Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non Thông tin về kết quả đối thoại quốc phòng việt nam - trung quốc lần thứ 2...

Tài liệu Thông tin về kết quả đối thoại quốc phòng việt nam - trung quốc lần thứ 2

.DOC
7
31181
87

Mô tả:

THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI QUỐC PHÒNG VIỆT NAM - TRUNG QUỐC LẦN THỨ 2 --------Thông tin một số vấn đề về đối thoại quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc vừa qua tại Bắc Kinh. Nội dung thông tin gồm 3 phần: 1. Bối cảnh của cuộc đối thoại 2. Kết quả đối thoại 3. Một số nhận xét, đánh giá và kiến nghị về định hướng tuyên truyền 1. BỐI CẢNH CỦA CUỘC ĐỐI THOẠI 1.1. Tình hình quốc tế, khu vực - Cục diện thế giới thay đổi nhanh chóng. Mỹ vẫn là cường quốc số 1 thế giới nhưng thế và lực đang giảm sút. Xu hướng đa cực ngày càng rõ rệt trong đó Trung Quốc vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đang trở thành cường quốc có ảnh hưởng toàn cầu. - Quan hệ Trung - Mỹ là vừa hợp tác vừa đấu tranh nhưng xu hướng kiềm chế nhau đang tăng lên. Mỹ tiếp tục thực thi chủ trương của Chính quyền Obama, Mỹ đẩy mạnh quay trở lại châu Á, nhất là tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Á. Mỹ tuyên bố “quay trở lại Đông Nam Á” và trên thực tế Mỹ đang thể hiện quyết tâm can dự mạnh mẽ vào khu vực này. 1.2. Tình hình liên quan đến Biển Đông - Trung Quốc khẳng định yêu sách đường lưỡi bò không có co sở pháp lý quốc tế. - Cuối năm 2010 và đầu năm 2011,Trung Quốc tiến hành nhiều hoạt động ngăn cản các hoạt động của Việt Nam, Phi-lip-pin trong đó nghiêm trọng nhất là vụ tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 2. tàu Viking của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước ta. - Mỹ can dự sâu vào vấn đề Biển Đông vì lợi ích của Mỹ và nhằm lôi kéo ASEAN, đối phó và răn đe Trung Quốc. 1.3. Tình hình liên quan đến quan hệ Việt Nam-Trung Quốc - Quan hệ hai nước tiếp tục phát triển nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy quan hệ chưa tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. - Các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông gây bức xúc trong dư luận và nhân dân ta, dẫn đến biểu tình ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Kẻ xấu và các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề này. Vì vậy, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ 1 đã có chỉ thị để phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm ngăn cản việc các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề Biển Đông chống phá chế độ. - Báo chí Trung Quốc và một số quan chức Trung Quốc có lời nói và hành động không có lợi cho quan hệ hai nước. - Quan hệ quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển. Hai Quân đội đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và giữa hai quân đội. Quan hệ quốc phòng hai nước đã phát triển, góp phần tích cực củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước. 2. KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI Trước năm 2010 ta và Trung Quốc đã có đối thoại quốc phòng 3 lần ở cấp Phó Tổng Tham mưu trưởng. Năm 2010, hai bên nhất trí nâng cấp đối thoại quốc phòng lên cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Năm nay, do tình hình phức tạp nêu trên, nhận thấy rằng hai bên Việt Nam và Trung Quốc cần gặp gỡ nhau để tăng cường hiểu biết, tạo lòng tin làm cơ sở phát triển quan hệ quốc phòng hai nước nói riêng, và quan hệ hai nước nói chung, chúng ta đã đề nghị tổ chức đối thoại quốc phòng hai nước sớm hơn một tháng so với kế hoạch và được phía Trung Quốc nhất trí. Vì vậy, từ ngày 27/8 đến 1/9/2011, Đoàn cán bộ Bộ quốc phòng Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đã thực hiện chuyến công tác tại Trung Quốc, tiến hành Đối thoại Chiến lược Quốc phòng An ninh Việt - Trung cấp Thứ trưởng lần 2. Đây là cuộc đối thoại thường niên lần thứ 2 nhưng được tiến hành sớm nhưng có ý nghĩa quan trọng do tình hình nêu trên. 2.1. Mục tiêu của Đối thoại Đây là cuộc đối thoại chiến lược thường niên nên theo thông lệ chỉ là nơi trao đổi các vấn đề hai bên cùng quan tâm, không phải là cuộc hội đàm để ký kết các thoả thuận. Vì vậy, chúng ta chỉ đề ra các mục tiêu chính của Đối thoại là: - Trao đổi thẳng thắn các vấn đề quốc tế và khu vực, các vấn đề có liên quan đến quan hệ hai nước để góp phần tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau. - Cùng với phía Trung Quốc tìm kiếm các biện pháp thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước cũng như đề xuất với Đảng, Chính phủ hai nước các giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, tốt đẹp giữa hai nước trong thời gian tới, - Khẳng định với phía Trung Quốc chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề Biển Đông. Mở đầu hội đàm, Trưởng đoàn Trung Quốc, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên chủ động nêu lí do tổ chức Đối thoại sớm hơn so với dự định của phía Trung Quốc (Quý IV/2011) là do nảy sinh một số vấn đề mới trong quan hệ hai nước liên quan đến tranh chấp tại Nam Biển Đông, và theo đề nghị của phía VN nên hai bên đã nhất trí thảo luận sớm vấn đề này. Phía Trung Quốc cũng nêu rõ mục đích của cuộc đối 2 thoại là trao đổi những vấn đề lớn trên tinh thần thẳng thắn, nhìn thẳng vào vấn đề để cùng trao đổi và đi đến nhận thức chung nhằm trực tiếp xây dựng lòng tin, xoá bỏ những hiểu lầm và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, tốt đẹp giữa hai nước trong thời gian tới. Ta bày tỏ nhất trí với quan điểm này. 2.2. Nội dung trao đổi và quan điểm của phía Trung Quốc Sau khi Trưởng đoàn Việt Nam trao đổi, Trưởng đoàn Trung Quốc Mã Hiểu Thiên đã nêu quan điểm của Trung Quốc trên một số vấn đề như sau: 2.2.1. Quan điểm của Trung Quốc về tình hình khu vực, tình hình Biển Đông và tình hình quan hệ Việt-Trung: Một là: Phía Trung Quốc rất chú ý lắng nghe những phân tích, đánh giá của Trưởng đoàn Việt Nam về tình hình quốc tế, khu vực, và Biển Đông. Đồng tình với các đánh giá của phía Việt Nam. Hai là; Phía Trung Quốc nhấn mạnh rằng, về quan hệ hai nước, cần chú ý việc duy trì quan hệ đại cục, tạo sự ổn định trong khu vực để cùng phát triển. Việt Nam và Trung Quốc phải nắm vững “quan điểm đại cục”, đặt quan hệ hai nước trên tinh thần đối tác hợp tác chiến lược toàn diện để xử lý những vấn đề bất đồng giữa hai bên. Ba là, Về vấn đề Biển Đông, phía Trung Quốc cho rằng Hiện nay, trong quan hệ hai nước đang nổi lên một số bất đồng nhạy cảm, nhất là vấn đề Biển Đông. Đây là vấn đề duy nhất và không nhỏ. Phía Trung Quốc tái khẳng định lập trường của Trung Quốc về yêu sách „đường lưới bò“ trên Biển Đông nhưng cũng lưu ý những đòi hỏi quyền chủ quyền, quyền đặc quyền kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam tại Biển Đông, thừa nhận Trung Quốc đang có tranh chấp với các nước này ở Biển Đông nhưng chủ trương thông qua các biện pháp hoà bình để giải quyết vấn đề. 2.2.2. Các đề xuất giải pháp của phía Trung Quốc đưa ra nhằm cải thiện và thúc đẩy quan hệ giữa hai nước và hai quân đội. Một là: Kiểm soát dư luận, giảm độ nóng vấn đề Biển Đông. Hai là: Tăng cường vai trò của quân đội hai nước trong vấn đề Biển Đông và quan hệ hai nước. Ba là: Thúc đẩy hợp tác quốc phòng hai nước. Phía Trung Quốc đã đề xuất một số nội dung sau: - Tăng cường xây dựng lòng tin lẫn nhau. . - Khắc phục khó khăn, cố gắng giao lưu thực chất. - Tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác giữa hai Quân đội. 3 - Thực hiện tốt kế hoạch trao đổi đoàn năm 2011 và chuẩn bị kế hoạch cho năm 2012. Khi Đoàn ta chào xã giao Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, phía Trung Quốc cũng nêu một số vấn đề đáng chú ý sau: - BT Lương Quang Liệt khẳng định hai nước có truyền thống hữu nghị, lâu đời, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc giải phóng đất nước, cũng như trong xây dựng hoà bình, phát triển đất nước. - Quan hệ quân đội hai nước cũng có bước phát triển, lãnh đạo cấp cao quân đội hai nước thường xuyên thăm nhau, tiến hành tuần tra của Hải quân, hợp tác biên phòng, giáo dục đào tạo đều có bước phát triển… - Về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Lương Quang Liệt đề ra 3 nguyên tắc: (1) Xuất phát từ đại cục quan hệ hai nước và sự ổn định ở Biển Đông, hai bên sẽ không để vấn đề Biển Đông nóng lên, không để bị xuyên tạc, bị thổi phồng thông tin; (2) Đề nghị không lôi kéo nước thứ ba can dự vào vấn đề Biển Đông; (3) Thực hiện gác tranh chấp cùng khai thác là biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề. 2.3. Ta đã thẳng thắn trao đổi với phía Trung Quốc một số quan điểm của Việt Nam: Trưởng Đoàn Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng đã trao đổi các nội dung sau: 2.3.1. Quan điểm của Việt Nam về tình hình khu vực, tình hình Biển Đông và tình hình quan hệ Việt-Trung: Một là: Về quan hệ hai nước, Việt Nam bày tỏ thống nhất cao về chủ trương lấy đại cục làm trọng để thu hẹp những khác biệt trong quan hệ hai nước. Hai là: Trong vấn đề Biển Đông, Với chủ trương không né tránh và trên tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn, Ta đã chỉ rõ những khác biệt giữa hai nước hiện nay về vấn đề Biển Đông. Ba là: Trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam không đi theo Mỹ và cũng không tham gia vào mưu toan kiềm chế Trung Quốc của Mỹ. Bốn là: Về quan hệ giữa Quân đội hai nước, VN tán thành với quan điểm của Trung Quốc về vai trò và sự cần thiết phải thúc đẩy kênh quan hệ này. Đây là một trụ cột quan trọng, là động lực góp phần duy trì và phát triển mối quan hệ truyền thống và hữu nghị giữa hai nước. 2.3.2. Ta cũng đưa ra một số đề xuất về giải pháp với phía Trung Quốc Một là: Trong vấn đề Biển Đông: - Biển Đông là vấn đề của nhiều nước với nhau, nhiều nước với Trung Quốc 4 và riêng Việt Nam với Trung Quốc. Cần phân biệt thứ tự ưu tiên trong xử lý vấn đề này và Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc tham gia vào xử lý vấn đề này với nhiều nước có liên quan và với từng nước. Nếu Việt Nam và Trung Quốc xử lý tốt vấn đề của nhau thì sẽ cùng các nước khác giải quyết tốt các vấn đề với Trung Quốc; - Việc tuyên truyền cho nhân dân hai nước hiểu đúng về tình hình Biển Đông là một vấn đề rất quan trọng của hai nước. Hai là: Về thúc đẩy hợp tác giữa quân đội hai nước, Việt Nam đồng ý các đề xuất của phía Trung Quốc, đồng thời bổ sung nhấn mạnh một số nội dung sau: - Đề nghị Trung Quốc tăng cường đào tạo cho lưu học sinh Việt Nam và trao đổi lưu học sinh giữa hai nước; - Tăng cường tuyên truyền giữa hai Quân đội; - Tổ chức giao lưu học thuật giữa các học viện nhà trường, các viện nghiên cứu chiến lược của hai bên, đáp ứng các yêu cầu giao lưu về nghiên cứu học thuật giữa hai Quân đội - Trong khuôn khổ hợp tác đa phương, đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam thể hiện vai trò của mình trong Nhóm Sáng kiến về Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ. Hai nước và hai quân đội cần phối hợp tốt và đi trước một bước để có thể cùng tham gia một cách tích cực và chủ động. Việt Nam và Trung Quốc phải đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt nhóm công tác này trong những hoạt động triển khai cụ thể vì đây không chỉ là việc thể hiện uy tín, trách nhiệm của mỗi nước, mà còn là một khuôn mẫu hợp tác mới của hai nước trong cơ chế hợp tác đa phương mà quan hệ ViệtTrung là một điển hình và đang được cộng đồng quốc tế quan tâm, chú ý. - Về cơ chế liên lạc giữa hai Quân đội, đề nghị lãnh đạo cấp cao hai nước nghiên cứu và cho phép một cơ chế trao đổi linh hoạt và đặc biệt, không nặng về lễ tân nhưng có thể giải quyết, xử lý kịp thời và hiệu quả các vấn đề nhạy cảm nảy sinh trong quan hệ hai nước cũng như tình hình quốc tế, khu vực. 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN 3. 1. Nhận xét, đánh giá: - Mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc. Hai bên cần hợp tác để phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện này đi vào chiều sâu và thực sự hiệu quả trong thời gian tới, Đảng, Nhà nước, và nhân dân hai nước cần đặc biệt quan tâm, coi trọng phát triển quan hệ một các toàn diện và thực chất. - Về chính trị, đối ngoại, hai nước cần coi trọng hơn nữa mục tiêu xây dựng niềm tin chiến lược, tránh nghi ngờ, hiểu lầm. Để làm tốt vấn đề này, cần coi trọng, phát huy vai trò của truyền thông và ngoại giao nhân dân, giúp hai Đảng, hai nhà 5 nước và quần chúng nhân dân của hai nước hiểu đúng về mối quan hệ hai nước và các vấn đề tồn tại, trong đó có vấn đề Biển Đông. - Qua đối thoại, các bên đã trao đổi thẳng thắn và hiểu rõ hơn về quan điểm của nhau. Các bên đã hiểu và cùng đồng thuận về làm dịu tình hình trên Biển Đông, giải quyết hoà bình các tranh chấp. - Các vấn đề về Biển Đông hết sức phức tạp, phải giải quyết trong một thời gian dài, không nóng vội nhưng phải tích cực, chủ động đàm phán để giải quyết trên quan điểm: Vấn đề nào chỉ liên quan đến Việt Nam - Trung Quốc thì hai nước giải quyết, vấn đề nào liên quan đến nhiều bên thì phải thông qua đàm phán nhiều bên, vấn đề nào liên quan cả trong và ngoài khu vực thì cần có sự hợp tác của cả các đối tác ngoài khu vực. - Đối thoại được tiến hành trong bối cảnh và thời điểm phù hợp, kịp thời góp phần giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ hai nước. Hai bên cũng đã nhất trí được một số giải pháp nhằm củng cố quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai quân đội cũng như nhân dân hai nước. - Các cuộc trao đổi được tổ chức trọng thị và diễn ra trên tình thần thẳng thắn, trung thực, nói thật và nói hết với nhau, không né tránh, trên cơ sở vì lợi ích riêng của mỗi nước và vì lợi ích chung của quan hệ hai nước. 3.2. Kiến nghị về cách thức tuyên truyền về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và vấn đề Biển Đông - Cần tiếp tục tuyên truyền về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Trung Quốc cũng như tình hữu nghị của hai dân tộc. - Tuyên truyền cho nhân dân nhất là giới trẻ hiểu về tầm quan trọng của quan hệ Việt – Trung, thống nhất nhận thức với các chủ trương, chính sách của Đảng trong xử lý vấn đề Biển Đông và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, không để kẻ xấu và các thế lực thù địch lộ dụng, chia ré giữa Đảng và nhân dân, phá hoại quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc. Cần tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức phong phú về quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề Biển Đông là: Giữ vững chủ quyền, lợi ích quốc gia trên Biển Đông song phải giữ gìn hoà bình, ổn định, giữ quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc và các nước khác. - Việc đưa tin, tuyên truyền về các hành động của Trung Quốc cần chính xác, khách quan, mang tính xây dựng để vừa phản ánh trung thực sự việc, vừa không làm cho Trung Quốc hiểu lầm về thái độ của Việt Nam đối với Trung Quốc. - Các nội dung của đối thoại cơ bản đã được phổ biến công khai. Những vấn đề mà hai bên còn chưa thống nhất chỉ nên phổ biến trong phạm vi hẹp và cần thông tin chính xác để không bị hiểu sai lệch. KẾT LUẬN 6 Đối thoại quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc cấp thứ trưởng Bộ Quốc phòng lần thứ 2 đã thành công tốt đẹp. Hai bên đã thẳng thắn trao đổi những vấn đề liên quan đến quan hệ hai nước kể cả các vấn đề nhạy cảm liên quan đến Biển Đông. Cuộc đối thoại này thể hiện thiện chí và mong muốn của Đảng, Nhà nước cũng như quân đội ta giải quyết tốt vấn đề Biển Đông để bảo vệ độc lập, chủ quyền đồng thời giữ vừng hoà bình, ổn định, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống với nhân dân Trung Quốc. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan