Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng luôn nhắc nhở rằng, có lý luận rồi thì phải kết hợp
chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tiễn nếu không lại mắc phải bệnh
lý luận suông, tức bệnh giáo điều. Người khẳng định, "Lý luận cũng như cái tên
(hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để hắn. Có tên mà không bắn, hoặc
bắn lung tung, cũng như không có tên" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 235). Như
vậy cũng có nghĩa là lý luận suông, lý luận sách vở thuần túy. "Lý luận cốt để áp
dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý
luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem
ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5 tr.
234). Do đó, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn, nếu
không cũng mắc phải bệnh giáo điều. Như vậy, lý luận chỉ có ý nghĩa đính thực khi
được vận dụng vào thực tiễn phục vụ thực tiễn, đóng vai trò soi đường, dẫn đắt, chỉ
đạo thực tiễn. Đồng thời, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn thì phải phù hợp điều
kiện thực tiễn. Rõ ràng, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ở Hồ Chí Minh phải
được hiểu là, thực tiễn - lý luận, lý luận - thực tiễn luôn hòa quyện, thống nhất với
nhau, đòi hỏi nhau, cần đến nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển.
Hồ Chí Minh không để lại những tác phẩm chuyên khảo về sự thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn, nhưng ở nhiều bài viết, bài nói Người luôn luôn đề cập tới
nguyên tắc cơ bản này bằng nhiều cách nói, cách viết, cách diễn đạt khác nhau
nhằm giúp cán bộ, đảng và quần chúng nhân dân dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng. Cả
cuộc đời của Người là tấm gương sáng về việc quán triệt nguyên tắc thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn. Một trong những biểu hiện sinh động ấy là, trong hoạt
động cách mạng Người luôn luôn sâu sát thực tế, gắn bó với cơ sở, gần gũi với
nhân dân. Trong khoảng 10 năm từ 1955 - 1965, Hồ Chí Minh đã thực hiện trên
700 lượt đi thăm, tiếp xúc với cán bộ, bộ đội, công nhân, giáo viên, bác sĩ, nông
dân, các cụ phụ lão, các cháu thanh, thiếu niên nhi đồng, các đơn vị bộ đội, thanh
niên xung phong, các hợp tác xã, bệnh viện, trường học... Như vậy, mỗi năm có tới
hơn 70 lần xuống cơ sở, gặp gỡ tiếp xúc với quần chúng nhân dân. Điều này đủ
thấy Hồ Chí Minh gắn bó với quần chúng, sâu sát với cơ sở, thực tế như thế nào.
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, Đảng viên rằng, quán triệt tốt nguyên tắc thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn là góp phần trực tiếp ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh
nghiệm và bệnh giáo điều. Để làm tốt điều này thì một mặt, phải ra sức học tập,
nâng cao trình độ lý luận cũng như chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, phải có
phương pháp học tập đúng đắn, học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với
thực tế. Nếu không, chưa khắc phục được bệnh kinh nghiệm thì đã mắc phải bệnh
giáo điều, bệnh sách vở. Người chỉ rõ, "lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học
tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta
cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496).
Điều quan trọng nữa theo Người là phải thống giáo điều ngay trong học tập chủ
nghĩa Lênin. Khi còn sống Người luôn phê phán kiểu học học thuộc lòng chủ nghĩa
Mác- Lênin, "học sách vở Mác - Lênin nhưng không học tinh thần Mác - Lênin"
(Hồ Chí Minh, 1995, tập 9 tr. 292). Đó là học theo kiểu "mượn những lời của Mác,