Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn nâng cao chất lượng bộ môn sinh học lớp 8 bằng phương pháp sử dụng bản đồ t...

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng bộ môn sinh học lớp 8 bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy

.DOC
20
1
70

Mô tả:

1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục cũng như cải cách cấp trung học phổ thông. Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức.Quá trình dạy học bao gồm 2 mặt liên quan chặt chẽ: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt động của trò sao cho họ có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học không chủ động tự giác, không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người thầy chỉ đem lại những kết quả hạn chế. Tuy nhiên ở các vùng miền khác nhau thì trình độ dân trí cũng khác nhau và đối tượng học sinh cũng có sự chênh lệch nhau về trình độ và nhận thức. Đối với học sinh miền núi, chủ yếu là học sinh dân tộc Bru - Vân Kiều, tư duy và nhận thức của các em còn thấp hơn nhiều so với miền xuôi, các em học rất thụ đô ̣ng, nhút nhát, ít có hứng thú học tâ ̣p. Làm thế nào để các em có thể chủ động chiếm lĩnh kiến thức một cách chắc chắn và hiệu quả. Đây là vấn đề làm tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm tòi và thử nghiệm giải pháp trong quá trình dạy học. Mă ̣t khác, Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm với nhiều kiến thức trừu tượng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Trong các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD)g sẽ giúp cho học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản, dễ hiểu , dễ nhớ từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập. Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy còn giúp học sinh rèn luyện, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo không chỉ trong học tập môn sinh học mà còn trong các môn học khác và các vấn đề khác trong cuộc sống. 1 Xuất phát từ thực tế khách quan và những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng bộ môn sinh học lớp 8 bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy”. 1. 2. Điểm mới của sáng kiến: Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy là một đề tài không mới, đã có rất nhiều thầy cô giáo và các nhà nghiên cứu viết về vấn đề này. Tuy nhiên cái mới trong sáng kiến này là đưa ra phương pháp thiết lập bản đồ tư duy đơn giản nhằm giúp học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số dễ học, dễ nhớ, khắc sâu kiến thức một cách nhanh nhất. Bước đầu giảm bớt được tâm lý chán học môn sinh học, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, cách tư duy mới, sự hưng phấn, lôi cuốn đối với môn học sinh học. Việc học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội hoạ, sở thích của học sinh, các em tự chọn màu sắc, đường nét, các em tự sáng tác trên mỗi bản đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và sơ đồ tư duy do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình. Bản đồ tư duy giúp học sinh ghi chép có hiệu quả: D)o đặc điểm của bản đồ tư duy nên người thiết kế bản đồ tư duy phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành các ghi chép giúp cho việc lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 8 tại đơn vị . 1.4. Phạm vi nghiên cứu Với tính khả thi đã đạt được của đề tài qua quá trình áp dụng mô ̣t số tiết học của sinh học lớp 8 trong năm học, trong những năm sắp tới tôi sẽ tiếp tục thực hiện phổ biến trong toàn bộ chương trình sinh học lớp 6, 7, 9. Có thể áp 2 dụng rộng rải ở các môn học khác và mở rộng ra các trường THCS trong toàn ngành. 2. NỘI DUNG 2.1.Thực trạng: Việc đổi mới phương pháp dạy cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kĩ thuật đã và đang phần nào đạt được những yêu cầu đặt ra. Đặc biệt là phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, dạy giáo án điện tử, ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, trong khi một tiết học trên lớp chỉ có 45 phút thì không đủ thời gian cho các hoạt động. Sinh học lớp 8 đòi hỏi nhiều tư duy để suy luận và vận dụng thực tiễn, kiến thức đa dạng phong phú, đặc biệt là các quá trình về sự sống, các cơ chế của quá trình, lượng kiến thức dài. Như vậy, trong quá trình dạy và học , đặc biệt đối tượng chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số thường gặp một số khó khăn: + Học sinh học rất thụ động, nhút nhát , ít có hứng thú học, khả năng nhớ kiến thức còn hạn chế,nhớ trước quên sau, không hệ thống hóa được cá kiến thức đã được học. + Học sinh sẽ tập trung ghi bài mà không tham gia thảo luận nhóm, hoặc chỉ tập trung thảo luận nhóm, trao đổi và quan sát hình ảnh mà không ghi bài. Như vậy, học sinh không thể nắm được ý chính của bài để định hướng học tập. + Mặt khác, hạn chế của học sinh là chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong bài học, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. Chất lượng bô ̣ môn con thấ́p Kêt qua khả sat đâu năm, khi chưa á dụng ́hương ́há: 3 STT Môn Lớp Giỏi TS Khá HS SL % SL 7 TB Yếu Trên TB % SL % SL % SL % 29.2 11 45.8 5 20.8 19 79.2 1 Sinh 8A 24 1 4.2 2 Sinh 8B 23 1 4.3 6 26.1 12 52.2 4 17.4 19 82.6 47 2 4.3 13 27.7 23 48.9 9 19.1 38 80.9 Cô ̣ng Trước thực trạng đó, tôi đã tiến hành tìm “phương pháp sử dụng bản đồ tư duy” để từ đó có hướng tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học bộ môn và kĩ năng ghi nhớ kiến thức cho học sinh. 2.2. Các giải pháp: Qua tìm hiểu thực tế sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn sinh học ở đơn vị bản thân đã thực hiện các giải pháp để sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn sinh học như sau: 2.2.1. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học: Đối với giáo viên, để thiết kế một sơ đồ tư duy đối với một bài học, chúng ta có thể thiết kế bằng bảng vẽ trên giấy, hoặc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trên bảng, hoặc có thể dùng phần mềm Mindmap. Đối với phần mềm này giáo viên có thể thực hiện thành một giáo án hay một bài giảng điện tử với kiến thức được xây dựng thành một sơ đồ, qua đó còn có thể kết hợp để trình chiếu những nội dung cần lưu ý hay những đoạn phim có liên quan được liên kết với sơ đồ. Qua đó có thể giúp học sinh hệ thống được kiến thức vừa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm. Đối với học sinh, trước hết giáo viên phải giới thiệu một số sơ đồ tư duy cho các em làm quen, sau đó hướng các em từ từ xây dựng các sơ đồ riêng cho mình. Bước đầu, chỉ yêu cầu học sinh xác định được vấn đề trọng tâm, sau đó hệ thống các kiến thức liên quan thành sơ đồ phân nhánh, rồi từ đó học sinh sẽ thiết 4 kế thành nhưng sơ đồ theo tư duy của mỗi cá nhân. Có thể áp dụng dùng sơ đồ trước hay sau khi học một bài học, với bài học mới, có thể cho học sinh xây dựng theo một nhóm, rồi dựa vào sơ đồ học sinh sẽ thảo luận, sau đó nhóm sẽ trình bày kiến thức theo hình thức thuyết trình dựa trên sơ đồ đã xây dựng, sau bài học thì có thể yêu cầu học sinh tự hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ theo cách riêng của mình. Việc phối hợp linh động nhiều phương pháp trong quá trình giảng dạy, kết hợp với việc thiết lập sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức đã giúp cho học sinh nắm được bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn. D)ựa vào nguyên tắc dạy học và tác dụng của bản đồ tư duy chúng ta áp dụng dạy được ở nhiều dạng bài: Bài mới, ôn tập, hệ thống chương hoặc giai đoạn, làm bài tập, đặc biệt là củng cố bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh đi từ khái quát đến cụ thể, dựa trên cơ sở nguyên lý của bản đồ tư duy hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy: (Nội dung chìa khóa là cây cành nhánhg từ đó học sinh mở rộng, phát triển thêm. Thực hiện dạy học bằng cách lập Bản đồ tư duy được tóm tắt qua 4 bước như sau: Bước 1: Học sinh lập Bản đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý, hướng dẫn của giáo viênp Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD) mà nhóm mình đã thiết lậpp Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện Bản đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh BĐTD), từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một Bản đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD) mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. 5 2.2.2. Vận dụng Bản đồ tư duy trong quá trình dạy học môn Sinh học: 2.2.2.1. Sử dụng Bản đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ: Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5-7 phút nên yêu cầu của giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm tùy vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào tình trạng “học vẹt”, đọc thuộc lòng mà không hiểu bài. D)o đó, cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. Sử dụng bản đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các bản đồ thường được giáo viên sử dụng ở dạng thiếu thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm. *Ví dụ : Trước khi học tiết 26 – Tiêu hoá ở khoang miệng sinh học 8. Giáo viên tiến hành kiểm tra bài củ với câu hỏi sau: Hệ tiêu hoá ở người có cấu tạo như thế nào ? Giáo viên chiếu sơ đồ tư duy về nội dung bài Tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá. Trong đó nội dung liên quan đến câu hỏi kiểm tra bài củ giáo viên để trống và yêu cầu học sinh lên trình bày ( hoặc điền vào những nội dung còn thiếug Hoặc giáo viên đưa ra một từ khoá (vẽ từ khoá lên bảngg nêu lên nội dung kiến thức của bài cũ rồi yêu cầu học sinh vẽ Bản đồ tư duy bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em tìm ra các nội dung liên quan đến từ khóa đó để các em có 6 thể vẽ các nhánh con và hoàn thiện Bản đồ tư duy. Qua Bản đồ tư duy đó, học sinh sẽ nhớ lại các nội dung đã học và từ đó khắc sâu kiến thức. Sau khi học sinh trả lời giáo viên gọi những học sinh khác nhận xét, đồng thời chiếu đáp án đúng của câu hỏi, từ đó học sinh dễ dàng nhận ra điểm sai của bản thân để sữa chữa cho lần sau, đồng thời giáo viên và những học sinh khác đánh giá đúng câu trả lời của em đó. 2.2.2.2. Sử dụng Bản đồ tư duy để dạy bài mới: Tôi đã sử dụng bản đồ tư duy như là một đồ dùng trực quan phục vụ cho việc giảng bài mới. Đối với việc dạy bài mới, để sử dụng bản đồ tư duy có hiệu quả, tôi phải chuẩn bị bài kĩ ở nhà. Từ nội dung bài học, tôi đúc kết thành một bản đồ tư duy rồi vẽ trên máy (nếu dạy bằng Giáo án điện tửg hoặc trên giấy roki 7 (nếu dạy Giáo án thườngg. Khi lên lớp, tôi sẽ sử dụng bản đồ tư duy đó để hướng dẫn học sinh khai thác từng nội dung của bài học. Mỗi nội dung ứng với một nhánh con của bản đồ. Sử dụng bản đồ tư duy là một gợi ý cho cách trình bày. Giáo viên thay vì gạch chân đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng bản đồ tư duy để thể hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực quan. Khi dạy không có máy chiếu giáo viên giới thiệu bài mới và vẽ chủ đề chính của bài học lên bảng bằng một hình vẽ bất kì trên bảng của lớp mà không ghi bài theo kiểu cũ và giáo viên cho học sinh ngồi theo nhóm thảo luận sơ đồ tư duy của mỗi học sinh đã chuẩn bị trước ở nhà để đối chiếu với sơ đồ tư duy của các bạn trong nhóm. Giáo viên đặt câu hỏi chủ đề nội dung chính hôm nay có mấy nhánh lớn cấp số 1 và gọi học sinh học sinh lên bảng vẽ nối tiếp chủ đề chia thành các nhánh lớn trên bảng có ghi chú thích tên từng nhánh lớn. Sau khi học sinh vẽ xong các nhánh lớn cấp số 1, giáo viên đặt câu hỏi tiếp ở nhánh thứ nhất có mấy nhánh nhỏ cấp số 2... tương tự học sinh đã hoàn thành nội dung sơ đồ tư duy của bài học mới ngay tại lớp. Học sinh tự chỉnh sửa điều chỉnh bổ sung những phần còn thiếu vào sơ đồ tư duy của từng cá nhân. * Ví dụ: Khi dạy bài: Tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá - Giáo viên dạy bằng máy chiếu: Giáo viên vẽ bản đồ tư duy từ chủ đề chính của bài, sau đó nêu câu hỏi để học sinh phân tích từng nội dung của bài. Từ đó giáo viên kết luận kiến thức theo từng nội dung của tùng nhánh trong bản đồ tư duy. Khi giáo viên dạy trên lớp không sử dụng máy chiếu: Giáo viên vẽ chủ đề chính của bài lên bảng. Giáo viên dẫn dắt học sinh đi đến hoàn thành nội dung kiến thức của từng nhánh trong bản đồ. ? Hệ tiêu hoá có vai trò gì? Học sinh thảo luận và trình bày. 8 ? Trình bày cấu tạo của hệ tiêu hoá ở người? ? Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào? Sau khi học sinh trả lời và bổ sung đầy đủ giáo viên chốt lại kiến thức theo từng cấp độ của bản đồ tư duy và hoàn thành nội dung bài học trên sơ đồ. Học sinh hoàn thiện nội dung bài học theo từng nội dung vào vở dưới dạng sơ đồ tư duy. Kết quả ghi nhận được từ sự ghi chép của học sinh. 9 2.2.2.3. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài học: Phù hợp với kiến thức củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học thì dạng bài tập thích hợp là cho học sinh tự thiết kế cho mình một bản đồ theo ý muốn sáng tạo của mình với màu sắc tùy ý, có thể bản đồ thiếu nội dung kiến thức cụ thể hoặc đầy đủ lượng kiến thức của bài học như vừa tiếp thu trong bài học, hoạt động cá nhân hoặc nhóm. Tuy nhiên, các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm của bài học. Giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày nội dung sơ đồ tư duy mà các em đã thực hiện. Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ bản đồ tư duy. Mỗi bài học được vẽ bản đồ tư duy trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh 10 chóng, dễ dàng. Sau khi học xong một bài cuối bài giáo viên sử dụng bản đồ tư duy dạng còn thiếu các nội dung trong các nhánh, yêu cầu học sinh trình bày lại theo trình tự các câu hỏi gợi ý của giáo viên. Hoặc có thể cho học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy liên quan đến nội dung bài học bằng cách vẽ lên bảng, sau đó giáo viên nhận xét đánh giá cho điểm và dặn dò học sinh chuẩn bị bài học lần sau. * Ví dụ: Sau khi học xong bài Bạch cầu - miễn dịch giáo viên sử sụng sơ đồ tư duy để củng cố bài như sau: Giáo viên vẽ sơ đồ tư duy dạng còn thiếu các nội dung lên bảng sau đó gọi những học sinh lên viết tiếp những nội dung còn thiếu trong sơ đồ để hoàn thành các nội dung kiến thức. Giáo viên cho các nhóm học sinh tóm tắt các nội dung bài học bằng cách vẽ bản đồ tư duy vào giấy sau đó gọi các nhóm lên trình bày. Giáo viên chiếu (treo bản đồ đã vẽ sẳng bản đồ tư duy dạng còn thiếu các nội dung: Giáo viên dùng sơ đồ tư duy dạng còn thiếu các nội dung. Giáo viên gọi học 1 sinh trình bày những hoạt động của bạch cầu. Giáo viên gọi học sinh 2 trình bày những loại miễn dịch. Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên chiếu bản đồ tư duy chuẩn của bài học. 11 2.2.2.4. Sử dụng Bản đồ tư duy để ra bài tập về nhà Vì làm bài tập về nhà sẽ có nhiều thời gian và điều kiện để tìm kiếm tài liệu nên bài tập về nhà mà giáo viên giao cho học sinh hoặc nhóm học sinh trước hết phải gắn với nội dung bài học và trong điều kiện cho phép (trình độ học sinh, thời gian, kinh tếg. Yêu cầu đối với bài về nhà cũng cần khó hơn, phức tạp hơn và cần sự đầu tư lớn hơn (cả kênh chữ, kênh hình, màu sắc, lượng thông ting, qua đó còn thể hiện cả tính sáng tạo và sự tích cực tìm kiếm tài liệu học tập của học sinh. * Ví dụ: Sau khi học xong bài Trao đổi chất: Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy như sau để yêu cầu học sinh về nhà làm ? Các hệ cơ quan có vai trò gì trong quá trình trao đổi chất với cơ thể? ? Hãy phân biệt sự troa đổi chất ở cấp độ cơ thể vẩttao đổi chất ở cấp độ tế bào? 12 Trước khi vào học bài mới của tiết sau giáo viên kiểm tra bài tập mà các em làm ở nhà, có thể giáo viên gắn một số bài tập của một số em lên bảng (trong tiết chữa bài tập, hoặc thay phần kiểm tra bài cũg và yêu cầu các em giải thích một số nội dung liên quan Ví dụ: Sau khi kiểm tra bài tập về nhà của một em như hình bên dưới giáo viên có thể gắn bài tập lên bảng dựa vào kết quả bài tập của học sinh và nêu câu hỏi ? Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể có mối liên quan mật thiết như thế nào với trao đổi chất ở cấp độ tế bào Với những câu hỏi như vậy giúp cho các em thêm một lần khắc sâu kiến thức và tránh được tình trạng chép lại bài tập các bạn khác, vì nếu chép bài tập thì các em không trả lời được những câu hỏi liên quan đến bài tập, từ đó giúp giáo viên có cách nhìn nhận và có biện pháp trong giảng dạy đối với các em. 13 2.2.2.5. Bản đồ tư duy hỗ trợ cho tiết tổng kết ôn tập kiến thức: Sau mỗi chương mỗi phần, giáo viên cần phải tổng kết, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trước khi các em làm bài tập và làm bài kiểm tra chương, kiểm tra học kì, thi cuối năm. Với thế mạnh của bản đồ tư duy là kiến thức được hệ thống hóa dưới dạng sơ đồ, các đường nối là sự diễn tả mạch logic kiến thức hoặc các mối quan hệ nhân quả hay quan hệ tương đương, cộng thêm màu sắc của các đường nối, màu sắc của các đơn vị kiến thức, sẽ giúp học sinh nhìn thấy “Bức tranh tổng thể” cả một phần kiến thức đã học. Có nhiều cách xây dựng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập, củng cố: Thông thường giáo viên cho một số câu hỏi và bài tập để học sinh chuẩn bị ở nhà. Trong tiết ôn tập, củng cố, giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập BĐTD), sau đó cho học sinh trao đổi kết quả với nhau và sau cùng đối chiếu với BĐTD) 14 do giáo viên lập ra. Từng em có thể bổ sung hay sửa lại bản đồ tư duy của mình và coi đó là tài liệu ôn tập của mình. Cách khác: Giáo viên lập bản đồ tư duy mở. Trong giờ ôn tập, củng cố, giáo viên chỉ vẽ một số nhánh chính, thậm chí không đủ nhánh, hoặc thiếu, hoặc thừa thông tin trong tiết học đó, giáo viên yêu cầu học sinh tự bổ sung, thêm hoặc bớt thông tin, để cuối cùng toàn lớp lập được một BĐTD) ôn tập, củng cố kiến thức chương đó tương đối hoàn chỉnh và hợp lý. Cách làm này sẽ lôi cuốn được sự tham gia của học sinh( suy nghĩ nhiều hơn, trao đổi nhiều hơn, tranh luận nhiều hơng và giờ ôn tập, tổng kết chương sẽ không tẻ nhạt và có chất lượng hơn. Bên cạnh đó còn có cách khác như chia nhóm và từng nhóm lập BĐTD). Sau đó các nhóm lên trình bày bản đồ tư duy của nhóm, các nhóm khác nhận xét về các mặt như sau Nội dung cơ bản kiến thức trong chương đã đủ chưa? Còn sót kiến thức nào không? Cách trình bày đã hợp lý chưa? Cấu trúc của bản đồ tư duy đã hợp lý chưa? Màu sắc đã hợp lý chưa? Đã làm nổi bật nội dung cơ bản chưa? Nhìn tổng thể có hợp lý không, có hấp dẫn được người học không? Với cách lập Bản đồ tư duy như trên, chắc chắn giờ ôn tập, củng cố kiến thức sẽ mang lại hiệu quả cao. * Ví dụ: Khi dạy tiết 56 sinh học 8: D)ạy phần ôn tập các chương VI. VII, VIII, IX. Giáo viên vẽ lên bảng bản đồ tư duy sau để hệ thống hoá các nội dung chính trong các chương VI. VII, VIII, IX. Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích những nội dung kiến thức đó trong sơ đồ như: 15 ? Hãy trình bày vai trò của các hệ cơ quan trong sự trao đổi chất ? D)a có những chức năng nào? Học sinh thảo luận và trình bày nội dung kiến thức theo từng nội dung. Học sinh hoàn thiện nội dung bài học theo từng nội dung vào vở dưới dạng sơ đồ tư duy. Kết quả ghi nhận được từ sự ghi chép của học sinh. 16 2.2.3. Kết quả đạt được Qua một số tiết dạy có sử dụng bản đồ tư duy, tôi nhận thấy: Đa số học sinh hứng thú trong việc sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình học tập, học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc xác định được nội dung trọng tâm trong bài học và trình bày kiến thức theo hệ thống. Qua sơ đồ tư duy học sinh đã xác định được trọng tâm vấn đề dễ dàng hơn, ghi nhớ kiến thức được lâu hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian ôn tập. Việc sử dụng phương pháp thuyết trình dựa trên sơ đồ tư duy đã phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, rèn kỹ năng mạnh dạn và tự tin khi trình bày trước đám đông. * Kêt qua khả sat chất lượng giữa học kì II: Stt Môn Lớp TS Giỏi HS SL % Khá SL 17 % TB SL Yếu % SL % Trên TB SL % 1 Sinh 8A 24 3 12.5 9 37.5 10 41.7 2 8.3 22 91.6 2 Sinh 8B 23 4 17.4 8 34.8 10 43.5 1 4.3 22 95.7 47 7 14.9 17 36.2 20 42.5 3 6.4 44 93.6 Cô ̣ng * Nhận xét: Sau thời gian áp dụng phương pháp mới, kết quả đạt được (giữa học kì IIg như sau: Tỉ lệ học sinh giỏi từ 4,3% lên 14,9,7%, tăng 10,6%. Tỉ lệ học sinh khá từ 27,7% lên 36,2%, tăng 8,5%. Tỉ lệ học sinh trung bình từ 48,9% xuống 42,5%, giảm 6,4%. Tỉ lệ học sinh yếu từ 19,1% xuống 6,4%, giảm 12,7%. 3. KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến: Quả thâ ̣t để giúp học sinh Bru - Vân Kiều lĩnh hô ̣i mô ̣t cách chủ đô ̣ng các kiến thức, kĩ năng trong bô ̣ môn sinh học 8 hẵn không phải là điều dễ dàng. Để làm tốt điều đó đòi hỏi mỗi mô ̣t giáo viên phải luôn tâm huyết, trăn trở để lựa chọn, phối hợp các phương dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Qua mô ̣t năm áp dụng “sử dụng bản đồ tư duy” kết hợp linh hoạt với nhiều phương pháp học khác đã tạo hứng thú trong giờ học, phát huy tính chủ động của học sinh. Qua việc ứng dụng bản đồ tư duy vào trong dạy học bản thân tôi nhận thấy bản đồ tư duy có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và đặc biệt giúp cho học sinh nắm được kiến thức bài học một cách có hiệu quả. Bản đồ tư duy là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”. Việc thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy-học ở các trường phổ thông là rất cần thiết, đây là một trong những yêu cầu của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, đó là tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. 18 Với những kết quả mà tôi đã đạt đuợc trong quá trình thực hiện, từ việc đưa ra đề tài nghiên cứu này vào công tác giảng dạy, tuy khả quan nhưng tôi nhận thấy bản thân mình cần phải cố gắng hơn nữa, không ngừng học tập ở bạn bè, đồng nghiệp để kết quả giảng dạy bộ môn sinh học được tốt hơn. Đồng thời phải luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều phương pháp, phương tiện dạy học để tạo sự say mê hứng thú của học sinh khi học bộ môn sinh học. Khi các em đã thấy yêu thích, gần gũi với môn học thì việc tự giác học tập là động lực rất lớn giúp cho người giáo viên trong công tác giảng dạy. Tồn tại cần khắc phục: Một số học sinh còn lười biếng, chưa thật sự tập trung và đầu tư cho bản đồ tư duy của mình, chỉ vẽ lại theo một sơ đồ phân nhánh, chưa xác định được vấn đề trọng tâm và những vấn đề liên quan còn trình bày dài dòng, chưa thực sự có ý tưởng để xây dựng một sơ đồ tư duy để củng cố và hệ thống lại kiến thức mà vẫn muốn dùng phương pháp học thuộc lòng. Đề tài chỉ nghiên cứu ở mức đô ̣ đơn giản, chỉ áp dụng trên một số bài ở một số chương, chưa thực sự đánh giá hết được tính khả thi của nó một cách triệt để. Một số học sinh lại lạm dụng nhiều hình vẽ trong bản đồ theo ý tưởng của mình, như vậy có thể làm mất thời gian và bị chi phối cho việc tập trung triển khai các ý trong nội dung bài cần thể hiện trên sơ đồ. 3.2. Đề xuất, kiến nghị: Đối với giáo viên: tăng cường hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học, khuyến khích học sinh áp dụng trong việc học bài, ôn bài. Đối với học sinh: tích cực học tập, hiểu rõ nội dung trọng tâm của từng bài học, luôn hình thành thói quen học tập, củng cố, ôn bài bằng việc xây dựng bản đồ tư duy. Về phía trường: Hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong việc áp dụng phương pháp mới này vào trong thực tiễn. 19 Về phía ngành: Hỗ trợ thêm về phương diện thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy học của giáo viên. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ được rút ra từ thực tiễn tr̉ng qua trình giang dạy của ban thân ca nhân tôip Với đề tài này chắc chắn sẽ con nhiều thiêu sót và hạn chê, rất m̉ng sự đóng gó́ ý kiên của lãnh đạ̉, của quý thây cô giả, cac đồng nghiệ́ để đề tài được h̉àn thiện hơnp Tôi xin chân thành cam ơnp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan