Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn phụ đạo học sinh lớp 4 chậm tiến bộ môn toán...

Tài liệu Skkn phụ đạo học sinh lớp 4 chậm tiến bộ môn toán

.DOC
20
1845
72

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do-Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “PHỤ ĐAO HOC SINH LỚP 4 CHẬM TIẾN BỘ MBÔN TOÁN ” Môn: Toan Năm học 2015-2016 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tên sang kiến kinh nghiệm: PHỤ ĐAO HOC SINH LỚP 4 CHẬM TIẾN BỘ MBÔN TOÁN 2. LƠý do chọn đề tài: * Cơ sở lý luận: Đối với giáo viên tiểu học, phương pháp mà sách giáo khoa mới đòi hỏi là phải lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động dạy học, phải dạy học sinh tự phát hiện và làm chủ tiết học quả là rất khó. Một phần là do đa số giáo viên đã quen với cách dạy truyền thống. Phần khác, nếu dạy học theo phương pháp này, tuy lấy học sinh làm trung tâm nhưng không vì thế mà giáo viên được “ nhàn” hơn thậm chí giáo viên phải vất vả hơn vì phải chuẩn bị rất kĩ tại nhà và tới lớp cũng vẫn phải linh hoạt theo học sinh. Hơn nữa, cách dạy này rất tốn thời gian và học sinh nước ta còn chưa quen nên nhiều khi khó thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả. Tình trạng trên diễn ra ở rất nhiều trường, đặc biệt là đối với các trường ở cấp huyện, xã nơi mà mặt bằng trình độ của học sinh tương đối thấp. Tuy thế, rõ ràng là phương pháp dạy học này là một phương pháp dạy học rất hiệu quả. Chính vì vậy, bản thân tôi luôn tâm huyết tìm tòi và nghiên cứu nhằm thực hiện phương pháp dạy học này. Sáng kiến “Phụ đạo học sinh lớp 4 chậm tiến bộ trong học tập” này chính là những bài học mà bản thân tôi đã đúc rút qua quá trình dạy học và ứng dụng rất thành công vào công tác giảng dạy thực tiễn. Tôi lựa chọn môn Toán là bởi vì trong những môn học ở trường thì môn Toán luôn được coi là một trong những môn học chính vì tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống. Đây cũng là môn học đòi hỏi sự tư duy và tính sáng tạo cao nhưng đồng thời cũng lại tương đối “khô khan” và khó với đa số học sinh. *Cơ sở thực tiễn: Trong quá trình dạy học để đạt được hiệu quả cao, lớp không còn học sinh yếu không dễ chút nào. Khi trong thực tế một lớp học bao giờ cũng có sự chêch lệch về trình độ tiếp thu của học sinh, nhất là học sinh yếu kém thì quả là gánh nặng đối với giáo viên chủ nhiệm. Gánh nặng đó khiến các em khó vượt qua để theo kịp các bạn trong lớp. Điều đầu tiên các em không theo kịp bạn bè chính là kĩ năng tính toán còn yếu. Tôi thiết nghĩ “Phụ đạo học sinh lớp 4 chậm tiến bộ môn Toan” là điều cần thiết. * Tính cấp thiết: 2/20 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn - Hơn nữa năm học 2015-2016, cả nước đang tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ngành Giáo dục và Đào Tạo Thành phố Hà Nội “Tiếp tục đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học”. Thực hiện “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”. Vì vậy việc nâng cao chất lượng cho học sinh châ ̣m tiến bô ̣ là rất cần thiết hiện nay. - Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học sinh chưa ngoan, châ ̣m tiến bô ̣ về học tâ ̣p. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình trạng học tâ ̣p chưa chăm chi, y thức tự học chưa cao, làm ảnh hưởng không ít đến những thành viên khác trong lớp học. Là người trực tiếp dạy môn hướng dẫn học lớp 4, tôi phải có trách nhiệm giúp học sinh có sự phát triển đúng đ n về nhân cách, về đạo đức nhằm giúp các em có điều kiện gần gũi nhau, thường xuyên trao đổi động viên uốn n n kịp thời tiến bộ qua từng ngày. * Năng lực nghiên cứu: - Tôi là người trực tiếp dạy học sinh lớp 4 trong trường tiểu học. - Có trình độ chuyên môn vững vàng. Được giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh tin tưởng. Chính vì vậy tôi đã chọn tên đề tài: “Phụ đạo học sinh lớp 4 chậm tiến bộ môn Toan”. 3. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu này nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy - học môn Toán của giáo viên và học sinh lớp 4 trường tôi, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng học sinh đại trà ở trường tiểu học. 4. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 4 trường tiểu học Kim An 5. Đối tượng khảo sat, thực nghiệm: - Học sinh và giáo viên trường tiểu học nơi tôi công tác cụ thể như sau: Khảo sát học sinh lớp 4: 26 em 6. Cac phương phap nghiên cứu: - Nhóm Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu Luật Giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, nhiệm vụ năm học và đọc SGK, sách hướng dẫn GV môn Toán để thu thập một số vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học phục vụ đề tài. - Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn: điều tra cơ bản, quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện với cán bộ, GV, phụ huynh và với HS; thực nghiệm sư phạm, nghiên cứu bài giảng môn Toán lớp 4 của GV, kết quả học tập của HS khối 4; Thăm lớp, dự giờ, chuyên đề, trao đổi xin y kiến chuyên gia. Thảo luâ ̣n chuyên đề tổ chuyên môn. 3/20 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn - Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: Thống kê, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. 7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: * Phạm vi nghiên cứu: Chi đạo nâng cao chất lượng giờ dạy môn Toán lớp 4 trong trường tôi hiện nay. Tôi thực hiện đề tài này trong một năm học 2015-2016. B t đầu từ tháng 9- 2015 đến tháng 5- 2016. * Kế hoạch nghiên cứu: Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 của các cấp và Hướng dẫn công tác sáng kiến kinh nghiệm của Phòng Giáo dục, ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch thực hiện như sau: - Lựa chọn, đăng ky tên đề tài. - Nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn có liên quan đến nội dung đề tài. - Dự giờ, thăm lớp quan sát, theo dõi các biểu hiện châ ̣m tiến bô ̣ của học sinh trong giờ học, các buổi sinh hoạt dưới cờ, trong các thời gian nghi giải lao và các hoạt động khác của học sinh trong thời gian đến trường. - Khảo sát thực tế với học sinh của trường mình. - Xây dựng các giải pháp, biện pháp để thực hiện đề tài. - Kiểm tra kết quả thực hiện đề tài. - Viết bản thảo của đề tài. - Viết chính thức và hoàn thiện đề tài. II. NHỮNG IỆN PHÁP ĐỔI ḾI 1. Những nội dung có liên quan: Nhằm tăng thời lượng học tập và rèn luyện các kĩ năng cho học sinh trên một đơn vị kiến thức, tránh được tình trạng quá tải trong học tập, làm cho việc dạy học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn; - Giúp học sinh có phương pháp và y thức tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện của bản thân; - Giúp cho nhà trường thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cơ hội để các em vươn lên trong quá trình học tập, sớm bộc lộ và phát huy khả năng của mình. b. Yêu cầu: - Bố trí thời gian và nội dung hợp lí đối với các hoạt động dạy học và giáo dục để thực hiện chương trình và sách giáo khoa quy định cho mỗi lớp; thực hành vận dụng kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương; học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn 4/20 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn thành yêu cầu học tập, hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn học tự chọn; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá… - Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhằm tăng cường các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ… được tổ chức một cách linh hoạt theo khả năng và nhu cầu của học sinh. - Giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, bố trí thời gian hợp ly hướng dẫn học sinh hoàn thành nội dung học tập trong giờ học trên lớp, sử dụng có hiệu quả các tài liệu bổ trợ, không giao bài tập về nhà cho học sinh. Tổ chức cho học sinh để sách, vở, đồ dùng học tập tại lớp. + uổi thứ hai: (5 buổi/tuần, 3-4 tiết/buổi) * Thời lượng: - Lớp 4: Dạy học các môn: Âm nhạc, Mỹ thuật, Kĩ thuật, Thể dục theo qui định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo QĐ 16/2006/QĐBGD&ĐT ngày 5/5/2006, đảm bảo yêu cầu tối thiểu về chuẩn kiến thức và kĩ năng theo các môn học theo tinh thần công văn số 8705/SGD&ĐT-TH với số tiết tăng cường là 12 tiết. Thực hiện học tự chọn Tiếng Anh theo chương trình của BGD là 2 tiết/ tuần; môn Tin học là 2 tiết/tuần. . - Nội dung dạy học buổi thứ 2 tập trung vào việc thực hành các kiến thức đã học và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế; giúp học sinh yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập. - Môn Toán và Tiếng Việt: Dạy tham khảo theo chương trình Vở em học Toán và em học Tiếng Việt do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành dành cho buổi hai/ngày 2. Thực trạng giờ dạy Toan lớp 4 ở trường tiểu học: - Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch và tiến hành dự giờ thăm lớp đối với giáo viên để học hỏi kinh nghiê ̣m. Trong đó dự giờ 5 giáo viên lớp 4, tập trung ở 2 giáo viên dạy đạo đức lớp 4A, 4B. - Chất lượng khảo sát môn Toán lớp 4A như sau: Khảo sát mức độ hoàn thành môn Toán của HS lớp 4A như sau: Số HS Kiến thức kĩ năng HT CHT Năng lực Đạt 5/20 Chưa đạt Phẩm chất Đạt Chưa đạt SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn 26 20 6 22 4 26 26 - Đồ dùng dạy học thông qua công nghệ thông tin đối với học sinh tiểu học là rất thích hợp và cần thiết. Nên trong những tiết học chuyên đề, được ứng dụng công nghệ thông tin, 100% các em tập trung, hứng thú, ham thích học tập. Quá trình nhận thức của học sinh tiểu học rất cần đến những phương tiện trực quan sinh động, chính vì đặc điểm đó mà sử dụng đồ dùng dạy học thông qua công nghệ thông tin đối với học sinh tiểu học là rất hữu ích. Hơn nữa rèn kĩ năng sống cho các em tích hợp vào tiết học này ch c ch n sẽ nâng cao được chất lượng giờ dạy cũng như chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng. 3. Cac biện phap chính: Với những cơ sở khoa học và thực tiễn trên tôi thấy cần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Đă ̣c biê ̣t nâng cao chất lượng giờ dạy buổi 2/ngày cho học sinh lớp 4 bằng nhiều phương pháp đổi mới, người giáo viên cần phải tiến hành nhiều biện pháp trong năm học này. Tôi đã tiến hành một số biện pháp cụ thể với giáo viên và học sinh của trường tôi như sau: iện phap 1: Từng học sinh tự nghĩ cach giải quyết Giáo viên có thể cho học sinh làm việc cá nhân trong khoảng ít phút ( một hoặc hai phút) theo hướng đã định ra trong phần nêu vấn đề, nên yêu cầu các em ghi t t y kiến của mình ra một mảnh giấy. Sau đó, để công việc của học sinh hiệu quả hơn, giáo viên có thể cho các em trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm. Hiệu quả nhất là nên làm việc theo những nhóm bốn học sinh (vì thông thường, bàn học sinh là bàn ngồi hai người; tổ chức nhóm bốn vừa dễ s p xếp, đỡ tốn thời gian, dễ cho việc trao đổi của các em cũng như việc quản ly của giáo viên, ít gây ồn ào trông công việc lập nhóm.) Trong lúc học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ này, giáo viên nên đi quanh lớp để quan sát, quản ly đảm bảo tất cả các học sinh đều làm việc, đồng thời đôn đốc, khuyến khích các y hay hoặc gợi y và trả lời một số câu hỏi của học sinh. Ví dụ: Để kh c phục vấn đề tốn thời gian vì lí do học sinh không quen, giáo viên có thể cho học sinh thực hiện hoạt động nhóm thường xuyên trong các buổi học. Điều này sẽ tạo ra một thói quen giúp các em nhanh hơn trong các thao tác như trao đổi, thảo luận, lập nhóm và giúp đỡ lẫn nhau trong khi cùng làm việc trong nhóm. Các nhóm cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu giáo viên có thể s p xếp chỗ ngồi hợp ly cho các em (đảm bảo trong mỗi nhóm đều phải có một thành viên khá giúp điều khiển nhóm). Giáo viên cũng nên hướng dẫn 6/20 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn cho các nhóm chọn ra một thành viên làm “thư kí” ghi lại toàn bộ các y kiến của nhóm đã thảo luận và nghĩ ra. Những y này có thể ghi vào một tờ giấy hoặc tốt hơn là ghi vào một bảng phụ để tiện cho việc trình bày và sửa chữa trước lớp ở bước tiếp theo. iện phap 2 : Thảo luận trước lớp cach giải quyết. Sau khi các nhóm đã thảo luận xong, giáo viên nên dành thời gian cho ít nhất một hoặc hai học sinh được đứng trước lớp trình bày cách giải quyết của mình hoặc của nhóm mình vì hoạt động này giúp rèn luyện tính tự tin, năng lực trình bày và diễn đạt sự việc cho trẻ. Nếu thời gian hạn chế không cho phép đại diện của tất cả các nhóm trình bày thì giáo viên nên treo bảng phụ của các nhóm này lên bảng. Trong khi các đại diện trình bày, giáo viên yêu cầu cả lớp l ng nghe, sau đó so sánh, trao đổi, thảo luận để nhận xét, bổ sung y kiến cho bạn và cho mình. Ví dụ : Ở hoạt động này, giáo viên nên yểm trợ về mặt sư phạm. Điều đó có nghĩa là giáo viên nêu lại cho rõ các y mà học sinh đã nói. Học sinh nói đúng thì giáo viên nêu lại cho rõ cái y đúng ấy; học sinh nói sai thì giáo viên nêu lại cho rõ cái y sai ấy để cả lớp hiểu rõ các y kiến của các “báo cáo viên”. Đây là việc làm hết sức cần thiết vì học sinh thường trình bày các vấn đề một cách lúng túng, lộn xộn, không rõ ràng, mạch lạc. Nếu thiếu sự yểm trợ về mặt sư phạm này thì rất dễ xảy ra trường hợp “không ai hỏi ai nói gì”.Giáo viên tuyệt đối không nên vội khẳng định là y nào đúng, y nào sai để khuyến khích học sinh sáng tạo trong trao đổi, thảo luận để tự nhận ra y sai, y đúng, y hay. Nói tóm lại là giáo viên chỉ yểm trợ về mặt sư phạm mà không yểm trợ về mặt khoa học ở hoạt động thảo luận. iện phap 3 : Giao viên nhận xét, đanh gia. Đây chính là lúc mà giáo viên đưa ra sự yểm trợ về mặt khoa học cho học sinh. Giáo viên tổng kết thảo luận : nêu lại các cách làm của học sinh; đánh giá đúng, sai, hay, dở, sau đó chốt lại y quan trọng.(y này có thể là một trong những y kiến của học sinh hoặc nếu học sinh chưa đưa ra được thì giáo viên đưa ra y của mình, trọng tâm của bài học). Nói chung, khi thực hiện phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên có thể gặp một số khó khăn nhất định như học sinh không quen, tốn thời gian, khó tổ chức và quản ly. Tuy nhiên, với cách tiến hành như tôi đã 7/20 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn trình bày ở trên, các khó khăn này sẽ được kh c phục và phương pháp này ch c ch n phát huy hiệu quả tối ưu. III. MỘT VÍ DỤ MINH HOA TOÁN 4 – TIẾT 73 DAY ÀI : NHÂN VỚI SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ ỨC 1 : NÊU VẤN ĐỀ a, GV nêu vấn đề : Tính 38 x 24 = ? Làm thế nào bây giờ ? b, HS thảo luận, nói v n t t y của mình… c, GV dựa vào y của HS để định hướng suy nghĩ : Đây là phép nhân với số có 2 chữ số, ta chưa học. Ta mới chi học cách nhân với số có một chữ số. Vậy phải tìm cách quy về phép nhân với số có một chữ số (hay quy về các phép nhân đã học) ỨC 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : Hoạt động 1 : HS tự nghĩ cách nhân theo hướng nêu trên, ghi t t vào giấy các y riêng của mình. Sau đó các em bàn bạc trong nhóm nhỏ (nhưng phải nói thì thầm). Trong lúc đó GV đi quanh để giám sát, đôn đốc, khuyến khích các y hay, trả lời các câu hỏi của học sinh (GV cũng phải nói thầm). Hoạt động 2 : a)Một số học sinh lên công bố “phát minh” của mình (hoặc nhóm mình) trước cả lớp. Học sinh này được nói và viết tự do trên bảng lớp. Chẳng hạn: - HS A : + Tách 24 = 8 x 3 => 38 x 24 = 38 x (8 x 3) = (38 x 8) x 3 + 38 nhân 8 là một phép nhân với số có một chữ số, em đã biết làm + 38 x 8 được bao nhiêu nhân tiếp với 3,cũng là nhân với số có một chữ số, em biết làm rồi. + Cả lớp hoan hô. GV khen : tuyệt hay, giỏi ! - HS B: + Em tách theo phép cộng 24 = 7 + 8 + 9 + Dùng quy t c nhân một số với một tổng 38 x 24 = 38 x (7 + 8 + 9 ) = 38 x 7 + 38 x 8 + 38 x 9 + Đây toàn là phép nhân với số có một chữ số, biết làm rồi. + Cả lớp hoan hô. GV khen … - HS C : + Em dùng phép trừ 38 = 40 - 2 + Dùng quy t c nhân một hiệu với một số 8/20 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn 38 x 24 = (40 – 2) x 24 = 40 x 24 – 2 x 24 + 40 x 24 là nhân với số tròn chục : học rồi. + 2 x 24 là phép nhân với số có một chữ số, biết làm rồi. + Hoan hô… khen … - HS D : + Em dùng phép cộng theo cách khác : 24 = 10 + 10 + 4 + Dùng quy t c nhân một một số với một tổng: 38 x 24 = 38 x (10 + 10 + 4 ) = 38 x 10 + 38 x 10 + 38 x 4 + Phép nhân với 10 : quá dễ. + 38 x 4 là phép nhân với số có một chữ số: đã học. + Hoan hô… khen … - HS E : + Em tách theo phép cộng : 24 = 20 + 4 + 38 x 24 = 38 x (20 + 4 ) = 38 x 20 + 38 x 4 + 38 x 20 : có dạng phép nhân với số tròn chục : đã học. + 38 x 4 là phép nhân với số có một chữ số: đã học. + Khen … Hoan hô… - HS F : + Em b t chước cách cộng viết : nhân số chục với số chục, số đơn vị với số đơn vị : 3x2=6 ; 8 x 4 = 32 + 38 x 24 = 632 + Khen … Hoan hô…(mặc dù sai !) b) Thảo luận về các “phát hiện” đã được công bố : - Đúng, sai ? - Cách nào gọn hơn, dễ làm hơn ? - Cách nào dài, khó làm ? - Cách nào quá đặc biệt ? - ….Chẳng hạn : - A làm hay nhưng nếu 38 x 17 thì làm sao tách 17 thành tích của 2 số ? A trả lời (cãi): thế thì em tách 38. Chất vấn : Tách thử coi. 38 = 2 x 19 Vậy 38 x 24 = 2 x 19 x 24 vẫn là nhân với số có hai chữ số. A thừa nhận là kẹt đường, cách này không dùng được. - B làm đúng song dài hơn C : ba phép tính dài hơn hai phép tính. - C làm đúng nhưng không hay bằng E : phép trừ khó làm hơn phép cộng. 9/20 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn Cách làm của D và E cũng giống nhau nhưng D làm dài hơn. - Cách làm của F sai vì không thể làm tính nhân giống như tính cộng được ( chi tính 38 x 20 đã lớn hơn 700 rồi không thể bằng 632 được.) - Cách làm của E hay nhất. Hoạt động 3 : a) GV tổng kết thảo luận để chốt lại cách làm của E sau đó nêu cách tính thực tiễn như trong sách giáo khoa. b) HS vận dụng giải bài tập. iện phap 4: Phối hợp với gia đ̀nh và nhà trường: Hình thức trao đổi gián tiếp như thông qua sổ liên lạc, qua đại diện hội cha mẹ học sinh hoặc đại diện cộng đồng dân cư nơi gia đình học sinh cư trú. Trong các hình thức này, việc trao đổi qua sổ liên lạc có tính khả thi hơn cả. Song, sổ liên lạc phải được sử dụng một cách thường xuyên khi cần chứ không phải theo định kỳ hàng tháng. Đồng thời, cần cải tiến hoạt động của cha mẹ học sinh. Hội cha mẹ học sinh phải thực sự trở thành lực lượng hỗ trợ đ c lực cho việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Vì vậy, về mặt tổ chức, bên cạnh ban chấp hành Hội cần có tổ phụ huynh (của lớp) theo địa bàn học sinh cư trú. Tổ trưởng phụ huynh sẽ hoạt động theo tư cách là cầu nối trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình. - Về gia đ̀nh: Luôn tạo không khí vui tươi, cởi mở, không quá tập trung lo về kinh tế mà thiếu sự quan tâm chăm sóc cho con em. Gia đình phải thật sự là chỗ dựa vững ch c đối với học sinh. Các thành viên trong gia đình phải gương mẫu, phải có trách nhiệm trong chăm lo, dạy bảo các em. Ngoài ra phải thường xuyên liên lạc với nhà trường để kịp thời n m b t quá trình học tập và rèn luyện của con em mình. - Về phía nhà trường: Tổ chức các buổi giao lưu, học tập cho các em. Mạnh dạn triệt phá những tụ điểm vui chơi không lành mạnh, những tệ nạn xã hội... Tạo môi trường sống trong lành, không còn những thói hư tật xấu. Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh tại địa phương thu hút học sinh ngoài giờ học ở trường. Các ban ngành đoàn thể ở địa phương chăm lo đến đời sống tinh thần, vâ ̣t chất bằng chính khả năng của mình cho các em. Quan tâm nhiều hơn đối với giáo dục để giáo dục và đào tạo thực sự là Quốc sách hàng đầu. Như vâ ̣y, nâng cao chất lượng cho học sinh châ ̣m tiến bô ̣, học sinh đại trà cho học sinh tiểu học nhằm tác động vào y thức, tình cảm, niềm tin, y chí của 10/20 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn học sinh. Đây là phương pháp có vai trò mở đường cho mọi quá trình giáo dục bất kỳ một phẩm chất, năng lực nào. Đối với việc giáo dục học sinh hư, khi thực hiện phương pháp này cần hết sức tránh nóng vội và cần n m b t cụ thể đặc điểm tâm lí, tính cách cũng như hoàn cảnh gia đình, quan hệ bạn bè của đối tượng này để có biện pháp giáo dục. iện phap 5: Xây dựng h̀nh ảnh người thầy mâu mực trước học sinh. Thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi xác định rõ bản thân mình phải gương mẫu trong mọi hoạt động để giáo viên và học sinh trong trường noi theo. Tôi thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp về đạo đức nhà giáo cụ thể ở các vấn đề: - Phẩm chất chính trị - Đạo đức nghề nghiệp - Lối sống, tác phong - Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo *Mỗi nhà giáo là tấm gương đạo đức phải hội tụ được những tiêu chí: - Không vi phạm chính sách, pháp luật, qui định về đạo đức nhà giáo và nội qui của đơn vị. - Có y thức trách nhiệm, y thức tổ chức kỷ luật, yên tâm công tác. - Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. - Được phụ huynh và nhân dân địa phương tin tưởng. *Bên cạnh đó, người giáo viên còn phải là tấm gương tự học với các tiêu chí như: - Tham gia các hoạt động bồi dưỡng để nâng cao trình độ ly luận chính trị. - Tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Có minh chứng về thành tích học tập, bồi dưỡng. - Được khen thưởng về đào tạo, bồi dưỡng. * Người giáo viên còn là tấm gương sáng tạo như: - Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp quản ly, cải tiến lề lối làm việc; phát hiện vấn đề và đề xuất giải quyết vấn đề trong hoạt động giáo dục; có sáng kiến kinh nghiệm hoặc tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. - Đổi mới công tác lập kế hoạch giảng dạy, kế hoạch công tác. - Có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới phương pháp dạy học của đồng nghiệp. 11/20 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn - Là giáo viên dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên. Như vậy mỗi giáo viên hội tụ đầy đủ đạo đức, tự học và sáng tạo là những phần cơ bản nhất, trong quá trình tổ chức thực hiện của nhà trường. Tôi đã cụ thể hóa cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của địa phương và của trường mình giúp mỗi thầy cô giáo tự vươn lên, học hỏi đồng nghiệp, nâng cao tinh thần gương mẫu trong đạo đức nhà giáo. Tôi đặc biệt chú trọng thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là một trong những tiêu chí thi đua của nhà trường và của mỗi thầy cô giáo. Trong lễ khai giảng đầu năm học, tổ chức phát động phong trào thi đua “Dạy tốt-Học tốt” đã được cụ thể hóa theo nội dung cuộc vận động và phong trào thi đua. Tổ chức ky cam kết thực hiện nội dung thi đua nói trên giữa Công đoàn -Nhà trường - Đoàn (Đội) hoặc học sinh và tiến hành sơ kết vào cuối kì I, tổng kết vào cuối năm học. Đẩy mạnh công tác xã hô ̣i hóa giáo dục bằng những viê ̣c làm cụ thể: Tuyên truyền, vâ ̣n đô ̣ng cha mẹ học sinh chăm lo cho con em trong học tâ ̣p Nhà trường có khẩu hiệu: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cùng với khẩu hiệu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt ở vị trí thích hợp của trường. Ví dụ: trao đổi, thảo luận về truyền thống của ngành, truyền thống của trường, nêu những tấm gương nhà giáo tiêu biểu để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong đội ngũ nhà giáo và học sinh. Ví dụ: 12/20 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn Hàng năm đều tổ chức đánh giá cán bộ, nhà giáo và xếp loại đơn vị theo tiêu chí đã hướng dẫn, đồng thời đề ra những giải pháp tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động. Để nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản ly nhà trường về y thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; thường xuyên tự học nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; sáng tạo trong các hoạt động giáo dục và quản ly giáo dục; đẩy lùi các tiêu cực trong ngành, nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục–đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công đoàn giáo dục các cấp phối hợp chặt chẽ với công đoàn trường. Để cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” thực sự phát triển sâu rộng thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ, các thành viên trong ban chi đạo phải là những người gương mẫu thực hiện. Nên tôi và lãnh đạo nhà trường, cán bộ công đoàn phải thực sự gương mẫu trong việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và sáng tạo trong công tác quản lỷ nhà trường và hoạt động chuyên môn. Học sinh thấy được môi trường trường học tập an toàn và thân thiện, những tấm gương sáng của thầy cô, của bạn bè giúp các em học tập, noi theo và rèn luyện trong bài học được xác định là mục tiêu cơ bản. 13/20 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn Như vậy, người giáo viên luôn luôn phải có gương mẫu, chuẩn mực, trong sáng trước học sinh. Đối với trẻ tiểu học, ngoài cha mẹ, thầy cô giáo có vị trí hết sức quan trọng và có sức tác động rất lớn đối với trẻ. Có thể trong khoảng thời gian dài những điều cha mẹ dạy bảo, thuyết phục mà trẻ nhỏ không chịu nghe theo, không chấp nhận nhưng nếu cũng với những điều đó được thầy cô giáo yêu cầu thì các em lại phục tùng một cách tuyệt đối. Có thể nói rằng hình ảnh của thầy cô giáo ở bậc tiểu học là hình ảnh khó phai mờ trong tâm trí học sinh. Điều này xuất phát từ sự chuẩn mực của thầy cô giáo tiểu học. Hiện tại sự chuẩn mực của thầy cô giáo tiểu học được thể hiện rõ trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Người giáo viên có tác dụng giáo dục bằng toàn bộ nhân cách của mình. Trẻ em nhìn người giáo viên một cách tổng quát, vì vậy người giáo viên cần không ngừng tu dưỡng đạo đức. “Tấm gương bao giờ cũng cói giá trị hơn lời giáo huấn” điều này nh c nhở rằng người giáo viên cần phải trung thực, thẳng th n trong cách đối xử với học sinh. Nếu người giáo viên yêu môn học nào, học sinh cũng yêu môn học đó; Nếu người giáo viên quan tâm bảo vệ môi trường, học sinh cũng sẽ quan tâm đến điều đó; Nếu người giáo viên làm việc và sinh hoạt đúng giờ, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm, học sinh sẽ cố g ng được như vậy. Chúng ta luôn luôn lưu y rằng giáo dục học sinh châ ̣m tiến bô ̣ không chi dừng ở việc hình thành thói quen, mà điều chủ yếu là phải từ việc luyện kiến thức cơ bản làm cơ sở cho ứng xử thường xuyên của các em. 4. Kết quả thực hiện so sanh đối chứng: Từ việc nâng cao hiệu quả giờ dạy buổi 2 trên ngày lớp 4, chất lượng giờ dạy của giáo viên được nâng cao. Kết quả thi giáo viên giỏi của trường so với năm học trước tiến bộ hơn hẳn. Cụ thể như sau: Từ các tiết dạy được đầu tư, đổi mới hơn nên việc nhận thức các chuẩn mực hành vi đạo đức đã trở thành thói quen hàng ngày của học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh trường tôi nói chung, các em tiến bộ rõ rệt qua các mặt sau: - Học sinh ngoan ngoãn hơn, nói năng lế phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi. - Đi học đều, đến lớp đúng giờ, nghi học viết giấy phép hoă ̣c cha mẹ đến gă ̣p thầy cô giáo xin phép. - Các em ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, đi dép, đội mũ đầy đủ. - Biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Chăm chi học tập, có y thức tự học tốt. - Biết giữ gìn và bảo vệ trường lớp xanh- sạch- đẹp. 14/20 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn - Biết cảm ơn, xin lỗi, tiết kiệm tiền của thời giờ, không nói tục nói bậy, lễ phép, lịch sự văn minh. - Kết quả mức độ hoàn thành môn Toán của HS lớp 4A như sau: Kiến thức kĩ năng Năng lực Phẩm chất Số HS (HT) (Đạt) (Đạt) Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu năm năm năm năm năm năm 26 20 26 22 26 26 26 Bên cạnh đó, phụ huynh các em này đến trường chia sẻ, cảm ơn thầy cô giáo đã dạy bảo các em tiến bộ, ngoan ngoãn hơn hẳn đầu năm học. Qua việc nâng cao chất lượng dạy buổi 2/ngày lớp 4, các em được m t thấy tai nghe, được củng cố, rèn luyện đạo đức tốt hơn. Chính vì thế mà chất lương của học sinh lớp tôi được đánh giá đạt 100%. Số học sinh đạt học sinh giỏi trong các cuộc giao lưu cấp huyện, cấp thành phố so với tổng số học sinh trong lớp là cao hơn các lớp khác. Ngoài ra nhà trường đã tổ chức cho học sinh tham gia sân chơi trí tuệ và các cuộc giao lưu tại trường, lớp tôi số học sinh tham gia cao hơn năm học trước. Cuối năm học số học sinh các lớp bình bầu học sinh có thành tích nổi trội, học sinh có tiến bộ vượt bậc trong học tập rất cao. Như vậy, nâng cao chất lượng giờ dạy buổi 2/ ngày nhất là hướng dẫn học Toán lớp 4, giáo viên đã không ngừng nâng cao chất lượng giờ dạy các môn học khác. Đổi mới phương pháp dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết Toán và các biện pháp trên nhằm nâng cao chất lượng học sinh châ ̣m tiến bô ̣ và học sinh đại trà trong nhà trường. Cũng từ đó chất lượng giáo dục của học sinh đã có hiệu quả rõ rệt. Giờ học Toán sẽ nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, không còn khô khan cứng nh c nữa. Nội dung giáo dục mà giáo viên muốn truyền đạt với học sinh sẽ được các em tiếp thu nhẹ nhàng hơn. Qua tiết hướng dẫn học và hình ảnh sinh động, phù hợp thực tế, m t thấy tai nghe, không những hình thành cho các em thói quen học Toán mà còn củng cố và mở rộng những kiến thức cơ bản tương ứng và phát triển toàn diện cho các em. Tôi tin tưởng rằng lớn lên các em sẽ trở thành con người có ích cho gia đình và xã hội. III- KẾT LƠUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Giúp đỡ học sinh châ ̣m tiến bô ̣ trong học tâ ̣p, nhất là môn Toán ở lớp 4 hiện nay là sự nỗ lực của nhà trường, các thầy cô giáo với y thức trách nhiệm, 15/20 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn lương tâm đạo đức nhà giáo. Chất lượng đại trà của học sinh ngày càng đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Dạy học 2 buổi trên ngày tích hợp với kĩ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường. Phối hợp giữa nhà trường- giáo viên chủ nhiê ̣m- gia đình- xã hô ̣i để giáo dục học sinh tiểu học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Toán. Xây dựng hình ảnh thầy giáo, cô giáo mẫu mực trước học sinh tiểu học. Với các biện pháp trên đã giảng dạy môn Toán cho học sinh lớp 4 do tôi giảng dạy qua các tiết học buổi 2/ngày. Tôi nhận thấy học sinh được suy ngẫm, bày tỏ y kiến, tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy và học một cách tích cực, chủ động. Giáo viên ít phải nói hơn mà học sinh lại chủ động hình thành được thói quen học tâ ̣p cho mình. Chính thói quen đó đã giúp các em ngoan hơn, say mê học tập các môn khác. Vấn đề phụ đạo học sinh châ ̣m tiến bô ̣ trong học tâ ̣p môn toán hiện nay đang được sự quan tâm của nhà trường, gia đình, xã hội. Phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” là một trong những cách dạy học tiên tiến bậc nhất hiện nay. Khi thực hiện phương pháp này trong các tiết toán trên lớp, tôi nhận thấy ban đầu đúng là các em còn lúng túng bỡ ngỡ trong các thao tác nhưng qua một vài lần thực hiện và được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên (sự yểm trợ đúng lúc một số câu hỏi, gợi y, yểm trợ về mặt sư phạm hay về mặt khoa học,…) các em đã trở nên quen dần và thậm chí còn tỏ ra rất thích thú vì bản thân các em được trực tiếp tham gia vào bài học. Các em học tập hào hứng và hăng say hơn vì hoạt động nhóm giúp giảm bớt căng thẳng đặc biệt là đối với những học sinh có học lực yếu, không thể tự làm việc một mình. Học sinh có thể hỏi giáo viên hoặc bạn bè ngay những điều mà các em không biết, không hiểu.(Điều mà ở cách dạy truyền thống, khi giáo viên tự mình “diễn trình”, học sinh rất ngại làm). Chính vì thế mà các tiết học đều đạt hiệu quả rất cao, hầu như mọi học sinh đều hiểu bài và vì vậy bước thực hành ( HS giải bài tập) diễn ra rất tốt. Tuy nhiên, rõ ràng phương pháp dạy học này vẫn mang trong mình nhiều nhược điểm. Hai trong số đó là việc giáo viên và học sinh chưa quen l m với cách dạy, học này và cách dạy, học này cũng khá tốn thời gian. Song như tôi đã đề cập ở mục II.2, những khó khăn này sẽ dễ dàng được kh c phục dựa vào lòng nhiệt tình, vào tâm huyết với nghề của người giáo viên. Nếu người giáo viên “chịu khó đầu tư” kĩ cho tiết dạy tại nhà, nghiên cứu kĩ về khả năng của từng học sinh để có sự s p xếp chỗ ngồi hợp ly nhằm tạo điều kiện cho học sinh có 16/20 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn thể giúp đỡ nhau, trao đổi, thảo luận trong nhóm cũng như giữa các nhóm. Thêm vào đó, đôi lúc giáo viên cũng cần phải khích lệ, dặn dò học sinh chuẩn bị trước bài ở nhà. 2. ài học kinh nghiêm: ̣ Có một vài nhược điểm của phương pháp dạy học này mà không có cách kh c phục. Đó là phương pháp này sẽ rất khó thực hiện nếu như học sinh đã học trước bài từ trong hè.(Bởi nếu vậy học sinh đã biết trước kiến thức của bài mới và việc này hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo của các em. Ngoài ra, nó cũng chi có thể thực hiện ở một số loại bài mà không phải ở tất cả các môn, các bài. Chính vì thế, điều cần thiết là người giáo viên phải biết linh hoạt sử dụng phương pháp này vào đúng bài học, đúng đối tượng, linh hoạt trong từng tiết dạy, từng tình huống phát sinh trên lớp từ những y kiến, những câu trả lời của học sinh thì mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, giáo viên nên ghi nhớ một điều cốt lõi : phải tạo được một không khí học tập thật thoải mái không gò ép thì học sinh mới không thụ động mà ngược lại sẽ chủ động tham gia vào các hoạt động, phát huy được tối đa khả năng và óc sáng tạo của tất cả học sinh. Cuối cùng, cho dù phương pháp có hay đến mấy mà giáo viên sử dụng không tốt đôi khi lại gây ra hiệu ứng ngược: làm học sinh rối tung và không hiểu bài. Việc sử dụng quá nhiều cũng sẽ gây ra tâm ly nhàm chán ở học sinh. Bởi vậy, giáo viên không nên chi sử dụng phương pháp này mà phải biết kết hợp sử dụng một số phương pháp dạy học khác nữa nhằm tạo ra sự phong phú trong việc dạy các môn khác nhau. Nói tóm lại, để một tiết dạy được thành công, điều kiện quyết định không phải là ở phương pháp mà ở chính người giáo viên. Và phương pháp chi là một phương tiện giúp người giáo viên đạt được mục đích đó. “Một số phương ph́np nâng cao chất lượng giảng dạy mộn tónn học lớp 4 mà tôi vừa giới thiệu trong sáng kiến này hi vọng sẽ là một phương tiện hiệu quả giúp cho các bạn đồng nghiệp gần xa trong việc giảng dạy với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu!” Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đúc rút được qua quá trình giảng dạy. Tuy nhiên do thời gian và năng lực có hạn ch c hẳn sẽ có những thiếu sót. 17/20 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn Rất mong sự góp y, giúp đỡ của quy thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và có hiệu quả thiết thực hơn trong công tác giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn! 3, Những khuyến nghh, đề xuất: Qua đây, tôi cũng mong muốn đề nghị các cấp giáo dục ngoài viê ̣c tổ chức các chuyên đề như: Chuyên đề liên trường để hâm nóng phương pháp và cách dạy từng dạng bài cho các khối lớp, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi nên tổ chức các chuyên đề, những buổi nói chuyê ̣n, giao lưu về những kinh nghiê ̣m hướng dẫn, giúp đỡ học sinh yếu, trung bình để tránh ngồi nhầm lơp và mở rô ̣ng kiến thức học g n với cuô ̣c sống nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Trên đây chi là sự trải nghiê ̣m và vâ ̣n dụng của bản thân, kính mong sự góp y tâ ̣n tình, thẳng th n của đồng nghiê ̣p và các nhà quản ly giáo dục để bản thân có nhiều thành công trong sự đổi mới phương pháp dạy học. Xin chân thành cảm ơn! Xac nhâ ̣n c̉a nhà trường Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi viết, không sao chép. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ Nguyễn Văn Thụ 18/20 SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn IV. TÀI LƠIỆU THAM KHẢO TT Tên sach 1 Sách giáo khoa Toán lớp 4 ĐV xuất bản Nhà xuất bản Giáo dục. 2006 Nhà xuất bản Giáo dục. 2006 Nhà xuất bản Giáo dục. 2 Sách giáo viên- Toán lớp 4 3 Bài tập Toán- lớp 4 4 Những câu chuyện bổ ích và ly thú tiểu học Tập 1 Phương pháp dạy Toán Tiểu học Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học - lớp 4 Thông tư 30/2014 5 6 7 19/20 Nhà xuất bản Giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục. Bô ̣ Giáo dục và Đào tạo SKKN: “ Phụ đạo học sinh lớp 4 châ ̣m tiên bộ ̣ mộn tónn NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LƠOAI CỦA HĐKH CƠ SỞ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LƠOAI CỦA HĐKH CẤP HUYỆN ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 20/20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan