Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một vài kinh nghiệm hiệu trưởng tiểu học quản lý công tác xây dựng trường h...

Tài liệu Skkn một vài kinh nghiệm hiệu trưởng tiểu học quản lý công tác xây dựng trường học xanh sạch đẹp an toàn

.DOC
10
1562
128

Mô tả:

Phần 1. Thực trạng đề tài Từ nhiều năm nay, phong trào xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn luôn được nhà trường quan tâm bởi việc làm ấy có ý nghĩa thiết thực trong công tác giáo dục học sinh ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường, hình thành kỹ năng sống cho các em. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh giáo dục ý thức xây dựng trường học xanh sạch - đẹp - an toàn vừa có ý nghĩa phát triển cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan ngôi trường, vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Tuy nhiên, việc thực hiện phong trào ấy của trường vẫn còn một số nội dung cần bổ sung, khắc phục bởi khuôn viên nhà trường còn thiếu bóng mát của cây xanh, thiếu cây cảnh, việc trang trí phòng học chưa đạt yêu cầu thẩm mĩ, vệ sinh trường lớp chưa được duy trì thường xuyên, các em còn vứt rác bừa bãi, còn hiện tượng học sinh đánh nhau, chơi trò chơi không an toàn,… Trước thực trạng trên, với chức năng của một Hiệu trưởng, trong năm học 2017 - 2018 này, tôi quyết định chọn vấn đề: “Một vài kinh nghiệm Hiệu trưởng tiểu học quản lý công tác xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn” làm đề tài nghiên cứu nhằm hình thành cho học sinh ý thức và thói quen bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nếp sống văn minh trong trường học. Phần 2: Nội dung cần giải quyết Khi nắm bắt thực trạng, tôi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, suy nghĩ giải pháp để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn gắn với tình hình thực tế của đơn vị. Trong đề tài này, tôi tập trung vào các nội dung sau: - Thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên. - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền và chỉ đạo các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả phong trào xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn. - Cung cấp cho trẻ các kiến thức về bảo vệ môi trường, giáo dục lòng yêu thiên nhiên. Giúp các em có kỹ năng chăm sóc sức khỏe. - Hình thành cho học sinh những thói quen hành vi, thái độ ứng xử đúng đắn, thân thiện với môi trường xung quanh. - Nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh cùng chung tay xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn. Phần 3: Biện pháp giải quyết: I. Những vấn đề chung: * Công tác tổ chức: - Căn cứ vào công văn số 960/KH-PGDĐT ngày 25/8/2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Trụ về thực hiện xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn cấp tiểu học; căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện ngay từ đầu năm học. 1 - Thành lập Ban chỉ đạo gồm: Hiệu trưởng, P.Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Tổng phụ trách, Bí thư chi đoàn, nhân viên y tế, giáo viên chủ nhiệm các lớp. Hiệu trưởng là trưởng ban và tiến hành phân công nhiệm vụ của từng thành viên. - Ban chỉ đạo ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn trong toàn trường; tăng cường kiểm tra, đánh giá, đôn đốc thực hiện, biểu dương và nhân rộng các điển hình tiên tiến; có biện pháp giáo dục kịp thời đối với trường hợp học sinh chưa thực hiện tốt. - Nhà trường tăng cường phối kết hợp 3 môi trường giáo dục, tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục công tác xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn, tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục những hạn chế. - Việc thực hiện phong trào này được nhà trường xem là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua đối với giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách và từng giáo viên, đánh giá học sinh, thi đua giữa các lớp trong năm học 2017 - 2018. * Đối với Hiệu trưởng: - Tiến hành phổ biến trong Hô ̣i đồng giáo viên và trong cuô ̣c họp cha mẹ học sinh ngay đầu năm học về mục đích, ý nghĩa và các tiêu chí thực hiện xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn và phát động thi đua trong toàn trường. - Tăng cường công tác phối kết hợp trong quản lý; tham mưu với lãnh đạo địa phương quy hoạch tổng thể và chi tiết về xây dựng và bố trí phòng học, phòng làm việc; chọn và bố trí cây trồng phù hợp với môi trường và khuôn viên trường học. - Ban giám hiệu chỉ đạo việc giữ vệ sinh chung để trường, lớp luôn sạch sẽ, các phòng làm việc, phòng học luôn được sắp xếp gọn gàng, khoa học. - Chỉ đạo việc thực hiện lồng ghép giáo dục môi trường ở một số tiết học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa. - Phát động phong trào thi đua trong toàn trường về xây dựng trường học xanh sạch - đẹp - an toàn. * Đối với các đoàn thể và giáo viên: - Chi bộ nhà trường, Ban chấp hành công đoàn, Đoàn thanh niên cùng với Ban giám hiệu tuyên truyền, vận động đội ngũ thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra và duy trì có hiệu quả phong trào xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn. - Giáo viên tập trung nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của ngành, của nhà trường về xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn; tổ chức triển khai cho học sinh nắm và thực hiện, có sự giúp đỡ kịp thời đối với những em chưa thực hiện tốt; thực hiện việc lồng ghép giáo dục môi trường ở một số tiết học có liên quan. * Đối với các ban ngành đoàn thể địa phương và phụ huynh học sinh: Ban giám hiệu yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành với nhà trường và phụ huynh học sinh trong việc giáo dục các em ý thức xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng tránh tai nạn thương tích. 2 * Đối với học sinh: Tôi khuyến khích các em: - Tham gia tốt các hoạt động vì môi trường xanh, sạch, đẹp, biết giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Nhắc nhở và báo ngay với giáo viên chủ nhiệm hoặc Tổng phụ trách khi phát hiện bạn vi phạm, biết nhìn nhận những sai phạm của mình để khắc phục. - Các em phải tìm hiểu, ghi nhớ và khắc sâu kiến thức qua các tiết học chính khóa, hoạt động ngoại khóa nhằm hình thành ý thức và thói quen xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn. II. Biện pháp cụ thể Nhằm thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài và đưa ra các giải pháp sau: 1. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền trong nhà trường: Công tác tuyên truyền có tác dụng lớn góp phần thực hiện hiệu quả nội dung giáo dục. Tôi phân công Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động tuyên truyền thông qua hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, qua giờ chào cờ đầu tuần, chương trình phát thanh măng non, sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao nhi đồng, thi vẽ tranh với chủ đề môi trường, an toàn giao thông. Hoạt động này giúp các em có những hiểu biết về vấn đề môi trường hiện nay và trách nhiệm mỗi người phải chung tay bảo vệ môi trường. Nhà trường treo các khẩu hiệu tuyên truyền: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Không vứt rác là văn minh”, “Cổng trường sạch, đẹp, an toàn”,… nhằm tuyên truyền và nhắc nhở mọi người hãy hành động vì môi trường xanh, sạch, đẹp, vì sức khỏe và sự an toàn của mọi người. Tổng phụ trách giúp học sinh hiểu ý nghĩa của các khẩu hiệu và hướng dẫn các em thực hiện. * Tóm lại: Với những biện pháp tuyên truyền trên đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các em về ý thức xây dựng xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn. Tôi hy vọng rằng mỗi học sinh sẽ là một tuyên truyền viên, tác động tích cực vào ý thức của người thân trong gia đình và những người xung quanh. Như vậy, các em đã góp phần xây dựng môi trường. 2. Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn. a. Xây dựng trường học xanh: Trường học không thể thiếu cây xanh, cây bóng mát và các loại hoa kiểng. Cây trồng mang lại không khí mát mẻ, trong lành và tô điểm cho ngôi trường thêm sắc màu thiên nhiên. Nhằm mục tiêu “Xanh hóa trường học”, tôi đã chỉ đạo việc trồng cây ở trường như sau: a.1. Trồng cây tạo bóng mát, cây cảnh: 3 - Cây tạo bóng mát: Trẻ em lứa tuổi tiểu học hay nghịch ngợm, leo trèo nên trường không trồng các loại cây ăn quả, cây có gai, cây có thân cành dễ gãy và không trồng cây có hoa quả hấp dẫn ruồi nhặng, sâu bọ. Trên sân trường, tôi bố trí trồng: cây phượng vĩ, cây bằng lăng, cây điệp vàng, cây xà cừ, cây muồng hoàng yến, cây lộc vừng,… Các loại cây được trồng thành hàng trông rất đẹp mắt, đã tạo được bóng mát trong sân trường cho các em vui chơi. - Cây cảnh: được trồng trong các chậu hoa, bồn hoa và bố trí dọc theo hai bên lối đi nội bộ, bồn hoa ven tường trước các phòng làm việc, phòng học gồm các loại cây: cây cau cảnh, cây cọ ta, cây trạng nguyên, hoa kèn đỏ… Đặc biệt trồng cây lưỡi hổ, cây lan ý, cây dây nhện, cây lưỡi mèo không những thanh lọc không khí mà còn hút nhanh chất độc trong môi trường. a.2. Vườn thuốc nam: Vườn thuốc nam của trường được nhân viên y tế cùng với đoàn viên trồng nhiều loại cây: đinh lăng, nghệ, dừa cạn, lá lốt, ngãi cứu, sả, rau tần dày lá… góp phần tạo cảnh quan cho ngôi trường. Giáo viên tuyên truyền cho học sinh biết vai trò thiết thực của cây thuốc nam trong việc sơ cứu, chữa trị một số bệnh thông thường. Qua đó, khuyến khích mọi người trồng và sử dụng cây thuốc nam tại gia đình, việc làm đó tuy đơn giản nhưng hữu ích. * Tóm lại: Với phong trào “Xanh hóa trường học” nhà trường đã tìm những loại cây phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, ít tốn thời gian chăm sóc, dễ trồng và đã thay đổi nhiều loại cây mới. Nhờ sự chung tay góp sức của tất cả các thành viên mà nhà trường có được cảnh quan đẹp như hôm nay. b. Trường học sạch: - Sân trường sạch sẽ: Với phong trào “Trường em không có rác”, nội dung này tôi giao nhiệm vụ cho tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm thực hiện. Tôi đã chỉ đạo triển khai công tác dọn dẹp toàn bộ khuôn viên của trường ngay từ đầu năm học. Tổng phụ trách phân công khu vực làm vệ sinh mỗi ngày cho từng lớp từ khối 3 đến khối 5, tổ chức cho toàn trường lao động làm vệ sinh trường, lớp sạch sẽ vào chiều thứ sáu hàng tuần cuối buổi học. Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm kiểm tra nhắc nhở, có đội cờ đỏ ghi nhận và đánh giá thi đua hàng tuần. Trên sân trường, nhiều thùng đựng rác có nắp đậy được bố trí ở những nơi phù hợp, mỗi thùng đều có ghi nhãn “Thùng đựng rác tái chế” (các loại giấy thải, các loại hộp, chai, vỏ lon nước ngọt, các vật dụng bằng nhựa đã bỏ đi) hoặc “Thùng đựng rác thải” cùng với các khẩu hiệu: “Hãy bỏ rác đúng nơi quy định”, “Bỏ rác vào thùng” và yêu cầu các em bỏ rác đúng qui định. Rác tái chế được các em thu gom và bán làm kế hoạch nhỏ, như vậy đã làm giảm lượng rác thải của trường. Các loại rác thải khác được nhân viên bảo vệ thu gom, có hợp đồng xe đến chở rác thải đi xử lí mỗi ngày. Việc thực hiện phong trào đã mang lại kết quả thiết thực. Các em thực hiện bỏ rác đúng nơi qui định, sân trường luôn sạch sẽ. Liên đội tổ 4 chức cho đội viên, sao nhi đồng đăng ký với anh chị phụ trách việc làm tốt là không vứt rác vừa bãi. Đội cờ đỏ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc thực hiện của các bạn, kịp thời nhắc nhở các bạn thực hiện chưa tốt. - Nhà vệ sinh sạch sẽ: Nhà trường xây dựng nội quy sử dụng nhà vệ sinh và dán trước khu vực vệ sinh với yêu cầu đi tiêu, đi tiểu đúng nơi qui định, đi xong phải dội nước sạch sẽ và rửa tay bằng xà phòng, khóa nước cẩn thận khi rửa tay xong... Giáo viên tăng cường giáo dục học sinh ý thức chấp hành nội quy khi sử dụng nhà vệ sinh, tạo thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh. Mỗi em có nhiệm vụ nhắc nhở những bạn chưa thực hiện tốt. Khu vực này được nhân viên phục vụ làm vệ sinh mỗi ngày ít nhất 3 lần. Nhà vệ sinh của trường cũng được trang trí bởi màu xanh của cây, có mùi hương của hoa tạo cho các em cảm giác dễ chịu và vẽ trang trí lên tường những hình ảnh thân thiện vừa đạt yêu cầu thẩm mỹ, thoáng mát, vừa có tác dụng giáo dục học sinh, giúp các em có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Nhà vệ sinh luôn đảm bảo yêu cầu sạch sẽ. * Tóm lại: Việc giữ gìn vệ sinh chung luôn được nhà trường thực hiện tốt với những việc làm thường xuyên và định kì đã tạo được một môi trường học tập, sinh hoạt thoáng mát, sạch sẽ, hợp vệ sinh. c. Trường học đẹp: Cây xanh, cây cảnh đa dạng về chủng loại được giáo viên, học sinh trồng theo quy hoạch, có trật tự, khoa học, có bảng ghi tên cây trồng và được chăm sóc thường xuyên. Cây cảnh được nhân viên bảo vệ cắt tỉa tạo hình phù hợp trông rất đẹp mắt, những khoảng đất trống sân trường giờ đây là thảm cỏ xanh. Sân trường được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cùng với những hình ảnh thân thiện được giáo viên Mĩ thuật cùng với học sinh có năng khiếu vẽ trang trí lên tường các phòng học làm cho cảnh quang của trường thêm đẹp. Việc làm đẹp ngôi trường luôn gắn liền với việc làm đẹp của mỗi thành viên đó là: đẹp trong cách trang phục (trang phục phải phù hợp với môi trường trường học), đẹp trong từng lời nói, cử chỉ, hành động. Bởi thế, tôi luôn coi trọng việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống nhà giáo và rèn luyện phẩm chất, nhân cách cho học sinh, đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học thông qua việc thiết lập quy tắc giao tiếp ứng xử để mỗi cá nhân lấy đó làm mục tiêu phấn đấu. d. Trường học an toàn: Tôi thiết nghĩ: Trường học an toàn trước tiên đó là ngôi trường không có bạo lực học đường. Bởi thế, tôi luôn nhắc nhở giáo viên thực hiện nghiêm túc việc không xúc phạm thân thể, nhân phẩm học sinh. Ban giám hiệu kết hợp với công đoàn thường xuyên vận động giáo viên chấp hành tốt quy định của nhà trường, mỗi giáo viên viết cam kết không vi phạm đạo đức nhà giáo và có biện pháp ngăn chặn ngay khi giáo viên có dấu hiệu vi phạm. 5 Phòng chống tai nạn thương tích là trách nhiệm của nhà trường đối với phụ huynh và học sinh. Vì trước cổng trường, số lượng người tham gia giao thông rất đông, do đó tôi xác định nội dung quan trọng hàng đầu là thực hiện an toàn khu vực cổng trường nhất là giờ tan học. Vì thế, nhà trường qui định cụ thể khu vực đón học sinh, cấm đậu xe trước cổng trường, cấm bán hàng rong khu vực gần cổng trường, đảm bảo cổng trường thông thoáng, không gây ách tắc giao thông. Nhà trường phân công nhân viên bảo vệ, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên cùng với đội trực an toàn giao thông đưa học sinh qua lộ an toàn. Nhờ thực hiện biện pháp trên mà khu vực cổng trường luôn an toàn. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên nhắc nhở đội ngũ giáo viên và học sinh chấp hành nghiêm Luật giao thông. Với phong trào “Trường em không có tai nạn thương tích”, tôi phân công tổng phụ trách kết hợp với nhân viên y tế, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên hướng dẫn các em kỹ năng vui chơi, sinh hoạt đúng cách để không xảy ra tai nạn, không chơi các trò chơi nguy hiểm, không sờ tay vào ổ cắm điện, không leo trèo, không xô đẩy nhau, không chơi dao, kéo và các đồ vật sắc nhọn, không gây gổ, đánh nhau với bạn… Giáo dục kịp thời đối với học sinh vi phạm và nhắc nhở các em khi thấy bạn có hành vi chưa đúng, phải biết can ngăn và báo ngay với thầy cô, khi bạn đùa giỡn bị ngã chảy máu phải đưa bạn xuống phòng y tế. Nhà trường luôn chú trọng thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Lớp bán trú được tổ chức với bữa ăn trưa đảm bảo dinh dưỡng, hợp vệ sinh, trường có nguồn nước sạch cho các em sử dụng. Căn tin của trường được nhân viên y tế kiểm tra thường xuyên việc bán thức ăn, đồ chơi trẻ em. * Tóm lại: Thời gian qua, trong nhà trường không xảy ra tình trạng bạo lực học đường, các thành viên của trường luôn chấp hành nghiêm Luật giao thông, khu vực cổng trường an toàn, giảm thiểu tai nạn xảy ra trong trường. e. Lớp em gọn gàng, sạch đẹp: Nhà trường phát động các lớp trồng cây xanh, cây cảnh trang trí lớp học nhằm rèn luyện cho học sinh có thói quen quan tâm đến môi trường thiên nhiên để các em có thể cảm nhận rằng có thêm chậu cây lớp học như có thêm bạn. Phía trước các lớp học, giáo viên cùng với học sinh trồng cây cảnh, trên vách tường có dây trầu bà, phía ngoài hành lang của lớp treo một số chậu nhỏ trồng dây nhện, hoa lan… Các loại cây trồng được các em chăm sóc hàng ngày. Lớp học chan hòa cùng sắc màu thiên nhiên sẽ làm giảm đi sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập của học sinh. Tôi yêu cầu các lớp làm vệ sinh lớp học sạch sẽ hàng ngày trước giờ học, sắp xếp bàn ghế thẳng lối, thẳng hàng. Góc y tế, góc thư viện, đồ dùng học tập phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Tôi phân công tổ giáo dục sức khỏe, Tổng phụ trách kiểm tra việc thực hiện của các lớp. Ngoài ra, tôi khuyến khích giáo viên hướng dẫn các em 6 trang trí những hình ảnh thân thiện với lứa tuổi, phù hợp với chức năng của mỗi phòng học và mang tính giáo dục cao. * Tóm lại: Phong trào lớp em sạch, đẹp đã rèn luyện tinh thần tập thể cho học sinh. Các em cùng nhau xây dựng lớp học gọn gàng, sạch đẹp như chính ngôi nhà của mình. f. Tổ chức lao động thường xuyên, định kì: Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch lao động thường xuyên, phân công khu vực vệ sinh hàng ngày cho các lớp. Ngoài ra, mỗi tháng ít nhất một lần, các lớp tổng vệ sinh phòng học, tất cả học sinh tham gia tổng vệ sinh toàn trường, nhặt cỏ bồn hoa. Các phòng hành chính, phòng chức năng được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, tủ, bàn, ghế được sắp xếp hợp lí. Các phòng được trang trí bằng những chậu hoa nhỏ, cây kiểng tạo môi trường thoải mái cho giáo viên, học sinh học tập và làm việc. * Tóm lại: Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ, kiểm tra, đôn đốc đảm bảo cho khuôn viên trường học, phòng học, phòng làm việc luôn sạch, đẹp. 3. Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua các tiết học: Trong chương trình giáo dục bậc Tiểu học hiện nay, việc tích hợp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong một số tiết học ở các môn như: Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật là bắt buộc. Nhằm thực hiện hiệu quả nội dung này, ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức cho giáo viên tập huấn chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề về việc thực hiện tích hợp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu chỉ đạo thực hiện tốt công tác soạn giảng, thao giảng, dự giờ của giáo viên, cùng nhau bàn bạc đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp để đạt mục tiêu đề ra, tìm cách tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc trong giảng dạy và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn. Đặc biệt, tôi lưu ý giáo viên về việc giáo dục bằng tình huống cụ thể, tránh nói lý thuyết suông. Hiệu trưởng phân công cán bộ phụ trách thư viện - thiết bị thường xuyên bổ sung, thiết bị đồ dùng dạy học, tài liệu về giáo dục môi trường để giáo viên nghiên cứu, mở rộng tầm hiểu biết và tích hợp giáo dục đạt hiệu quả cao. * Tóm lại: Qua các tiết học có tích hợp giáo dục môi trường, giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường mà còn xây dựng, rèn luyện cho các em ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng gìn giữ, làm đẹp môi trường trường học, nhà ở, môi trường xung quanh. 4. Phối hợp với phụ huynh xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn: Trong cuộc họp đầu năm, bên cạnh yêu cầu các bậc phụ huynh phối kết hợp cùng nhà trường trong việc giáo dục các em, Ban giám hiệu đã vận động phụ huynh cùng chung tay với nhà trường trong việc trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn. Việc làm 7 này được phụ huynh hưởng ứng tích cực bằng những hành động cụ thể: Phụ huynh đã tự nguyện hỗ trợ kinh phí để trang trí lớp học, hỗ trợ cây xanh, cây cảnh để trồng làm đẹp cho ngôi trường. Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm đã chủ động phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường, chấp hành nội qui trường học để đảm bảo an toàn trong vui chơi, chấp hành nghiêm luật An toàn giao thông. Phần 4: Kết quả Trong những năm qua, nhà trường triển khai việc thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những bước đi thích hợp bằng những việc làm cụ thể có tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện của trường, địa phương. Trong đó, nội dung xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn được sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh của trường cùng với sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh. Giờ đây, mỗi ngày đến trường, chúng tôi đều cảm nhận được không gian trong lành, mát mẻ. Ngôi trường khang trang, sạch, đẹp và thân thiện đã góp phần tạo môi trường học tập, vui chơi thoải mái cho học sinh. Đội ngũ giáo viên nắm bắt khá đầy đủ nội dung bảo vệ môi trường, vận dụng các phương pháp giảng dạy và giáo dục thích hợp để hình thành cho học sinh ý thức, hành động bảo vệ môi trường, giữ gìn trường, lớp xanh - sạch - đẹp. Thông qua các biện pháp giáo dục, học sinh biết chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho bản thân, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường, đi vệ sinh đúng cách... Các em đã có thói quen tốt: bỏ rác đúng nơi qui định, đi vệ sinh đúng qui định, tham gia giao thông đúng luật, vui chơi đúng cách nên không xảy ra tai nạn thương tích. Các em không gây gổ, đánh nhau biết cách cư xử với nhau bằng tình thương. Trong trường không xảy ra tình trạng bạo lực học đường. Với phong trào trên đã hình thành cho học sinh ý thức và thói quen hành động đúng đối với việc bảo vệ môi trường nói chung và công tác xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn toàn nói riêng. Mỗi em đã trở thành một tuyên truyền viên để vận động mọi người xung quanh cùng chung tay bảo vệ môi trường. Việc thực hiện phong trào xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn của nhà trường trong năm học 2017 - 2018 đã đạt được kết quả tốt đã góp phần làm nên sự thành công trong phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đơn vị được công nhận “Trường duy trì đạt chuẩn quốc gia mức độ 2” vào tháng 3 năm 2018. Phần 5: Kết luận 1. Tóm lược giải pháp: 8 Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Một vài kinh nghiệm Hiệu trưởng tiểu học quản lý công tác xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn” bản thân tôi nhận thấy: Việc xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn toàn tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi hấp dẫn. Các em thực sự cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, góp phần giáo dục ý thức cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường trường học, nhà ở, môi trường xung quanh, biết giữ an toàn cho bản thân và mọi người. Từ đó khích lê ̣, động viên các em phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện và hành động vì môi trường xanh, sạch, đẹp trong hôm nay và cả mai sau. Để đạt kết quả cao trong việc xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn người làm công tác quản lý cần lưu ý những vấn đề sau: - Tập trung nghiên cứu các công văn chỉ đạo của ngành về xây dựng trường học xanh - sạch- đẹp- an toàn, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Thành lập Ban chỉ đạo và phân công niệm vụ cụ thể của từng thành viên. - Coi trọng công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường, mọi người trong cộng đồng về ý thức xây dựng môi trường, xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn. - Tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào: “Xanh hóa trường học”, “Trường em không có rác”, “Lớp em gọn gàng, sạch đẹp” đã tạo được không gian trường, lớp khang trang, thoáng mát, vừa có tác dụng giáo dục học sinh ý thức về giữ gìn vệ sinh và làm đẹp môi trường. Phong trào “Trường em không có tai nạn thương tích” đã nhắc nhở mọi người không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường, các em không gây gổ, đánh nhau, luôn chấp hành nghiêm Luật giao thông, thực hiện tốt khu vực cổng trường an toàn đã giảm thiểu tai nạn xảy ra trong trường. - Tổ chức lao động thường xuyên, định kì đã tạo cho mọi người thói quen yêu lao động và ý thức giữ gìn ngôi trường luôn sạch, đẹp, thoáng mát. - Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua các tiết học nội khóa, hoạt động ngoại khóa nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, rèn luyện cho các em ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và các kỹ năng gìn giữ, làm đẹp môi trường. Nhà trường phối hợp với phụ huynh để mọi người cùng chung tay góp sức xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn. Mỗi giáo viên và các bậc phụ huynh phải thực sự là một tấm gương sáng cho các em noi theo. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác giáo dục. - Ban chỉ đạo phải thường xuyên quan tâm, kiểm tra, giám sát viê ̣c thực hiê ̣n các nô ̣i dung về giáo dục môi trường, về xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn, xem đó là mô ̣t hoạt đô ̣ng chuyên môn của nhà trường. 9 * Tóm lại: Mỗi chúng ta ai cũng mong muốn được sinh hoạt, học tập và làm việc trong một ngôi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn. Việc tạo ra một môi trường học tập sinh hoạt và vui chơi đầy thú vị, hấp dẫn làm cho chúng ta càng thêm yêu trường, yêu lớp. Chính ngôi trường ấy đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người. Phong trào xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn có ý nghĩa rất thiết thực trong viê ̣c giáo dục mọi người về ý thức, thói thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường nói chung, môi trường trường học nói riêng, giúp trẻ có kỹ năng sống tốt và góp phần giáo dục các em trở thành một học sinh toàn diện. 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng đề tài: Qua việc nghiên cứu đề tài: “Một vài kinh nghiệm Hiệu trưởng tiểu học quản lý công tác xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn” và áp dụng tại Trường Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh đã đạt hiệu quả cao. Tôi nhận thấy sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các trường, các lớp bậc Tiểu học. Thị trấn Tân Trụ, ngày 21 tháng 4 năm 2018. Người thực hiện Phùng Ngọc Ẩn 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan