Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ sở kim đồng quận ...

Tài liệu Thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ sở kim đồng quận hải châu thành phố đà nẵng

.DOC
69
435
134

Mô tả:

A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăm sóc sức khỏe tâm lý, tâm thần cho học sinh là một vấn đề cần được quan tâm, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà cuộc sống công nghiệp hoá đang ngày càng tạo ra những khoảng cách về tình cảm giữa những người thân, những thế hệ trong mỗi gia đình. Một số hiện tượng bất ổn về tâm lý dẫn đến các hành vi sa ngã, phạm tội của các em học sinh trong thời gian qua đã cảnh báo các vấn đề về rối loạn phát triển tâm lý, hành vi và cảm xúc của học sinh đang rất cần được gia đình, nhà trường và xã hội chú ý quan tâm. Bên cạnh những trẻ mắc các chứng rối loạn tâm thần do bệnh lý, có khá nhiều trẻ có vấn đề về rối loạn phát triển tâm lý, hành vi và cảm xúc. Biểu hiện có thể là: rối loạn phát triển lời nói và ngôn ngữ, rối loạn phát triển kỹ năng nhà trường, tăng động, rối loạn hành vi, lo âu, trầm cảm, tự kỷ.... Ngoài ra còn có một số rối loạn khác như : có hung tính, trộm cắp, tệ nạn xã hội, đua xe, đánh nhau, quan hệ tình dục không lành mạnh... Một số em rơi vào trạng thái stress, vướng mắc trong đời sống hàng ngày và các em có nhu cầu tư vấn về sức khỏe sinh sản, tình bạn, tình yêu ở lứa tuổi học trò. Nguyên nhân là do xã hội chúng ta đang ngày càng phát triển theo xu thế hiện đại, bất kể ai cũng có thể rơi vào trạng thái stress do áp lực cuộc sống qua lớn. Riêng ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đa phần nguyên nhân của các rối nhiễu tâm lý và rối loạn tâm thần là do yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội tạo nên. Ở đây có thể kể đến một số yếu tố chủ yếu: áp lực học tập, thất bại trong thi cử, bạo lực gia đình, gia đình ly tán, bị bạn bè xấu lôi kéo, các tệ nạn xã hội như rượu chè, ma túy, thuốc lắc, vũ trường, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm... Đặc biệt, giới trẻ ngày nay được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin từ rất sớm thông qua Internet và các phương tiện hiện đại khác. Mặt trái của nó là đã góp phần tạo nên các biểu hiện của nếp sống lệch lạc, dẫn đến các rối nhiễu tâm lý và rối loạn tâm thần. Bên cạnh đó, các em chưa được trang bị nhiều kiến thức về giới, về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tâm thần và cách phòng tránh. Nhiều em quen được sống trong sự bao bọc nên khi rơi vào các tình huống gây stress thì không thể vượt qua. Dẫn đến những hành vi sai trái, lệch lạc như: trộm cắp, chốn học, bỏ nhà qua đêm thậm chí có những hành vi khiêu khích, láo xược, gây gổ, xâm phạm, phá hoại và nổi khùng....làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển nhân cách của các em. Như vậy vấn đề về sức khoẻ tâm thần và các rối nhiễu tâm lý ở học sinh hiện nay là một hiện tượng đáng báo động cần phải có những phương hướng điều chỉnh và giải quyết giúp ngăn chặn và đẩy lùi những rối nhiễu hành vi không đáng có ở thanh thiếu niên đặc biệt là độ tuổi học sinh trung học cơ sở. Nhận thức đây là vấn đề cấp thiết không phải của riêng ngành giáo dục mà của toàn xã hội nên tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu những rối nhiễu hành vi của các em học sinh tại cơ sở thực tập ( trường THCS Kim Đồng- Quận Hải Châu-TP. Đà Nẵng) để biết được thực trạng rối nhiễu hành vi và biểu hiện rối nhiễu hành vi của các em học sinh. Từ đó đưa ra lời khuyến cáo giúp các bậc phụ huynh cũng như cán bộ giáo dục và các cơ quan có trách nhiệm có những biện pháp điều chỉnh và ngăn chặn hiện tượng trên. Đồng thời giúp các em có những hành vi theo đúng chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ sở Kim Đồng - quận Hải Châu-Thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ cho gia đình và nhà trường giúp đỡ các em điều chỉnh lại những hành vi lệch chuẩn. 3.Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ sở Kim Đồng- Quận hải Châu - Thành phố Đà Nẵng. 3.2 Khách thể nghiên cứu Học sinh Trường Trung học cơ sở Kim Đồng- Quận Hải Châu- Thành Phố Đà Nẵng. 3.3 Đối tượng khảo sát 300 học sinh trường THCS Kim Đồng - Quận Hải Châu- Thành Phố Đà Nẵng được phân loại theo bảng sau: Khối Số lượng Giới tính Nam Nữ Khối 6 100 49 51 Khối 7 100 58 42 Khối 8 100 49 51 Tổng 300 156 144 3.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Khuôn khổ của đề tài chỉ nghiên cứu 300 học sinh trường THCS Kim Đồng - Quận Hải Châu- Thành Phố Đà Nẵng. Về nội dung của đề tài, chủ yếu đánh giá học sinh có rối nhiễu hành vi hay không, và thực trạng rối nhiễu hành vi . 4.Giả thuyết khoa học Học sinh THCS Kim Đồng - Quận Hải Châu-Thành phố Đà Nẵng hiện nay có những biểu hiện về rối nhiễu hành vi. Biểu hiện rối nhiễu hành vi chủ yếu rơi vào những hành vi xã hội, điều này đã làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, và sự phát triển nhân cách của các em. Đã có một số các em có biểu hiện rối nhiễu về cảm xúc, đạo đức, hoạt động và kỹ năng xã hội. Mức độ biểu hiện rối nhiễu hành vi cuả học sinh có sự khác nhau về thang bậc, khối lớp ,và có sự khác nhau giữa học sinh Nam với học sinh Nữ. 5. Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu những vấn đề lý luận về rối nhiễu hành vi của học sinh Tìm hiểu và đánh giá mức độ, biểu hiện rối nhiễu hành vi của học sinh THCS Kim Đồng - Quận Hải Châu Thành phố Đà Nẵng. Đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giúp gia đình và nhà trường có biện pháp phù hợp khắc phục và điều chỉnh hành vi cho các em, mang lại sự phát triển toàn diện về nhân cách và sức khoẻ tâm thần cho các em học sinh. 6. Các phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách, tổng hợp và phân tích tài liệu lý luận . 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp phát test điều tra Phương pháp phỏng vấn Phương pháp quan sát. a.Công cụ nghiên cứu Sử dụng thang đánh giá hành vi SDQ-DN-1, SDQ-DN-2 b.Các yếu tố liên quan - Biến số độc lập + Khối ( tuổi ) + Giới tính + Cảm xúc + Đạo đức + Hiếu động + Nhóm bạn + Kỹ năng xã hội - Biến số phụ thuộc Tình trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường THCS Kim Đồng - Quận Hải Châu – Thành Phố Đà Nẵng 6.3.Phương pháp thống kê và xử lý số liệu. Sử dụng Microsoft Excel để thống kê số liệu 7.Cấu trúc : Đề tài gồm 3 phần A. Mở đầu B. Nội dung Chương I.Những cơ sở lý luận về vấn đề Chương II.Các kết quả cụ thể C. Kết luận
A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăm sóc sức khỏe tâm lý, tâm thần cho học sinh là một vấn đề cần được quan tâm, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà cuộc sống công nghiệp hoá đang ngày càng tạo ra những khoảng cách về tình cảm giữa những người thân, những thế hệ trong mỗi gia đình. Một số hiện tượng bất ổn về tâm lý dẫn đến các hành vi sa ngã, phạm tội của các em học sinh trong thời gian qua đã cảnh báo các vấn đề về rối loạn phát triển tâm lý, hành vi và cảm xúc của học sinh đang rất cần được gia đình, nhà trường và xã hội chú ý quan tâm. Bên cạnh những trẻ mắc các chứng rối loạn tâm thần do bệnh lý, có khá nhiều trẻ có vấn đề về rối loạn phát triển tâm lý, hành vi và cảm xúc. Biểu hiện có thể là: rối loạn phát triển lời nói và ngôn ngữ, rối loạn phát triển kỹ năng nhà trường, tăng động, rối loạn hành vi, lo âu, trầm cảm, tự kỷ.... Ngoài ra còn có một số rối loạn khác như : có hung tính, trộm cắp, tệ nạn xã hội, đua xe, đánh nhau, quan hệ tình dục không lành mạnh... Một số em rơi vào trạng thái stress, vướng mắc trong đời sống hàng ngày và các em có nhu cầu tư vấn về sức khỏe sinh sản, tình bạn, tình yêu ở lứa tuổi học trò. Nguyên nhân là do xã hội chúng ta đang ngày càng phát triển theo xu thế hiện đại, bất kể ai cũng có thể rơi vào trạng thái stress do áp lực cuộc sống qua lớn. Riêng ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đa phần nguyên nhân của các rối nhiễu tâm lý và rối loạn tâm thần là do yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội tạo nên. Ở đây có thể kể đến một số yếu tố chủ yếu: áp lực học tập, thất bại trong thi cử, bạo lực gia đình, gia đình ly tán, bị bạn bè xấu lôi kéo, các tệ nạn xã hội như rượu chè, ma túy, thuốc lắc, vũ trường, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm... Đặc biệt, giới trẻ ngày nay được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin từ rất sớm thông qua Internet và các phương tiện hiện đại khác. Mặt trái của nó là đã góp phần tạo nên các biểu hiện của nếp sống lệch lạc, dẫn đến các rối nhiễu tâm lý và rối loạn tâm thần. Bên cạnh đó, các em chưa được trang bị 1 nhiều kiến thức về giới, về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tâm thần và cách phòng tránh. Nhiều em quen được sống trong sự bao bọc nên khi rơi vào các tình huống gây stress thì không thể vượt qua. Dẫn đến những hành vi sai trái, lệch lạc như: trộm cắp, chốn học, bỏ nhà qua đêm thậm chí có những hành vi khiêu khích, láo xược, gây gổ, xâm phạm, phá hoại và nổi khùng....làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển nhân cách của các em. Như vậy vấn đề về sức khoẻ tâm thần và các rối nhiễu tâm lý ở học sinh hiện nay là một hiện tượng đáng báo động cần phải có những phương hướng điều chỉnh và giải quyết giúp ngăn chặn và đẩy lùi những rối nhiễu hành vi không đáng có ở thanh thiếu niên đặc biệt là độ tuổi học sinh trung học cơ sở. Nhận thức đây là vấn đề cấp thiết không phải của riêng ngành giáo dục mà của toàn xã hội nên tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu những rối nhiễu hành vi của các em học sinh tại cơ sở thực tập ( trường THCS Kim ĐồngQuận Hải Châu-TP. Đà Nẵng) để biết được thực trạng rối nhiễu hành vi và biểu hiện rối nhiễu hành vi của các em học sinh. Từ đó đưa ra lời khuyến cáo giúp các bậc phụ huynh cũng như cán bộ giáo dục và các cơ quan có trách nhiệm có những biện pháp điều chỉnh và ngăn chặn hiện tượng trên. Đồng thời giúp các em có những hành vi theo đúng chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ sở Kim Đồng - quận Hải Châu-Thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ cho gia đình và nhà trường giúp đỡ các em điều chỉnh lại những hành vi lệch chuẩn. 3.Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ sở Kim Đồng- Quận hải Châu - Thành phố Đà Nẵng. 2 3.2 Khách thể nghiên cứu Học sinh Trường Trung học cơ sở Kim Đồng- Quận Hải Châu- Thành Phố Đà Nẵng. 3.3 Đối tượng khảo sát 300 học sinh trường THCS Kim Đồng - Quận Hải Châu- Thành Phố Đà Nẵng được phân loại theo bảng sau: Số lượng Khối Khối 6 Khối 7 Khối 8 Tổng Giới tính Nam Nữ 49 58 49 156 51 42 51 144 100 100 100 300 3.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Khuôn khổ của đề tài chỉ nghiên cứu 300 học sinh trường THCS Kim Đồng - Quận Hải Châu- Thành Phố Đà Nẵng. Về nội dung của đề tài, chủ yếu đánh giá học sinh có rối nhiễu hành vi hay không, và thực trạng rối nhiễu hành vi . 4.Giả thuyết khoa học Học sinh THCS Kim Đồng - Quận Hải Châu-Thành phố Đà Nẵng hiện nay có những biểu hiện về rối nhiễu hành vi. Biểu hiện rối nhiễu hành vi chủ yếu rơi vào những hành vi xã hội, điều này đã làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, và sự phát triển nhân cách của các em. Đã có một số các em có biểu hiện rối nhiễu về cảm xúc, đạo đức, hoạt động và kỹ năng xã hội. Mức độ biểu hiện rối nhiễu hành vi cuả học sinh có sự khác nhau về thang bậc, khối lớp ,và có sự khác nhau giữa học sinh Nam với học sinh Nữ. 3 5. Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu những vấn đề lý luận về rối nhiễu hành vi của học sinh Tìm hiểu và đánh giá mức độ, biểu hiện rối nhiễu hành vi của học sinh THCS Kim Đồng - Quận Hải Châu Thành phố Đà Nẵng. Đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giúp gia đình và nhà trường có biện pháp phù hợp khắc phục và điều chỉnh hành vi cho các em, mang lại sự phát triển toàn diện về nhân cách và sức khoẻ tâm thần cho các em học sinh. 6. Các phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách, tổng hợp và phân tích tài liệu lý luận . 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp phát test điều tra Phương pháp phỏng vấn Phương pháp quan sát. a.Công cụ nghiên cứu Sử dụng thang đánh giá hành vi SDQ-DN-1, SDQ-DN-2 b.Các yếu tố liên quan - Biến số độc lập + Khối ( tuổi ) + Giới tính + Cảm xúc + Đạo đức + Hiếu động + Nhóm bạn + Kỹ năng xã hội - Biến số phụ thuộc 4 Tình trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường THCS Kim Đồng - Quận Hải Châu – Thành Phố Đà Nẵng 6.3.Phương pháp thống kê và xử lý số liệu. Sử dụng Microsoft Excel để thống kê số liệu 7.Cấu trúc : Đề tài gồm 3 phần A. Mở đầu B. Nội dung Chương I.Những cơ sở lý luận về vấn đề Chương II.Các kết quả cụ thể C. Kết luận 5 B. NỘI DUNG Chương I.Những cơ sở lý luận về vấn đề 1.Tổng quan nghiên cứu về rối nhiễu hành vi 1.1.Lịch sử phân loại các rối nhiễu tâm bệnh Rối nhiễu tâm bệnh đã được nghiên cứu từ rất lâu và đến cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX đã có những bảng phân loại rối nhiễu tâm bệnh của Pháp và Nga. Từ năm 1960 đến nay, tố chức Y tế thế giới đã quan tâm cải tiến việc chẩn đoán và phân loại các rối nhiễu tâm bệnh. Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành hai công việc lớn là: - Đưa ra một bản danh pháp với nội dung các thuật ngữ và xắp xếp phân loại các rối nhiễu tâm lý. - Kết quả đã cho ra đời bảng phân loại bệnh quốc tế, chỉnh lí lần thư 8 ( PLBQT-8, năm 1968).Trong đó chương V giới thiệu về các rối nhiễu tâm bệnh. Năm 1974 tổ chức Y tế thế giới xuất bản tập “Chú giải các rối nhiễu tâm bệnh và hướng dẫn phân loại” để dùng cùng với bảng phân loại bệnh quốc tế 8. Năm 1978 cải tiến PLBQT-9, và tập chú giải. Năm 1987 dự thảo bảng PLBQT -10. Trong đó phần trình bày về các rối nhiễu tâm bệnh. Bảng PLBQT- 10 dự thảo được thử nghiệm tại hơn 100 trung tâm nghiên cứu lâm sàng tại 40 nước. Năm 1992 Bảng PLBQT -10 chính thức được xuất bản. Đây là kết quả nghiên cứu nhiều năm của 915 nhà Tâm bệnh học có trình độ chuyên môn cao của 52 quốc gia. Bảng phân loại bệnh này mang tính quốc tế vì phản ánh được hầu hết các trường phái và truyền thống chủ yếu về Tâm bệnh học trên thế giới. 6 * Bảng PLBQT- 10 (F) có nhiều ưu điểm cụ thể là: - Không dùng từ “bệnh” ( diesases) để tránh gán ghép mức độ trầm trọng và phức tạp có thể do từ “bệnh” gây ra .Thay từ bệnh bằng từ “rối nhiễu” ( disorders). - Mô tả lâm sàng chi tiết, có nhiều mục chính xác cho trẻ em và thanh thiếu niên - Hướng cẫn các tiêu chuẩm chẩn đoán cụ thể. - Sử dụng dễ dàng, tiện lợi, làm ngôn ngữ chung trong thực hành lâm sàng nghiên cứu và giảng dạy ở trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên bảng PLBQT-10 (F) còn có những tồn tại là chưa phân định rạch ròi tính độc lập bệnh lý do chưa hiểuu rõ bệnh căn , bệnh sinh, mà điều này đòi hỏi phải có một thời gian dài tập trung nghiên cứu. Song song với bảng phân loai bệnh quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới, còn có bảng phân loaị tâm bệnh của Hội Tâm thần học Mỹ DSM. Vào khoảng đầu năm 1970 Hội Tâm thần học Mỹ đã xây dựng bảng phân loại tâm bệnh ( DSM II).Năm 1980 xất bản bảng phân loại DSM II với nhiều chi tiết sửa đổi bổ xung cho DSM II. Năm 1987 ra đời DSM III R đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn làm tăng độ tin cậy trong chẩn đoán .Trong những năm của thập kỷ 90, Hội Tâm thần học Mỹ đưa ra bảng phân loại DSM IV. Các nhà Tâm bệnh học Pháp cũng luôn tiến hành nghiên cứu hoàn thiện các bảng phân loại tâm bệnh. Năm 1993 Pháp đã xây dựng bảng phân loại rối nhiễu tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên. Năm 1996 Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (N-T) đã sử dụng bảng phân loại của Pháp để phân loại trong nghiên cứu các rối nhiễu tâm lí ở Việt Nam . Như vậy, trên thế giới có nhiều bảng phân loại rối nhiễu tâm lí. Việc phân loại các rối nhiễu tâm lí phụ thuộc vào sự tiến bộ của Tâm thần học, vào quan 7 điểm tiếp cận các cấu trúc Tâm bệnh lí. Tuy nhiên công việc tiên quyết đối với các nhà Tâm bệnh học là việc chẩn đoán nhận dạng các triệu chứng rối loạn một cách rạch ròi. Muốn làm được điều đó đòi hỏi có sự hiểu biết về Tâm bệnh học, phải có trình độ lâm sàng. 1.2.Lịch sử nghiên cứu rối loạn hành vi trong và ngoài nước 1.2.1.Lịch sử nghiên cứu rối loạn hành vi trên thế giới Từ cuối thập kỉ 60, rối loạn hành vi ở thanh -thiếu niên đã là một vấn đề tâm lý xã hội làm bối rối xã hội Phương Tây Năm 1940, Hewitt và Jenkins, khi nghiên cứu những vị thành niên phạm pháp, đã bắt đầu phân loại chúng theo những nhóm rối loạn khác nhau. Đến các thập kỉ 60 và 70, Quay và cộng sự đã hoàn chỉnh việc mô tả và phân loại các rối loạn hành vi của thanh thiếu niên phạm pháp. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên được phản ánh một phần trong danh mục rối loạn hành vi ( 321) của bảng phân loại bệnh quốc tế 9 ( 1979) gồm các mục nhỏ sau: * 312-0: Rối loạn hành vi riêng lẻ ( khiêu khích, láo xược, gây gổ, xâm phạm, phá hoại, nổi khùng, nói dối, thô bạo, rối loạn tình dục...) *312-1: Rối loạn hành vi theo nhóm ( trộm cắp, trốn học, bỏ nhà qua đêm....) * 312-2: Rối loạn hành vi xung động ( xung động, trộm cắp). * 312-3: Rối loạn hành vi và rối loạn cảm xúc hỗn hợp ( lo âu, tuyệt vọng , sợ ám ảnh). Theo dự thảo bảng phân loại bệnh quốc tế 10(1988), mục rối loạn hành vi được sửu đổi như sau:  F91-0 : Rối loạn hành vi khu trú trong môi trường gia đình  F91-1 :Rối loạn hành vi ở những người kém thích ứng xã hội  F91-2 :Rối loạn hành vi ở những người còn thích ứng xã hội 8 1.2.2.Lịch sử nghiên cứu rối loạn hành vi ở Việt Nam Hiện nay ,vấn đề rối loạn hành vi đang phát triển ở Việt nam và đã trở thành mối lo ngại của từng gia đình và cả xã hội . Nghành tâm thấn học Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu rối loạn hành vi trên các đối tượng từ 10-17 tuổi, trong phạm vi nghiên cứu cả nước , dựa theo các tiêu chuẩn chẩn đoán của mục F91, Bảng dự thảo phân loại bệnh quốc tế 10 .Tỉ lệ thanh-thiếu niên có rối loạn hành vi ( nghiên cứu 21.960 thanh- thiếu niên từ 10-17 tuổi trong số 24.134 người) là 3,7%. Đó là hiện tượng đáng lo ngại. Ở nước ta , rối loạn hành vi là rối loạn tâm lý xã hội, xuất hiện rõ nét từ sau 1975. Tháng 11-1989 một số công trình gnhiên cứu đã được trình bày trong Hội thảo quốc gia về rối loạn hành vi ở thanh – thiếu niên tại Hà Nội. 2.Lý luận về rối nhiễu hành vi 2.1.Khái niệm hành vi * Sinh học: Hành vi là cách sống và hoạt động trong một môi trường nhất định, dựa trên sự cần thiết để cơ thể thích nghi với môi trường . * Phân tâm học: Hành vi là cách hợp lực, cách thoả hiệp bắt nguồn từ sự xung đột giữa nguyên lý khoái cảm và nguyên lý thực tế, là những xung lực của cái ấy và những cấm kỵ của cái siêu tôi được thống hợp trong bản thân cái tôi. * Tập tính học: ( Pavlốp và những người kế tục ở Nga, Watson và những người kế tục ở Mỹ) đã cho ra đời thuật ngữ hành vi. Hành vi bao hàm một loạt các hành vi giác động do các phản xạ có điều kiện tạo nên và quan sát được từ bên ngoài. Học thuyết này nhấn mạnh tính khách quan tức là các yêu tố bên ngoài có thể quan sát được. Tâm lý học hành vi không lấy việc quan sát nội tâm làm cơ sở và chỉ nghiên cứu những hành vi có thể đứng ngoài mà quan sát như bất kỳ một hiện tượng tự nhiên nào. * Từ điển Tâm lý học (Nguyễn Văn Lũy- Lê Quang Sơn) 9 Hành vi là hình thức biểu hiện tính tích cực vận động có thể quan sát được từ bên ngoài của những thực thế sống, bao gồm từ những thời điểm cử động đến mắt xích thực hiện ở trình độ cao sự tác động qua lại của cơ thể với môi trường xung quanh. Hành vi là một hệ thống có mục đích rõ ràng được thực hiện liên tiếp. Những hành động này tiến hành sự tiếp xúc thực tế của cơ thể với những điều kiện xung quanh tạo ra những mối liên hệ của thực thể sống với những tính chất của môi trường. Sự bảo toàn và phát triển cuộc sống của chúng phụ thuộc vào những tính chất này. Những điều kiện xung quanh chuẩn bị thỏa mãn nhu cầu của cơ thể, đảm bảo sự đạt được những mục đích nhất dịnh. Nguồn gốc của hành vi là những nhu cầu của thực thể sống, hành vi được thực hiện như một thể thống nhất của các mắt xích tâm lý – kích thích, điều khiển, thể hiện ( thể hiện trong điều kiện những đối tượng nhu cầu và đam mê của thực thể ) và những hành động thực hiện bên ngoài làm cho cơ thể liên hệ với những đối tượng xác định hoặc làm cho cơ thể tách biệt khỏi chúng cũng như cải tạo chúng. Sự thay đổi hành vi trong quá trình phát sinh loài là do sự phức tạp hóa những điều kiện tồn tại của những thực thể sống, chuyển chúng từ môi trường thuần nhất sang môi trường có đối tượng, sau đó là môi trường xã hội . Những quy luật chung của hành vi – đó là những quy luật hoạt động phản xạ phân tích – tổng hợp của thực thể sống. Những quy luật này dựa trên những quy luật sinh lý hoạt động của não, nhưng không đồng nhất với chúng. Hành vi của con người luôn bị chế ước bởi xã hội và mang những đặc tính của hoạt động có ý thức, tập thể, hữu ích, chủ định và sáng tạo. Ở mức độ hoạt động bị quy định bởi đời sống xã hội, thuật ngữ “ hành vi” có nghĩa như những hành động của con người trong mối quan hệ với xã hội, với những người khác và thế giới đối tượng. Nó được xem xét như là những hành động được điều khiển bởi những chuẩn mực xã hội về đạo đức và quyền 10 lợi (ví dụ những hành vi đạo đức cao cả, tội lỗi và nông nổi). Những đơn vị của hành vi là những hành động, trong đó hình thành và đồng thời thể hiện vị thế của nhân cách, niềm tin đạo đức của nhân cách. 2.2.Rối nhiễu hành vi 2.2.1.Một số tiếp cận RNHV Lối tiếp cận RLHV từ góc độ xã hội học Đối tượng của xã hội học là nghiên cứu những hiện tượng xã hội gắn với cấu trúc xã hội. Xã hội học nghiên cứu hành động, sự kiện không phải chỉ nằm ở cấp độ cá nhân - những gì mà cá nhân thực hiện, mà còn ở đâu đó trong hệ thống cấu trúc xã hội - trong gia đình, thành phố, vùng, trong một tổ chức, một đất nước. Vì đặc thù của ngành này, những luận thuyết về RLHV chỉ được rút tỉa dưới một khái niệm khác là “hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội”. Ví dụ, thuyết chức năng xã hội nghiên cứu hành vi lệch chuẩn đề cập đến chức năng xã hội của nó. Thuyết này cho rằng trật tự xã hội dựa trên sự tương hợp chuẩn mực tự nguyện. Ở đây hành vi lệch chuẩn cũng là hiện tượng "bình thường". Nó không chỉ có tác động tiêu cực, mà cũng có cả tính tích cực đối với xã hội. Hành vi lệch chuẩn sẽ là bình thường nếu tần suất tương đối của nó còn giữ trong khuôn khổ trung bình cho tất cả các xã hội loại này và trình độ phát triển tương ứng của chúng. Tần suất tương đối của hành vi lệch chuẩn sẽ nhắc chúng ta nhớ tới những chuẩn mực xã hội và củng cố uy tín của chúng. Nó còn là tiền đề cho biến đổi xã hội . Các thuyết xã hội học không quan tâm đến từng cá nhân mà coi cá nhân như là thành viên của một tổ chức trong một cơ cấu xã hội nhất định. Dukheim từ nhiều năm trước đã ghi nhận rằng mỗi thành phố, mỗi vùng và bộ phận dân cư đều có một tỷ lệ tự tử nhất định và tỷ lệ này tương đối ổn định, mặc dù qua một thời gian hai thành phố có thể thay đổi vị trí tương đối trong bảng thứ hạng về tỷ lệ tự tử. Tỷ lệ và sự phân bố này của nạn tự tử là một tính 11 chất của hệ thống; có nghĩa là nó là một cái gì đó của xã hội, của vùng và của nhóm dân cư được khái quát thành đặc điểm tỷ lệ tự tử. Các nhà xã hội học phải đối mặt với câu hỏi: Những tính chất khác nào của hệ thống có thể giải thích cho tính chất này ? Bằng ví dụ về một loại tự tử mà Dukheim gọi là “tự tử vị kỷ”, ông cho rằng đó là thuộc tính của những mối liên kết xã hội lỏng lẻo hoặc mức độ đoàn kết thấp giống như trạng thái của một mạng lưới các mối quan hệ xã hội giữa các thành viên của hệ thống. Mặt khác, ông còn cố gắng giải thích tại sao sự khác nhau giữa mối liên kết xã hội sẽ tạo ra sự khác nhau của tỷ lệ tự tử . Tóm lại, các thuyết xã hội học cho chúng ta một cách nhìn về RLHV dưới góc độ xã hội, có tính đến cấu trúc xã hội, tổ chức văn hóa, lịch sử. Lý thuyết xã hội học chỉ ra những biến số và quá trình trong một xã hội rộng lớn và sự giải thích RLHV phải ở trong mối quan hệ với hệ thống này. Tiếp cận RLHV từ góc độ tâm lý học Khác với xã hội học chỉ giải thích RLHV ở cấp độ cấu trúc xã hội, qui cái cá nhân vào cái xã hội, tâm lý học giải thích RLHV ở cấp độ cá nhân, tức liên quan đến chủ thể của hành vi -nhân cách, giá trị, mục đích, nhu cầu, xung năng, sở thích...và một số khía cạnh hoàn cảnh mà trong đó cá nhân thực hiện hành động. Xã hội học dựa trên hiện tượng số đông để dự đoán những thay đổi mà chúng sẽ diễn ra trên một phạm vi nào đó, còn tâm lý học dự báo những hành vi của cá nhân con người trong tương lai. Để nghiên cứu nguyên nhân của RLHV, tâm lý học đề cập đến động cơ của hành vi. Ở đây những lý thuyết về động cơ bên trong không chỉ nghiên cứu yếu tố con người mà còn nghiên cứu cả hoàn cảnh nảy sinh hành vi và cả con người trong sự tương tác với hoàn cảnh để tạo ra RLHV đó. Nó tạo nên cái gọi là cơ chế động cơ của hành vi. Có thể liệt kê ra đây một số lối tiếp cận đến RLHV: đó là cách tiếp cận đến chủ thể, đến hoàn cảnh, và đến sự kết hợp giữa chủ thể và hoàn cảnh. 12 Nhấn mạnh đến chủ thể hành vi, cách tiếp cận này chủ yếu thuộc về những lý thuyết nhân cách. Nhiều lý thuyết về RLHV cho rằng những khác biệt về hậu quả là do những khác biệt từ phía chủ thể hành vi. Với cách tiếp cận này tâm lý học tìm cách trả lời câu hỏi: “Loại người nào gây ra những hành vi loại này?” Nhiệm vụ của nó là tìm ra những kiểu loại nhân cách đặc trưng cho những hành vi nhất định. Những kiểu loại nhân cách này được đề cập đến qua những đặc điểm bắt nguồn từ yếu tố sinh học, đặc điểm bắt nguồn từ yếu tố môi trường, hoặc những đặc điểm tâm lý khác của nhân cách như cấu trúc nhân cách, nhu cầu, mục đích, sở thích, động cơ...Tâm lý học cũng quan tâm đến quá trình phát triển của chủ thể hành vi. Theo các lý thuyết nhân cách thì con người trở thành một nhân cách như thế nào thường phụ thuộc vào quá trình phát triển của nó với những đặc điểm sinh học và đặc điểm hoàn cảnh xã hội nhất định. Nhân cách như thế nào sẽ quyết định hành vi của chủ thể đó như thế ấy. Nhấn mạnh đến hoàn cảnh. Một lối tiếp cận khác là các lý thuyết nhấn mạnh đến hoàn cảnh. Theo những lý thuyết này thì mọi người nếu rơi vào hoàn cảnh nhất định cũng có thể làm như nhau theo một cách nhất định. Họ cho rằng RLHV là kết quả của những hoàn cảnh nhất định. Những hoàn cảnh này được hình thành trong các thuật ngữ như sự khiêu khích, cơ hội, quá căng thẳng trong stress, sự tuân thủ, áp lực...Đây là những vấn đề mà một số nhà tâm lý học xã hội đề cập đến trong các công trình của mình. Kết hợp chủ thể và hoàn cảnh Những lý thuyết này nhấn mạnh đến sự kết hợp giữa các yếu tố thuộc chủ thể hành vi và yếu tố hoàn cảnh trong việc xác định hành vi lệch chuẩn. Cách tiếp cận này, mang tính tổng hợp hơn, đã giải quyết những khiếm khuyết của những cách tiếp cận phiến diện đến RLHV. Trong một chừng mực nhất định thì cả nhân cách và hoàn cảnh đều có vai trò quyết định đối với hành vi nói 13 chung, RLHV nói riêng. Ở đây cả nhân cách và hoàn cảnh là những biến số độc lập đối với RLHV. Về tổng thể, lối tiếp cận này tỏ ra hữu hiệu trong việc dự báo những hành vi nhất định, nên được áp dụng trong nghiên cứu RLHV. 2.2.2.Khái niệm Thuật ngữ RNHV(conduct disorder) bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên trong phân loại bệnh tâm thần của hội tâm thần học Mỹ lần thứ 2 (DSM-II) năm 1968. Hiện nay, căn cứ theo bảng phân loại của Hội Tâm thần học Hoa Kì (DSM-IV), một hành vi được xác định là rối loạn khi hành vi đó lặp đi lặp lại nhiều lần và trong đó các quyền cơ bản của người khác hay chuẩn mực XH (phù hợp với lứa tuổi) hay các luật lệ bị vi phạm. Theo Frodlich W.D. RNHV được hiểu là hội chứng hành vi hay trải nghiệm đi kèm theo những khó chịu, đau đớn, những trở ngại những hạn chế ở một hay nhiều phạm vi chức năng (ví dụ như tri giác, tư duy, tình cảm, ghi nhớ, nói, vận động...) gắn liền với nguy cơ phải cam chịu nhiều hậu quả khác nhau .Sự rối loạn này là những rối loạn tâm lý trong hành vi diễn ra khi cá nhân không thể đáp ứng được các chuẩn mực bình thường, chẳng hạn như đái dầm, mất ngủ, mút tay, rối loạn chú ý, bỏ học, trộm cắp... Thông thường những rối loạn loại này cần được chăm chữa kịp thời để hạn chế những hành vi lệch chuẩn. Theo từ điển tâm lý học – W.D.Frohlich- Munchen-1993 “ RNHV là hành vi xảy ra một cách có hệ thống, vi phạm chuẩn mực trong quan hệ người – người, vi phạm các điều luật một cách lặp đi lặp lại, kéo dài và bền vững”. 2.2.3.Phân biệt RNHV với “hành vi lệch chuẩn” và “hành vi bất thường” Với định nghĩa trên, chúng ta thấy thuật ngữ RNHV có liên quan đến một số khái niệm khác trong tâm lý học, xã hội học. *Thứ nhất, có sự liên quan nhất định giữa RNHV và hành vi lệch chuẩn xã hội (deviance behaviour). Nếu như RNHV liên quan đến khía cạnh bệnh lý thì 14 hành vi lệch chuẩn thông thường liên quan đến lĩnh vực xã hội của vấn đề. Tâm lý học Xô viết cho rằng hành vi vi phạm các chuẩn mực xã hội chính là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. Có thể hiểu “hành vi lệch chuẩn là hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội hiện hành. Ở đây sự sai lệch là khái niệm dùng để chỉ những sự khác nhau về chất hay lượng giữa hành vi của một cá nhân và một chuẩn mực, một hệ quy chiếu.” - Theo từ điển Tâm lý học ( Nguyễn Văn Lũy – Lê Quang Sơn) Những hành động tương ứng với những chuẩn mực và mong đợi được xác lập chính thức hay tồn tại trên thực tế của xã hội ( hay nhóm xã hội ), các hành động này dẫn đến người thực hiện bị cô lập , chữa trị , điều chỉnh hay trừng phạt. Các loại hành vi lệch chuẩn cơ bản là tội phạm, say rượu, ma túy, tự sát, bán dâm. Cho đến thời điểm hiện tại chưa có một cách tiếp cận chung đối với việc nghiên cứu và lý giải hành vi lệch chuẩn. Hàng loạt các nhà nghiên cứu, theo chân E.Durkheim, cho rằng trong điều kiện tổ chức bình thường của xã hội các hành vi lệch chuẩn là không phổ biến, tuy nhiên trong điều kiện thiếu sự tổ chức xã hội sẽ gia tăng xác suất hành vi lệch chuẩn. Các điều kiện có thể là stress, xung đột nội nhóm và giữa các nhóm , những biến động sâu sắc trong xã hội . Trong khuôn khổ lý thuyết bất thường ( R.Merton), hành vi lệch chuẩn xuất hiện khi có mục tiêu chung nhưng các phương tiện được xã hội chấp nhận để đạt mục tiêu này không có ở tất cả, và đối với một số người hay một số nhóm xã hội - chúng hoàn toàn không trong tầm tay. Từ góc độ quan điểm xã hội hóa , hành vi lệch chuẩn sẽ xuất hiện ở những người mà quá trình xã hội hóa diễn ra trong những điều kiện các yếu tố dẫn đến kiểu hành vi như vậy ( cưỡng ép, phi đạo đức…) được cho là bình thường .Vào những năm 60 thế kỷ XX xuất hiện luận thuyết ô nhục hóa – quan tâm đến phản ứng xã hội đối 15 với hành vi lệch chuẩn.Theo thuyết này, sự lệch chuẩn là kết quả của sự đánh giá tiêu cực của xã hội, của sự “ gán” cho các cá nhân mác “ người có hành vi lệch chuẩn” và việc cô lập, điều chỉnh , chữa trị họ. *Khái niệm thứ hai có những mối liên hệ mật thiết với RNHV là “hành vi bất thường” (abnormal behaviour). Tác giả Rorbet S.Feldman đã tổng kết 4 cách tiếp cận chính về hành vi bất thường được sử dụng trong những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau . + Đó là “sự lệch hướng khỏi trung bình” xem tính bất thường như sự lệch khỏi số đông, mang tính chất thống kê. Tuy nhiên có một số hành vi được xem là hiếm , không thể được xem là bất thường. + Đó là “sự lệch hướng khỏi lý tưởng”. Theo loại định nghĩa này, hành vi được xem là bất thường nếu đi lệch khỏi một số loại tiêu chuẩn hay lý tưởng (Jahoda,1958). Tuy nhiên cách tiếp cận này còn khó khăn hơn cách tiếp cận trên ,vì có một số lý tưởng của xã hội này nhưng không phải là tiêu chuẩn của xã hội khác, hơn nữa phạm trù này sẽ bị thay đổi bởi thời gian. + Cách tiếp cận tiếp theo xem tính bất thường như “cảm giác lo lắng chủ quan”. Cách tiếp cận này coi hành vi là bất thường nếu nó tạo ra một cảm giác đau khổ, lo âu hay tội lỗi ở một cá nhân, hay bằng nhiều cách gây hại đối với những người khác. Nhưng định nghĩa này cũng cồn hạn chế nó dựa vào sự lo lắng chủ quan ,vì trong một số hình thức rối loạn tâm thần đặc biệt , con người mô tả lại cảm giác lâng lâng sung sướng mặc dù hành vi của họ đối với người khác thật khó hiểu. + Các nhà tâm lý học đã phát triển thêm một cách tiếp cận sau cùng, để phân biệt hành vi bình thường và bất thường, coi tính bất thường như sự bất lực trong “hoạt động chức năng hiệu quả”. Theo quan điểm này, con người không thể hoạt động chức năng một cách có hiệu quả và thích nghi với yêu cầu xã hội được xem là bất thường. 16 2.2.4.Hành vi bình thường Được hiểu là những hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội, phù hợp với chuẩn mực thống kê và phù hợp với chuẩn mực chức năng. Chuẩn mực xã hội : là quy tắc, quy ước của xã hội Chuẩn mực thống kê : đa số phản ứng giống nhau, nếu khác là không bình thường Chuẩn mực chức năng : chuẩn mực của cá nhân tự xây dựng riêng cho mình. Trong ba chuẩn mực trên thì hai chuẩn mực đầu được xét là chủ yếu 2.3..Phân loại rối nhiễu hành vi + Các rối nhiễu hành vi xã hội + Các rối nhiễu hành vi bản năng + Các rối nhiễu hành vi tự động + Các rối nhiễu hành vi vận động Các rối nhiễu hành vi trên tương ứng với các rối nhiễu dạng thể chất và ứng xử trong bảng phân loại các rối nhiễu tâm lý của Pháp. *Các rối nhiễu hành vi xã hội Bao gồm nhiều dạng khác nhau - Hung tính - Rối nhiễu hành vi loại chủ động - Rối nhiễu hành vi loại thụ động - Trốn nhà - Tự sát *Các rối nhiễu hành vi bản năng - Rối nhiễu hành vi ăn uống - Rối loạn giấc ngủ - Rối loạn tình dục 17 *Các rối nhiễu hành vi tự động - Chứng đái dầm - Chứng ỉa đùn *Các rối nhiễu hành vi vận động -Tic - Những thói quen xấu - Không ổn định về tâm vận động ( Đề tài đi sâu tìm hiểu rối nhiễu hành vi theo thang đánh giá SDQ) Các điểm yếu sức khoẻ tâm thần trong thang SDQ bao gồm: - Các vấn đề cảm xúc: Các vấn đề liên quan đến “cảm xúc” thường biểu hiện như: xúc động, buồn dầu, thất vọng, chán nản, suy nhược, sợ hãi, lo lắng, mất quan tâm hứng thú, ngại giao tiếp bạn bè. - Các vấn đề ứng xử (đạo đức) : Thường những em bị rối loạn ứng xử biểu hiện những hành vi như: chọc ghẹo người khác, gây gổ đánh nhau, tỏ ra thô bạo với mọi người hay súc vật, trấn lột, phá phách và đột nhập nhà người khác, bỏ nhà, tức giận, mất tự chủ, thích bạo lực, thích gây hấn. - Các vấn đề về tăng động giảm tập chung chú ý (hiếu động): Căng thẳng, bồn chồn, luôn ngọ ngoạy, hấp tấp, bốc đồng, không thể tập trung chú ý để làm một việc gì đến nơi đến chốn. Đó là biểu hiện của tăng động. - Các vấn đề về nhóm bạn: Cách biệt, thích một mình, ít quan hệ, thiếu hoà hợp, không được các bạn yêu mến . - Các kỹ năng tiền xã hội: Không thân ái thân thiện, không tình nguyện, không chia sẻ, không giúp đỡ mọi người, bàn quan vô cảm với xung quanh. 18 2.4.Mức độ rối nhiễu hành vi - Bình thường : Không có vấn đề về sức khoẻ tâm thần. - Ranh giới : Nghi ngờ, chưa chắc chắn. - Không bình thường : Có vấn đề sức khoẻ tâm thần. 2.5.Biểu hiện rối nhiễu hành vi 2.5.1.Biểu hiện lâm sàng Rối nhiễu hành vi có rất nhiều loại, nhưng chỉ có những loại sau được đưa vào danh mục F91: Trộm cắp không đối đầu, bỏ nhà sống qua đêm, thường xuyên nói dối, cố tình gây cháy, thường xuyên trốn học, đập phá đồ đạc, phá hoại tài sản, hành hạ súc vật, cưỡng dâm, dùng vũ khí đánh nhau, thường xuyên gây gổ, trộm cắp có đối đầu, hành hạ người khác, nhập bọn xấu, láo xược càn quấy, bắt nạt quá đáng, nổi cơn khùng, chống đối nhà chức trách. Theo Hội thảo quốc gia năm 1989 về rối loạn hành vi thì trong số 18 rối loạn hành vi kể trên, các rối loạn hành vi thường gặp nhất là : trốn học( 11/13 báo cáo, thấp nhất : 485. cao nhất : 89%), thường xuyên nói dối (10/13 báo cáo, thấp nhất 34%, cao nhấtt: 100%), trộm cắp không đối đầu ( 9/13 báo cáo, thấp nhất: 49%,cao nhất: 75%), bỏ nhà sống qua đêm ( 6/13 báo cáo, thấp nhất 40%, cao nhất: 75%), gây gổ đánh nhau ( 4/13 báo cáo, thấp nhất: 24%, cao nhất : 46%) .Mỗi thanh – thiếu niên trong diện nghiên cứu thường có nhiều rối loạn hành vi , trung bình là 5( ở lứa tuổi 10-11), trung bình 4 rối loạn hành vi; ở lứa tuổi 15-17, trung bình 6 rối loạn hành vi). 2.5.2Các thể lâm sàng ( theo F91): Rối nhiễu hành vi khu trú trong môi trường gia đình; chỉ xuất hiện trong gia đình, không xuất hiện ở môi trường xã hội; xuất hiện trong khi quan hệ với người thân trong gia đình ( dì ghẻ, bố đượng, anh chị em..); hành vi rối loạn thường nhằm vào người mà đối tượng xung đột : ăn cắp tài sản, phá hoại đồ đạc , không vâng lời, láo xược ,chống đối , xâm phạm...Các rối nhiễu hành vi 19 này thườg ít được phát hiện trong khi điều tra nghiên cứu vì đòi hỏi một sự hợp tác đầy đủ của cả đối tượng lẫn gia đình. Rối loạn hành vi ở những người kém thích ứng xã hội( hay rối loạn hành vi riêng lẻ, ở ngoài gia đình, không theo nhóm ): rối loạn này chứng tỏ có một sự suy giảm đáng kể trong mối quan hệ của đối tượng với thanh- thiếu niên cùng lứa. Đối tượng thường xuyên không được bạn bè cùng lứa ưa thích, thường bị bỏ rơi, bị cách li, quan hệ với người lớn cũng thường mang tính chất bất hoà , thù địch và hằn học; các hành vi phạm pháp thường được tiến hành một cách đơn độc, thường gặp là các hành vi càn quấy, bắt bạt quá mức, tấn công hung bạo, trấn lột, láo xược, chống đối nhà chức trách, cơn nổi khùng, phá hoại tái sản , gây cháy, độc ác với trẻ em và xúc vật. Rối loạn hành vi ở những người còn thích ứng với xã hội:( hay rối loạn hành vi ở ngoài gia đình, theo nhóm): rối loạn hành vi ở những thanh- thiếu niên có nhu cầu gia nhập nhóm cùng lứa, thích ứng với hoạt động nhóm, hoặc tìm đến, hoặc bị lôi cuốn vào nhóm, hoạt động của nhóm thường hướng vào những hành vi chống đối xã hội và phạm pháp. Những hành vi này bị xã hội lên án nhưng đựơc các bạn cùng nhóm tán thành và ủng hộ nên ngày càng được củng cố. Các rối loạn hành vi theo nhóm có đủ các loại trình bày ở trên nhưng hay gặp nhất là các hành vi trộm cắp theo nhóm và trốn nhà sống qua đêm theo nhóm. 2.6.Chẩn đoán 2.6.1.Chẩn đoán xác định: Muốn chẩn đoán theo F91, cần đạt những tiêu chuẩn sau: hành vi rối loạn phải là một hành vi không còn trong danh giới bình thường, so với lứa tuổi( ví dụ cơn giận dữ của tuổi lên 3 và hành vi gây gổ của tuổi lên 7 không coi là rối nhiễu hành vi); rối nhiễu hành vi phải nằm trong phạm vi 18 loại đã qui định; rối loạn hành vi phải được lặp lại và kéo dài 6 tháng; rối loạn hành vi không phải là triệu chứng của một bệnh hoặc một rối loạn tâm thần khác . 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan