Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học Tiểu luận giữa kì môn học kinh tế vĩ mô...

Tài liệu Tiểu luận giữa kì môn học kinh tế vĩ mô

.PDF
37
1
52

Mô tả:

lOMoARcPSD|12114775 Bài thảo luận kinh tế vĩ mô nhóm 1 kinh tế vĩ mô (Trường Đại học Thương mại) StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ---- TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Lớp: 2243MAEC0111 Khoá: 57 Giảng viên hướng dẫn: Trần Kim Anh Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2022 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 01 – LỚP HP: 2243MAEC0111 1 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 Nhóm trưởng: Hà Đức Anh STT Họ và tên Phân công nhiệm vụ 1 Đỗ Duy Anh Powerpoint 2 Hà Đức Anh Thuyết trình 3 Lê Ngọc Anh Nội dung 4 Lê Phương Anh Nội dung 5 Lê Quỳnh Anh Powerpoint 6 Nguyễn Hoàng Anh Nội dung, 7 Nguyễn Ngọc Anh Tổng hợp word 8 Nguyễn Thị Ngọc Anh Nội dung Đánh giá Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2022 2 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 A. Khái quát về đề tài I. Tính cấp thiết của đề tài Với việc được học và tiếp thu kiến thức của học phần kinh tế vĩ mô. Với việc nhìn nhận nền kinh tế trên góc độ vĩ mô, hiểu về sự vận động và những mối quan hệ kinh tế của một đất nước. Và tại ngay Việt Nam trong những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nền kinh tế biến động mạnh nên nhóm 1 chúng mình đã nhanh chóng, khẩn trương hoàn thành việc tìm hiểu về đề tài thảo luận về sự biến động của sản lượng và ảnh hưởng của Covid19 đến sản lượng Việt Nam II. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mục tiêu tổng quát Nhìn nhận chung về biến động sản lượng của nước ta trong 4 năm 2018-2021 2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu sản lượng của Việt Nam trong 4 năm 2018-2019. Sự tác động của Covid 19 đến sản lượng Việt Nam III. Đối tượng nghiên cứu Sản lượng Việt Nam trong 4 năm 2018-2021 Tác động của Covid 19 đến sản lượng Việt Nam IV. Phạm vi nghiên cứu 1. Phạm vi nội dung Nghiên cứu về GDP,GNP,… Việt Nam . Nghiên cứu về tác động covid 19 đến sản lượng Việt Nam 2. Phạm vi không gian Lãnh thổ Việt Nam 3. Phạm vi thời gian Trong 4 năm 2018-2021 V. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp thu thập tài liệu 2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu. VI.Bố cục tiểu luận nghiên cứu B. Nội dung nghiên cứu Phần 1: Cơ sở lý thuyết I. Cơ sở lý thuyết GDP và GNP 1. Tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân 3 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) Một nền kinh tế có rất nhiều ngành kinh tế, mỗi ngành kinh tế lại có rất nhiều cơ sơ sản xuất kinh doanh hoạt động tạo ra rất nhiều loại hàng hóa và dịch vụ với các đơn vị đo khác nhau. Nhiệm vụ của các nhà thống kê kinh tế là cần tính toán tổng giá trị được tạo ra bởi các hàng hóa dịch vụ khác nhau trong nền kinh tế thông qua chỉ tiêu GDP Tổng sản phẩm quốc nội GDP đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ kinh tế của một quốc gia, trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). GDP là chỉ tiêu tổng giá trị tính theo giá thị trường (biểu hiện bằng tiền, ví dụ như tỷ USD/ tỷ VND). GDP là con số chúng ta rút ra được khi áp dụng thước đo bằng tiền cho vô số các hàng hóa và dịch vụ khác. Dùng giá thị trường để tính toán GDP vì đây là số tiền mà mọi người sẵn sàng chi trả với các hàng hóa và dịch vụ đó. GDP chỉ tính cho những hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, sản phẩm cuối cùng là những sản phẩm sản xuất và bán để tiêu dùng hoặc đầu tư, GDP không tính đến các hàng hóa trung gian – là những sản phẩm được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa khác. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến một số trường hợp ngoại lệ, khi hàng hóa trung gian là hàng tồn kho của doanh nghiệp, không đem ra bán trong kì này mà để dự trữ bán trong tương lai. Trong trường hợp này, hàng hóa trung gian được coi là đầu tư vào hàng tồn kho tính vào GDP của kì này, nhưng khi hàng tồn kho này được sử dụng hoặc bán thì đầu tư vào hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ hoạch toán giảm, do đó GDP kì sau sẽ giảm một lượng tương ứng. GDP đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường là một năm GDP chỉ tính giá trị các hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ kinh tế của một quốc gia mà không quan tâm đến việc ai là người sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ đó. Điều này có nghĩa là tất cả hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ của một nước sẽ tính vào GDP của nước đó, cho dù người sản xuất ra nó có là các nhà sản xuất trong nước hay nước ngoài. Như vậy, GDP bao gồm 2 bộ phận: Thứ nhất: Lượng hàng hóa và dịch vụ do công nhân nước sở tại tạo ra ở trong nước Thứ hai: Lượng hàng hóa và dịch vụ do công nhân nước ngoài tạo ra ở nước sở tại 1.2. Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Nationnal product-GNP) Ngoài GDP sản lượng và thu nhập của nền kinh tế còn được đo lường bởi chi tiêu tổng sản phẩm quốc dân (GNP) 4 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 Tổng sản phẩm quốc dân GNP đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước sản xuất ra trong một thời kì nhất định (thường tính là một năm). GNP là chỉ tiêu theo quyền sở hữu ( chỉ tính những hàng hóa, dịch vụ do công dân một nước sản xuất ra mà không cần quan tâm hàng hóa dịch vụ đó đang được khởi tạo trong nước hay nước ngoài). 1.3. Khái niệm GDP, GNP ở Việt Nam được định nghĩa theo tổng cục thống kê 2. Phương pháp đo lường GDP: 2.1. Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô -Mô tả một nền kinh tế giản đơn hoàn toàn đóng với bên ngoài -GDP phản ánh đồng thời chi tiêu của hộ gia đình, doanh thu của các hãng, thanh toán các yếu tố sản xuất và thu nhập. -Sơ đồ mô tả nền kinh tế gồm: +Hai khu vực: là các hộ gia đình và các doanh nghiệp +Hai thị trường tổng hợp: là thị trường yếu tố sản xuất và thị trường hàng hóa dịch vụ -Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô 5 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 2.2. Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm GDP = C + I + G + NX = C + I + G + X- IM Trong đó: -C: Chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình +Bao gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình mua được trên thị trường để chi dùng trong đời sống hàng ngày của họ (60% - 80% GDP). -I: Chi tiêu cho đầu tư +Hàng hóa đầu tư bao gồm các trang thiết bị là tài sản cố định của doanh nghiệp, nhà ở, văn phòng mới xây dựng và chênh lệch hàng tồn kho của các hãng kinh doanh. -G: Chi tiêu về hàng hóa dịch vụ của Chính phủ +Bao gồm tất cả các khoản chi tiêu của các cơ quan chính quyền từ trung ương đến địa phương để mua hàng hóa, dịch vụ. +Không bao gồm các khoản chuyển giao thu nhập cho cá nhân như bảo hiểm, trợ cấp, chuyển nhượng… -NX: Xuất khẩu ròng +X (Xuất khẩu) thể hiện tổng xuất khẩu. GDP giữ lại số tiền một đất nước tạo ra, bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất cho tiêu dùng của một quốc gia khác, do đó phải tính cả xuất khẩu. 6 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 +IM (Nhập khẩu) thể hiện tổng nhập khẩu. Nhập khẩu bị trừ ra bởi vì hàng hóa nhập khẩu được bao gồm trong G, I hoặc C, và phải bị loại trừ để tránh việc tính phần cung cấp từ nước ngoài vào tiêu dùng nội địa. 2.3. Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập *GDP = w + i + r + п Trong đó: -w (Tiền lương): là lượng thu nhập nhận được do cung cấp sức lao động. -i (Tiền lãi): là thu nhập nhận được do cho vay theo một mức lãi suất nhất định -r (Tiền thuê nhà, đất): là thu nhập nhận được do cho thuê đất đai, nhà cửa. -п (Lợi nhuận): là khoản thu nhập còn lại của doanh thu do bán sản phẩm sau khi đã thanh toán tất cả các chi phí sản xuất *Khi có khu vực chính phủ GDP = w + i + r + п + De + Te Trong đó: -De: là khoản tiền dùng để bù đắp hao mòn tài sản cố định -Te: là thuế đánh giản tiếp vào thu nhập 2.4. Phương pháp xác định GDP theo giá trị gia tăng Giá tăng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng của một doanh nghiệp với khoản mua vào về vật liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác (hay giá trị hàng hóa trung gian mua từ doanh nghiệp khác), mà đã được dùng hết trong việc sản xuất ra sản lượng đó. Theo phương pháp này GDP được tính bằng cách cộng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp. GDP = ∑ VAi Với VAi = Giá trị sản lượng của doanh nghiệp – Giá trị đầu vào mua hàng tương ứng của daonh nghiệp Để tránh tính trùng, cần chú ý chỉ đưa vào GDP những hàng hóa cuối cùng, loại bỏ các hàng hóa trung gian dùng để tạo nên hàng hóa cuối cùng đó, hoặc chỉ cộng giá trị gia tăng ở từng giai đoạn sản xuất (do đó còn gọi là GDP tính theo phương pháp sản xuất). Cộng giá trị gia tăng của các đơn vị sản xuất trong cùng một ngành, rồi cộng giá trị gia tăng của các ngành trong nền kinh tế, chúng ta thu được một con số đúng bằng chi tiêu cho hàng hóa cuối cùng, hay chính là GDP. 7 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 2.5. Phương pháp tính GDP của Việt Nam a Theo giá hiện hành Có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trong nước -Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm Công thức tính: Tổng sản phẩm Tổng giá trị tăng thêm theo giá Thuế sản Trợ cấp = + – trong nước (GDP) cơ bản của tất cả các ngành phẩm sản phẩm – Phương pháp thu nhâ ̣p: Tổng sản phẩm trong nước bằng Tổng thu nhâ ̣p tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao đô ̣ng, vốn, đất đai, máy móc. Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trong nước gồm 4 yếu tố: thu nhâ ̣p của người lao đô ̣ng từ sản xuất (bằng tiền và hiê ̣n vâ ̣t quy ra tiền), thuế sản xuất (đã giảm trừ phần trợ cấp cho sản xuất), khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thă ̣ng dư/ thu nhập hỗn hợp. Công thức tính: Thuế sản Thặng dư xuất (đã Khấu hao Tổng sản sản xuất giảm trừ TSCĐ dùng phẩm trong = + + hoặc thu phần trợ trong sản nước nhập hỗn cấp sản xuất hợp xuất) – Phương pháp sử dụng (chi tiêu): tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của 3 yếu tố: tiêu dùng cuối cùng của hô ̣ dân cư và nhà nước; tích lũy tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu đô ̣ng và tài sản quý hiếm) và chênh lê ̣ch xuất, nhâ ̣p khẩu hàng hóa và dịch vụ. Thu nhập của người + lao động từ sản xuất Công thức tính: Tổng sản phẩm Tiêu dùng cuối Tích luỹ tài Chênh lệch xuất nhập khẩu = + + trong nước cùng sản hàng hoá và dịch vụ b. Theo giá so sánh Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá so sánh được tính gián tiếp bằng hiệu giữa giá trị sản xuất theo giá so sánh và chí phí trung gian theo giá so sánh (vì chỉ tiêu GDP hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp). Thuế nhập khẩu của năm báo cáo theo giá so sánh được tính bằng công thức sau: Thuế nhập khẩu năm = báo cáo theo giá so sánh Tổng giá trị nhập × Thuế nhập khẩu năm báo cáo theo giá khẩu năm báo hiện hành cáo theo giá so 8 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 Trị giá nhập khẩu năm báo cáo theo giá hiện hành sánh Bên cạnh tính GDP theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất, có thể tính bằng phương pháp sử dụng. Tức là GDP theo giá so sánh bằng tổng cộng tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh, tích luỹ tài sản theo giá so sánh và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo giá so sánh. Tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh được tính bằng cách chia tiêu dùng cuối cùng theo các nhóm sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giá sản xuất hàng hóa và dịch vụ của kỳ báo cáo so với kỳ gốc của các nhóm tương ứng. Tích lũy tài sản theo giá so sánh được tính theo công thức sau: Tích lũy tài sản của năm t theo giá hiện hành theo loại tài sản Tích lũy tài sản của năm t = theo giá so sánh theo loại tài sản Chỉ số giá sản xuất theo loại tài sản của năm t so với năm gốc Xuất, nhập khẩu hàng hóa theo giá so sánh: Tổng giá trị xuất khẩu/nhập khẩu năm báo cáo tính bằng USD Tổng giá trị xuất = khẩu/nhập khẩu theo giá so sánh Chỉ số giá xuất khẩu/nhập khẩu theo USD của năm báo cáo so với năm gốc × Chỉ số giá USD 3. Ý nghĩa của các chỉ tiêu GDP và GNP trong phân tích kinh tế vĩ mô -Hai chỉ tiêu này là thước đo tốt để đánh giá thành tựu kinh tế một quốc gia -Hai chỉ tiêu này được dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống dân sư thông qua GNP/GDP bình quân đầu người -Hai chỉ tiêu này là cơ sở cho việc lập các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn ngắn hạn -Hai chỉ tiêu này được sử dụng để tính tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 4. Một số chỉ tiêu đo lường thu nhập/sản lượng quốc gia khác a. Sản phẩm quốc dân ròng – NNP 9 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 Là phần còn lại của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) sau khi đã trừ đi khấu hao NNP = GNP – De a. Sản phẩm quốc nội ròng – NDP Là phần còn lại của tổng sản phẩm quốc nội sau khi đã trừ đi khấu hao NDP = GDP – De b. Thu nhập quốc dân – Y Là phần còn lại của sản phẩm quốc dân ròng (NNP) sau khi đã trừ đi thuế gián thu Y = NNP – Te = GNP – De – Te Te: thuế gián thu: là các loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu… c. Thu nhập khả dụng – YD Là phần còn lại của thu nhập quốc dân sau khi đã trừ đi thuế trực thu và cộng với trợ cấp YD = Y – Td +Tr Td: Thuế trực thu, là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập cá nhân hay doanh nghiệp Ví dụ: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp Tr: Trợ cấp 5. Phân tích biến động sản lượn trên mô hình AD-AS *Mô hình AD- AS thể hiện trạng thái cân bằng vĩ mô ngắn hạn 10 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 E0 là điểm cân bằng vĩ mô ngắn hạn +E0 = AD x ASs +Tại E0 : P = P0 (Mức giá chung) Y = Y0 ( Sản lượng) + Y*: Sản lượng tiềm năng + Y0 và Y*  Y0 < Y* : Suy thoái, thất nghiệp cao  Y0 = Y* : Lý tưởng  Y0 > Y* : Tăng trưởng nóng, lạm phát *Mô hình AD – AS thể hiện trạng thái cân bằng vĩ mô dài hạn 11 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 Gọi E là điểm cân bằng vĩ mô dài hạn +E = AD x ASs x ASL Tại E : P = P0 + Y = Y* + u = u* ( Không có lao động dư thừa)  Mọi mục tiêu kinh tế vĩ mô đều có thể đặt được  Chỉ có duy nhất một trạng thái Y0 và Y* : trạng thái vàng, lý tưởng của nền kinh tế (Do toàn dụng được nhân công và giá cả được kiểm soát) Phần 2: Thực trạng biến động sản lượng của Việt Nam 2018-2021 I. Thực trạng biến động sản lượng VN 1. Sản lượng trước đại dịch Có thể khẳng định sản lượng của Việt Nam trước đại dịch Covid 19 vẫn đang phát triển một cách ổn định, đạt được những kết quả vô cùng ấn tượng, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền kinh tế nước nhà. Điều đó được thể hiện rất rõ ràng qua các khía cạnh sau đây. 1.1.1 Sản lượng theo nhóm nghành GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở về đây, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện. Trong mức tăng 12 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018[3], khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, mặt khác giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng là động lực chính thúc đẩy sản xuất của khu vực này. Trong đó, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 2,89%, là mức tăng cao nhất của giai đoạn 2012-2018[4], đóng góp 0,36 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành thủy sản đạt kết quả khá tốt với mức tăng 6,46%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp tăng 6,01% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,05 điểm phần trăm. GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% (Quý I tăng 6,82%, quý II tăng 6,73%; quý III tăng 7,48%; quý IV tăng 6,97%), vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương và cô ̣ng đồng doanh nghiê ̣p cùng nỗ lực thực hiện để đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90%, đóng góp 50,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45%. 1.1.2 Sản lượng theo hoạt động kinh tế:  Khu vực theo doanh nghiệp: 13 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 Trong năm 2018, cả nước có 131,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.478,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về số vốn đăng ký so với năm 2017; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 11,3 tỷ đồng, tăng 10,2%. Nếu tính cả 2.408,8 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm nay là 3.886,9 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có 34.010 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 28,6% so với năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2018 lên gần 165,3 nghìn doanh nghiệp. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới năm 2018 là 1.107,1 nghìn người, giảm 4,7% so với năm trước. Trong năm nay, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 90.651 doanh nghiệp, tăng 49,7% so với năm trước, bao gồm 27.126 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,1% và 63.525 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 63,4%[10]; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 16.314 doanh nghiệp, tăng 34,7%. Tính chung năm 2019, cả nước có 138,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.730,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 1.254,4 nghìn lao động, tăng 5,2% về số doanh nghiệp, tăng 17,1% về vốn đăng ký và tăng 13,3% về số lao động so với năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2019 đạt 12,5 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước. Nếu tính cả 2.273 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 40,1 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm 2019 là 4.003,2 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có 39,4 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 15,9% so với năm 2018, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2019 lên 177,5 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có gần 14,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. 14 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775  Khu vực đối ngoại: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng 11/2018 đạt 21.747 triệu USD, cao hơn 147 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 12, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 21,00 tỷ USD, giảm 3,4% so với tháng trước và tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt 65,26 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2017 và giảm nhẹ 0,03% so với quý III năm nay. Tính chung cả năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 244,72 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 69,20 tỷ USD, tăng 15,9%, chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 175,52 tỷ USD, tăng 12,9%, chiếm 71,7% (giảm 0,6 điểm phần trăm so với năm 2017). Loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018 tăng 12,7% so với năm 2017. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 ước tính đạt 516,96 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018. Năm 2019 ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế trong nước trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng đạt tới 17,7%, cao hơn rất nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (4,2%). Cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD, mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2019, nhóm hàng công nghiê ̣p nă ̣ng và khoáng sản ước tính đạt 133 tỷ USD, tăng 8,7% so với năm trước, chiếm 50,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm 2018). Nhóm hàng công nghiê ̣p nh攃⌀ và tiểu thủ công nghiê ̣p ước tính đạt 101 tỷ USD, tăng 11,3% và chiếm 38,3% (tăng 1 điểm phần trăm). Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 20,9 tỷ USD, 15 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 giảm 4,1% và chiếm 7,9% (giảm 1 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt 8,6 tỷ USD, giảm 2,4% và chiếm 3,3% (giảm 0,3 điểm phần trăm).  Khu vực tài chính: Tính đến ngày 20/12/2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,1% so với cuối năm 2018 (cùng kỳ năm 2018 tăng 11,3%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,5% (cùng kỳ năm 2018 tăng 11,5%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tăng 12,1% (cùng kỳ năm 2018 tăng 13,3%). Hoạt động kinh doanh bảo hiểm quý IV/2019 tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, ước tính tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 25%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 10%. Ước tính doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2019 đạt 160,2 nghìn tỷ đồng, tăng 20,3% so với năm 2018, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ đạt 107,8 nghìn tỷ đồng, tăng 25,1%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đạt 52,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6%. Trên thị trường trái phiếu, hiện có 509 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.162 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với cuối năm 2018. Trên thị trường chứng khoán phái sinh, khối lượng giao dịch bình quân từ đầu năm đến nay đạt 89.266 hợp đồng/phiên, tăng 13% so với bình quân giao dịch năm 2018. Tại thời điểm cuối tháng 11 năm 2019, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 89.795 tài khoản, tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 55,7% so với cuối năm 2018. 1.1.3. Đối với thu nhập bình quân đầu người. 16 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 của Việt Nam ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017. So với dự kiến của Chính phủ, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 cao hơn 47 USD, do GDP cả năm 2018 tăng 7,08% so với năm ngoái. Trong khi đó, báo cáo của Tổng cục Thống cũng cho biết, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động, tương đương 4.512 USD/lao động Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương năm 2019 của nhóm “Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị” là 11,4 triệu đồng/tháng, tăng 1,7 triệu đồng so với năm trước; nhóm “Nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao” là 9,2 triệu đồng/tháng, tăng 1 triệu đồng; nhóm “Lao động giản đơn” là 4,8 triệu đồng/tháng, tăng 717 nghìn đồng. Thu nhập bình quân tháng từ công việc làm công hưởng lương năm 2019 của lao động có trình độ trên đại học trở lên là 9,3 triệu đồng/tháng, tăng 1,06 triệu đồng so với năm trước; lao động có trình độ sơ cấp là 7,7 triệu đồng/tháng, tăng 1,08 triệu đồng; lao động chưa học xong tiểu học là 5 triệu đồng/tháng; lao động chưa từng đi học là 4,2 triệu đồng/tháng. 2. Sản lượng trong đại dịch GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”. 17 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 Cơ cấu GDP năm 2020. Ảnh: Internet So với năm 2020 thì ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,48%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm 2020 do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. 2.1 Đối với nhiều nhóm ngành  Khu vực công nghiệp và xây dựng Dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở trong nước, khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36% so với năm 2019-2018, đóng góp 1,12 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh 18 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,51%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm… Sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc ngay sau khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%.  Khu vực dịch vụ Năm 2020, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới nhưng được kiểm soát tốt trong nước nên hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng vẫn đạt mức tăng cao trong những tháng cuối năm; hoạt động vận tải trong nước đang dần phục hồi nhưng vận tải ngoài nước và du lịch còn gặp nhiều khó khăn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2020 ước tính đạt 1.387,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4% so với quý trước và tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 5.059,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 1,2% (năm 2019 tăng 9,5%). GDP Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 Trong quý IV/2021, hoạt động thương mại, vâ ̣n tải trong nước, khách du lịch quốc tế dần khôi phục trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021 tăng 28,1% so với quý trước; vận tải hành khách tăng 48,4%, luân chuyển hành khách tăng 51,3% và vận chuyển hàng hóa tăng 31,8%, luân chuyển hàng hóa tăng 28,4%; khách quốc tế đến nước ta tăng 62,7%.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021 ước đạt 1.312,6 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với quý trước và giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4.789,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 6,2% (năm 2020 giảm 3%). 19 Downloaded by Vu Vu ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan