Mô tả:
1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu, luôn tồn tại trong xã hội. Hiện nay các nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giảm tỷ lệ nghèo. Đối với Việt Nam, giảm nghèo là một trong những vấn đề quan trọng được Nhà nước quan tâm hàng đầu và thuộc một trong những chương trình mục tiêu quốc gia nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Theo như nhiều nghiên cứu cho rằng nghèo có rất nhiều nguyên nhân như thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, thiếu kĩ năng lao động, ốm đau, chây lười,... trong đó có một nguyên nhân quan trọng làm tỷ lệ nghèo đói gia tăng đó là thiếu vốn sản xuất. Trong những năm qua Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo các cấp chính quyền có các chính sách cụ thể để tăng nguồn vốn, hỗ trợ nguồn vốn cho người nghèo một cách bền vững để đảm bảo người nghèo có thể thoát nghèo. Trong đó có Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP);Nghị định số 116/2018/NĐCP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn... Nhờ các chính sách cụ thể, đặc biệt là với các chính sách của ngân hàng đã nâng cao được khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng đối với người dân nghèo. Giúp cho họ có nhiều cơ hội phát triển sản xuất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo hiện nay hiệu quả chưa cao. Quy mô nguồn vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn nhỏ và thấp so với nhu cầu (Phan Thị Nữ, 2010). Nông dân vẫn khó tiếp cận nguồn tín dụng để phát triển, mở rộng sản xuất. Và đến khi tiếp cận rồi thì việc sử dụng nguồn vốn vay đúng