Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn rèn kỹ năng giải toán có lời văn ở học sinh lớp 1...

Tài liệu Skkn rèn kỹ năng giải toán có lời văn ở học sinh lớp 1

.DOC
33
298
94

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm  A: PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Môn Toán lớp 1 là chặng đường đầu tiên dẫn dắt học sinh đến với thế giới diệu kỳ của toán học, chuẩn bị cho các em hành trang để mai đây có thể trở thành những nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, trở thành những người lao động sáng tạo. Cuộc sống ngày càng phát triển, công nghệ thông tin đang được áp dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống, những sản phẩm công nghệ như máy tính xách tay đang dần trở thành công cụ trợ giúp các em trong học tập, nhưng không bao giờ các em có thể quên những ngày đầu tiên đến trường học tập đếm và tập viết các số 1, 2, 3, học từng phép tính cộng, tính trừ. Đó là kỉ niệm đẹp đẽ nhất của đời người và hơn thế nữa những con số, những phép tính đơn giản ấy theo suốt chặng đường đời của các em. Nhằm giúp các em biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kỹ năng thực hành, với những yêu cầu thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận. Trong môn học toán thì dạng “ Giải toán có lời văn” là loại toán riêng biệt là biểu hiện đặc trưng của trí tuệ, là một dạng toán theo suốt cả cuộc đời của các em, là mục tiêu của việc dạy học toán ở tiểu học nói chung và giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 nói riêng. Giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1 là loại toán khó. Do đó việc dạy loại toán này đạt kết quả chưa cao. Đây không chỉ là vinh dự mà còn là trách nhiệm của một người giáo viên nói chung và giáo viên giảng dạy lớp 1 nói riêng. Là người nhà giáo giảng dạy lớp 1 lâu năm và chuẩn bị đến gần ngày nghỉ hưu không lúc nào tôi không day dứt, trăn trở về những điều mình đã truyền đạt cho học sinh, nhất là đối với môn Toán lớp 1 là phần bắt đầu của chương trình tiểu học. Chương trình toán học mang tính kế thừa và phát triển, nên việc học tốt môn toán ở mỗi cấp đều vô cùng quan trọng. Người thực hiện: Lâm Thị Nam 1 Sáng kiến kinh nghiệm  Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở bậc tiểu học nhất là khối lớp 1, khối đầu cấp nên tôi chọn đề tài: “Rèn kỹ năng giải toán có lời văn ở học sinh lớp 1”. II. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu kỹ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp 1A ở trường Tiểu học Lê Lợi Cư M’gar- Đăk Lăk. - Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của bài toán có lời văn. - Giải toán đơn về thêm (bớt ) bằng tranh minh họa và viết một phép tính cộng ( trừ). - Đọc hiểu - phân tích - tóm tắt bài toán. - Trình bày bài giải gồm: + câu lời giải: + phép tính: + đáp số. - Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau. cho học sinh Lớp 1 nói riêng, học sinh tiểu học nói chung ở trường Tiểu học Lê Lợi 2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tôi tự xác định cho mình những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. - Áp dụng một số biện pháp rèn cách giải toán cho học sinh lớp 1, theo dõi và kiểm tra kết quả đạt được. - So sánh, đối chiếu với kết quả ban đầu. - Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu, Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu cách giải các bài toán có lời văn của học sinh Tiểu học thông qua môn học toán cụ thể là học sinh lớp 1A trường Tiểu học Lê Lợi thị trấn Quảng Phú, huyện CưMgar Đăk Lăk Người thực hiện: Lâm Thị Nam 2 Sáng kiến kinh nghiệm  4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Do thời gian và điều kiện có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu trong 1 năm học 2014 - 2015 với 31 em học sinh Lớp 1A và dựa vào đề tài để tiếp tục thực hiện năm 2015 – 2016, 2016- 2017 của trường Tiểu học Lê Lợi CưM’gar- Đăk Lăk. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu và thực nghiệm chuẩn kiến thức kĩ năng toán 1 và sử dụng một số phương pháp  Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.  Phương pháp điều tra thực nghiệm  Phương pháp đàm thoại, vấn đáp.  Phương pháp quan sát  Phương pháp luyện tập thực hành.  Phương pháp so sánh – đối chiếu  Phương pháp phân tích - tổng hợp B : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Người thực hiện: Lâm Thị Nam 3 Sáng kiến kinh nghiệm  I.Cơ sở lý luận: Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh được phản ánh rõ ràng nhất thông qua khả năng giải toán có lời văn của các em. Để tìm hiểu về mặt nội dung kiến thức học toán ta vận dụng vào giải toán kết hợp với kíên thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong toán học. Từ các ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa ra cho học sinh đọc – tìm hiểu – nhận biết hướng giải đưa ra phép tính kèm câu trả lời và đáp số của bài toán. Trong điều kiện hiện nay, vai trò giáo dục của nhà trường đang được nâng cao lên đáng kể bản thân tôi là giáo viên lớp một nhiều năm và với bao trăn trở vì mỗi ngày đến trường chưa thật sự là niềm vui của tôi. Là người thực hiện nhiệm vụ quan trọng và đầy trách nhiệm tôi phải làm sao để khi học sinh lĩnh hội được các môn học đặc biệt là môn toán, các em phải tính toán nhanh viết thạo để học và giải tốt các dạng toán có lời văn để “ mỗi ngày tôi đến trường là một niềm vui” cho các em. Xuất phát từ mục tiêu trên qua nhiều năm giảng dạy lớp một các em gặp rất nhiều khó khăn trong môn học toán nhất là giải toán có lời văn. Vì thế tôi phải tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả giúp học sinh học tốt môn học toán Đối với học sinh lớp 1, môn toán tuy dễ nhưng để học sinh đọc hiểu và nắm được nội dung bài toán có lời văn quả là không dễ, vả lại việc viết lên một câu lời giải của bài toán cho phù hợp cũng là một vấn đề không đơn giản đối với học sinh lớp 1. Bởi vậy nỗi băn khoăn của giáo viên giảng dạy lớp 1 là hoàn toàn chính đáng. Vậy làm thế nào để giáo viên nói cho học sinh hiểu, để học sinh thực hành diễn đạt đúng yêu cầu của bài toán. Đó là mục đích chính của đề tài này. II. THỰC TRẠNG Người thực hiện: Lâm Thị Nam 4 Sáng kiến kinh nghiệm  1.Thuận lợi – Khó khăn Trong phạm vi cơ sở trường học và tình hình của địa phương nơi công tác, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: a/ Thuận lợi - Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, PGD, BĐDCMHS, đã đầu tư cho trường tiểu học Lê Lợi được một cơ sở khang trang, thoáng mát, cảnh quang sư phạm nhà trường xanh, sạch, đẹp tạo điều kiện cho việc dạy và học. Xây dựng cho con em của mình đầy đủ bàn ghế đúng kích thước. Bảng đã sử dụng bảng chống lóa để học sinh ngồi có xa cũng dễ nhìn thấy. Trang thiết bị máy chiếu và đồ dùng học tập tương đối đầy đủ thuận lợi cho việc giảng bài và giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn. - Ban Giám Hiệu trường thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề, đầu năm tổ chức các tiết dạy lấy học sinh làm trung tâm, thảo luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy. - Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững vàng, lâu năm trong công tác, có nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn về phương pháp giảng dạy. - Phần lớn phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình, thường xuyên trao đổi tình hình học tập ở trường và nhắc nhở, kèm cặp cho con em học và làm bài ở nhà trước khi đến lớp b. Khó khăn: Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy đầu năm học, học sinh rất bỡ ngỡ, lúng túng trong các giờ học, nhất là môn học toán. Phần lớn là học sinh ngồi chưa đúng tư thế, khi học bài đang còn ham chơi, chưa chú tâm vào học, học dưới sự điều khiển của giáo viên, chưa thật sự chú tâm vào bài giảng, việc nắm các số của các Người thực hiện: Lâm Thị Nam 5 Sáng kiến kinh nghiệm  em đang còn mơ hồ. Nói chung các em đang còn coi nhẹ môn học toán, không say mê như môn tiếng việt ít suy nghĩ có nghĩ thì cũng mơ hồ chưa được chín chắn như các lớp lớn. Các em đọc bài toán đang còn ấp úng, đánh vần, chưa hiểu được nội dung bài toán. * Về phụ huynh: Một vài số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình một cách chu đáo, việc kèm cặp ở nhà của phụ huynh cũng có phần hạn chế. Dẫn đến học sinh học trước quên sau. Trí nhớ của một số em chưa thật sự bền vững. Có nhiều gia đình lo mải làm ăn nên chưa quan tâm tới việc học tập của các em mà còn giao phó cho giáo viên chủ nhiệm, có gia đình thì quan tâm nhưng phương pháp hướng dẫn cho con em mình học còn mơ hồ. - Đồ dùng, tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt, còn môn học toán thì có phần hạn chế tranh ảnh phần đa là giáo viên tự làm nên ít sinh động hơn từ đó tiết dạy chưa được sự chú ý của học sinh. Đèn chiếu, máy tính trang bị ở trong phòng học chưa có, mỗi lần dạy phải kết nối mất nhiều thời gian. * Về giáo viên: Đang còn nói nhiều, làm mẫu nhiều mà chưa để các em tự phát hiện ra cách suy nghĩ và suy luận một bài toán của mình, trong giảng dạy chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp, đang rập khuôn, chưa quan tâm tới từng đối tượng học sinh. - Dạy môn toán cứ nghĩ rằng học sinh làm được các phép tính là được chứ chưa chú ý đến việc đọc của các em. 2. Thành công, hạn chế: * Thành công: - Nhờ sự quan tâm của nhà trường cùng với các giáo viên bộ môn và các bậc phụ huynh học sinh cùng với giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn và có các biện pháp để rèn học sinh cách giải toán. Từ khi tôi áp dụng vào đề tài để thực hiện đến nay tôi thấy lớp tôi chủ nhiệm các em có tiến bộ rất nhiều. Các em đã làm Người thực hiện: Lâm Thị Nam 6 Sáng kiến kinh nghiệm  tương đối tốt các bài toán và viết lời giải cũng nhanh, gọn, sung túc , chính xác hơn, hiểu được nội dung của bài toán. - Khi học đến dạng bài toán có lời văn các em cũng đọc tốt và hiểu được nội dung bài toán hơn. - Các em đã xác định được nội dung của bài toán. Biết cách tìm nhũng câu văn để viết lời giải cho phù hợp với bài toán. * Hạn chế: - Các em mới ở mẫu giáo lên nên chưa tập trung vào học tập, một số em phát âm chưa chuẩn, chưa nhớ hết các dấu nên khi đọc bài toán chưa hiểu được nội dung bài để viết tóm tắt và viết lời giải. - Một số em chưa hiểu được nghĩa của từ “thêm”, “bớt”, “cho đi”, “mua về”, “bay đi”, “chạy đến” và câu hỏi có “tất cả”, “còn lại” để thực hiện một bài toán giải có lời văn - Một số em chưa tập trung vào việc học đang lười đọc, lười suy nghĩ đọc đang còn hay sai. - Trí nhớ của một số em chưa bền vững học trước quên sau nên nội dung bài đọc không hiểu và nhớ được. 3. Các nguyên nhân – Các yếu tố tác động - Từ những thực trạng trên tôi thật sự băn khoăn lo lắng. Từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ phải tìm hiểu thực tế vì sao các em chưa giải được bài toán, viết chưa đúng lời văn, khi thực hiện phép tính chưa được trọn vẹn và đúng với lời văn của bài toán. Qua quá trình đứng lớp trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy có những nguyên nhân chủ yếu sau đây : a. Nguyên nhân * Nguyên nhân từ phía GV: - Khi chuẩn bị bài dạy cho học sinh ở những bài trước. Những bài quan sát hình vẽ, viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như HS đều làm được 1 cách dễ dàng nên GV tỏ ra chủ quan, mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng tính toán Người thực hiện: Lâm Thị Nam 7 Sáng kiến kinh nghiệm  của HS mà không chú ý rằng đó là những bài toán mở đầu để làm bước đệm của dạng bài toán có lời văn sau này. Đối với GV dạy lớp 1 khi dạy dạng bài nhìn tranh vẽ, viết phép tính thích hợp, Giáo viên giảng dạy chưa quan tâm đến dạng toán này, đang dạy sơ sài, qua loa. Mà cần cho HS quan sát kỹ bức tranh rồi sau đó tập nêu bài toán đầy đủ các nội dung của bức tranh. Có thể tập cho học sinh giỏi nêu câu trả lời đầy đủ cho sự kiện của bức tranh và sau đó cho những học sinh còn chậm tiếp tục nhắc lại. Cứ như vậy trong một khoảng thời gian sau chuyển sang phần bài toán giải có lời văn HS sẽ không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải toán đúng hơn. - Có một số giáo viên nghĩ rằng dạy môn toán là chỉ cần tính toán chưa quan tâm đến việc đọc của các em. - GV chưa yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán, xem bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Đồ dùng dạy học còn sơ sài, tạm bợ. Đồ dùng trực quan chưa thu hút học sinh vào tiết học - Khi giảng giáo viên chưa sử dụng nhiều phương pháp dạy học để học sinh nắm bắt và hiểu được các dạng toán. * Nguyên nhân từ phía HS: Vào lớp 1 lần đầu tiên trẻ được tiếp xúc với toán học, rèn luyện với thao tác tư duy như so sánh, quan sát, phân tích. Thật là một khó khăn lớn đối với học sinh mà trong khi các em đọc chưa thông, viết chưa thạo, nên khi đọc xong một bài toán rồi nhưng các em không hiểu được nội dung của bài toán nói gì, thậm chí có một số em nhiều lần mà vẫn chưa hiểu bài toán. Từ đó dẫn đến các em viết và giải bài toán còn sai lệch. - Chưa biết cách tóm tắt bài toán, còn lúng túng khi nêu câu lời giải, có một số em còn viết lại toàn bộ câu hỏi của bài toán, không biết bài toán này yêu cầu Người thực hiện: Lâm Thị Nam 8 Sáng kiến kinh nghiệm  làm gì nên cộng hay trừ dẫn đến viết phép tính sai và viết sai luôn cả đơn vị kèm ở sau. - Ở môn học Tiếng việt các em đọc chưa thông, viết chưa thạo nên cũng dẫn đến việc giải bài toán sau này của các em rất khó khăn. Vậy làm thế nào để HS nắm được cách giải một bài toán có lời văn một cách chính xác, chắc chắn ? - Qua các nguyên nhân và thực trạng trên, tôi tiến hành khảo sát môn toán dạng bài “ Giải toán có lời văn ở lớp 1”. Sau đây là kết quả khảo sát môn toán của năm học 2013 -2014 Lớp 1A TS: 31em Trước khi chưa thực hiện đề tài Học sinh Viết tóm tắt và giải bài còn sai 5em 16% Chưa biết cách giải bài toán 4 13% Viết còn sai lời giải 6 19% Đã biết tóm tắt và giải được bài toán 16 52% Sau bao trăn trở suy nghĩ cùng với thực tế giảng dạy tôi đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp giải quyết cụ thể giúp học sinh nắm được một cách chắc chắn dạng “giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1”. III. CÁC GIẢI PHÁP - BIỆN PHÁP 1. Mục tiêu của giải pháp Phương pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 là giúp học sinh hoàn thiện một bài toán giải có lời văn, là một vấn đề được các thầy cô giảng dạy lớp 1 rất quan tâm. Để có thể làm được điều đó việc dạy giải toán có lời văn cần phải theo các trình tự từ thấp đến cao. Muốn được như vậy trước hết phải có sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh Người thực hiện: Lâm Thị Nam 9 Sáng kiến kinh nghiệm  - Đầu tiên tôi phải nghiên cứu kỹ bài và tìm xem đồ dùng nào phù hợp với bài dạy như nhóm đồ vật, mẫu hình vẽ, tranh vẽ. Riêng học sinh nhắc nhở các em chuẩn bị đồ dùng học tập của mình đầy đủ nhất là môn toán phải theo yêu cầu của giáo viên, để học sinh được rèn các thao tác trên nhóm đồ vật của mình. Vì vậy việc rèn kỹ năng giải toán người giáo viên cần vận dụng tốt các phương pháp dạy học. Hướng dẫn cho các em tính tích cực chủ động, thao tác các phương tiện trực quan. Sử dụng đồ dùng đúng mức. Nắm chắc các kiến thức môn toán. Từ đó tôi đã đúc rút ra được các bước giải toán có lời văn. 2. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP a. GIẢI PHÁP - Tìm hiểu để biết rõ số học sinh trong lớp đi học mẫu giáo và số học sinh không đi học mẫu giáo, hoặc đi học không đều. Tìm hiểu nguyên nhân, lý do vì sao học sinh đó không đi học mẫu giáo. - Kiểm tra sự nắm bắt, mức độ nắm các số và sự thông hiểu của các em đã học ở mẫu giáo. Yêu cầu phụ huynh thường xuyên nhắc nhở việc học bài ở nhà của con em mình, đồng thời hướng dẫn phụ huynh, khi hỏi học sinh hoặc học sinh trả lời thì phải đầy đủ nội dung để dễ thực hiện cách học của phần giải toán có lời văn dễ dàng hơn, để phụ huynh nắm rõ cách dạy học hỗ trợ giáo viên kèm cặp con em mình ở nhà. Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tự làm thêm tranh ảnh mô hình, sưu tầm thêm những mô hình vật thật để tiết dạy vui, sinh động. Đồng thời tăng cường vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, qua những hình ảnh động cũng góp phần gây hứng thú giúp các em hưng phấn trong học tập. Xây dựng đôi bạn cùng tiến giúp nhau trong học tập lúc ở trường cũng như ở nhà. Giáo viên sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho học sinh có thể cho học sinh chậm tiến Người thực hiện: Lâm Thị Nam 10 Sáng kiến kinh nghiệm  bộ, đọc, viết đang còn chậm ngồi gần với học sinh học tốt đọc giỏi. Bạn giỏi sẽ giúp bạn yếu khi học bài, và giúp bạn trong thao tác và các bước giải toán. Bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh sau khi phân loại học sinh ngay từ đầu năm giáo viên nên nắm vững trình độ học sinh trong lớp mình theo các mức học tốt, học khá, Đối với các học sinh còn chậm về toán. Để chuẩn bị tốt cho phần học bài toán có lời văn học sinh phải trải qua các bước sau: + Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán Tìm hiểu nội dung bài toán thường thông qua việc đọc đề toán. Dù bài toán dưới dạng bài văn hoàn chỉnh, hoặc bằng dạng tóm tắt sơ đồ thì học sinh cũng phải đọc kỹ, hiểu rõ bài toán cho biết gì? cho điều kiện gì? Bài toán hỏi gì? Khi đọc bài toán học sinh phải hiểu được tình huống thông thường như “Thêm vào”, “nhảy vào” “bán đi”, “cho đi”, “bớt đi”, “lấy ra.”v v. Nếu trong bài toán, học sinh mà chưa hiểu rõ tôi phải hướng dẫn kỹ để học sinh hiểu rõ nội dung và ý nghĩa các từ trong bài toán như bài toán hỏi “tất cả”, bài toán hỏi “còn lại” Sau đó học sinh thuật lại vắn tắt bằng lời mà không cần đọc lại bài toán. + Bước 2: Tìm cách giải toán Muốn giải được bài toán thì các em phải nắm chắc được môn tiếng việt tức các em phải đọc thông, viết thạo, đọc hiểu được nội dung của bài toán Muốn tìm được cách giải bài toán thì trước hết phải hướng dẫn học sinh phân tích dữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán, nhằm xác định được mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phép tính thích hợp dựa trên câu hỏi của bài toán. + Bước 3: Thực hiện các bước giải toán và kiểm tra cách giải toán Trong chương trình toán 1 giai đoạn đầu học sinh đang còn học chữ nên đọc chưa thông, viết chưa thạo các con chữ và vần. Bước vào tuần 21 học sinh mới học “bài toán có lời văn”. Với yêu cầu bước đầu hình thành nhận biết về bài toán có lời Người thực hiện: Lâm Thị Nam 11 Sáng kiến kinh nghiệm  văn và phải đến tuần 22 trở đi học sinh mới chính thức học cách giải “ Giải bài toán có lời văn”. Song để giúp các em học tốt phần này thì ngay từ đầu năm tôi đã thực hiện các biện pháp giảng dạy theo từng giai đoạn nâng cao dần mục đích cuối cùng để các em giải được các bài toán có lời văn dễ dàng. b. BIỆN PHÁP Từ những thực trạng, nguyên nhân và trên cơ sở lý luận đã đưa ra, bản thân tôi đã cố gắng cải tiến, áp dụng các phương pháp giảng dạy của mình với mục tiêu rèn cho học sinh đọc thông, viết đúng, tính toán nhanh và giải nhanh được các bài toán. Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tìm ra một số biện pháp rèn học sinh biết cách để vận dụng vào giải các bài toán tốt hơn và thực tế hơn Để chuẩn bị tốt cho phần học bài toán có lời văn học sinh phải trải qua các giai đoạn sau: * giai đoạn 1 a. Ở giai đoạn này hình thành tốt cho học sinh kỹ năng: - Quan sát tranh vẽ: Nêu bài toán; + Điền phép tính thích hợp với tình huống trong tranh Mục tiêu của giai đoạn này : Ở học kỳ I học sinh được làm quen với các dạng bài toán nhìn hình vẽ - viết phép tính. Tôi hướng dẫn cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp. Giai đoạn này là cho học sinh hình thành các phép cộng và trừ trong các phạm vi từ 2 đến 10 - Vậy qua giai đoạn này học sinh phải hình thành tốt kỹ năng khi làm dạng bài tập ở giai đoạn này như: + Xem tranh vẽ; + Điền phép tính thích hợp với tình huống trong tranh; + Nêu bài toán bằng lời; + Trả lời câu hỏi phải đầy đủ nội dung để khi bước vào giải bài toán dễ dàng hơn. Sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Để giúp học sinh dễ dàng Người thực hiện: Lâm Thị Nam 12 Sáng kiến kinh nghiệm  thực hiện các phép tính, giáo viên sẽ cho học quan sát các hình vẽ từ đó đưa ra các phép tính phù hợp. VD: Bài 1 trang 45 ( Tiết Luyện tập) 2 + 1 = 3 Sau khi học sinh viết được phép tính giáo viên mới nêu câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời “ ví dụ: em làm thế nào mà viết được phép tính như thế này? Giáo viên cho nhiều học sinh trả lời theo cách của minh nhưng phải phù hợp với bức tranh. Nếu có học sinh khác viết được phép tính như thế này thì giáo viên lại yêu cầu học sinh 1 + 2 = 3 cũng nêu lại bài theo cách của em khi em đã viết được phép tính khác bạn của mình. Từ đó giáo viên nhấn mạnh vào từ “có, thêm, có tất cả” để học sinh dần hiểu được rằng “ thêm” “ có tất cả” có nghĩa là cộng. Nhưng qua đó tôi cũng không áp đặt cho học sinh phải viết thế này, thế kia để theo ý của minh mà sau khi học sinh viết được phép tính như vậy thì giáo viên phải yêu cầu học sinh hiểu được nội dung của mình viết. Ví dụ: Bài 4 trang 55 Viết phép tính thích hợp: Người thực hiện: Lâm Thị Nam 13 Sáng kiến kinh nghiệm  Tôi tiếp tục cho học sinh quan sát tiếp bức tranh và sau đó các em viết phép tính của mình vào bảng con và sau đó cũng yêu cầu các em nói lên nội dung của mình vừa viết và quan trọng nhất ở đây là những em đang còn rụt rè và chậm tiến bộ nếu các em nói chưa đúng ý hoặc còn ấp úng thì tôi có thể bổ sung thêm để các em hoàn hảo hơn phép tính bức tranh của mình đã viết là “Như có 2 con gấu đang cùng đùa với nhau, 1 con gấu đã 2 - 1 = 1 bỏ đi. Vậy còn lại 1 con gấu nữa” Như vậy với từ khi “bớt, lấy đi, cho, hay bỏ đi”Thì ta phải viết phép tính đó là phép trừ để phù hợp với tình huống của bức tranh. Tương tự như vậy tất cả các tiết học của phép cộng và phép trừ trong các phạm vi, bản thân tôi đều phải lấy ra từng ví dụ hợp lý để yêu cầu học sinh viết phép tính sau đó nêu lại bài toán mà để đạt được yêu cầu và phù hợp với bài toán.. và sau mỗi lần thực hiện để hoàn thành phép cộng hoặc phép trừ tôi đều gọi học sinh khá giỏi nêu lên và sau đó tôi lại yêu cầu những học sinh mà nắm còn chậm chưa nắm được nhắc lại để các em có thể khắc sâu được hơn và cứ như vậy ở các tiết luyện tập, luyện tập chung tôi đều hướng dẫn các em được hình thành và thực hành nhiều hơn. Giai đoạn 2: Khi học sinh đã làm quen với lời thay cho hình vẽ, dần dần các em thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề giải bài toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được bài toán, biết diễn đạt bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải. Ở giai đoạn này tuy tôi không yêu cầu cao với học sinh, nhưng tôi có thể động viên học sinh khá giỏi làm nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ một hình vẽ hay một tình huống sách giáo khoa. Bắt đầu từ tuần 16 tiết 62: Ở giai đoạn này học sinh không quan sát tranh mà đọc phần tóm tắt của bài toán để dựa vào tóm tắt đó mà viết phép tính thích hợp Người thực hiện: Lâm Thị Nam 14 Sáng kiến kinh nghiệm  với bài toán. Giai đoạn 2 có cao hơn giai đoạn 1 nhưng các em cũng đã có phần nắm và hiểu được hơn. Ví dụ 1: Bài 5 trang 89: Viết phép tính thích hợp (a) Có : 5 quả cam Thêm : 3 quả cam Có tất cả .... .quả cam? 5 + 3 = 8 3 = Ví dụ 2: (b) Có : 7 viên bi Bớt : 3 viên bi Còn : ........viên bi ? 10 - 7 Với lần này tôi cho học sinh đọc kỹ phần tóm tắt ở trên và sau đó tôi lại nhấn mạnh ở chỗ: Đầu tiên ta “có” từng đó, sau đó “ thêm “ hay “cho đi” hay “ bớt”và câu kết là “ Có tất cả” hay là “còn” để học sinh hiểu được mà thực hiện 1 phép tính “cộng” hay “ trừ “ để ghi vào ô trống. Khi học sinh đã ghi được phép tính thì tôi lại yêu cầu học sinh nêu lại cách mà mình viết được 1 phép tính như vậy để học sinh làm quen với cách đọc kỹ tóm tắt và nêu bài toán, câu trả lời bằng miệng để cho học sinh bước vào giai đoạn học bài toán có lời văn dễ dàng hơn. Ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 giáo viên cần động viên các em diễn đạt đầy đủ, trình bày miệng ghi đúng phép tính. Nói chung giai đoạn này tư duy toán học được hình thành trên cơ sở tư duy ngôn ngữ của học sinh. Giai đoạn 3: Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với một đề bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện bài toán, HS từ quan sát hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Giải toán có lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép tính cộng là phù hợp với tư duy của HS. Người thực hiện: Lâm Thị Nam 15 Sáng kiến kinh nghiệm  Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một bài toán , phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm quen. Giáo viên cần cho học sinh nắm vững bài toán, thông qua việc tóm tắt bài toán. Biết tóm tắt đề toán là yêu cầu đầu tiên dể giải bài toán có lời văn. Bài giải gồm 3 phần : câu lời giải, phép tính và đáp số. Chú ý rằng tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần tóm tắt cần được luyện kỹ để học sinh nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. Câu lời giải trong bài giải không yêu cầu mọi học sinh phải theo mẫu như nhau, tạo diều kiện cho HS diễn đạt câu trả lời theo ý hiểu của mình. Quy ước viết đơn vị của phép tính trong bài giải học sinh cần nhớ để thực hiện khi trình bày bài giải. Bài toán giải bằng phép tính trừ được giới thiệu khi học sinh đã thành thạo giải bài toán có lời văn bằng phép tính cộng. GV chỉ hướng dẫn cách làm tương tự, thay thế phép tính cho phù hợp với bài toán. ở lớp 1, học sinh chỉ giải toán về thêm, bớt với 1 phép tính cộng hoặc trừ, mọi HS bình thường đều có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng nếu được giáo viên hướng dẫn cụ thể. Từ tuần 21 (Tiết 84) đến hết chương trình học của lớp 1. Ở giai đoạn này bắt đầu bước sang bài toán có lời văn và giải bài toán có lời văn. - Ở tiết 84 là bước đầu của phần bài toán có lời văn. Phần này có 2 nội dung - Bài 1,2: Viết số thích hợp vào dấu chấm để cho hoàn thiện 1 bài toán, học sinh quan sát tranh và điền số, sau đó yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán. - Bài 3,4: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán: ( Dựa vào bài toán ở trên các em đã đọc thì với bài này còn thiếu nội dung gì? Để bài toán tiếp tục hoàn thiện ) học sinh tiếp tục quan sát tranh, sau khi học sinh đã tìm ra được nội dung yêu cầu của bài toán thì tôi lại hướng dẫn học sinh dặt câu hỏi và cũng đọc kỹ bài toán. Dạy dạng toán này tôi phải xác định làm thế nào để các em điền đầy đủ các thông tin dự kiện còn thiếu của bài toán để các em hiểu được bài toán có lời văn là Người thực hiện: Lâm Thị Nam 16 Sáng kiến kinh nghiệm  phải có đầy đủ các dự kiện. Từ đó học sinh xác định được phần còn thiếu trong bài toán 1. - Một là: Bài toán 1: Có......bạn, có thêm ......bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh điền số còn thiếu vào dấu chấm. Sau đó giáo viên nhấn mạnh rằng phần này là phần mà bài toán đã cho chúng ta biết, và yêu cầu học sinh đọc lại bài toán 1 và 2 Như: Có...3...bạn, có thêm ...1...bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn Hai là: Bài toán 3: Có 1 con gà mẹ và 7 con gà con. Hỏi.................................. Giáo viên tiếp tục cho học sinh quan sát tiếp bức tranh của bài tập 3, 4 và lần này tôi lại nêu câu hỏi dựa vào bài tập 1,2 thì các em thấy bài này còn thiếu nội dung gì? Sau đó yêu cầu học sinh nêu lên rồi tôi đã lựa câu hợp lý hơn để điền vào Có 1 con gà mẹ và 7 con gà con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà? Sau khi đã hoàn thiện xong 4 bài toán thì tôi phải xác định để giúp các em hiểu được 1 bài toán có lời văn là phải đầy đủ các dữ kiện thông tin gồm có 2 phần ( cái đã cho và cái cần tìm) và đâu là cái đã cho và đâu là cái cần tìm. Vậy cái đã cho tức là mình đã biết các số ở bài tập 1 và 2 cái cần tìm đó là câu hỏi mà chúng ta phải tìm là bài tập 3 và 4. Đó chính gọi là dạng toán có lòi văn. Sau khi thực hiện xong 4 bài toán tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán và tiếp đến quy trình giải toán có lời văn là: Đọc kỹ bài toán để tìm hiểu bài Tóm tắt bài toán Giải bài toán Trong phần giải bài toán có 3 phần ( Câu lời giải, Phép tính. Đáp số ) * Ba là: Giải bài toán có lời văn * Bài toán 1: ( Trang 117) Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? a: Tìm hiểu bài toán để tóm tắt bài toán Người thực hiện: Lâm Thị Nam 17 Sáng kiến kinh nghiệm  Tôi yêu cầu học sinh đọc đi đọc lại đề toán sau đó tôi hướng dẫn cách tóm tắt bài toán, Khi hướng dẫn cách tóm tắt tôi nêu câu hỏi để học sinh trả lời: GV: - Bài toán đã cho ta biết gì? HS: Nhà an có 5 con gà (Cho học sinh nhắc đi, nhắc lại nhiều lần - Bài toán còn cho biết gì nữa? HS: Mẹ mua thêm 4 con gà nữa - Bài toán hỏi chúng ta điều gì? HS : Nhà An có tất cả mấy con gà? Sau khi tôi nêu câu hỏi học sinh đã trả lời xong thì tôi bắt đầu hướng dẫn học sinh cách viết tóm tắt của bài toán. Để hoàn thiện 1 tóm tắt của bài toán thì các em cần chú ý đến câu trả lời của mình. Mỗi lần học sinh trả lời thì tôi đều gạch chân ở dưới những từ đó và tôi cũng nhắc nhở học sinh thêm rằng khi đặt dấu hai chấm là các em dặt giữa các con số để học sinh dễ viết và nắm được bài tốt hơn. Tóm tắt của bài toán 1: Nhà An có: 5 con gà Thêm: 4 con gà Có tất cả : .......con gà? Sau khi tóm tắt xong bài toán tôi yêu cầu học sinh đọc lại phần tóm tắt của bài toán * Bài toán 2: (Trang 148) : Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán đi 5 con gà. Hỏi nhà an còn lại bao nhiêu con gà? Trước hết ta cũng đi tìm hiểu dự kiện của bài toán. Bài toán cho biết những gì? Và bài toán hỏi gì? Tóm tắt của bài toán 2: Có: 9 con gà Bán đi: 5 con gà Còn lại: ......... con gà? Vậy khi viết tóm tắt các em cũng phải viết 3 dòng. Đầu tiên bài toán cho biết gì, sau đó cho thêm hay bớt cái gì, và cuối cùng là bài toán hỏi gì? b. Giải bài toán: Khi giải bài toán các em cũng có 3 bước Người thực hiện: Lâm Thị Nam 18 Sáng kiến kinh nghiệm  Đầu tiên câu lời giải của bài toán: Câu lời giải là viết phần câu hỏi của bài toán. Nhưng ta cần phải bỏ đi một số thông tin trong câu hỏi đó để câu lời giải tốt hơn Ví dụ: - Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? Ta sẽ bỏ tiếng hỏi, tiếng mấy. Nhưng thay cho tiếng mấy là tiếng số và thay cho dấu chấm hỏi ở cuối tiếng là và thêm hai chậm ở cuối câu Khi học sinh đã biết viết lời giải của bài toán thì tôi tiếp tục hướng dẫn học sinh viết tiếp phép tính Thì giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi hỏi học sinh Muốn biết nhà An nuôi được tất cả bao nhiêu con gà ta phải làm phép tinh gì? Làm phép tính cộng. Cho học sinh viết phép tính vào bảng con, 5 + 4 = 9 khi học sinh viết phép tính vào bảng con thì tôi lại hỏi tiếp có 5 cái gì và thêm 4 cái gì và đơn vị đứng sau số 4 và số 5 đó là gì? HS là con gà, vậy ta viết sau số 9 là con gà mở ngoặc ( và đóng ngoặc ) Phần cuối cũng ta ghi lại phần kết quả của phép tính đó ta gọi là đáp số c. Hướng dẫn trình bày giải bài toán có lời văn Khi học sinh đã hiểu và nắm rõ được giải bài toán có lời văn tôi hướng dẫn các em cách trình bày Ví dụ 1 Bài giải: Nhà An có tất cả số con gà là: Hoặc Số con gà nhà An có là: 5 + 4 + 9 ( con gà ) Đáp số: 9 con gà Ví dụ 2: Bài giải Nhà An còn lại số con gà là: 9 – 5 = 4 ( con gà ) Đáp số: 4 con gà Muốn học sinh nắm được bài chắc và tốt hơn tôi đưa ra nhiều hình thức cách tóm tắt bài toán và giải bài toán Người thực hiện: Lâm Thị Nam 19 Sáng kiến kinh nghiệm  Ví dụ 3: Bài 3 (Trang 151 ): Một sợi dây dài 15 cm. Đã cắt đi 4 cm. Hỏi sợi dây còn lại bao nhiêu cm? Với bài toán này tôi nâng cao hơn một chút hướng dẫn các em tóm tắt làm quen bằng sơ đồ đoạn thẳng. Tương tự tôi cũng nêu câu hỏi để học sinh trả lời sau đó dẫn dắt các em vào tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. ? cm 4cm 15cm Đây là 1 bài toán của phần luyện tập tôi cũng yêu cầu học sinh đọc kỹ đề toán dựa vào tóm tắt của bài để giải bài toán tuy tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng nhưng cách giải cũng tương tự như những bài khác: Khi các em nhìn vào sơ đồ giáo viên yêu cầu các em nêu lại được bài toán và phải nắm được trong sơ đoạn thẳng cho chúng ta biết đầu tiên ta phải biết sợi dây đó dài bao nhiêu? dài tất cả là 15 cm và đã cắt đi bao nhiêu? Đã cắt 4 cm. Và sợi dây đó còn lại bao nhiêu? Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kỹ vào sơ đồ và cách hỏi gợi mở của giáo viên thì các em có thể giải được bài toán dễ dàng hơn. Sau khi giảng xong tôi lại cho học sinh làm bài và kiểm tra việc làm của các em để chỉnh sửa tại chỗ. Bài giải: Sợi dây còn lại số cm là: 15 – 4 = 11 ( cm ) Đáp số: 11 cm Ví dụ 3: Bài 3 (trang 162) Hà có 35 que tính, Lan có 43 que tính. Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu que tính?. Cũng tương tự như những bài toán trước tôi cũng yêu cầu học sinh đọc kỹ đề toán, sau d91 tôi nêu câu hỏi để học sinh trả lời như: - Bài toán cho biết những gì? Người thực hiện: Lâm Thị Nam Học sinh cũng trả lời 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan