Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn quản lý giáo dục đạo đức trong trung tâm giáo dục thường xuyên...

Tài liệu Skkn quản lý giáo dục đạo đức trong trung tâm giáo dục thường xuyên

.PDF
8
335
87

Mô tả:

SKKN Quản lý giáo dục đạo đức trong trung tâm Giáo dục thường xuyên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN” PHẦN I: MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Sự phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta sau khi thực hiện công cuộc đổi mới đã làm cho kinh tế phát triển nhanh, đời sống nhân dân được đổi mới và nâng cao mọi mặt cả về vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó mặt trái của xã hội cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Sự phức tạp đó đã tác động không nhỏ đến trường học, những tệ nạn xã hội, những thói hư tật xấu đã tác động đến một bộ phận học sinh. Trong đó số học sinh đã bị nhiễm và ảnh hưởng nhiều đều tập trung vào học ở các trung tâm GDTX. Hoạt động dạy văn hoá bổ túc THPT hiện nay vẫn là hoạt động chính của các trung tâm GDTX của tỉnh. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng kiến thức, việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh đang là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Trung tâm. Nếu đạo đức nhân cách bị xuống cấp thì mục đích văn hoá khó có thể thực hiện được. Trung tâm KTTH-HNDN&GDTX tỉnh đóng trên địa bàn thành phố Lào Cai. Với vị trí nằm ở đô thị có nhiều tiềm năng phát triển, Trung tâm có nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên…Tuy nhiên Trung tâm cũng là nơi gặp nhiều khó khăn về đối tượng học sinh ngay từ khi tuyển đầu vào , phần lớn học sinh đều có vấn đề về ý thức đạo đức, vì vậy chúng tôi phải nghiên cứu tìm hiểu và đề ra nhiều biện pháp để quản lý và giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1. Cơ sở lý luận của công tác chỉ đạo quản lý giáo dục đạo đức học sinh: Về tâm lý lứa tuổi: Lứa tuổi học sinh vào học THPT ở Trung tâm hiện nay chủ yếu có độ tuổi từ 16 đến 18, thuộc lứa tuổi vị thành niên. Ở lứa tuổi đang có sự chuyển hoá từ trẻ con trở thành người lớn. Giai đoạn này các em đều có sự phát triển mạnh về thể chất và có sự thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý. Nhiều em rất hăng hái tích cực trong mọi hoạt động, nhiều em lại có tính tự ty, dễ nổi cáu, dễ mất bình tĩnh thiếu tự tin trong xử lý tình huống, dễ bị kích động dẫn đến có những hành vi không kiểm soát được bản thân… Ở lứa tuổi này các em đều muốn tự khẳng định mình, đều muốn mọi người coi mình đã là người lớn. Vì vậy nếu không hiểu được tâm lý lứa tuổi thì việc giáo dục sẽ có kết quả không theo mong đợi, nếu coi các em vẫn còn là trẻ con quá hoặc lại coi các em hoàn toàn như người lớn rồi đều có những thiếu xót trong tác dụng giáo dục. Về góc độ xã hội: Ở lứa tuổi này các em có nhu cầu giao tiếp với bạn bè rất lớn. muốn thể hiện mình qua nhiều hoạt động, muốn thoát khỏi sự quản lý của bố mẹ… Vì vậy nếu gia đình và thầy cô không hiểu được tâm lý lứa tuổi, không quan tâm tác động đúng mức thì dễ bị các em chống đối, khó giáo dục. Để thể hiện mình các em thích tụ tập chơi đùa hoặc làm những việc gì đó cùng nhau và dễ bị rủ rê lôi kéo vào những hoạt động không lành mạnh như nghiện chơi điện tử, ma tuý, những trò nghịch ngợm nguy hiểm mà chúng ta không kiểm soát được. 2. Cơ sở thực tiễn: Vấn đề quản lý giáo dục đạo đức học sinh trong trung tâm đang là vấn đề hàng đầu được tập trung quan tâm. Việc quản lý giáo dục đạo đức học viên được làm tốt thì các vấn đề giáo dục khác sẽ thuận lợi và mới đạt kết quả cao. Học sinh tại các trung tâm GDTX có chất lượng tuyển ban đầu so với các trường THPT rất cách biệt, nhưng sau một thời gian được học tập và rèn luyện tại Trung tâm với sự quan tâm định hướng giáo dục đúng mức, sự tận tình của các thầy cô giáo có môi trường giáo dục tốt, có nhiều hoạt động lôi cuốn, có nền nếp kỷ cương… các em đều tiến bộ rõ rệt qua từng học kỳ, qua từng năm học và đều đã trưởng thành sau cấp học. II. THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM 1. Đặc điểm của Trung tâm GDTX tỉnh.: Trung tâm KTTH-HNDN&GDTX tỉnh là một đơn vị giáo dục có nhiều chức năng và đang thực hiện nhiều chức năng đào tạo. Hiện tại Trung tâm đang có nhiều loại hình đào tạo như: Dạy Bổ túc văn hóa THPT, dạy nghề, dạy Tin họcNgoại ngữ, liên kết đào tạo Đại học tại chức và ĐH từ xa cho một số ngành, bồi dưỡng cập nhật kiến thức…Trong đó loại hình dạy Bổ túc văn hóa được coi là một hoạt động quan trọng của đơn vị, là cơ sở để phát triển một số loại hình đào tạo khác. Nếu như loại hình Bổ túc văn hóa hoạt động tốt sẽ là cơ sở thúc đẩy và hỗ trợ các loại hình đào tạo khác phát triển tốt hơn. Ngược lại các loại hình đào tạo khác phát triển mạnh sẽ hỗ trợ tạo điều kiện cho hoạt động khối BTVH phát triển. Hoạt động khối BTVH là hoạt động đặc thù như một trường THPT. Số lượng học viên trong những năm gần đây đều đạt xấp xỉ 450 người học. So với các đơn vị GDTX khác trong tỉnh thì Trung tâm có số lượng học viên lớn nhất, tương đương với số học sinh của một trường THPT trung bình trong tỉnh. 2. Một số kết quả đã đạt được - Số lượng tăng lên : Đã thu hút được số lượng học sinh lớn và tăng nhanh trong những năm vừa qua: Năm học 2003-2004 có 162 HV, đến năm học 2005- 2006 mới chỉ có > 200 HV. Từ năm học 2007-2008 đến nay đều đạt bằng và trên 500 HV - Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên: Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiêm cả năm của 3 năm học gần đây (Đơn vị tính: %) Xếp loại học lực Năm học 20072008 (436 hv) 20082009 (414 hv) 20092010 (443 hv) 20102011 (423 hv) Xếp loại hạnh kiểm Giỏi 0 khá 2,4 TB 35 Yếu 55 kém 7,6 tốt 21,7 khá 60,3 TB 17,8 Yếu 0,2 0 3,6 60,5 34,6 1,3 31,9 47,1 20,0 1,0 0,5 7,9 62,8 26,7 2,0 35,1 46,0 18,8 0 0,7 9,7 58,4 28,8 2,4 34,5 52,5 12,5 0,5 Qua bảng thống kê kết quả 4 năm gần đây cho thấy: Về kết quả học tập: Tỉ lệ HV có học lực từ loại trung bình trở lên tăng rõ rệt hàng năm, trong đó tỉ lệ học sinh đạt học lực khá tăng rõ rệt từng năm, đã xuất hiện có học sinh đạt học lực giỏi cả năm. Tỉ lệ HV có học lực yếu kém giảm nhiều qua các năm. Về kết quả xếp loại hạnh kiểm: Số HV đạt hạnh kiểm tốt và khá chiếm tỉ lệ lớn và tăng nhanh. Tỉ lệ HV xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu giảm nhanh Kết quả đỗ tốt nghiệp: Năm học 2007-2008: đạt 37,4% (Đợt 1) Năm học 2008-2009: đạt 45,7% Năm học 2009-2010: đạt 57,9% Thống kê kết quả 3 năm học vừa qua cho thấy tỉ lệ đỗ tốt nghiệp chưa cao nhưng có sự chuyển biến tăng lên vững chắc qua từng năm. Dự kiến kế hoạch năm 2011 sẽ có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao hơn năm học trước (>70%). Nguyên nhân yếu kém dễ hiểu hơn và chúng ta thường nói là do đặc thù học sinh trung tâm. Nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục tăng lên có nhiều, một trong những nguyên nhân quan trọng là do nền nếp kỷ cương được giữ vững: nền nếp học tập trong các tiết học được ổn định; Tình trạng bỏ giờ bỏ buổi học giảm nhiều. Tình trạng học sinh vi phạm đạo đức nghiêm trọng chỉ còn cá biệt. Các hoạt động đoàn thể được phát huy với nhiều hình thức đã tạo ra những sân chơi để thu hút học sinh; Cơ sỏ vật chất trường học, trang thiết bị được tăng cường, môi trường vật chất có bước chuyển mới…Đó là sự lãnh đạo của Chi bộ, của Ban GĐ trung tâm, sự thấu hiểu và quyết tâm của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục rèn luyện HV trong môi trường sư phạm đặc thù của trung tâm GDTX. 3. Những khó khăn của Trung tâm trong quản lý giáo dục đạo đức học sinh Những khó khăn chủ yếu từ phía học sinh,trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường các khuyết điểm chính của học viên thường là: hay đi học muộn, hay trốn tiết học, bỏ buổi học không có lý do, tụ tập rủ nhau đi chơi điện tử, trong lớp hay mất trật tự, trêu bạn trêu GV, không tôn trọng GV, dễ gây cãi lộn với bạn, dễ bị kích động dẫn đến đánh nhau…Một bộ phận học viên vi phạm khuyết điểm thường xuyên trong học tập và trong rèn luyện đạo đức, chuyển biến chậm gây ảnh hưởng đến giờ dạy của giáo viên, ảnh hưởng đến nền nếp lớp học, ảnh hưởng đến kỷ cương nền nếp của lớp, của trường học…từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả chất lượng học tập và giảng dạy. 4. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là từ gia đình. Qua theo dõi tìm hiểu phân tích, chúng tôi thấy nguyên nhân học sinh “hư” phần lớn là từ gia đình, có rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đó là sự quan tâm không đầy đủ của cha mẹ đến con cái, nhất là thiếu sự quan tâm về tình cảm, tinh thần của các em hoặc gia đình không có điều kiện để quan tâm dạy dỗ con cái. Mặt khác một bộ phận do phương pháp dạy con không đúng mực hay quá nuông chiều con… Mặt khác những tiêu cực của xã hội đã len lỏi và tác động không nhỏ đến nhà trường, đến học sinh qua nhiều kênh thông tin. Nếu nhà trường và gia đình không nắm bắt được, không có biện pháp giáo dục đúng đắn kịp thời, học sinh dễ bị ảnh hưởng và tạo ra những thói hư tật xấu khó giáo dục… 5. Một số vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trung tâm Giáo dục thường xuyên Với đặc điểm đối tượng như trên các vấn đề giáo dục đặt ra cho trung tâm GDTX là: - Quản lý và giáo dục đạo đức học sinh phải là nhiệm vụ hàng đầu, quản lý giáo dục tốt thì các vấn đề giáo dục khác mới có hiệu quả - Quản lý nâng cao hiệu quả chuyên cần trong học tập, nhất là tình trạng bỏ tiết và bỏ buổi học không có lý do chính đáng - Quản lý nâng cao chất lượng hiệu quả của việc dạy và học - Xây dựng và phát triển được các phong trào thi đua trong các hoạt động của Trung tâm. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP 1. Tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của chi bộ và lãnh đạo quản lý trong quản lý giáo dục đạo đức học sinh của Trung tâm: Để nâng cao chất lượng giáo dục khối Bổ túc văn hoá, vấn đề quản lý giáo dục đạo đức học sinh phải được quan tâm chỉ đạo thể hiện trong nghị quyết của chi bộ chung cũng như nghị quyết chuyên đề. Mọi đảng viên và cán bộ giáo viên đều phải hiểu và thống nhất quan điểm giáo dục trên. Mọi chủ trương định hướng phải được chi bộ định hướng chỉ đạo. Việc thực hiện phải được hướng dẫn kiểm tra giám sát thường xuyên chặt chẽ của lãnh đạo Trung tâm, mọi hoạt động có sự thống nhất từ trên xuống mới có hiệu quả. 2. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm và đội ngũ giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục HS - Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là lực lượng nòng cốt quan trọng nhất trực tiếp quản lý và giáo dục học sinh. Trước hết phải xây dựng được đội ngũ GVCN có tinh thần trách nhiệm cao, có đủ năng lực và kinh nghiệm để quản lý và giáo dục học sinh cá biệt. Nếu GVCN không nhiệt tình, không có trách nhiệm cao, thiếu kinh nghiệm giáo dục đối tượng học sinh đặc biệt thì hiệu quả giáo dục không thể đảm bảo được. Thực tế trong những năm vừa qua, Trung tâm KTTH-HNDN&GDTX tỉnh đã xây dựng được một đội ngũ giáo viên đáp ứng ngày càng tốt cho nhiệm vụ này. - Giáo viên bộ môn (GVBM) là những người trực tiếp giảng dạy các bộ môn từng tiết học, từng ngày, trong từng lớp học. Đây cũng là lực lượng trực tiếp quản lý và giáo dục học sinh. Giáo viên bộ môn ngoài việc có chuyên môn vững vàng, có phương pháp dạy học tốt để đảm nhiệm việc giảng dạy cho các đối tượng học sinh đặc thù trên, các GVBM phải cùng GVCN tham gia trực tiếp quản lý giáo dục ý thức đạo đức học sinh trong từng tiết học và trong cả quá trình năm học. Sự phối hợp của GVCN và GVBM phải chặt chẽ thường xuyên và hiệu quả hơn ở trong các trung tâm GDTX.. 3. Phát huy vai trò Đoàn thanh niên: Đoàn thanh niên có vai trò quan trọng trong việc tham gia tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh vào những hoạt động lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu giao lưu, nhu cầu thích vận động của học sinh. Đoàn thanh niên còn là lực lượng tổ chức, các phong trào thi đua của trung tâm, nên sẽ là lực lượng theo dõi giám sát việc thực hiện nền nếp nội quy của từng lớp và từng học sinh. Việc quản lý giáo dục của GVCN, GVBM phải được phối hợp chặt chẽ với các hoạt động đoàn thể thì mới có hiệu quả cao. 4. Giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp như thể thao, văn nghệ có tác dụng rất lớn đến học sinh. Học sinh trong các trung tâm nhất là đối tượng học sinh cá biệt thường có nhu cầu hoạt động cao. Trên thực tế tổ chức hoạt động các em rất tích cực hứng thú tham gia các hoạt động này, thông qua các hoạt động tập thể lành mạnh đã có tác dụng quản lý và giáo dục học sinh rất cao. Đây là một ưu thế để quản lý và giáo dục học sinh cá biệt cần được phát huy mạnh mẽ trong các trung tâm GDTX. 5. Kết hợp quản lý giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Mối quan hệ chặt chẽ trong quản lý giáo dục học sinh của các lực lượng này rất quan trọng. Các học sinh đang tồn tại và chịu tác động của cả ba môi trường gia đình-nhà trường và xã hội. Nhà trường và gia đình là 2 môi trường quản lý giáo dục trực tiếp và quan trọng nhất. Để quản lý và giáo dục học sinh có hiệu quả thì việc quan trọng là phải có sự phối hợp, thống nhất với gia đình, nếu không sẽ rất khó có hiệu quả. Nhà trường mà thông qua đội ngũ GVCN thường xuyên có thông tin trao đổi với gia đình và nội dung quan trọng là cần cung cấp cho gia đình những hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi để gia đình hiểu được các em hơn trong cách thức giáo dục con cái. Ngược lại gia đình sẽ cùng nhà trường quản lý thời gian học tập, sinh hoạt đồng thời đôn đốc động viên, tạo điều kiện cho con cái học tập, thường xuyên trao đổi thông tin về con cái cho GVCN…Sự tác động của xã hội thông qua các chính sách, chế độ, sự quan tâm và sự tham gia của các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường. Để quản lý giáo dục học sinh trong các trung tâm GDTX, các lực lượng trên không thể tách rời mà phải phối hợp chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau. PHẦN BA: KẾT LUẬN Trong các trung tâm GDTX của tỉnh hiện nay, hoạt động dạy Bổ túc văn hóa vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhất. Việc tăng cường quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh là một công việc luôn được coi trọng và quan tâm hàng đầu, đó là cơ sở để nâng cao chất lượng hiệu quả cho công tác giảng dạy. Việc nghiên cứu thực tế để đề ra nhiệm vụ quan trọng phải được đầu tư công sức trí tuệ của cả tập thể các nhà giáo. Quản lý và giáo dục uốn nắn để cho học sinh đi đúng đường hướng, không bị sa ngã, trưởng thành là trách nhiệm của mỗi giáo viên, là sự nghiệp lớn của mỗi tập thể sư phạm trong góp phần vào việc đào tạo xây dựng người lao động mới cho đất nước. Với cương vị là một người quản lý đã có một số năm làm công tác trực tiếp quản lý giáo dục học sinh và đặc biệt đã qua việc rèn luyện quản lý giáo dục học sinh cá biệt và học sinh của trung tâm GDTX tỉnh, tôi xin có một số ý kiến kinh nghiệm đóng góp cho công tác này. Rất mong được sự chia sẻ của các đồng nghiệp. Lào Cai, tháng 5 năm 2011 Lương Thị Huỳ Xác nhận của thủ trưởng đơn vị:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất