên, dự giờ đột xuất theo thời khóa biểu, các tiết chuyên đề trong năm. + Bồi dưỡng qua hội thi giáo viên dạy giỏi: Đầu năm tổ khối đăng kí với Ban Giám Hiệu nhà trường số lượng giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi theo qui định, sau đó báo cho giáo viên biết để có bước chuẩn bị ngay từ đầu, mỗi giáo viên tham gia hội thi phải nổ lực hết mình, bên cạnh đó tổ còn phải tạo mọi điều kiện nhiệt tình giúp đỡ giáo viên khối mình tham gia một cách có hiệu quả nhất. + Bồi dưỡng qua việc tổ chức các phong trào: Đầu năm tổ lên kế hoạch cho giáo viên tham gia các phong trào hoạt động của tổ như: Viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, viết chữ đẹp, bồi dưỡng học sinh chưa hoàn thành ( nếu có ) hái hoa dân chủ, rung chuông vàng, trạng nguyên, …Ban Giám Hiệu duyệt, phối kết hợp với các bộ phận trong nhà trường hỗ trợ đạt kết quả tốt. +Bồi dưỡng qua việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: Đây là một việc làm không thể thiếu được trong năm học, mỗi giáo viên tự bồi dưỡng cho mình, tự xây dựng kế hoạch cho bản thân, làm sao cho học sinh thấy được trường học là ngôi nhà thứ hai của các em, mỗi ngày đến trường là một niềm vui, từ đó làm cho học sinh có nhiều say mê trong học tập, thích đi học hơn ở nhà, giáo viên sẽ đảm bảo được sĩ số lớp. Biện pháp 6: Tổ chức tốt các lần kiểm tra định kì cho học sinh. - Hằng năm công việc tổ chức và kiểm tra đánh giá học sinh là một việc làm hết sức quan trọng trong việc chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. Vì vậy các tổ chuyên môn phải làm tốt công tác này. Trước hết giáo viên phải ra đề kiểm tra đưa tổ khối duyệt, sau đó tổ khối trình Ban Giám Hiệu duyệt, như thế thì đề kiểm tra mới sát thực phù hợp với trình độ của học sinh lớp mình. - Khi ra đề kiểm tra giáo viên phải bám sát vào chuẩn kiến thức và phải đúng theo ma trận đề kiểm tra, phù hợp với chương trình và sách giáo khoa. Đề kiểm tra phải mang tính khách quan và bảo mật. 12 -Giáo viên chấm bài phải chính xác, công bằng, nhận xét rõ ràng không mang tính chung chung, phù hợp với tâm lí học sinh, không căng thẳng, từ đó mới đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh. Biện Pháp 7: Tham gia đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. - Tổ chuyên môn là thực hiện bước hai trong việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, chỉ có tổ trưởng mới đánh giá sát thực nhất đối với từng tổ viên của tổ mình. Trong quá trình đánh giá tổ trưởng có nhiệm vụ giúp đỡ, khuyến khích làm rõ các minh chứng đưa ra để các giáo viên trong tổ nhận xét, đóng góp ý kiến, ghi điểm và lập bản báo cáo chung của tổ trình lên Hiệu trưởng. - Khi đánh giá giáo viên Tổ trưởng phải họp tổ đánh giá từng người công khai trước tập thể theo từng tiêu chí, có thể nêu lại những ưu khuyết điểm của từng giáo viên trong năm học vừa qua, mỗi tiêu chí sẽ được nêu lên và phải được tập thể tổ thống nhất 100%. Nếu giáo viên nào đạt điểm 9 hoặc điểm 10 thì phải có minh chứng cụ thể, minh chứng đó đã được cấp lãnh đạo chấp nhận và kí duyệt. Biện pháp 8: Tổ chức nhiều phong trào trong tổ khối tham gia. - Ngay từ đầu năm học người Tổ trưởng phải lên kế hoạch tổ chức các phong trào cho cả năm học trình Hiệu trưởng kí duyệt, rồi sau đó phổ biến cho giáo viên trong khối theo đó mà thực hiện. - Hằng năm tổ khối 5 thường tổ chức các phong trào hoạt động vui chơi cho học sinh tham gia như : Hội thi rung chuông vàng, hội thi trạng nguyên, hái hoa dân chủ, phong trào thi đua học tập giữa các lớp, các khối lớp, để chào mừng các ngày lễ trong năm như: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; phong trào mừng Đảng mừng xuân; Ngày thành lập Đảng 3/2; Ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/03; Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 30/04; Ngày Quốc tế Lao động 01/05; Ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 15/05; Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh 19/05. 13 - Tất cả các hoạt động phong trào của tổ khối tổ chức đều được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường và sự phối kết hợp nhiệt tình của các bộ phận trong và ngoài nhà trường, thu hút rất nhiều học sinh tham gia. Các hoạt động phong trào như thế sẽ giúp cho học sinh có thêm sức khỏe tốt, các em thích hoạt động vui chơi, thích khám phá những điều mới lạ, dẫn đến các em sẽ có nhiều đam mê trong học tập, hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng của tổ khối. Không những thế mà các phong trào đó còn giúp cho giáo viên trong tổ có điều kiện gần nhau hơn, biết đoàn kết giúp đỡ nhau tạo nên một tập thể khối vững mạnh. Biện pháp 9: Nâng cao chất lượng các lần sinh hoạt tổ chuyên môn. - Người Tổ trưởng có vai trò rất quan trọng trong việc sinh hoạt tổ chuyên môn, là người điều hành quản lí trong suốt thời gian sinh hoạt tổ, trước hết người Tổ trưởng phải xung phong đi đầu, gương mẫu trong các hoạt động, là người có hiểu biết sâu rộng, có trình độ kiến thức vững vàng, mạnh dạn trong lời nói và việc làm, nhất là những kế hoạch mang tính lâu dài của tổ. - Tổ trưởng là người phải mang tính quyết đoán mọi công việc, có trách nhiệm về việc làm của mình, thường xuyên gợi ý để mỗi thành viên đều có ý kiến trong cuộc họp, phải có kết luận chung trong cuộc họp, nhận xét thẳng thắn, công bằng, đưa ra những hạn chế để khắc phục, đóng góp chân tình, sẵn sàng giúp đỡ bạn đồng nghiệp cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. - Nhà trường quy định mỗi tháng sinh hoạt tổ hai lần. Nội dung họp tổ bao gồm: Thảo luận về phương pháp, hình thức dạy học, thảo luận bài khó, tiết khó, thảo luận về bài nghiên cứu, thảo luận về công tác chủ nhiệm lớp, công tác vận động và duy trì sĩ số, việc dự giờ thăm lớp, tổ chức chuyên đề, kiểm tra hoạt động dạy và học, thống nhất làm đồ dùng dạy học, thống nhất việc soạn giảng mới theo công văn 1200, xây dựng tay nghề cho giáo viên, công tác bồi dưỡng học sinh, tìm cách vận động học sinh tham gia BHYT. - Ngoài những vấn đề nêu trên người Tổ trưởng cần phải sưu tầm thêm một số loại sách báo, tài liệu có liên quan đến chuyên môn để giới thiệu cho 14 các thành viên trong tổ tham khảo. Muốn đạt được kết quả đó người Tổ trưởng cần phải có kế hoạch phân công cụ thể rõ ràng có xác nhận của Ban Giám Hiệu nhà trường. Tuy nhiên cần phải có sự kiểm tra đôn đốc mới đánh giá được chính xác. Hằng tháng Tổ trưởng phải kết hợp với Ban Giám Hiệu nhà trường duyệt hồ sơ sổ sách, đưa ra kết quả làm được theo kế hoạch có khen thưởng và phê bình cụ thể trước tập thể giáo viên trong tổ khối. - Người Tổ trưởng cần phải có đầy đủ uy tín và năng lực chuyên môn. Biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các thành viên, biết tổ chức và xây dựng cuộc họp để bàn bạc, nhận xét, đánh giá, thảo luận, tuyên dương, khen thưởng, luôn tạo được sự thoải mái, thân thiện, không gò bó, áp đặt giáo viên phải thực hiện theo mình. Biện pháp 10: Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng. - Ngay từ đầu năm học tôi đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu cho giáo viên, mỗi giáo viên phải có ý thức phấn đấu theo khả năng của mình và phải đăng kí ngay từ đầu năm, nếu giáo viên nào không đăng kí thì cuối năm không xét cho giáo viên đó. - Hằng tháng trong các lần sinh hoạt tổ chuyên môn, người tổ trưởng và phó Hiệu trưởng chuyên môn đều là những người có quyền tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thi đua khen thưởng và Tổ trưởng phải là người trực tiếp phân loại giáo viên chủ yếu về : xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động, dạy đúng dạy đủ theo phân phối chương trình, đảm bảo tốt nề nếp dạy và học, chấp hành tốt qui định của nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, lên lớp đúng giờ, không đi trễ về sớm, không xúc phạm đến thân thể học sinh. Sau mỗi lần sinh hoạt tổ chuyên môn cuối tháng đều đưa ra bình xét công khai trước tập thể tổ đúng theo quy chế của nhà trường. - Tổ trưởng đặt ra yêu cầu cao để giáo viên phấn đấu đạt danh hiệu cao hơn nữa. Việc thi đua khen thưởng chính là động lực thúc đẩy người giáo viên phải có tinh thần học hỏi và cầu tiến. Chính vì vậy mà người tổ trưởng trong quá trình xét thi đua phải hết sức công tâm, minh bạch, nghiêm túc, đảm bảo 15 tính khách quan công bằng tránh trường hợp người không làm mà được hưởng, người làm thì không được hưởng sẽ dẫn đến tập thể mất đoàn kết. Biện pháp 11: Đổi mới công tác quản lí tổ chuyên môn. - Người Tổ trưởng không chỉ dừng lại ở đó là đủ, mà luôn luôn tìm tòi và khám phá những cái mới, cái hay, xóa bỏ những cách quản lí lạc hậu. Thường xuyên vận dụng những công nghệ thông tin mới, điều hành quản lí tổ một cách nhịp nhàng. - Thường xuyên dự giờ thăm lớp giáo viên, tư vấn giáo viên đối mới phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay. Tổ trưởng phải là người sáng tạo, linh hoạt, biết nhìn xa, hiểu rộng, đem hết những tài năng của mình ra để phục vụ cho giáo dục. IV. Hiệu quả đạt được: 1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến. - Từ những biện pháp nêu trên, sau những năm thực hiện hoạt động chuyên môn của tổ được nâng lên một cách rõ rệt, kết quả dạy và học có nhiều chuyển biến tích cực. Có được kết quả như thế nhờ có sự tích cực chủ động của Tổ trưởng, biết nắm bắt kịp thời nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên trong tổ, biết lên kế hoạch, thực hiện công việc một cách linh hoạt và sáng tạo, mỗi giáo viên đều có ý thức tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sinh hoạt tổ chuyên môn ngày càng có chất lượng và hiệu quả hơn trước, nội dung sinh hoạt thêm phong phú, giáo viên đều có ý kiến hay, tạo được mối quan hệ đồng chí đồng nghiệp, đoàn kết, thân thiện và gắn bó. - Đối với học sinh ngày càng có ý thức học tập hơn, các em thích đi học giảm bớt học sinh bỏ học giữa chừng, các em biết tự sắp xếp công việc một cách khoa học, biết lễ phép chăm ngoan với thầy cô, hăng hái tham gia xây dựng bài học và các hoạt động của nhà trường. Học sinh biết vận dụng những điều đã học áp dụng vào cuộc sống, biết giải quyết được một số tình huống đơn giản thường gặp, có thói quen ứng xử hàng ngày, tạo được kỹ năng sống cho học sinh. 16 - Đa số giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin một cách thành thạo, soạn bài đầy đủ khi lên lớp, thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo qui định, có ý thức tham gia tốt các hoạt động phong trào, giảng dạy nhiệt tình đúng theo nội dung chương trình sách giáo khoa, biết sử dụng giáo án điện tử khi dạy, xây dựng được nề nếp lớp tự quản, duy trì sĩ số học sinh, thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp, tạo được sự gắn bó chặt chẽ giữa phụ huynh học sinh và giáo viên. 2. Lợi ích thu được khi áp dung sáng kiến. - Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường và kinh nghiệm quản lí tổ khối nhiều năm liền, sự đoàn kết nhất trí một lòng của giáo viên nên đạt nhiều kết quả cụ thể như sau: + Đối với giáo viên: Năm TT LĐTT HT xuất sắc nhiệm vụ BK UBND Tỉnh CSTĐ cơ sở GK LĐLĐ Huyện GVDG cấp Huyện GVDG cấp Trường GV-VCĐ cấp Huyện 2015-2016 2 1 1 2 5 1 2016-2017 2 1 1 2 5 1 1 1 5 5 1 2017-2018 Đạt 3 1 + Đối với học sinh: Năm HTCT Tiểu học Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Chữ đẹp Huyện Chữ đẹp cấp Trường Các phong trào 2015-2016 100% 16,5 % 83,5 % 0 5 5 100% 2016-2017 100% 18,9 % 0 6 100% 2017-2018 100% 21,7 % 0 7 100% 78,3 % + Đa số học sinh đều thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh, có đạo đức tác phong tốt, biết chào hỏi lễ phép với người lớn, biết sắp xếp 17 thời gian học tập hợp lí, có thái độ học tập đúng đắn, có kỹ năng ứng xử được các tình huống trong cuộc sống hằng ngày. V. Mức độ ảnh hưởng: Việc nâng cao công tác quản lí tổ chuyên môn ở trường tiểu học rất quan trọng, không chỉ làm cho tập thể tổ vững mạnh mà nó còn góp phần cho nhà trường từng bước tiến lên xây dựng trường chuẩn quốc gia. Mặc dù trong đề tài chỉ có một vài biện pháp nhỏ của bản thân đã tích lũy được qua nhiều năm làm tổ trưởng tổ chuyên môn. Tuy nhiên bản thân còn phải học hỏi nhiều hơn nữa, nhưng với các biện pháp đó nhà trường đã triển khai cho các tổ khối khác áp dụng cũng từng bước đạt hiệu quả cao. Mong rằng với kinh nghiệm như thế sẽ được các bạn đồng nghiệp áp dụng triển khai xây dựng tổ chuyên môn ngày càng vững mạnh đáp ứng được như cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục hiện nay, đặc biệt là Huyện Châu Phú của chúng ta. VI. Kết luận: Qua quá trình quản lí tổ khối bản thân thiết nghĩ, muốn xây dựng được tập thể khối vững mạnh, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao cũng như đạt được các chỉ tiêu trong năm của nhà trường, bản thân đã rút ra một số kinh nghiệm quản lí tổ đạt hiệu quả và chất lượng cao cụ thể như sau: - Trước hết người Tổ trưởng cần phải có chuyên môn nghiệp vụ cao, biết cách quản lí tốt, biết xây dựng kế hoạch ngay từ đầu, điều hành công việc một cách nhịp nhàng, sắp xếp công việc một cách khoa học, có kế hoạch cụ thể rõ ràng, có tổ chức kiểm tra và đánh giá, xây dựng kế hoạch phải phù hợp với điều kiện thực tế của trường, với hoàn cảnh và năng lực của từng giáo viên và đưa ra những biện pháp thiết thực nhất. - Người Tổ trưởng phải là người gương mẫu trong mọi công việc, đi đầu trong mọi phong trào và tham gia đầy đủ các hội thi, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, biết lắng nghe ý kiến và tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp, biết giải quyết những thắc mắc một cách chân tình, có lí không để xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong tổ. 18 - Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn, động viên khuyến khích mọi giáo viên phải tham gia đóng góp ý kiến trong cuộc họp, bản thân của từng giáo viên cũng phải biết nhận xét được ưu khuyết điểm của mình để tự sữa chữa khuyết điểm đó. Phát huy tính dân chủ của giáo viên trong cuộc họp. Thường xuyên kiểm tra và nâng cao tay nghề của giáo viên, dự giờ thăm lớp lẫn nhau tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp. - Tổ trưởng phải có kế hoạch tổ chức cụ thể, tỉ mỉ, nhất là nội dung của cuộc họp phải đi sâu vào chuyên môn không để cuộc họp quá sơ sài kém chất lượng. Người Tổ trưởng phải thiết kế mọi bài soạn hoàn chỉnh cho giáo viên tham khảo, phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính, nắm bắt thông tin báo cáo kịp thời và xử lí công việc phải đúng lúc, giải quyết những thắc mắc kịp thời không để tồn đọng nhưng cũng phải lắng nghe và tôn trọng ý kiến của giáo viên trong tổ. Tóm lại : Công tác quản lí tổ chuyên môn cũng là một nhiệm vụ quan trọng nhất trong dạy và học ở trường tiểu học. Muốn vậy thì Ban Giám Hiệu và Tổ trưởng trong nhà trường cần phải phối hợp một cách chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng bộ, cần phải đầu tư sâu cho chuyên môn, nhất là các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, từ đó tổ chuyên môn mới ngày càng vững mạnh đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục Huyện nhà Châu Phú. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo trên là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến NGUYỄN PHƯỚC TRUNG 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan