Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong lịch sử 4 5...

Tài liệu Skkn sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong lịch sử 4 5

.DOC
22
297
113

Mô tả:

“Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Là tiền đề căn bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người "làm chủ tri thức khoa học công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kĩ luật, có sức khoẻ". Nhiệm vụ đặt ra cho Giáo dục tiểu học là phải có sự đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh là cần thiết. Lịch sử là một trong những lĩnh vực kiến thức quan trọng cần trang bị cho học sinh tiểu học. Mục tiêu của giảng dạy Lịch sử ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết được một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình của Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến nay; hiểu đúng và có những biểu tượng sinh động về lịch sử Việt Nam qua công cuộc xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm. Qua đó hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng: Quan sát, mô tả, kể, diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; biết thu thập, tìm kiếm dữ liệu Lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học mới, cần phát huy mặt tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống. Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm là vấn đề rất phù hợp với đặc trưng của phân môn Lịch sử và phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học; có tác dụng phát huy tính tích cực nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm học sinh tiếp thu kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả. Thực tiễn dạy học phân môn Lịch sử lớp 4-5 ở bậc tiểu học cho thấy, đa số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Nhiều giáo viên biến bài Lịch sử thành bài chính trị luận, khô khan, cứng nhắc hoặc trình bày bài giảng theo lối thông báo kiến thức, thiếu sinh động. Giáo viên cố gắng truyền đạt một cách rõ ràng, mạch lạc nội dung bài Lịch sử đã được soạn sẵn, học sinh thụ động tiếp thu, ghi nhớ những nội dung giáo viên cung cấp và trả lời những câu hỏi giáo viên nêu ra. Vì vậy học sinh chưa hứng thú học tập Lịch sử, giờ học chưa phát huy được tính tích cực, chủ động nhận thức của học sinh. Mặt khác, trong các giờ Lịch sử giáo viên chưa sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học; phương pháp dạy học kể chuyện chỉ được sử dụng để làm thay đổi không khí tiết học là chính, sử dụng phương pháp kể chuyện theo hướng một chiều: hoặc giáo viên kể, hoặc học sinh kể, mà chưa sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm như là một phương -1- Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” pháp dạy học đặc trưng của phân môn Lịch sử. Do đó chất lượng dạy học Lịch sử đạt kết quả chưa cao, tiến trình còn đơn điệu, chưa lôi cuốn học sinh; học sinh chưa tự mình phát hiện ra tri thức, chưa rèn luyện được các kĩ năng cơ bản. Vì vậy, việc xây dựng quy trình sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4-5 không những có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn, giúp giáo viên có thể vận dụng vào quá trình dạy học phân môn Lịch sử lớp 4-5 nói riêng và nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nói chung. Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề nghiên cứu: “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” II. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử lớp 4-5 bậc tiểu học. III. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài này có nhiệm vụ nghiên cứu cách thức, qui trình sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4-5. Tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và thực nghiệm sư phạm của đề tài. IV. Đối tượng nghiên cứu - Nội dung Sách giáo khoa Lịch sử lớp 4-5. - Phương pháp tổ chức dạy học kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm. - Kết quả học tập 2 nội dung trên của học sinh. V. Thời gian nghiên cứu Từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2010 - 2011. VI. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát. - Phương pháp quan sát, dự giờ. - Phương pháp khảo sát và thống kê số liệu. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. CƠ SỞ KHOA HỌC I. Cơ sở lý luận Xã hội đang ngày càng phát triển và từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Yêu cầu của nền giáo dục nước nhà phải không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng, nhằm đào tạo những con người mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế tri thức. Để làm được điều đó đòi hỏi sự quan -2- Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” tâm góp sức nỗ lực của toàn xã hội, đặc biệt là của sự nghiệp Giáo dục - đào tạo. Trong đó nhân tố hết sức quan trọng giữ vai trò quyết định là đội ngũ thầy giáo, cô giáo; những người trực tiếp xây dựng nên chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ cơ bản nhất của đội ngũ nhà giáo là tham gia giảng dạy và giáo dục học sinh, giáo dục thế hệ trẻ, giúp các em có những kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm để sống, lao động và học tập. Lịch sử là một phân môn có vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Dạy tốt môn Tự nhiên - xã hội nói chung và phân môn Lịch sử lớp 4-5 nói riêng sẽ góp phần thực hiện mục tiêu môn học, nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển con người toàn diện. Học tốt môn Lịch sử không những cung cấp kiến thức, kĩ năng cho các em mà nó còn có một ý nghĩa hết sức quan trọng đó là trang bị cho các em tinh thần dân tộc, tôn trọng giá trị lịch sử dân tộc Việt Nam (hơn 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước). UNESCO xác định mục đích giảng dạy Lịch sử: "Truyền thụ cho học sinh ý nghĩa của quá khứ và sự tiếp tục trong hiện tại, dẫn dắt học sinh hiểu vai trò con người trong cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong thế giới nói chung". Để thực hiện được mục tiêu giáo dục Lịch sử nói riêng và bậc học nói chung, yêu cầu ngành giáo dục cần có những chính sách đổi mới để không những đáp ứng yêu cầu mà còn phải nâng cao để phát triển kịp với thời đại. Vì vậy, một trong những yêu cầu cấp thiết và góp phần quyết định nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giảng dạy Lịch sử nói riêng là phải đổi mới phương pháp gắn với hình thức tổ chức dạy học. II. Cơ sơ thực tiễn Phân môn Lịch sử lớp 4-5 cung cấp cho học sinh một số hiểu biết cơ bản cần thiết về sự phát triển của xã hội Việt Nam từ “buổi đầu dựng nước” đến công cuộc “xây dựng xã hội chủ nghĩa trong cả nước” phù hợp với tâm lí và trình độ nhận thức của các em. Với một dung lượng kiến thức hợp lý, cách trình bày dễ hiểu, chính xác trên cơ sở các sự kiện khoa học, phân môn Lịch sử lớp 4 - 5 cung cấp, hình thành ở các em lòng yêu thương, kính trọng nhân dân, kính yêu các anh hùng dân tộc, Bác Hồ; tin tưởng vào sự phát triển của tổ quốc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; xác định trách nhiệm của mình đối với đất nước. Quí trọng những giá trị lịch sử lưu truyền suốt 4 nghìn năm của dân tộc. Những tri thức thu nhận được từ phân môn Lịch sử gắn chặt với kí ức, tâm trí học sinh và một số kiến thức được hiện thực hoá trong cuộc sống thơ ngây và cả cuộc đời các em. -3- Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” Thế nhưng thực trạng giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4-5 ở trường tiểu học chưa được quan tâm, thiếu chú trọng; chất lượng, hiệu quả còn hạn chế. Điều này do nhiều nguyên nhân đó là: Quan niệm chưa đúng vai trò, ý nghĩa của phân môn Lịch sử; các phương tiện dạy học lịch sử còn thiếu thốn, nghèo nàn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm sút chất lượng gingr dạy phân môn Lịch sử lớp 4-5 ở trường tiểu học là do phương pháp dạy học chưa được chú trọng đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu thay đổi về nội dung, cấu trúc chương trình. Mặt khác, phân môn Lịch sử là phân môn mà giáo viên tiểu học gặp rất nhiều khó khăn khi lên lớp. Hiện tượng giáo viên thiếu kiến thức lịch sử, trường hợp nhầm lẫn kiến thức lịch sử vẫn xảy ra trong dạy học. Bởi trước hết các tri thức lịch sử là những tri thức khoa học, trừu tượng, khó tái hiện lô gic chuỗi sự kiện. Vì vậy, dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên cắt xén chương trình hoặc bỏ qua những phần khó, bài khó mà mình chưa nắm vững kiến thức, dẫn đến khi tiến hành bài dạy giáo viên thường lúng túng trong việc vận dụng phương pháp dạy học. Bên cạnh đó một bộ phận giáo viên có tư tưởng cho rằng Lịch sử là môn học phụ, không thích dạy nên thường cắt xén thời gian và chuẩn bị bài dạy sơ sài, thiếu đầu tư. Và ít sử dụng phương tiện trực quan để phát huy tính tích cực của học sinh vì thế giờ học Lịch sử diễn ra rất nặng nề, thụ động. Tình trạng học sinh không nhớ sự kiện, nhầm lẫn kiến thức, không hiểu Lịch sử là hiện tượng phổ biến và còn có biểu hiện các em không thích học phân môn Lịch sử. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm là một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Nó không những giúp học sinh học tập tích cực phân môn Lịch sử mà còn giúp các em có thêm phương pháp học tập, tiếp cận với các môn học khác. Qua điều tra và thực tế giảng dạy cho thấy, một số giáo viên đã tổ chức cho học sinh kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm theo các bước sau đây: Bước 1: Chia nhóm để thảo luận. Bước 2: Học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm. Bước 3: Cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận. Bước 4: Học sinh kể chuyện. Bước 5: Giáo viên tổng kết, đánh giá kiến thức cần lĩnh hội. Hoặc: Bước 1: Nêu mục đích thảo luận. Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý. -4- Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” Bước 3: Học sinh tiến hành thảo luận. Bước 4: Học sinh báo cáo kết quả thảo luận. Bước 5: Học sinh kể chuyện. Bước 6: Giáo viên nhận xét, tổng kết, rút ra nội dung trọng tâm của bài học. Nhìn chung giáo viên đã thực hiện theo trình tự các bước. Tuy nhiên cách thức tổ chức cho học sinh kết hợp kể chuyện và thảo luận nhóm còn lộn xộn, các bước còn chung chung, chưa tổ chức theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ, mỗi giáo viên có một cách tổ chức riêng. Dẫn đến chất lượng, hiệu quả giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4-5 chưa cao. 1. Thực trạng kết quả học tập Lịch sử lớp 4-5 của học sinh tiểu học Với thực trạng như trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng học tập của học sinh lớp 4-5, sau khi học xong mỗi bài học kết quả thu được như sau: TT Kết quả kiểm tra Tên bài Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 1 Quang Trung đại phá quân Thanh (Lớp 4) 11,5 23,1 50,0 15,4 2 Tiến vào Dinh Độc Lập (lớp 5) Tổng hợp 7,7 26,9 46,2 19,2 9,6 25.0 48,1 17,3 Từ kết quả trên cho thấy kết quả học tập Lịch sử của học sinh qua các giờ học chưa cao, qua 2 bài kiểm tra với số lượng 28 học sinh lớp 4 và 26 học sinh lớp 5 cho mức điểm trung bình cả 2 bài kiểm tra là: Loại giỏi 9,6%; khá 25,0%; trung bình 48,1%; yếu 17,3%. Và qua thực tế, quan sát, dự giờ tôi nhận thấy giờ học thiếu sinh động, nặng nề, học sinh thụ động, không tích cực trong học tập; vẫn có hiện tượng học sinh nói chuyện, làm việc riêng, thiếu tập trung vào bài học. 2. Đánh giá chung về thực trạng - Trong dạy học Lịch sử lớp 4-5 ở tiểu học, phần lớn giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình giảng giải. Rất ít giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện, nếu có thì cũng chỉ sử dụng theo hình thức giáo viên kể học sinh nghe hoặc cho học sinh đọc nội dung bài học giáo khoa rồi yêu cầu học sinh kể lại, phần lớn học sinh cố gắng kể lại theo sách giáo khoa. Cũng có một số ít giáo viên đã tổ chức cho học sinh kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm, nhưng tiến hành một cách lộn xộn, chưa theo một quy trình nhất định; ít sử dụng phương -5- Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” tiện trực quan như sơ đồ, tranh ảnh, … dẫn đến chất lượng, hiệu quả giờ học chưa cao, chưa phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh trong giờ học. - Đa số giáo viên được điều tra, trao đổi đều đánh giá cao vai trò của việc tổ chức cho học sinh kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giờ học Lịch sử, đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giờ học sinh động, học sinh hứng thú học tập và chất lượng được nâng cao hơn. - Chất lượng học tập phân môn Lịch sử qua kiểm tra ở một số bài học còn thấp, học sinh chưa tích cực và hứng thú học tập, một số học sinh có biểu hiện không thích học Lịch sử khi được trao đổi. Theo tôi, những tồn tại trên chủ yếu do những nguyên nhân sau: - Phân môn lịch sử là môn học có nội dung kiến thức khá trừu tượng và khô khan, khó nhớ, kênh thông tin trong sách giáo khoa ít. Một số giáo viên tiểu học còn thiếu kiến thức về Lịch sử, việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn gặp khó khăn. Khi giảng dạy Lịch sử giáo viên rơi vào lối dạy học truyền thống, chủ yếu là thuyết trình và giảng giải. Bên cạnh đó trình độ và năng lực sư phạm của một bộ phận giáo viên tiểu học còn hạn chế. - Bậc tiểu học, học sinh phải học chín môn bắt buộc, người giáo viên tiểu học là “Ông thầy tổng thể”, mỗi buổi lên lớp giáo viên phải chuẩn bị bài của nhiều môn học. Mặt khác, trong tiềm thức của nhiều giáo viên và phụ huynh học sinh môn Lịch sử là môn học phụ, nên chưa đầu tư thích đáng cho việc giảng dạy. Giáo viên lên lớp chủ yếu truyền đạt cho học sinh những kiến thức quy định trong chương trình mà ít đầu tư thời gian cho các em hoạt động để tự chiếm lĩnh tri thức của bài học; họ chỉ chuẩn bị bài công phu khi thanh tra chuyên môn hoặc có người dự giờ. Thậm chí có bài học giáo viên chỉ hướng dẫn rồi yêu cầu học sinh về nhà tự đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Phương tiện hỗ trợ, đồ dùng, tư liệu dạy học Lịch sử ở các trường tiểu học còn thiếu. Nhiều giáo viên lên lớp còn dạy chay, nhiều lúc trình bày diễn biến của một trận đánh mà giáo viên chỉ trình bày miệng chứ không có sơ đồ, lược đồ trận đánh. - Việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm đòi hỏi giáo viên và học sinh phải chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian. Học sinh chưa tiếp xúc nhiều với thảo luận nhóm, nên chia nhóm dễ gây lộn nếu thiếu khoa học. Mặt khác bàn ghế, cơ sở vật chất lớp học chưa thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động nhóm. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi xây dựng quy trình sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học Lịch sử lớp 4 - 5 tiểu học. -6- Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” B. QUI TRÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN KẾT HỢP THẢO LUẬN NHÓM TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ LỚP 4 - 5 I. Một số vấn đề chung Trên cơ sở hệ thống các phương pháp dạy học ở tiểu học, căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học, vào đặc điểm phân môn Lịch sử, một số tác giả (Bùi Phương Nga, Nguyễn Thị Hường,…) đã đưa ra hệ thống các phương pháp dạy học phân môn Lịch sử như sau: + Các phương pháp dùng lời: Bao gồm các phương pháp tường thuật, kể chuyện, miêu tả, giải thích, hỏi đáp. + Các phương pháp dạy học trực quan: Gồm phương pháp quan sát và phương pháp trình bày trực quan. + Phương pháp thảo luận nhóm. + Phương pháp trò chơi. Khi sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau: * Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên chia lớp thành các nhóm từ 2 - 4 em, có thể chia nhóm theo các cách sau: + Gọi số, theo vị trí bàn học,... + Dùng biểu tượng: Tên hoa, tên con vật,… + Dùng màu sắc,… + Theo năng lực, sở thích, ... * Để sử dụng phương pháp kể chuyện có hiệu quả cần: - Khi sử dụng phương pháp kể chuyện phải xem đây là một phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Khi sử dụng phương pháp kể chuyện giáo viên cần tổ chức cho học sinh chủ động, tích cực trong việc tìm kiếm tri thức mới, trên cơ sở phát huy vai trò chủ đạo của giáo viên, đảm bảo "thầy thiết kế - trò thi công''. Muốn vậy chúng ta cần phải sử dụng kết hợp phương pháp kể chuyện với phương pháp thảo luận nhóm. - Khi sử dụng phương pháp kể chuyện cần tận dụng kết hợp với các phương tiện trực quan. Một truyện kể cần có tính truyền cảm, hình ảnh và chân thực thể hiện qua tranh ảnh, phim đèn chiếu, di vật, bút tích sẽ tạo ra cho các em những biểu tượng đầy đủ và đa dạng về con người, về các sự kiện thuộc quá khứ xa xưa, về tính cách, lối sống và phong tục của con người. - Khi tìm hiểu những kiến thức xa lạ, khó hiểu đối với học sinh cần đặt những câu hỏi khêu gợi để học sinh lắng sâu, suy nghĩ rồi giáo viên mới trả lời. -7- Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” - Trong khi kể chuyện, học sinh phải kể bằng ngôn ngữ diễn đạt của mình, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, … để nhằm cuốn hút người nghe và lột tả được nội dung trọng tâm, mục đích của câu chuyện. Tránh tình trạng học sinh nhớ từng từ trong sách giáo khoa để kể lại. - Khi kể chuyện phải tôn trọng sự thật lịch sử, không được biến hoá, bóp méo lịch sử của dân tộc. Và có thể không theo trình tự như trong sách giáo khoa, nhưng phải đảm bảo đúng tiến trình thời gian của sự kiện lịch sử. II. Các bước tiến hành 1. Bước 1: Chuẩn bị * Chuẩn bị của giáo viên + Xác định mục tiêu, nội dung của bài học: Trước hết giáo viên phải xác định được những mục tiêu cơ bản về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được sau bài học, những nội dung cơ bản mà học sinh cần nắm vững. Nhiệm vụ của bước này nhằm trả lời: Với mục tiêu, nội dung của bài học này cần sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm theo hệ thống câu hỏi gợi ý như thế nào? Thiết kế phiếu bài tập như thế nào? Cần rèn luyện cho học sinh những kĩ năng gì? + Xác định mục đích kể chuyện: Trong một bài học, không phải tất cả các kiến thức cần cung cấp cho học sinh đều được rút ra từ kể chuyện. Vì vậy, cần phải xác định kể chuyện nhằm mục đích gì? Thực tế cho thấy, nếu giáo viên không biết xác định mục đích kể chuyện cho đúng với nội dung của bài học thì sẽ không làm nổi rõ kiến thức trọng tâm của bài học mà học sinh cần chiếm lĩnh. Do đó giáo viên cần phải xác định đúng mục đích kể chuyện với từng bài học. Ví dụ: Có thể cho học sinh kể chuyện để làm rõ diễn biến của trận đánh, hoặc học sinh có thể kể về một nhân vật lịch sử nào đó, … + Lập kế hoạch tổ chức cho học sinh kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm: Việc lập kế hoạch tổ chức cho học sinh kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của bài dạy nói chung. Trước hết giúp cho giáo viên có thể chủ động trong tiến trình lên lớp, không bị xáo trộn hay phụ thuộc vào sự thay đổi của các điều kiện khách quan và chủ quan, đảm bảo cho giờ học diễn ra đúng kế hoạch, đúng tiến độ thời gian. Cách tổ chức được thể hiện chi tiết qua các nội dung công việc sau: - Biên soạn giáo án: Giáo án là bản kế hoạch tổ chức và hướng dẫn các hoạt động dạy học cho một bài học cụ thể. Trong giáo án giáo viên cần phân -8- Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” định rõ tiến trình của bài học thành những hoạt động của giáo viên và học sinh; cần dự kiến, phân bố thời gian hợp lý. - Chuẩn bị câu hỏi gợi ý cho học sinh: Trên cơ sở mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học cụ thể mà giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi gợi ý cho học sinh nhằm định hướng cho hoạt động kể chuyện. Khi thiết kế hệ thống câu hỏi gợi ý giáo viên cần lưu ý một số điểm sau đây: + Hệ thống câu hỏi phải cụ thể, rõ ràng, mạch lạc, chính xác, dễ hiểu, không chung chung nhưng cũng không quá vụn vặt. + Hệ thống câu hỏi phải được sắp xếp theo một trật tự hợp lí, logic nội dung bài học. Tránh tình trạng câu hỏi gợi ý lộn xộn, chuẩn bị chưa kĩ càng làm cho học sinh khó hiểu. + Thông thường câu hỏi gợi ý đi từ ý tổng quát đến ý chi tiết để dẫn dắt học sinh đi vào trọng tâm nội dung bài học. - Thiết kế phiếu bài tập (nếu có): Phiếu bài tập được thiết kế dựa trên cơ sở câu hỏi gợi ý, trong phiếu giao việc giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm định hướng cho học sinh thảo luận và kể chuyện như chúng ta đã trình bày ở trên. Cần phải đa dạng hoá hình thức câu hỏi, bài tập để thu hút sự chú ý của học sinh, phù hợp với trình độ nhận thức của các em như các loại câu hỏi tự luận, câu điền, câu hỏi nhiều lựa chọn, điền vào bảng, … Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ, đồ dùng dạy học theo yêu cầu bài học. * Chuẩn bị của học sinh Tìm hiểu trước nội dung của bài học qua sách giáo khoa, chuẩn bị các tranh ảnh, tư liệu, các đồ dùng học tập cần thiết theo yêu cầu bài học. 2. Bước 2: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm * Công việc của giáo viên: + Chia học sinh thành từng nhóm (mỗi nhóm khoảng từ 2 - 4 học sinh, tuỳ vào nội dung bài học). + Phát phiếu bài tập cho học sinh, đọc câu hỏi gợi ý: Hệ thống câu hỏi gợi ý này đã được giáo viên chuẩn bị kĩ thông qua phiếu bài tập hoặc chép sẵn vào bảng phụ, yêu cầu 2 - 3 học sinh đọc to trước lớp, cả lớp theo dõi lắng nghe. + Nhắc lại nhiệm vụ thảo luận nhóm cho học sinh. + Hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, hướng việc thảo luận của các em theo đúng mục đích, nhiệm vụ đã đề ra. * Công việc của học sinh: + Các nhóm ổn định tổ chức, cử nhóm trưởng, người ghi chép (thư kí). -9- Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” + Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ học tập của mình qua phiếu bài tập, qua hệ thống câu hỏi, bài tập gợi ý. Học sinh phải ý thức được mục đích, nhiệm vụ thảo luận nhóm, hình thành nhu cầu giải quyết nhiệm vụ. Đây chính là động lực thúc đẩy tính tích cực sáng tạo của từng học sinh và cả nhóm nói chung. + Các nhóm tiến hành thảo luận, học sinh phải đọc sách giáo khoa, quan sát vào tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ… kết hợp câu hỏi gợi ý để tìm ra kết quả. 3. Bước 3: Tổ chức cho học sinh kể chuyện * Giáo viên: Làm trọng tài theo dõi học sinh kể chuyện để nhận xét, tổng kết đánh giá. * Học sinh: Các nhóm cử đại diện kể chuyện. Khi kể chuyện học sinh dựa vào câu hỏi gợi ý ở phiếu bài tập, có thể kể chuyện kết hợp chỉ sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh… Học sinh có thể kể cá nhân hoặc có người dẫn chuyện. Ví dụ: Khi kể về diễn biến của trận chiến thắng Chi Lăng, học sinh lên bảng vừa kết hợp chỉ sơ đồ vừa trình bày diễn biến của trận đánh. 4. Bước 4: Tổng kết * Giáo viên: - Yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá về cách kể chuyện của nhóm bạn và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn. - Khái quát lại, chốt lại những vấn đề cơ bản trọng tâm. Trên cơ sở kết quả thảo luận và kể chuyện của các nhóm, giáo viên khái quát lại diễn biến của sự kiện lịch sử hoặc đặc điểm nhân vật lịch sử. Hoặc giáo viên có thể yêu cầu một số học sinh qua thảo luận và kể chuyện tự rút ra kiến thức cần lĩnh hội. Có thể sử dụng các trò chơi, câu đố để củng cố kiến thức và gây hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời giáo viên dành thời gian động viên, khen thưởng các nhóm hoạt động tích cực, có kết quả tốt. * Học sinh: - Nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn theo yêu cầu của giáo viên. - Học sinh nhắc lại những kết luận chung của bài học. Sau đây tôi xin giới thiệu một số ví dụ minh hoạ quy trình tổ chức cho học sinh kể chuyện kết hợp với thảo luận nhóm qua một số bài học cụ thể: Ví dụ 1: Bài: Quang Trung đại phá quân Thanh. (năm 1789) (Lịch sử lớp 4, trang 60 - 62) 1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên * Xác định mục tiêu của bài học: Sau bài học học sinh nêu được: - 10 - Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” - Dựa vào lược đồ và gợi ý của giáo viên thuật lại được diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh. - Thấy được sự tài trí của Quang Trung (Nguyễn Huệ) trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh. - Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng của dân tộc. * Xác định mục đích kể chuyện: Học sinh kể về diễn biến của trận Quang Trung đại phá quân Thanh. * Soạn giáo án, chuẩn phiếu bài tập cho học sinh: Nội dung phiếu bài tập như sau: Câu 1: Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã làm gì? Vì sao việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế là một việc làm cần thiết? Câu 2: Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào? Ở đây ông đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng như thế nào? Câu 3: Dựa vào lược đồ nêu đường tiến của 5 đạo quân. Câu 4: Trận đánh mở màn diễn ra ở đâu? Khi nào? Kết quả ra sao? Câu 5: Hãy thuật lại trận Ngọc Hồi. Câu 6: Hãy thuật lại trận Đống Đa. * Chuẩn bị lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh, tranh ảnh phóng to trang 61, 62, Sách giáo khoa. Các tư liệu về Vua Quang Trung. b. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến bài học. 2. Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm - Giáo viên chia học sinh thành từng nhóm (mỗi nhóm 4 - học sinh). Học sinh ổn định tổ chức nhóm, cử trưởng nhóm, người ghi chép. - Giáo viên cho học sinh đọc câu hỏi gợi ý trên bảng phụ (phiếu). Học sinh đọc theo yêu cầu của giáo viên. - Giáo viên hướng dẫn các nhóm thảo luận, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn, gợi ý cho học sinh những câu hỏi khó. Các nhóm học sinh tiến hành thảo luận để trả lời câu hỏi (Ví dụ: Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ liền lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế là rất cần thiết vì trước cảnh đất nước lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo nhân dân và chỉ có Nguyễn Huệ mới đảm đương được nhiệm vụ ấy…). 3. Tổ chức cho học sinh kể chuyện - 11 - Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” - Giáo viên gọi đại diện các nhóm kể về diễn biến của trận Quang Trung đại phá quân Thanh. (phát huy tự giác hoặc có thể bất kì học sinh trong nhóm). - Học sinh lên bảng kể chuyện theo yêu cầu của giáo viên. Khi kể học sinh phải có sự kết hợp trình bày trên lược đồ của trận đánh. Các nhóm khác chú ý theo dõi để nhận xét, bổ sung. 4. Tổng kết - Học sinh nhận xét cách kể chuyện của nhóm bạn. - Giáo viên trình bày lại diễn biến và chốt lại những kiến thức trọng tâm của hoạt động. - Học sinh nhắc lại nội dung chính. * Hoạt động nối tiếp: Cho học sinh tìm hiểu về tinh thần đoàn kết và lòng quyết tâm chống quân Thanh xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn. Ví dụ 2: Bài: Tiến vào Dinh Độc Lập. (Lịch sử lớp 5, trang 55, 56) 1. Chuẩn bị a. Chuẩn bị của giáo viên * Xác định mục tiêu, yêu cầu của bài học: Sau bài học, học sinh nêu được: - Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, là chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, là đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu từ ngày 26/04/1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập. - Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng chấm dứt 21 năm chiến đấu, hy sinh của dân tộc ta, mở ra thời kỳ mới: Miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. * Xác định mục đích kể chuyện. Kể được về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân năm 1975 của dân tộc ta (gắn với quê hương). Từ đó các em hiểu kỹ hơn nội dung của bài học. * Soạn giáo án, phiếu bài tập cho học sinh. Nội dung phiếu bài tập như sau: Câu 1: Sau Hiệp định Pa -ri, trên chiến trường miền Nam, thế và lực của quân ta như thế nào? Câu 2: Đầu năm 1975, Đảng và nhà nước ta quyết định làm gì? Câu 3: Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào? Và qua đó thể hiện điều gì? Câu 4: Tại sao Dương Văn Minh buộc phải ra lệnh đầu hàng không điều kiện? - 12 - Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” Câu 5: Nêu ý nghĩa của chiến thắng ngày 30 - 4 - 1975? Giáo viên cần chuẩn bị hình ảnh Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập (SGK trang 56) và lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên Dinh Độc Lập. b. Chuẩn bị của học sinh - Tìm hiểu trước nội dung bài học. - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về đại thắng mùa xuân năm 1975. (tư liệu có thể gắn với địa phương). 2. Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm - Giáo viên: Chia học sinh thành từng nhóm. (Mỗi nhóm 4 học sinh). - Học sinh: Ổn định tổ chức nhóm. - Giáo viên: Yêu cầu 2 - 3 học sinh đọc câu hỏi gợi ý cho cả lớp nghe. - Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Giáo viên: Hướng dẫn các nhóm thảo luận, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn để hoàn thành câu hỏi. - Học sinh: Các nhóm tiến hành thảo luận để cùng tìm hiểu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. 3. Tổ chức cho học sinh kể chuyện - Giáo viên yêu cầu đại diện lần lượt các nhóm thi kể về sự kiện tiến vào Dinh Độc Lập (cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.) - Học sinh các nhóm thi nhau kể, tối thiểu phải nêu được: Sự kiện tiêu biểu của con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân năm 1975, tường thuật cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập, ... - Giáo viên trực tiếp bổ sung, uốn nắn, dẫn dắt học sinh giúp các em từng bước có thể kể từng chi tiết hoặc có thể toàn bộ diễn biến của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. 4. Tổng kết Giáo viên bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975: Là bước phát triển ở giai đoạn chín muồi trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, là kết quả hợp thành của tất cả những lực lượng, những yếu tố làm nên sức mạnh tất thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 diễn ra với tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm”. Chỉ trong 55 ngày đêm, với sức mạnh áp đảo cả về quân sự và chính trị, quân và dân ta đã dành được toàn thắng bằng ba trận đánh then chốt: Trận mở đầu đánh Buôn Ma Thuột giải phóng toàn bộ Tây Nguyên, trận thứ hai giải phóng Huế, Đà Nẵng và quét sạch địch ở ven biển miền Trung và kết thúc là chiến dịch Hồ Chí Minh - 13 - Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” lịch sử, giải phóng Sài Gòn - Gia Định và các tỉnh còn lại của miền Nam. Hơn 1 triệu quân ngụy và cả bộ máy ngụy quyền bị đập tan. Chế độ thực dân mới được Mĩ dốc sức xây dựng qua năm đời Tổng thống, hoàn toàn sụp đổ. * Hoạt động nối tiếp: Học sinh tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30 - 4 - 1975. Và các tư liệu liên quan. III. Minh họa giáo án thực nghiệm Bài 25. Quang Trung đại phá quân Thanh. (năm 1789) (Lịch sử - Lớp 4) I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh nêu được: - Dựa vào lược đồ và gợi ý của giáo viên thuật lại được diến biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh. - Thấy được sự tài trí của Quang Trung (Nguyễn Huệ) trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh. - Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng của dân tộc. II. Phương tiện dạy - học chủ yếu - Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh. - Các hình minh hoạ trong sách giáo khoa (phóng to). - Bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý cho hoạt động thảo luận nhóm. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh trả lời hai câu hỏi sau. 1. Năm 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì? 2. Hãy trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. - Giáo viên cho học sinh quan sát hình chụp gò Đống Đa (Hà Nội) và hỏi: Em biết gì về di tích lịch sử này? - 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu. Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Một số học sinh trả lời trước lớp theo hiểu biết riêng của mình. - 14 - Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” - Giáo viên giới thiệu: Hàng năm cứ đến ngày mồng 5 tết Nguyên đán, ở gò Đống Đa (Hà Nội) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận Đống Đa dâng hương tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và những chiến binh Tây Sơn trong trận đại phá quân Thanh. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu trận chiến chống quân Thanh xâm lược. 2. Tổ chức hoạt động. * Hoạt động 1: Quân Thanh xâm lược nước ta. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và hỏi: Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta? - Học sinh theo dõi, lắng nghe. - Học sinh: Phong kiến phương Bắc từ lâu đã muốn thôn tính nước ta, nay mượn cớ giúp nhà Lê khôi phục ngai vàng nên quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta. - Giáo viên: Mãn Thanh là một vương triều - Học sinh lắng nghe. thống trị Trung Quốc từ thế kỷ XVII. Cũng như các triều đại phong kiến phương Bắc trước, triều Thanh luôn muốn thôn tính nước ta. Cuối 1788, vua Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu viện nhà Thanh để đánh lại nghĩa quân Tây Sơn. Mượn cớ này, nhà Thanh đã cho 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo sang xâm lược nước ta. Đứng trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. * Hoạt động 2: Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh. - Học sinh chia thành 6 nhóm cùng - Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động thảo luận theo hướng dẫn của giáo theo nhóm. viên. - 2 - 3 học sinh đọc to trước lớp. Học - Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn gợi ý của sinh cả lớp lắng nghe. nội dung thảo luận, yêu cầu học sinh đọc. - Học sinh tiến hành thảo luận để tìm - Theo dõi học sinh thảo luận nhóm. - 15 - Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” ra câu trả lời. - Hết thời gian thảo luận, giáo viên yêu cầu - Đại diện các nhóm báo cáo, mỗi học sinh báo cáo kết quả thảo luận. nhóm chỉ báo cáo một nội dung, các nhóm khác theo dõi và nhận xét. + Nội dung thảo luận như sau: + Kết quả thảo luận mong muốn: - Hãy cùng đọc sách giáo khoa, xem lược đồ (trang 61) để kể lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo các gợi ý sau: 1. Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược 1. Khi nghe tin quân Thanh sang xâm nước ta, Nguyễn Huệ đã làm gì? Vì sao nói lược nước ta, Nguyễn Huệ liền lên việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế là một ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang việc làm cần thiết? Trung và lập tức tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế là cần thiết vì trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo nhân dân, chỉ có Nguyễn Huệ mới đảm đương được nhiệm vụ ấy. 2. Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp 2. Vua Quang Trung tiến quân đến khi nào? Ở đây ông đã làm gì? Việc làm đó Tam Điệp (Ninh Bình) vào ngày 20 có tác dụng như thế nào? tháng chạp năm Kỷ Dậu (1789). Tại đây ông đã cho quân lính ăn tết trước rồi mới chia thành 5 đạo quân để tiến đánh Thăng Long. Việc nhà vua cho quân lính ăn tết trước làm lòng quân thêm hứng khởi quyết tâm đánh giặc. 3. Dựa vào lược đồ nêu đường tiến của 5 đạo 3. Đạo quân thứ nhất: Do vua Quang quân. Trung trực tiếp chỉ huy thẳng hướng Thăng Long. Đạo thứ hai và thứ ba do Đô đốc Long, Đô đốc Bảo chỉ huy đánh vào Tây Nam Thăng Long. Đạo quân thứ tư do Đô Đốc Tuyết chỉ huy tiến ra Hải Dương. - 16 - Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” Đạo quân thứ năm do Đô Đốc Lộc chỉ huy tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang) chặn đường rút của quân địch. 4. Trận đánh mở mà diễn ra ở đâu? Khi nào? 4. Trận đánh mở màn là trận Hà Hồi, cách Thăng Long 20 km, diễn ra vào Kết quả ra sao? đêm mồng 3 tết Kỷ Dậu. Quân Thanh hoảng sợ xin hàng. 5. Hãy thuật lại trận Ngọc Hồi. 6. Hãy thuật lại trận Đống Đa. * Hoạt động 3: Tổ chức học sinh kể chuyện. - Các nhóm cử đại diện tham gia cuộc - Tổ chức cho học sinh thi kể lại diễn biến của thi (kết hợp giữa lược đồ). trận Quang Trung đại phá quân Thanh. Lưu ý kết hợp lược đồ và các thông tin khác. - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Cho học sinh nhận xét nhóm bạn. - Học sinh lắng nghe, theo dõi, thực - Yêu cầu học sinh kể phải thể hiện sự tôn hành kể theo yêu cầu của giáo viên. trọng các giá trị lịch sử. - Học sinh theo dõi. - Giáo viên nhận xét, tổng kết, bổ sung và trình bày khái quát lại. * Hoạt động 4: Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung. - Học sinh trao đổi với nhau (theo - Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi để tìm nhóm 2) theo hướng dẫn của giáo viên. những sự việc, hành động của vua Quang Trung nói lên lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của nhà vua. - Giáo viên gợi ý: + Nhà vua phải hành quân bộ từ Nam + Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về ra Bắc để đánh giặc, đó là đoạn đường Thăng Long đánh giặc? dài, gian lao, nhưng nhà vua và quân sĩ + Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào? Theo em việc chọn thời ấy có lợi gì cho quân ta, có haị gì cho quân Thanh? Trước khi cho quân tiến vào Thăng Long nhà vua đã làm gì để động viên tinh thần quân sĩ? vẫn quyết tâm để đi đánh giặc. + Nhà vua chọn đúng tết Kỷ Dậu để đánh giặc. Trước khi vào Thănh Long nhà vua cho quân ăn tết trước ở Tam Điệp để quân sĩ thêm quyết tâm đánh giặc. Còn đối với quân Thanh, xa nhà lâu ngày, vào dịp tết chúng sẽ uể oải, nhớ nhà tinh thần sa sút. - 17 - Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” + Vua cho quân ta ghép các mảnh ván + Tại trận Ngọc Hồi, nhà vua đã cho quân tiến thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước vào đồn giặc bằng cách nào? Làm như vậy có quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm lợi gì cho quân ta? tiến lên. Tấm lá này giúp quân ta tránh được mũi tên của quân địch không thể dùng lửa đánh quân ta. - Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh - Vậy, theo em vì sao quân ta lại đánh được giặc lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy. 29 vạn quân Thanh? C. Củng cố, dặn dò. - Học sinh lắng nghe. - Giáo viên: Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy nên đã giành đại thắng. Trưa mồng 5 tết, vua Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo bào xạm đen khói súng, đi đầu đại quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn ngàn tiếng reo hò: “Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiếng trăm họ chật đường vui tiếp nghêng”. + Học sinh trả lời: + Để tưởng nhớ công lao của vua Quang Hàng năm cứ đến ngày mồng 5 tết Trung và nghĩa quân, nhân dân ta đã làm gì? Nguyên đán, ở gò Đống Đa nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận Đống Đa. - Học sinh lắng nghe. - Giáo viên tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm các bài tập, tự đánh giá kết quả học và chuẩn bị bài sau. IV. Một số yêu cầu để sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4-5 có hiệu quả * Về giáo viên: - Giáo viên là người giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Vì vậy, giáo viên dạy môn Lịch sử phải tự bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện cho mình những kĩ năng tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, nhất là kĩ năng tổ chức cho học sinh kể chuyện, thảo luận nhóm. - 18 - Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” - Giáo viên phải biết vận dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm một cách linh hoạt, sáng tạo, tuỳ vào nội dung của từng bài, từng tình huống cụ thể trong mối quan hệ với các phương pháp dạy học khác. Cần lưu ý không phải bài học nào cũng có thể sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm để tiến hành. - Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, dự kiến các bước tiến hành, phân bố thời gian hợp lý. Đặc biệt là chuẩn bị kĩ hệ thống câu hỏi gợi ý và phiếu bài tập (nếu có). - Không nên chia nhóm quá đông, tốt nhất là giáo viên phân chia nhóm theo vị trí bàn học (mỗi nhóm khoảng 2 - 4 học sinh). Trong quá trình học sinh hoạt động giáo viên phải theo dõi hoạt động của các nhóm, cần tạo được không khí vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái trong giờ học, … * Về học sinh: - Chuẩn bị trước nội dung bài học; các kênh thông tin, phương tiện hỗ trợ. * Về cơ sở vật chất: - Các đồ dùng dạy học: Tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, … phải được trang bị. - Bàn ghế phải phù hợp với hình thức tổ chức hoạt động nhóm. V. Thực nghiệm sư phạm 1. Quá trình thực nghiệm Tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm theo qui trình trên đối với hai bài Lịch sử của lớp 4 và lớp 5 cho lớp 4B và lớp 5A trong năm học 2010 - 2011. Lớp 4: Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789). Lớp 5: Bài 26: Tiến vào Dinh Độc Lập. 2. Kết quả thực nghiệm 2.1. Kết quả học tập của học sinh Bảng 2: Kết quả thực nghiệm Lớp Số học sinh Điểm số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm trung bình TN (4B) 28 0 0 0 1 4 3 6 7 4 3 7,21 TN (5A) 26 0 0 0 1 3 3 5 7 4 3 7,46 Nhìn vào bảng kết quả thực nghiệm ta thấy chất lượng học tập của học sinh đã được nâng lên đáng kể, lớp 4B có điểm trung bình là 7,21; lớp 5A có điểm trung bình là 7,46. Chứng tỏ thực nghiệm sư phạm đã có kết quả. Từ bảng 2 ta có bảng 3: - 19 - Năm học 2011 - 2012 “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4 - 5.” Bảng 3: Bảng phân phối mức độ kết quả thực nghiệm Lớp Mức độ % Số học sinh TN (4B) 28 TN (5A) 26 Tổng hợp Yếu Trung bình Khá Giỏi 3,57 3,85 3,71% 25,00 23,08 24,04% 46,43 46,15 46,29% 25,00 26,92 25,96% Qua bảng trên ta thấy, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi tương đối cao (Loại giỏi: 25,00%; khá: 46,43%), và số học sinh đạt điểm trung bình, yếu tỉ lệ thấp (trung bình: 25,00%; yếu 3,57%, không có học sinh đạt điểm kém). Điểm trung bình chung của 2 lớp đạt: loại giỏi: 25,96%, loại khá: 46,29%, loại trung bình: 24,04%, loại yếu: 3,71%. Như vậy chứng tỏ kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm năm học 2010-2011 cao hơn hẳn kết quả học tập lớp đối chứng năm học 2009-2010. 2.2. Mức độ hoạt động học tập và hình thành kĩ năng của học sinh - Học sinh tích cực tham gia hoạt động học tập, có hứng thú cao trong tìm hiểu, xây dựng bài học. - Kĩ năng kể chuyện, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến của học sinh thực hiện tốt. Các em sử dụng phiếu giao việc, biết hợp tác trao đổi, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, kể chuyện một cách lưu loát, dễ hiểu, đúng với mục đích kể chuyện, nội dung trọng tâm của bài học. Ví dụ: Khi kể về diễn biến của trận Quang Trung đại phá quân Thanh. Học sinh đã biết kết hợp với lược đồ của trận đánh để trình bày. Trong quá trình kể học sinh đã làm rõ những vấn đề sau và cuốn hút người nghe: + Diễn biến theo thời gian của trận đánh. + Kĩ thuật dàn quân, tiến quân của vua Quang Trung. + Sự mưu trí, lòng quyết tâm của quân ta với tinh thần hoảng loạn của quân địch. + Kết quả của trận đánh. Qua trực tiếp giảng dạy thực nghiệm, quan sát các tiết học, tôi thấy rằng kết quả học tập của học sinh đã được nâng lên rõ rệt; kĩ năng học tập, kĩ năng diễn đạt và mức độ hứng thú, tập trung chú ý của học sinh cao hơn. Điều này chứng tỏ cách thức sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong giảng dạy Lịch sử lớp 4-5 ở tiểu học đã có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học. - 20 - Năm học 2011 - 2012
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan