Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tích luỹ tư bản. vận dụng lý luận để phát triển các doanh nghiệp ở việt nam hiện...

Tài liệu Tích luỹ tư bản. vận dụng lý luận để phát triển các doanh nghiệp ở việt nam hiện nay

.PDF
26
1
98

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ ---🕮--- BÀI THẢO LUẬN TÍCH LUỸ TƯ BẢN. VẬN DỤNG LÝ LUẬN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Giảng viên hướng dẫn : Học phần : KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN Lớp HP : 2236RLCP1211 Nhóm : 03 Hà Nội, tháng 04 năm 2022 1 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay MỤC LỤC BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1 4 BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2 6 BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 3 7 BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN.........................................................................................................8 PHẦN MỞ ĐẦU 9 CHƯƠNG I: TÍCH LUỸ TƯ BẢN 1.1 Khái niệm tích luỹ tư bản 10 10 1.1.1 Định nghĩa...............................................................................................................................10 1.1.2 Phân loại..................................................................................................................................10 1.2 Khái niệm và bản chất của tích luỹ tư bản................................................................................11 1.2.1 Khái niệm.................................................................................................................................11 1.2.2 Bản chất...................................................................................................................................11 1.3 Động cơ của tích luỹ tư bản........................................................................................................12 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tích luỹ tư bản..............................................................................12 1.4.1 Trình độ bóc lột sức lao động................................................................................................13 1.4.2 Trình độ năng suất lao động xã hội.......................................................................................13 1.4.3 Sử chêch lệch giữa tư bản được sử dụng và sử dụng tư bản đã tiêu dùng............................13 1.4.4 Quy mô của tư bản ứng trước................................................................................................14 1.5 Một số hệ quả của tích luỹ tư bản.............................................................................................14 1.5.1 Tích luỹ tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản....................................................................15 1.5.2 Tích luỹ cơ bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản.............................................................15 1.5.3 Quá trình tích luỹ tư bản không ngừng làm tăng chêch lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với thu nhập của người lao động làm thuê tuyệt đối lẫn tương đối.......................................................15 CHƯƠNG II. VẬN DỤNG LÍ LUẬN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.............................................................................................................................................16 2.1 Làm rõ các khái niệm: doanh nghiệp, vốn doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa........................................................................................................................16 2.1.1 Doanh nghiệp.........................................................................................................................16 2.1.2 Vốn doanh nghiệp..................................................................................................................18 2.1.3 Doanh nghiệp, vốn doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa......................................................................................................................................................19 2 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 2.2 Thực trạng của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.................................................................19 2.2.1 Thể chế kinh tế thị trường Việt Nam.....................................................................................19 2.2.2 Các doanh nghiệp thích ứng với tình hình mới....................................................................20 2.2.3 Một số doanh nghiệp tiêu biểu..............................................................................................20 2.3 Vấn đề sử dụng vốn hiệu quả....................................................................................................21 2.4 Các giải pháp tăng tích luỹ........................................................................................................23 PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................................................25 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................26 3 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN Nhóm : 03 Buổi họp thứ nhất Địa điểm: Google Meet Thời gian: 21h đến 22h ngày 29/03/2022 Thành viên có mặt : 9/9 Mục tiêu : Bàn bạc và thống nhất ý kiến, phân công nhiệm vụ về đề tài thảo luận. Nội dung: 1. Cả nhóm thảo luận về đề tài thảo luận. 2. Nhóm trưởng phân công nghiệm vụ cho từng thành thành viên. STT 1 Họ và tên Vũ Lan Hương Nhiệm vụ Thuyết trình (Nhóm trưởng) 2 3 Lê Ngọc Huyền Các nhân tố ảnh hưởng TLTB; (Thư kí) Một số hệ quả TLTB; Chỉnh sửa bản word Phạm Ngọc Huyền Khái niệm( thực chất tích luỹ) bao gồm 4 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay TSXMR và TSXGĐ; 2 kết luận TLTB; động cơ TLTB 4 Nông Thị Lệ Làm powerpoint 5 Bùi Phương Linh Làm rõ các khái niệm: doanh nghiệp, vốn doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 6 Lương Thị Huyền Linh Làm powerpoint 7 Nguyễn Thuỳ Linh Thực trạng của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay 8 Lương Vũ Thanh Loan Thuyết trình 9 Nguyễn Thị Thanh Mai Vấn đề sử dụng vốn hiệu quả; Các giải pháp tăng tích luỹ. Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2022 Thư kí Huyền Lê Ngọc Huyền Nhóm trưởng Hương Vũ Lan Hương 5 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN Nhóm : 03 Buổi họp thứ hai Địa điểm: Google Meet Thời gian: 20h đến 21h30 ngày 14/04/2022 Thành viên có mặt : 9/9 Mục tiêu : Bàn bạc và thống nhất ý kiến, phân công nhiệm vụ về đề tài thảo luận. Nội dung: 1.Xem qua và kiểm duyệt nội dung bản word. 2.Tổng hợp nội dung bản word. Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2022 Thư kí Huyền Lê Ngọc Huyền Nhóm trưởng Hương Vũ Lan Hương 6 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN Nhóm : 03 Buổi họp thứ ba Địa điểm: Google Meet Thời gian: 20h đến 21h30 ngày 17/04/2022 Thành viên có mặt : 9/9 Mục tiêu : Bàn bạc và thống nhất ý kiến, phân công nhiệm vụ về đề tài thảo luận. Nội dung: 1. Cả nhóm xem qua bản word và đóng góp ý kiến. 2. Chiếu slide thuyết trình dể duyệt thử Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2022 Thư kí Huyền Nhóm trưởng Hương Lê Ngọc Huyền Vũ Lan Hương 7 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 03 STT 1 Họ và tên Đánh giá Vũ Lan Hương (Nhóm trưởng) 2 Lê Ngọc Huyền (Thư kí) 3 Phạm Ngọc Huyền 4 Nông Thị Lệ 5 Bùi Phương Linh 6 Lương Thị Huyền Linh 7 Nguyễn Thuỳ Linh 8 Lương Vũ Thanh Loan 9 Nguyễn Thị Thanh Mai Thư kí Huyền Lê Ngọc Huyền Nhóm trưởng Hương Vũ Lan Hương 8 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay PHẦN MỞ ĐẦU 9 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay CHƯƠNG I: TÍCH LUỸ TƯ BẢN. 1.1 Khái niệm tích luỹ tư bản. 1.1 Tái sản xuất 1.1.1 Định nghĩa. - Tái sản xuất nói chung được hiểu là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và tiếp diễn một cách liên tục không ngừng. - Quá trình tái sản xuất: sản xuất – phân phối – trao đổi (lưu thông) - tiêu dùng. - Sản xuất hiểu theo nghĩa rộng cũng có nghĩa là tái sản xuất. 1.1.2 Phân loại. Căn cứ vào quy mô, có thể chia tái sản xuất thành hai loại: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. - Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuấit được lặp lại với quy mô như cũ. Loại hình tái sản xuất này thường gắn liền với nền sản xuất nhỏ và là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ. - Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơn trước. Loại hình tái sản xuất này thường gắn với nền sản xuất lớn và là đặc trưng của nền sản xuất lớn.  Theo chiều rộng: Là sự mở rộng quy mô sản xuất chủ yếu bằng cách tăng nhanh các yếu tố đầu vào, sản phẩm tăng lên nhưng năng xuất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất không đổi.  Theo chiều sâu: Là sự mở rộng quy mô sản xuất làm tăng sản phẩm chủ yếu nhờ tăng năng xuất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào sản xuất. - Tái sản xuất giản đơn không phải là hình thái điển hình của chủ nghĩa tư bản. Bởi vì, giả định nếu có tái sản xuất giản đơn thì cũng có nghĩa là các nhà tư bản sử dụng toàn 10 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay bộ giá tri thặng dư cho tiêu dùng cá nhân. Song trên thực tế, khát vọng không có giới hạn về giá trị thặng dư đã buộc các nhà tư bản phải không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để tăng quy mô giá trị thặng dư. - Vì vậy, nét điển hình của chủ nghĩa tư bản phải là tái sản xuất mở rộng Tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn trước, với một lượng tư bản lớn hơn trước. Muốn vậy, phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. 1.2. Khái niệm và bản chất của tích lũy tư bản 1.2.1. Khái niệm - Tích lũy tư bản là sự chuyển hóa trở lại của một phần giá trị thặng dư thành tư bản. 1.2.2. Bản chất - Thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phân giá trị thặng dư thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư. - Một cách cụ thể, tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hóa thành tư bản được là vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới. - Có thể minh họa tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa bằng ví dụ:   + Năm thứ nhất quy mô sản xuất là: 80c + 20v + 20m.   + Giả định 20m không bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho cá nhân, mà được phân thành 10m dùng để tích lũy và l0m dành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản.   + Phần l0m dùng để tích lũy được phân thành: 8c + 2v,   + Khi đó quy mô sản xuất của năm thứ hai sẽ là: 88c + 22v + 22m (nếu m' vẫn như cũ).   Như vậy, vào năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giá trị thặng dư cũng tăng lên tương ứng. 11 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Nghiên cứu tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa cho phép rút ra những kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:  Thứ nhất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. C.Mác nói rằng, tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông của tích lũy mà thôi. Trong quá trình tái sản xuất, lãi (m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân.  Thứ hai, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, sự trao đổi giữa những người sản xuất hàng hóa theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không dẫn tới người này chiếm đoạt lao động không công của người kia. Trái lại, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân, mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó. Nhưng điều đó không vi phạm quy luật giá trị. 1.3. Động cơ của tích lũy tư bản Nguyên nhân sâu xa nhất của việc tích lũy tư bản là việc theo đuổi giá trị thặng dư tối đa. Khát vọng đó buộc các nhà tư bản phải không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để tăng quy mô giá trị thặng dư. Động cơ thúc đẩy tích lũy và tái sản xuất mở rộng:  Là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản - quy luật giá trị thặng dư. Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản không ngừng tích lũy để mở rộng sản xuất, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.  Mặt khác, do tính cạnh tranh quyết liệt  buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tích luỹ tư bản. Giá trị thặng dư bằng tư bản phụ thêm cộng với tư bản tiêu dùng, vì vậy quy mô tích lũy bị ảnh hưởng với khối lượng giá trị thặng dư và tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm, tư bản tiêu dùng của nhà tư bản. Xét một cách cụ thể, ta phải chia làm hai trường hợp:   Trường hợp thứ nhất, đối với trường hợp khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì quy mô của tích luỹ tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị 12 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay thặng dư đó thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Vì tổng hai quỹ này bằng giá trị thặng dư, trong trường hợp này giá trị thặng dư là hằng số, thì ta sẽ có hai quỹ này tỷ lệ nghịch với nhau. Chẳng hạn, khi những chi phí tiêu dùng cho bản thân lấy từ giá trị thặng dư nhiều, thì quỹ tích luỹ sẽ ít đi, từ đó quy mô sản xuất sẽ bị bó hẹp lại và ngược lại. Vì vậy, một trong những vấn đề hàng đầu cần được giải quyết đối với các nhà tư bản là phải xây dựng một kế hoạch cân bằng hợp lý giữa hai khoản quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng.   Trường hợp thứ hai, khi giá trị thặng dư thay đổi, tức là tỷ lệ phân chia khối lượng thặng dư được xác định thì giá trị thặng dư quyết định quy mô tích luỹ tư bản.Khi đó tư bản phụ thêm sẽ tỉ lệ với giá trị thặng dư. Do đó, những nhân tố ảnh hưởng tới giá trị thặng dư sẽ đồng thời quyết định đến quy mô của tích luỹ tư bản.  Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tích lũy tư bản được chia làm bốn nhóm chính gồm:    1.4.1. Trình độ bóc lột sức lao động  Theo tư tưởng của Marx, giá trị thặng dư suất phát từ giá trị mà sức lao động tạo ra. Ở thời kì trước, nhà tư bản chọn cách tăng thời gian ngày lao động, chính là một cách tăng thời gian lao động thặng dư để tăng giá trị thặng dư. Tuy nhiên, nó không kéo dài được lâu bởi gặp nhiều giới hạn như độ dài của ngày, thể lực công nhân và sự đấu tranh của họ. Bên cạnh đó, nhà tư bản còn tăng cường độ lao động. Tăng cường độ lao động là hoàn toàn khác so với việc tăng năng suất lao động. Ví dụ như vẫn công nghệ đó, thời gian đó, nhưng người lao động thay vì làm việc đúng với công suất của mình lại bị quản lý thúc đẩy làm nhanh hơn, gấp nhiều lần sức lực của mình bằng cách tăng giám sát, thuê đốc công, trả lương theo sản phẩm… Hai cách trên thuộc phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Ngoài ra, nhà tư bản còn sử dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối bằng việc giữ nguyên thời gian ngày lao động và giảm thời gian lao động tất yếu. Từ đó thời gian lao động thặng dư sẽ tặng lên. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi ở thời đại hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế, để thu được giá trị thặng dư lớn nhất, công nhân bị nhà  tư bản chiếm đoạt không chỉ thời gian lao động thặng dư mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, cắt xén tiền công để tăng trình độ bóc lột sức lao động. 1.4.2.Trình độ năng suất lao động xã hội  Năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm. Điều này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ: thứ nhất, với một khối lượng giá trị thặng dư nào đó, quỹ tích lũy có thể lấn sang quỹ tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà còn có thể cao hơn trước; thứ hai, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ cũng có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước.  Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều yếu tố phụ thêm cho tích luỹ nhờ việc sử dụng vật liệu mới và tạo ra công dụng mới của vật liệu hiện có như những 13 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay phế thải trong tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân của xã hội, những vật vốn không có giá trị. Cuối cùng, năng suất lao động tăng sẽ làm cho giá trị của tư bản cũ tái hiện dưới hình thái hữu dụng mới càng nhanh. 1.4.3. Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và sử dụng tư bản đã tiêu dùng.   Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Còn tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo mỗi chu kì sản xuất dưới dạng khấu hao. Ta biết rằng các thiết bị máy móc (hay các tư liệu lao động) tham gia vào toàn  bộ quá trình sản xuất, tuy nhiên mức độ hao mòn của chúng rất ít, chỉ từng chút một chứ không như nguyên nhiên vật liệu. Do đó, giá trị của các thiết bị ấy được chuyển dần vào từng sản phẩm. Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng cũng hình thành từ đó.  Điển hình là khi kỹ thuật càng hiện đại thì sự chênh lệch đó lại càng lớn, cũng  như sự phục vụ không công của tư liệu lao động càng lớn. Có thể minh họa điều đó bằng số liệu sau:    Thế Giá trị  Năng lực Khấu hao Chênh lệch tư bản Khả năng tích hệ máy sản xuất trong một sử dụng và tiêu bản luỹ tăng so với máy (triệu $) sản phẩm sản phẩm tiêu dùng thế hệ máy 1 (triệu ($) ($) chiếc) I 10 1 10 9.999.990 II 14 4 7 13.999.993 4tr SPx(10 7) =12 triệu $ III 18 8 6 17.999.994 8tr SP x (10 6) =32 triệu $   1.4.4.Quy mô của tư bản ứng trước Trong công thức M = m'.V, giả sử m' không thay đổi thì khối lượng giá trị thặng dư có thể tăng khi và chỉ khi tổng tư bản khả biến tăng. Và đương nhiên tư bản bất biến cũng phải tăng lên theo quan hệ tỷ lệ nhất định. Vì vậy, muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư phải tăng quy mô tư bản ứng trước.  Đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thì quy mô sản xuất sẽ càng được mở rộng theo cả chiều rộng và chiều sâu.  14 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Tóm lại, để nâng cao quy mô tích luỹ, cần biết khai thác tốt lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô tư bản ứng trước. 1.5. Một số hệ quả của tích luỹ tư bản. Theo C.Mác, quá trình tích lũy trong nền kinh tế thị trường tư bản dẫn tới các hệ quá kinh tế mang tính quy luật như sau: 1.5.1 Tích luỹ tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản. Cấu tạo hữu cơ của tư bản (ký hiệu c/v) là cấu tạo giả trị được quyết định bởi câu tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đôi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.C.Mác cho rằng, nền sản xuất có thề được quan sát qua hình thái hiện vật. Cũng có thề quan sát qua hình thái giá trị.Nếu quan sát qua hình thái hiện vật thì mối quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động được coi là cấu tạo kỹ thuật. Cấu tạo kỹ thuật này, nếu quan sát qua hình thái giá trị nó phản ánh ở mối quan hệ tỷ lệ giữa tư bản bất biến với tư bản khả biến. Tý lệ giá trị này được gọi là cấu tạo hữu cơ. cấu tạo hữu cơ luôn có xu hướng tăng do cấu tạo kỹ thuật cũng vận động theo xu hướng táng len về lượng. Vì vậy, quá trình tích lũy tư bản không ngừng làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản. 1.5.2 Tích luỹ tư bản làm tăng tích tụ và tập trưng tư bản. Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua quá trình tích tụ và tập trung tư bản. Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư. Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô tư bản xã hội do giá trị thặng dư được biến thành tư bản phụ thêm. Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản. Tập trung tư bản là sự tăng lên của quỵ mô tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô tư bản xã hội do hợp nhât các tư bản cá biệt vào một chỉnh thề tạo thành một tư bản cá biệt lớn hơn. Tập trung tư bản có thể dược thực hiện thông qua sáp nhập các tư bán cá biệt với nhau. Tích tụ và tập trung tư bản đều góp phần tạo tiền đề để có thề thu được nhiều giá trị thặng dư hơn cho người mua hàng hóa sức lao động. 1.5.3 Quá trình tích luỹ tư bản không ngừng làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với thu nhập của người lao động làm thuê tuyệt đối lẫn tương đối. Thực tế, xét chung trong toàn bộ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thu nhập mà các nhà tư bản có được, lớn hơn gấp rất nhiều lần so với thu nhập dưới dạng tiền công của người lao động làm thuê. C.Mác đã quan sát thấy thực tế này và ông gọi đó là sự bần cùng hóa người lao động. Cùng với sự gia tăng quy mô sản xuất và cấu tạo hữu cơ của tư bản, tư bản khả biên có xu hướng giảm tương đối so với tư bản bất biến, dẫn tới nguy cơ thừa nhân khẩu. Do đó, quá trình tích luỹ tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện sự tích luỹ sự giầu sang về phía giai cấp tư sản, và mặt khác tích lũy sự bần cùng về phía giai cấp công nhân làm thuê. 15 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Bần cùng hoá giai cấp công nhân làm thuê biểu hiện dưới hai hình thái là bần cùng hoá tương đối và bần cùng hoá tuyệt đối. Bằn cùng hoá tương đối là cùng với đà tăng trưởng lực lượng sản xuất, phần sản phẩm phân phối cho giai cấp công nhân làm thuê tuy có tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm tương đối so với phân dành cho giai câp tư sán. Bần cùng hoá tuyệt đối thể hiện sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp công nhân làm thuê. Bần cùng hóa tuyệt đối thường xuất hiện đối với bộ phận giai cấp công nhân làm thuê đang thất nghiệp và đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê trong các điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt trong khủng hoảng kinh tế. CHƯƠNG II. VẬN DỤNG LÍ LUẬN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 2.1 Làm rõ các khái niệm: doanh nghiệp, vốn doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.1.1 Doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, có 5 loại hình doanh nghiệp với các đặc trưng pháp lí, hình thức tổ chức và khả năng huy động vốn khác nhau, các loại hình đó bao gồm: Thứ nhất, Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm sau:  Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng với toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp;  Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;  Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân mà thôi;  Được đăng ký kinh doanh hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, do một cá nhân làm chủ, có trụ sở giao dịch, tài sản và có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty;  Chủ của doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;  Không có tư cách pháp nhân so với các loại hình doanh nghiệp khác, chủ doanh nghiệp có thể tự mình điều hành hoặc thuê người khác điều hành, quản lý tất cả hoạt động của doanh nghiệp. Thứ hai, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. 16 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Đặc điểm của Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên như sau:  Là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu.  Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.  Có tư cách pháp nhân khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.  Sẽ không có quyền phát hành cổ phần.  Chủ sở hữu công ty toàn quyền quyết định tất cả vấn đề liên quan đến hoạt động công ty, có quyền chuyển nhượng tất cả hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.  Cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc. Thứ ba, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:  Thành viên tham gia góp vốn thành lập có thể là cá nhân và tổ chức có tư cách pháp lý, là chủ thể có quyền tham gia góp vốn/thành lập/quản lý doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp quy định;  Có số lượng thành viên góp vốn không vượt quá 50 thành viên và tối thiểu là 2 người;  Thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp của mình;  Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật.  Có tư cách pháp nhân khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.  Không được quyền phát hành cổ phần, cổ phiếu để huy động vốn... Thứ tư, Công ty cổ phần: là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần có những đặc điểm sau đây:  Các chủ thể khi tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần được gọi là Cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức phải có tư cách pháp luật, quyền tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp quy định;  Có số lượng cổ đông tối thiểu là 3 thành viên và không giới hạn số lượng cổ đông tối đa;  Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào; 17 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau thì gọi là cổ phần; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo luật doanh nghiệp quy định.  Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.  Có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn theo luật về chứng khoán quy định.  Cơ cấu của Công ty cổ phần phải có bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (TGĐ), và trên 11 cổ đông phải có Ban kiểm soát. Thứ năm, Công ty hợp danh: là loại hình doanh nghiệp mà trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên gọi chung là thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Công ty hợp danh có những đặc điểm sau:  Có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng hoạt động kinh doanh dưới một tên chung.  Ngoài các thành viên hợp danh còn có thể có thành viên góp vốn;  Thành viên hợp danh bắt buộc phải là cá nhân, có đầy đủ tư cách pháp lý về chủ thể tham gia thành lập doanh nghiệp.  Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty ở phạm vi số vốn đã góp vào công ty.  Có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.  Không được phát hành cho bất kỳ loại chứng khoán nào.  Có tư cách pháp nhân, thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của Công ty.  Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định trong luật lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền và lợi ích ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.   2.1.2 Vốn doanh nghiệp Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm, hình thành nên các tài sản cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp được gọi là vốn của doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói, vốn là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại vốn doanh nghiệp: Phân loại theo quyền sở hữu  Nợ phải trả là các khoản vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán trong kì hạn 18 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhất định cho các đối tác trong nền kinh tế (ngân hàng, nhà cung cấp, người lao động,…).  Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu là bộ phận vốn quan trọng, có tính ổn định cao, thể hiện sự tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp. Phân loại theo thời hạn  Vốn ngắn hạn là các khoản vốn có thời hạn trả dưới một năm hoặc trong một chu kì kinh doanh. Vốn ngắn hạn thường chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ trong một lần vào giá trị sản phẩm.  Vốn dài hạn là vốn có thời hạn trả trên một năm hoặc trên một chu kì kinh doanh. Vốn dài hạn tham gia vào nhiều chu kì sản xuất sản phẩm và được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kì sản xuất kinh doanh. 2.1.3 Doanh nghiệp, vốn doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội VI của Đảng, đặc biệt Nghị quyết Trung ương 3 khóa VI đã chỉ rõ, xí nghiệp quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội VII của Đảng, xí nghiệp quốc doanh đồng nhất với kinh tế quốc doanh. Đến Đại hội VIII của Đảng, thuật ngữ “kinh tế nhà nước” chính thức được sử dụng thay thế cho kinh tế quốc doanh và được hiểu rộng hơn, không chỉ đơn thuần là doanh nghiệp nhà nước mà còn là những nguồn lực vật chất khác do Nhà nước nắm giữ. Theo đó, vai trò của doanh nghiệp nhà nước đã có sự điều chỉnh. Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX xác định, doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đến Đại hội XIII, tiếp tục nhấn mạnh kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các “khuyết tật” của cơ chế thị trường. Các nguồn lực kinh tế của Nhà nước được sử dụng phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước và cơ bản được phân bổ theo cơ chế thị trường. Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng, quốc phòng, an ninh; hoạt động theo cơ chế thị trường, quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế; lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Như vậy, đến nay, hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã có những bước phát triển quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của cả nền kinh tế. 2.2. Thực trạng của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. 19 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Sự lây lan rộng rãi của COVID-19 và những bất ổn về kinh tế đã mang đến nhiều thách thức cho xã hội. Các doanh nghiệp trong nước trong thời kỳ đại dịch gặp không ít khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải đóng cửa do không còn chịu được những tổn thất. Vì vậy, việc thích ứng với tình hình mới của các doanh nghiệp là vô cùng khẩn trương và quan trọng.  2.2.1. Thể chế kinh tế thị trường Việt Nam  Thể chế kinh tế thị trường Việt Nam được định hướng theo xã hội chủ nghĩa, hướng đến xây dựng, hoàn thiện theo tinh thần văn kiện Đại hội XIII của Đảng.  Các nỗ lực trong cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong những năm qua đã giúp thứ hạng của Việt Nam trong tất cả các bảng xếp hạng quan trọng của quốc tế đều được cải thiện.  Đảng đưa ra định hướng cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2045, hướng đến mục tiêu đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu. 2.2.2 Các doanh nghiệp thích ứng với tình hình mới. Thứ nhất, các ngành công nghiệp hoạt động từ xa Hoạt động từ xa là thách thức đối với các doanh nghiệp công nghiệp. Nhờ ứng dụng các nền tảng quản trị trực tuyến, hiệu suất công việc của nhiều đơn vị vẫn đảm bảo như làm việc trực tiếp tại công ty, đồng thời đảm bảo an toàn cho người lao động, góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Để đảm bảo hiệu suất công việc của công ty nhờ hầu hết nhân viên trong đơn vị đã thích ứng với việc tương tác, kết nối qua nền tảng giao tiếp nội bộ để giảm số lượng người tập trung tại văn phòng và tăng làm việc từ xa. Trao đổi trực tuyến, giao việc, chấm công trực tuyển, phát triển văn hóa và quản trị doanh nghiệp cũng trực tuyến... đang tạo dựng một hệ sinh thái làm việc an toàn mà vẫn đạt hiệu suất cao. Theo bà Đinh Kim Nhung, Trưởng bộ phận nguồn nhân lực của Masan, phương thức làm việc từ xa đặt ra nhiều vấn đề cần phải cân nhắc: “Như trong quản trị nhân sự từ xa, cần tính toán việc ứng dụng công nghệ như thế nào để quản lý với “mức vừa phải”, tức là vẫn quản lý, giám sát, nhưng thể hiện được tính kết nối, giao tiếp gần gũi…”, bà nói. Thứ hai, lao động tự trí thức hóa Một điều mà các doanh nghiệp công nghiệp biết rõ nhất là an toàn. Những môi trường này vốn nguy hiểm hơn văn phòng, đòi hỏi phải có văn hóa giao tiếp, chính sách và chương trình đào tạo để giữ cho người lao động an toàn và làm việc hiệu quả. Việc tự trí thức hóa cho công nhân giờ đây dược chú trọng để đảm bảo cho năng suất đầu ra và chất lượng sản phẩm được nâng cao. Thứ ba, các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn Một điều mà tất cả các doanh nghiệp có thể làm tốt hơn là nhanh chóng đưa ra quyết định và hành động theo đó. Từ việc tăng cường hoạt động mới để sớm ra mắt 20 |Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng