Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng sơ đồ trong dạy học và ôn thi tốt nghiệp thpt địa lí 12 ở trường thpt nô...

Tài liệu Sử dụng sơ đồ trong dạy học và ôn thi tốt nghiệp thpt địa lí 12 ở trường thpt nông cống 3

.DOC
26
78
69

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY HỌC VÀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT ĐỊA LÍ 12 Ở TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Tâm SKKN thuộc môn: Địa lí THANH HÓA NĂM 2020 1 MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU................................................................................................................3 I. Lý do chọn đề tài......................................................................................................3 II. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3 III. Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ...........................................................................4 IV. Phạm vi và giá trị sử dụng của đề tài.....................................................................4 V. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................................................5 I. Cơ sở lý luận của đề tài...............................................................................................5 II. Thực trạng việc sử dụng sơ đồ trong dạy học và ôn thi Địa lí ở trường THPT hiện nay.............................................................................................................5 III. Một số giải pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học và ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt hiệu quả...................................................................................................6 1. Một số loại sơ đồ thường dùng................................................................................6 2. Nguyên tắc khi xây dựng sơ đồ...............................................................................8 3. Các bước xây dựng sơ đồ........................................................................................8 4. Xây dựng sơ đồ theo mục đích sử dụng..................................................................9 5. Cách sử dụng sơ đồ và ví dụ minh họa sử dụng theo từng mục đích......................9 C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ.......................................17 I. Kết quả đạt được......................................................................................................17 II. Đề xuất, kiến nghị...................................................................................................17 Tài liệu tham khảo.......................................................................................................19 Phụ lục.........................................................................................................................20 THPT BX TB MB TN NB NTB TP PT CN ĐTNN GTVT VT SL GM DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Trung học phổ thông Bức xạ Trung bình Miền Bắc Tây Nguyên Nam Bộ Nam Trung Bộ Thành phần Phát triển Công nghiệp Đầu tư nước ngoài Giao thông vận tải Viễn thông Số lượng Gió mùa 2 A - MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Thi tốt nghiệp Trung học phổ thông là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với mỗi em học sinh lớp 12 khi chuẩn bị hoàn thành chương trình một cấp học, cũng là cánh cửa mang tính chất quyết định để các em lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Việc ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đòi hỏi các em cần có sự tập trung cao độ và tổng hợp những kiến thức, kĩ năng chắt lọc được qua các năm học lớp 10, 11, 12 để có được kết quả cao làm cơ sở xét tốt nghiệp và dự thi vào các trường cao đẳng, đại học. Do đó, các em rất cần có một phương pháp học tập hiệu quả và người hướng dẫn tận tâm chỉ bảo, dõi theo quá trình học tập, ôn luyện trong nhiều tháng của năm học cuối cấp. Hiện nay, với xu hướng dạy học phát triển nhằm chuyển từ trạng thái học tập thụ động sang chủ động lĩnh hội tri thức ở học sinh, lấy học sinh làm trung tâm sẽ rất khó khăn cho giáo viên khi được phân công giảng dạy ở lớp học có nhiều học sinh lực học trung bình, yếu, kém. Vấn đề đặt ra là làm sao có thể trang bị cho các em có được kiến thức cơ bản, tự tin bước vào kì thi và đạt kết quả như mong muốn. Xuất phát từ thực tiễn việc giảng dạy, ôn luyện thi Trung học phổ thông Quốc gia môn Địa lí ở trường THPT Nông Cống 3 trong những năm vừa qua, mặc dù bước đầu đã đạt được kết quả khả quan, nhưng còn khá nhiều học sinh có kết quả thấp dưới mức trung bình. Hơn nữa, môn Địa lí là môn học nằm trong tổ hợp khoa học xã hội – tổ hợp xét công nhận tốt nghiệp, kết quả thi môn này còn được sử dụng xét các khối C01, C02, C03... của các trường Đại học. Đây cũng là trăn trở của nhiều giáo viên dạy Địa lí trong tổ chuyên môn và bản thân tôi. Mặt khác, từ tháng 12 năm 2019 sang đầu năm 2020 do diễn biến hết sức phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID -19, Bộ Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo cho học sinh nghỉ học để phòng, tránh dịch và yêu cầu các trường học tiến hành dạy học trực tuyến nhằm thực hiện giãn cách xã hội. Đặt ra nhiệm vụ mới cho toàn ngành giáo dục phải duy trì được việc học tập của học sinh, hạn chế thấp nhất sự gián đoạn về mạch kiến thức, kĩ năng. Bằng kinh nghiệm và lòng yêu nghề bản thân tôi cũng đã tích cực tìm hiểu, kết nối, soạn bài, gửi bài, tương tác với học sinh thông qua các ứng dụng như: Shub classroom, Zoom... bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh. Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “ Sử dụng sơ đồ trong dạy học và ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Địa lí 12 ở trường THPT Nông Cống 3”. Đề tài là sự đúc rút kinh nghiệm của bản thân sau nhiều năm đứng lớp giảng dạy để có được phương pháp dạy học hiệu quả với nhiều đối tượng học sinh, nhờ những kinh nghiệm nhỏ đó mà bản thân tôi trong những năm học vừa qua đã thực hiện và thu được nhiều kết quả. Kính mong quý thầy cô tham khảo và cho ý kiến đóng góp vì mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và ôn thi tốt nghiệp Địa lí trong nhà trường THPT nói chung. II. Mục đích nghiên cứu 3 Được chia sẻ với đồng nghiệp ở trường THPT Nông Cống 3 nói riêng và trên toàn tỉnh nói chung kinh nghiệm dạy học và ôn thi Trung học phổ thông bằng một phương pháp dạy học linh hoạt có thể dạy trên lớp, dạy từ xa. Giúp học sinh có khả năng hệ thống hóa kiến thức, nắm chắc kiến thức cơ bản của môn học và tự hoàn thiện kĩ năng. Giúp GV dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh khi dạy học trực tuyến. Góp phần nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên. III. Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ Đề tài được áp dụng với học sinh khối 12 Trường THPT Nông Cống 3 gồm các lớp: + 12A5, 12A7, 12A8 (năm học 2017 – 2018). + 12B4, 12B8 (năm học 2018 – 2019). + 12C4, 12C5 (năm học 2019 – 2020). Nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học, luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí. Đưa ra những nguyên tắc chung trong xây dựng và sử dụng sơ đồ. IV. Phạm vi và giá trị sử dụng của đề tài Áp dụng cho nhiều bài học địa lí 12. Tạo kĩ năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên. Thực nghiệm và đối chứng lấy ở lớp 12. Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để thực hiện phương pháp sơ đồ trong giảng dạy môn địa lí, dạy học trực tuyến. Có thể dùng cho học sinh nghiên cứu để hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn thông qua sơ đồ. V. Phương pháp nghiên cứu Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lí cấp THPT trong nhiều năm. Phương pháp tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. Phương pháp điều tra thực tiễn. Phương pháp toán học. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của đề tài Sơ đồ là cách thể hiện các đơn vị kiến thức từ khái quát đến cụ thể bằng việc sử dụng các từ khóa ngắn gọn. Trong dạy học, sơ đồ hóa kiến thức là việc tóm lược các nội dung bài học một cách cô đọng, súc tích nhằm giúp người học dễ hiểu, dễ nhớ và có hệ thống. Sử dụng sơ đồ trong dạy học, ôn thi, kiểm tra đang trở thành xu hướng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người học, góp phần hình thành kĩ năng, kĩ xảo và có thái độ đúng đắn với môn học. Song đòi hỏi người dạy phải đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức, kiến thức, phương pháp, thành thạo công nghệ thông tin...để giúp người học tiếp cận, lĩnh hội dễ dàng. Tại đơn vị trường THPT Nông Cống 3, đã có nhiều giáo viên sử dụng sơ đồ trong dạy học và ôn thi. Tuy nhiên, chủ yếu sử dụng trong các tiết thao giảng, dự giờ mà chưa sử dụng một cách rộng rãi cho nhiều bài học để tập thành thói quen cho học sinh, do đó chưa mang lại hiệu quả cao. Nhận thấy điều đó, bản thân tôi mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu, kiên trì thực hiện phương pháp, nhờ đồng nghiệp góp ý, hoàn thiện và rút kinh nghiệm cho từng nội dung, từng bài với mong muốn tìm ra cho mình một hướng đi mới trong dạy học và ôn thi. Là một cách để giáo viên Địa lí khẳng định bản thân với đồng nghiệp với học sinh. Đồng thời lôi cuốn học sinh thêm yêu môn học này, có thêm động lực để tiếp tục sự nghiệp trồng người mà bản thân đang theo đuổi. II. Thực trạng việc sử dụng sơ đồ trong dạy học và ôn thi Địa lí ở trường THPT hiện nay Cấu trúc nội dung chương trình và sách giáo khoa địa lí 12 có sử dụng sơ đồ. Sơ đồ được thiết kế để hình thành kiến thức mới và có sẵn trong sách giáo khoa qua các bài 25, 26, 27, 28, 31, 33, 35, 41. Ngoài ra, tùy theo từng nội dung, từng mục đích sử dụng giáo viên có thể thiết kế sơ đồ để giao bài tập, củng cố kiến thức, làm phiếu học tập, dạy học online.... Trên thực tế hiện nay ở trong các trường phổ thông nói chung và trường THPT Nông Cống 3 nói riêng, một thực trạng đáng buồn là hầu hết các em học sinh vẫn còn xem nhẹ và đều chưa yêu thích môn học Địa lí như các môn học khác do nhiều nguyên nhân khác nhau vì cho rằng Địa lí là môn học phụ, không sử dụng cho nhiều khối thi hoặc xét tuyển, là môn học nặng lí thuyết, phải học thuộc nhiều.... Mặt khác, trong quá trình giảng dạy giáo viên thường rất ít khi sử dụng sơ đồ do việc thiết kế mất nhiều thời gian, để thiết kế bài dạy thành sơ đồ đòi hỏi giáo viên không chỉ kẻ vẽ trên giấy mà còn yêu cầu phải thông thạo công nghệ thông tin để thiết kế bài dạy trên máy tính, nhằm đưa thông tin, màu sắc, hình ảnh sống động mới lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh. Khi sử dụng sơ đồ trong tiết dạy nếu được thiết kế trên power point dạy trên máy chiếu đa năng sẽ mang lại hiệu ứng rõ rệt, nhưng đòi hỏi lớp học phải trang bị máy chiếu hoặc ti vi màn hình lớn, với những lớp học chưa trang 5 bị được những thiết bị này sẽ gây trở ngại cho kế hoạch thực hiện bài dạy của giáo viên. Chính vì những khó khăn nêu trên mà ảnh hưởng đến phương pháp dạy học sử dụng sơ đồ, làm hạn chế khả năng khái quát hóa kiến thức sau mỗi bài học, phần học và học sinh thường nhanh quên hoặc khó khăn khi so sánh, đối chiếu các đơn vị kiến thức để làm bài kiểm tra, bài thi. Với bản thân tôi, trong quá trình lên lớp dù chưa phải bài học nào cũng sử dụng được sơ đồ, nhưng nhờ kinh nghiệm trong nhiều năm dạy học và ôn thi lớp 12 tôi nhận thấy những tiết học có sử dụng sơ đồ học sinh học chăm chú hơn, tích cực hơn, hiệu quả hơn và tôi cũng kiên trì soạn bài có sử dụng sơ đồ nhiều hơn, đặc biệt soạn trên máy tính. Khi sử dụng sơ đồ trong dạy học và ôn thi tôi đã có những lưu ý và thực hiện một số giải pháp III. Một số giải pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học và ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt hiệu quả 1. Một số loại sơ đồ thường dùng Trong giảng dạy địa lí lớp 12 có 4 loại sơ đồ thường được dùng gồm: sơ đồ cấu trúc, sơ đồ dạng bảng, sơ đồ tư duy, sơ đồ logic. a. Sơ đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh thể và mối quan hệ giữa chúng. Ví dụ: Bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. KHÍ HẬU VIỆT NAM NHIỆT ĐỚI - Tổng lượng bức xạ lớn. - Cán cân BX dương. - Nhiệt độ TB năm trên 200C. - Tổng số giờ nắng 14003000h/năm NỘI CHÍ TUYẾN ẨM GIÓ MÙA - Lượng mưa TB năm: 1500 – 2000. - Độ ẩm không khí trên 80%. - Cân bằng ẩm luôn dương - - Gió mùa mùa đông (T11 – T4). - Gió mùa mùa hạ (T5T10). GIÁP BIỂN ĐÔNG TRONG PHẠM VI HĐ CỦA GIÓ MÙA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ b. Sơ đồ dạng bảng: Là loại sơ đồ thể hiện mối liên hệ, sự so sánh hoặc nêu đặc điểm của các đối tượng theo một cấu trúc nhất định. 6 Ví dụ - Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Nội dung phần 2 có thể xây dựng thành bảng kiến thức như sau: Thời gian Khu vực Hậu quả Biện pháp Thiên phòng Tai chống - Tháng 6-11 - Diễn ra chậm - Thiệt hại về - Dự báo chính (mạnh nhất dần từ Bắc vào người, tài sản... xác. Bão tháng 8, 9, Nam. - Ngập lụt ở - Sơ tán dân. 10). đồng bằng, lũ - Tích cực quét ở miền núi. phòng chống bão. - Tháng 9 - - Vùng đồng - Ngập úng - Xây dựng công Ngập 10. bằng châu thổ ruộng đồng. trình thoát lũ, lụt sông, hạ lưu sông - Tắc nghẽn giao ngăn thuỷ triều. Vùng trũng. thông. - Trồng rừng. - Tháng 6- - Vùng núi. - Thiệt hại về - Quy hoạch 10: phía Bắc. người, tài sản. điểm dân cư tránh Lũ - Tháng 10- Sạt lở đất, cản lũ. quét 12: Hà Tĩnh trở giao thông. - Trồng rừng, sử -> NTB. dụng đất hợp lí. - Diễn ra vào - Thung lũng - Cháy rừng, - Xây dựng công mùa khô, tuỳ khuất gió ở MB. thiệt hại cho SX. trình thuỷ lợi hợp Hạn nơi. - NB - TN. - Ảnh hưởng lí. Hán - BTB và ven đến sinh hoạt và biển NTB. đời sống. c. Sơ đồ tư duy: Giúp khái quát nội dung từng bài học, từng phần kiến thức từ đơn vị kiến thức lớn đến đơn vị kiến thức nhỏ một cách có hệ thống. 7 d. Sơ đồ logic: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của các sự vật - hiện tượng địa lí. 2. Nguyên tắc khi xây dựng sơ đồ a. Đảm bảo tính khoa học Nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng sắp đặt. Sơ đồ phải sử dụng phù hợp với nội dung, kiểu bài và đối tượng cần nghiên cứu. Sơ đồ phải đảm bảo tính lôgic, chính xác khoa học. b. Đảm bảo tính sư phạm, tư tưởng Sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng. c. Đảm bảo tính mĩ thuật Bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức. 3. Các bước xây dựng sơ đồ Các sơ đồ đã có ở sách giáo khoa, sách giáo viên địa lí 12 nhưng chủ yếu phần lớn là do giáo viên tự xây dựng từ nội dung bài học, phù hợp với ý tưởng sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau. Thông thường cấu tạo một sơ đồ có các đỉnh và các cạnh, đỉnh có thể là 1 khái niệm, 1 thuật ngữ, 1 địa danh trên lược đồ, bản đồ, cạnh là các đường, đoạn thẳng (có hướng hoặc vô hướng) nối các đỉnh hoặc biểu hiện tượng trưng hình dáng của sự vật - hiện tượng địa lí. Bước 1: Chọn nội dung, dạng bài có thể xây dựng sơ đồ phù hợp. Bước 2: Thiết kế các đỉnh của sơ đồ (chọn kiến thức cơ bản, vừa đủ, mã hoá một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, bố trí các đỉnh trên một mặt phẳng). 8 Bước 3: Thiết lập các cạnh (các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh có liên quan). Bước 4: Hoàn thiện (kiểm tra lại tất cả để điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung dạy học và logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ và dễ hiểu). 4. Xây dựng sơ đồ theo mục đích sử dụng Giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra những bài, những phần có khả năng áp dụng phương pháp sơ đồ có hiệu quả nhất. Tiếp theo giáo viên phân tích nội dung bài dạy, tìm ra những khái niệm cơ bản, khái niệm gốc cần truyền đạt, hình thành. Trong dạy học địa lí ta có thể xây dựng các kiểu sơ đồ sau: Sơ đồ dùng để chứng minh hay giải thích, phản ánh nội dung bài giảng một cách trực quan, dễ khái quát, dễ tiếp thu. Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống 1 chương, 1 phần kiến thức. Sơ đồ dùng để kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu, hiểu biết của học sinh đồng thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung truyền đạt. 5. Cách sử dụng sơ đồ và ví dụ minh họa sử dụng theo từng mục đích Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các thao tác, phương pháp dạy. Lúc này sơ đồ chính là mục đích, phương tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh. Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của sơ đồ, mối quan hệ nhân quả, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị kiến thức trên sơ đồ. a. Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ của học sinh vào đầu giờ học Để kiểm tra kiến thức “Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi” của học sinh, giáo viên sử dụng sơ đồ và kèm theo câu hỏi: Hãy điền vào sơ đồ sau, đặc điểm chính địa hình Việt Nam? ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người 9 Để kiểm tra kiến thức so sánh sự khác nhau giữa hai đồng bằng châu thổ nước ta trong “Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi” có thể sử dụng sơ đồ dạng bảng sau: Đồng bằng Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Nguyên nhân - Do phù sa sông Hồng và - Do phù sa sông Tiền, sông hình thành sông Thái Bình bồi tụ. Hậu bồi tụ. 2 Diện tích - 15.000km > 40.000km2 - Cao ría phía Tây - Tây - Thấp, bằng phẳng. Bắc, Địa hình thấp dần phía Đông, bị chia cắt thành nhiều ô. Hệ thống - Có hệ thống đê ngăn lũ. - Có hệ thống kênh rạch chằng đê/kênh rạch chịt. - Vùng trong đê không - Được bồi đắp phù sa hàng Sự bồi đắp phù được bồi phù sa hằng năm, năm. sa chỉ có vùng ngoài đê. Tác động của - Ít chịu tác động của thuỷ - Chịu tác động mạnh của thuỷ thuỷ triều triều. triều. b. Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng nhận thức của học sinh - dùng vào lúc mở đầu bài học Để cho học sinh nắm bắt và hiểu được cấu trúc nội dung của “Bài 11,12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng”. Phân hóa theo Bắc - Nam TN PHÂN HÓA ĐA DẠNG Phần lãnh thổ phía Bắc Phần lãnh thổ phía Nam Vùng biển và thềm lục địa Phân hóa theo Đông - Tây Vùng đồng ven biển bằng Vùng đồi núi Đai ôn đới GM trên núi Phân hóa theo độ cao Đai cận nhiệt đới GM trên núi Đai nhiệt đới gió mùa 10 c. Sử dụng sơ đồ trong việc giảng bài mới Trên cơ sở sơ đồ - Phân bố dân cư nước ta, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích, kết hợp với lược đồ hình 16.2 - Phân bố dân cư trang 62 sách giáo khoa kèm câu hỏi: Trình bày sự phân bố dân cư nước ta? Thành thị chiếm 26.9% PHÂN BỐ DÂN CƯ CHƯA HỢP LÍ Đồng bằng chiếm 75% số dân Trung du, miền núi chiếm 25% số dân Nông thôn chiếm 73,1% Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh khám phá các mối quan hệ song song với việc hoàn thành sơ đồ (vừa dạy vừa vẽ). Đây là cách dạy học có sự tham gia tích cực của học sinh. d. Sử dụng sơ đồ để thể hiện toàn bộ kiến thức học sinh đã lĩnh hội Sau khi hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá các kiến thức cần nắm trong ” Bài 20 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế” giáo viên thể hiện các kiến thức cần thiết bằng sơ đồ sau: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Xu hướng chung Nội bộ từng khu vực Chuyển dịch cơ cấu TP kinh tế Nhà nước Ngoài Nhà nước Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế Có vốn đầu tư nước ngoài Vùng động lực PT kinh tế, vùng chuyên canh, khu CN, vùng kinh tế trọng điểm… 11 e. Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố, đánh giá cuối bài Giáo viên để một số ô trống, yêu cầu học sinh tìm các kiến thức điền vào ô trống. Sau khi học xong “Bài 26 – Cơ cấu ngành công nghiệp” giáo viên sử dụng sơ đồ sau: Đa dạng:……………………….. …………………………………. Cơ cấu công nghiệp theo ngành nnganhngành Các ngành CN trọng điểm:……... ………………………………….. Định hướng phát triển:………….. ………………………………….. Ở Bắc Bộ:………………………. ………………………………….. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ Ở Nam Bộ:…………………….. ………………………………….. Duyên hải miền Trung:…………. ………………………………….. Cơ cấu công nghiệp theo TP kinh tế Khu vực Nhà nước:……………. ………………………………….. Khu vực ngoài Nhà nước:………. ………………………………….. Khu vực có vốn ĐTNN:………. ………………………………….. f. Sử dụng sơ đồ để dạy kĩ năng biểu đồ cho học sinh Khi dạy kĩ năng nhận diện biểu đồ, học sinh thường quên hoặc nhầm lẫn giữa các dạng biểu đồ, việc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ sẽ giúp các em ghi nhớ một cách khoa học hơn thông qua các từ “khóa”. 12 TRÒN Quy mô, cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng…ít năm KẾT HỢP Quy mô, độ lớn, tình hình…2 đơn vị tính NHẬN DẠNG BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG Tốc độ tăng trưởng, động thái phát triển… MIỀN Cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng…nhiều năm CỘT Quy mô, độ lớn, so sánh, tình hình… g. Sử dụng sơ đồ để ra bài tập về nhà hay kiểm tra kiến thức của học sinh Sau “Bài 17 – Lao động và việc làm” giáo viên yêu cầu học sinh về nhà lập sơ đồ bằng câu hỏi gợi ý sau: Bằng kiến thức đã học, em hãy lựa chọn kiến thức và hoàn chỉnh sơ đồ thể hiện đặc điểm, cơ cấu lao động, vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm ở nước ta. …………………… …………………… TÊN TÊN ĐẶC ĐẶC ĐIỂM, ĐIỂM, CƠ CƠ CẤU CẤU LAO LAO ĐỘNG ĐỘNG ……………… ……………… ……………… ……………… ………………… ………………… ………………… ………………… h. Sử dụng sơ đồ để………………… dạy học trực tuyến trong thời gian nghỉ phòng, ……………… VẤN VẤN ĐỀ ĐỀ ………………… ……………… tránh dịch COVID – 19 thông qua ứng dụng Shub Classroom, Zoom... bằng VIỆC VIỆC LÀM LÀM ……………… điện thoại thông minh hoặc………………… máy tính. ……… HƯỚNG HƯỚNG GIẢI GIẢI QUYẾT QUYẾT VIỆC VIỆC LÀM LÀM ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… 13 Giáo viên có thể dạy bài mới và giao bài tập cho học sinh bằng kiến thức và bài tập đã được soạn ngắn gọn như bảng sau. Sau đó gửi lên kho tài liệu trên Shub Classroom cho học sinh tự học. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC KIẾN THỨC CƠ BẢN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM I. GIAO THÔNG VẬN TẢI: 1/ Đường bộ: * Sự phát triển: - Mạng lưới đường bộ được mở rộng và hiện đại hóa. - Về cơ bản mạng lưới đường bộ đã phủ kín các vùng. * Các tuyến đường chính: - Hướng B- N : QL 1 là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta; đường HCM là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ 2. - Hướng Đ – T: 6,7,8,9...( Dẫn chứng Át lát ĐL VN). - Các tuyến thuộc mạng đường bộ xuyên Á trên lãnh thổ VN. 2/ Đường sắt: - Tổng chiều dài là 3.143 km. - Đường sắt Thống Nhất dài 1.726 km (HN-tp.HCM). - Các tuyến khác: HN-HP, HN-Lào Cai, HN-Đồng Đăng... - Các tuyến đường thuộc mạng đường sắt xuyên Á. 3/ Đường sông: - Tổng chiều dài là 11.000 km. - Các phương tiện vận tải trên sông khá đa dạng nhưng ít hiện đại hóa. Cả nước có hàng trăm cảng sông với năng lực bốc dỡ khoảng 100 triệu tấn/năm. * Các tuyến đường chính: - Hệ thống s.Hồng - s.Thái Bình - Hệ thống s.Mê Công-s.Đồng Nai - Hệ thống sông ở miền Trung. 4/ Đường biển: * Điều kiện thuận lợi : Đường bờ biển dài , nhiều vũng vịnh rộng, kín gió và Câu 1. Tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta là A. quốc lộ 1. B. đường Hồ Chí Minh. C. đường 14. D. đường 9. Câu 2. Trục đường bộ xuyên quốc gia thứ 2 có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của dải đất phía tây đất nước là A. đường 26. B. đường 9. C. đường 14. D. đường Hồ Chí Minh. Câu 3. Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính nước ta là A. tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. B. mạng lưới phân bố đều khắp ở các vùng. C. có trình độ kĩ thuật - công nghệ hiện đại. D. đã ngang bằng trình độ chuẩn của khu vực. Câu 4. Ngành viễn thông nước ta có đặc điểm nào sau đây ? A. Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp nhưng chưa đạt chuẩn B. Công nghệ còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ còn thủ công. C. Chưa đạt được chuẩn của quốc tế và khu vực Đông Nam Á. D. Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đón đầu được thành tựu kĩ thuật hiện đại. Câu 5. Nước ta có mạng lưới giao thông vận tải khá hoàn chỉnh, điều đó được thể hiện ở chỗ A. nước ta có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải. B. giao thông vận tải phục vụ đắc lực 14 nhiều đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế... * Sự phát triển: - Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng B-N quan trọng nhất là tuyến HP-tp.HCM dài 1.500 km. - Các cảng và cụm cảng quan trọng: HP, Cái Lân, Đà Nẵng, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn - Vũng Tàu - Thị Vải. 5/ Đường hàng không: - Là ngành non trẻ nhưng có bước PT nhanh chóng nhờ có chiến lược PT táo bạo, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất - Năm 2005 : Cả nước có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế. - Trong nước với 3 đầu mối chính: TP.HCM, HN, Đà Nẵng. Ngoài ra chúng ta mở các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. 6/ Đường ống: - Ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu, khí. - Phân bố chủ yếu : Tuyến đường ống vận chuyển xăng dầu B12 ( Bãi Cháy- Hạ Long ) tới các tỉnh ĐBSH , một số đường ống dẫn khí từ nơi khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa phía Nam vào đất liền đã được xây dựng và đưa vào hoạt động. II. THÔNG TIN LIÊN LẠC 1. Bưu chính: * Đặc điểm: - Tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. - Hạn chế: phân bố chưa hợp lí, công nghệ lạc hậu, quy trình nghiệp vụ ở hầu hết các địa phương vẫn mang tính thủ công chưa tương xứng với chuẩn quốc tế, thiếu LĐ có trình độ cao. * Hướng phát triển: - Trong giai đoạn tới PT theo hướng : cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các cho công cuộc phát triển. C. giao thông trong nước đã kết nối với hệ thống của khu vực. D. có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa các loại hình. Câu 6. Khó khăn lớn nhất của ngành bưu chính nước ta hiện nay là A. mạng lưới phân bố chưa đều, công nghệ lạc hậu. B. quy trình nghiệp vụ ở các địa phương mang tính thủ công. C. thiếu đồng bộ , tốc độ vận chuyển thư tín chậm. D. bưu chính nước ta thiếu lao động có trình độ cao. Câu 7. Trong những năm qua ngành vận tải đường biển của nước ta phát triển nhanh chủ yếu do A. nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển. B. nước ta đang thực hiện mở cửa, quan hệ quốc tế ngày càng tăng. C. ngành dầu khí phát triển mạnh, vận chuyển chủ yếu bằng đường biển. D. ngoại thương nước ta phát triển mạnh, lượng hàng xuất nhập khẩu lớn. Câu 8. Mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta còn chậm phát triển chủ yếu do A. điều kiện tự nhiên không thuận lợi. B. thiếu vốn đầu tư để phát triển. C. dân cư phân bố không đồng đều. D. trình độ công nghiệp hóa còn thấp. Câu 9. Ý nào sau đây không phải là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển giao thông đường biển? A. Đường bờ biển dài, nhiều vũng,vịnh. B. Nhiều đảo, quần đảo ven bờ. C. Có các dòng biển chạy ven bờ. D. Nằm trên đường hàng hải quốc tế. Câu 10. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế ở miền núi thì cơ sở hạ tầng đầu tiên cần phải chú ý đến 15 nước tiên tiến trong khu vực - Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh để đưa bưu chính trở thành ngành kinh doanh hiệu quả. 2.Viễn thông - Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại - Trước đổi mới: mạnh lưới và thiết bị viễn thông, cũ kĩ, lạc hậu, các dịch vụ viễn thông nghèo nàn - Những năm gần đây: Viễn thông tăng trưởng với tốc độ cao , đạt mức TB 30% năm. Điện thoại đã đến hầu hết các xã trong toàn quốc. A. phát triển mạng lưới giao thông vận tải. B. xây dựng mạng lưới y tế giáo dục. C. cung cấp nhiều lao động, thực phẩm. D. mở rộng diện tích trồng rừng. Câu 11. Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là A. khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, có một số sông lớn. B. địa hình nhiều đồi núi, khí hậu, dòng chảy phân hóa theo mùa. C. thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn yếu kém. D. đội ngũ công nhân kĩ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Sau đó phần kiến thức có thể khái quát thành sơ đồ để khuyết nội dung chi tiết, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành và chụp gửi để giáo viên kiểm tra, nhận xét và đánh giá. VẤN ĐỀ PHẤT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC THÔNG TIN LIÊN LẠC GIAO THÔNG VẬN TẢI Đường bộ ……… ……… ……… ……… ……… Đường sắt …… …… …… …… …… …… …… … Đường sông ……… ……… ……… ……… ………. Đường biển ……… ……… ……… ……… ……… Đường hàng không ……… ……… ……… ……… Đường ống ……… ……… ……… ……… ……… GTVT ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… …. C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ I. Kết quả đạt được Bưu chính VT ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… …. 16 Trong nhiều năm qua, trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã áp dụng sáng kiến này để hệ thống hóa kiến thức giúp các em làm bài kiểm tra, làm bài thi môn Địa lí. Tôi nhận thấy việc áp dụng sáng kiến này đã mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự hướng dẫn của tôi các em đã đỡ mất nhiều thời gian ghi nhớ kiến thức máy móc, nắm chắc có hệ thống kiến thức cơ bản và thành thạo một số kĩ năng chọn, vẽ các dạng biểu đồ, kĩ năng học ôn các kiến thức lí thuyết, kĩ năng vận dụng kiến thức vào làm bài kiểm tra đạt kết quả cao, vận dụng các kiến thức Địa lí đã học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn hàng ngày. Sử dụng sơ đồ dạy Địa lí 12 giúp giáo viên giảm thời gian truyền thụ kiến thức lý thuyết, tăng tính lôgic và khả năng hệ thống hóa kiến thức của bài học. Thống kê kết quả đạt được sau khi thi THPT quốc gia qua 2 năm học gần nhất, đặc biệt với lớp học có nhiều học sinh trung bình và yếu cụ thể như sau: Năm học 2017 – 2018: lớp A5, A7, A8. Lớp <5 5 – 6,5 6,5 - 8 8-9 >9 12A5 SL % SL % SL % SL % SL % 45HS 6 13.3 13 28.9 19 42.2 6 13.3 1 2.3 12A7 SL % SL % SL % SL % SL % 44HS 7 15.9 12 27.2 20 45,4 5 11,5 0 0 12A8 SL % SL % SL % SL % SL % 40HS 9 22,5 11 27,5 18 45 2 5 0 0 Năm học 2018 – 2019: lớp B4, B8. Lớp <5 5 – 6,5 6,5 - 8 8-9 >9 12B4 SL % SL % SL % SL % SL % 40HS 5 12.5 10 25 23 57.5 2 5 0 0 12B8 SL % SL % SL % SL % SL % 38HS 6 15.7 13 34.2 17 44.7 2 5.4 0 0 Trong bài kiểm tra sau thời gian nghỉ phòng tránh dịch COVID – 19, mặc dù thời gian học bị gián đoạn nhưng kết quả tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên khá cao, trong đó có nhiều học sinh đạt kết quả khá, giỏi. Tôi hi vọng trong kì thi tốt nghiệp năm 2020 nhờ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, kết quả thi của các lớp 12 sẽ tốt hơn, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi môn Địa lí sẽ cao hơn năm học trước. Lớp <5 5 – 6,5 6,5 - 8 8-9 >9 12C4 SL % SL % SL % SL % SL % 45HS 0 0 7 15.5 25 55.6 10 22.2 3 6.7 12C5 SL % SL % SL % SL % SL % 48HS 0 0 5 10.4 27 56.2 11 22.9 5 10,5 II. Đề xuất, kiến nghị Đối với giáo viên giảng dạy địa lí cần tạo mọi điều kiện về thời gian 17 trên lớp hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng lập sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào làm bài kiểm tra, bài thi môn Địa lí. Nhà trường cần đầu tư mua thêm một số máy chiếu, ổn định mạng internet để tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy Địa lí đạt kết quả cao. Trên đây là toàn bộ những nội dung sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi, rất mong ý kiến đóng góp bổ sung của các đồng nghiệp, để sáng kiến có giá trị tốt hơn đối với công tác giảng dạy, hướng dẫn học sinh ôn tập thi tốt nghiệp, thi đại học môn Địa lí. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 10 tháng 06 năm 2020 NGƯỜI THỰC HIỆN Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Nguyễn Thị Thanh Tâm TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 1. Sách giáo khoa Địa lí 12, Nxb Giáo dục, 2019. 2. Sách giáo viên Địa lí 12, Nxb Giáo dục, 2013. 3. Tài liệu sưu tầm trên Internet. 4. http://www.idialy.com// PHỤ LỤC 19 HỌC SINH HOÀN THIỆN SƠ ĐỒ THEO NHÓM HỌC SINH HOÀN THIỆN PHIẾU HỌC TẬP 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất