Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Hóa học - Dầu khi BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP “ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN T...

Tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP “ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ QUÝ IV2018

.DOCX
45
343
50

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC HÌNH v MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 2 1.1. Thông tin chung về cơ sở thực tập 2 1.2. Lịch sử hình thành 2 1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 2 1.3.1. Chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ 2 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Chi Cục bảo vệ Môi Trường Phú Thọ 5 CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1 2.1. Đối tượng và phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập 1 2.2. Phương pháp thực hiện 1 2.3. Mục tiêu và nội dung chuyên đề 1 2.4. Kết quả chuyên đề 1 2.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thành phố Việt Trì 1 2.4.2. Kết quả thực hiện dự án quý IV 2018 7 2.4.3. Đánh Giá Hiện Trường Môi Trường Không Khí Thành Phố Việt Trì Tỉnh Phú Thọ 3 2.5. Bài học cho bản thân sau quá trình thực tập 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 PHỤ LỤC 9 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân HCSN Hành chính sự nghiệp QT TT&MT Quan trắc tài nguyên và môi trường TTCN Tiểu thủ công nghiệp TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường   DANH MỤC BẢNG   DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo của trường Đại Học tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội cũng như ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường. Thông qua đợt thực tập giúp sinh viên chúng em làm quen với môi trường làm việc tập thể, công việc thực tế, đặc biệt là áp dụng các lí thuyết đã học vào thực tế. Qua đó sẽ biết cách áp dụng những kiến thức mà mình tích lũy trong nhà trường nhằm tiếp cận với công việc chuyên môn một cách có hiệu quả. Là sinh viên thực tập tại Chi Cục Bảo Vệ Môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ cùng với những kiến thức đã được các thầy cô trang bị tại Khoa Môi Trường - Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, đồng thời được ban lãnh đạo Trung tâm đưa đến các phòng ban và đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh, chị tại Trung tâm cũng như ngoài thực địa, chúng em đã thu thập được nhiều thông tin, kiến thức bổ ích cho để hoàn thành bản báo cáo này. Chi Cục Bảo vệ Môi Trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ. Trong thời gian thực tập tại Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường tỉnh Phú Thọ, được sự quan tâm của lãnh đạo Trung tâm, sự giúp đỡ của các phòng ban, cùng sự tận tình của cán bộ hướng dẫn và sự nỗ lực tham gia vào khảo sát, phân tích thực tế, em đã tìm hiểu: “Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí trên thành phố Viêt Trì, tỉnh Phú Thọ quý IV/2018” và viết báo cáo thực tập tổng quan này. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn hạn chế cũng như lĩnh vực hoạt động của Trung tâm khá lớn nên còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu, chúng em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung nhận xét của thầy cô để có thể đạt kết quả tốt hơn, giúp chúng em tiếp cận mối liên hệ thực tế với lí thuyết, phục vụ cho công việc sau này.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP “ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ QUÝ IV/2018” Địa điểm thực tập: Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ) Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Khắc Thành Đơn vị công tác: Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Cán bộ hướng dẫn: Nghiêm Thị Trang Đơn vị công tác: Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Phú Thọ Sinh viên thực hiện: Lê Quốc Chiến Lớp: DH5QM3 Phú Thọ, tháng 03 năm 2019 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP “ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ QUÝ IV/2018” Địa điểm thực tập: Chi Cục Bảo vệ Môi Trường Phú Thọ (Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ) Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên) Phú Thọ, tháng 03 năm 2019 2 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực tập tại Chi Cục Bảo Vệ Môi trường Phú Thọ, để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp về chuyên đề: “Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí trên thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ quý IV/2018”, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới: Ban giám hiệu, các thầy cô khoa Môi trường trường Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập. Đặc biệt em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Khắc Thành – Cố vấn học tập lớp, đã tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm bài báo cáo. Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, lãnh đạo và các cán bộ nhân viên tại Chi Cục Bảo Vệ Môi trường Phú Thọ đã tận tình hướng dẫn cũng như giúp em có được số liệu thực tập và hiểu biết hơn về mức độ ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh phú thọ. Đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của chị Ngiêm Thị Trang - viên chức điều hành phòng kiểm soát ô nhiễm, người đã trực tiếp hướng dẫn cho em trong đợt thực tập này. Cuối cùng, em xin cảm ơn tấm lòng của những người thân yêu trong gia đình, bố mẹ luôn động viên, cổ vũ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập! Tuy vậy, do thời gian thực tập có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập nên trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này cũng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, em mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2019 Sinh viên thực hiện Lê Quốc Chiến i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................i MỤC LỤC.......................................................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG......................................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH........................................................................................................................v MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP.................................................2 1.1. Thông tin chung về cơ sở thực tập.......................................................................................2 1.2. Lịch sử hình thành................................................................................................................2 1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn....................................................................................2 1.3.1. Chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ 2 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Chi Cục bảo vệ Môi Trường Phú Thọ.....5 CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP...............................................................1 2.1. Đối tượng và phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập.........................................................1 2.2. Phương pháp thực hiện........................................................................................................1 2.3. Mục tiêu và nội dung chuyên đề..........................................................................................1 2.4. Kết quả chuyên đề.................................................................................................................1 2.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thành phố Việt Trì.....................................................1 2.4.2. Kết quả thực hiện dự án quý IV 2018...................................................................................7 2.4.3. Đánh Giá Hiện Trường Môi Trường Không Khí Thành Phố Việt Trì Tỉnh Phú Thọ.......3 2.5. Bài học cho bản thân sau quá trình thực tập.....................................................................5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................7 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................8 PHỤ LỤC........................................................................................................................................9 ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân HCSN Hành chính sự nghiệp QT TT&MT Quan trắc tài nguyên và môi trường TTCN Tiểu thủ công nghiệp TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường iii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC HÌNH v MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo của trường Đại Học tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội cũng như ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường. Thông qua đợt thực tập giúp sinh viên chúng em làm quen với môi trường làm việc tập thể, công việc thực tế, đặc biệt là áp dụng các lí thuyết đã học vào thực tế. Qua đó sẽ biết cách áp dụng những kiến thức mà mình tích lũy trong nhà trường nhằm tiếp cận với công việc chuyên môn một cách có hiệu quả. Là sinh viên thực tập tại Chi Cục Bảo Vệ Môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ cùng với những kiến thức đã được các thầy cô trang bị tại Khoa Môi Trường - Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, đồng thời được ban lãnh đạo Trung tâm đưa đến các phòng ban và đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh, chị tại Trung tâm cũng như ngoài thực địa, chúng em đã thu thập được nhiều thông tin, kiến thức bổ ích cho để hoàn thành bản báo cáo này. Chi Cục Bảo vệ Môi Trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ. Trong thời gian thực tập tại Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường tỉnh Phú Thọ, được sự quan tâm của lãnh đạo Trung tâm, sự giúp đỡ của các phòng ban, cùng sự tận tình của cán bộ hướng dẫn và sự nỗ lực tham gia vào khảo sát, phân tích thực tế, em đã tìm hiểu: “Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí trên thành phố Viêt Trì, tỉnh Phú Thọ quý IV/2018” và viết báo cáo thực tập tổng quan này. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn hạn chế cũng như lĩnh vực hoạt động của Trung tâm khá lớn nên còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu, chúng em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung nhận xét của thầy cô để có thể đạt kết quả tốt hơn, giúp chúng em tiếp cận mối liên hệ thực tế với lí thuyết, phục vụ cho công việc sau này. 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 1.1.Thông tin chung về cơ sở thực tập  Tên cơ sở thực tập: Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ)  Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành - Phường Tân Dân – Thành Phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ  Điện thoại: 0210.3847.911  Fax: 0210.3847.911  Website:http://tnmtphutho.gov.vn/ và tnmtphutho.vn 1.2.Lịch sử hình thành Sở Tài Nguyên và Môi Trường Phú Thọ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động tháng 07/2013 trên cơ sở tổ chức bộ máy của Sở Địa chính và tiếp nhận thêm biên chế, chức năng nhiệm vụ từ các sở công nghiệp, sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn, Sở Khoa Học và Công Nghệ chuyển giao sang. Sở Tài Nguyên và Môi Trường Là cơ quan Tham mưu giúp UBND tỉnh Phú Thọ thực hiện chức năng quản lý nhà nước: Phòng quản lý môi trường, quản lý đất đai, quản lý khoảng sản, Quản lý Nước và Khí tượng thủy văn, Quản Lý đo đạc và bản đồ; 5 đơn vị sự Nghiệp : Trung Tâm kỹ thuật công nghệ tài nguyên, Trung Tâm lưu trữ và thông tin, Trung Tâm Quan Trắc Và bảo vệ môi trường, Trung Tâm phát triển quỷ đất, Văn Phòng đăng ký sử dụng đất. Toàn cơ sở có trên 170 cán bộ công chức và lao động, trong đó khối quản lý nhà nước có 47 biên chế, các đơn vị sự nghiệp có 37 biên chế còn lại là lao động hợp đồng. 78%CBCCVC và lao động sở có trình độ Đại Học, 7% có trình độ thạc sỹ và chuyên ngành, còn lại là nhân viên kỹ thuật trung cấp và Cao Đẳng. Tỉ lệ lao động nữ chiếm 31% số nhân lực của sở Chi cục Bảo vệ môi trường Phú Thọ là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản tại ngân hàng và kho bạc nhà nước để giao dịch. Trụ sở của Chi cục: đặt tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ. 1.3.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 1.3.1. Chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ 1.3.1.1. Chức năng Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên 2 môi trường; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường 1.3.1.2. Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn 1. Tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành các văn bản về quản lý nhà nước tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo phân cấp của Chính phủ, kiểm tra việc thực hiện. 2. Tham mưu, trình UBND tỉnh về quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển dài hạn, 10 năm, 5 năm và hàng năm về quản lý tài nguyên và môi trường. 3. Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức triển khai các nhiệm vụ chuyên ngành do Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh. 4. Trình UBND tỉnh quyết định các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường ở địa phương, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện. 5. Chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật các chương trình, quy hoạch, kế hoạch sau khi được xét duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên và môi trường. 6. Về lĩnh vực quản lý tài nguyên đất: a. Giúp UBND tỉnh xây dựng các quy định, cụ thể hóa các biện pháp quản lý tài nguyên đất đai ở địa phương. b. Giúp UBND tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch cấp tỉnh, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện. c. Thẩm định trình UBND tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, các phường thị trấn và kiểm tra việc thực hiện. d. Trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuế đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thẩm quyền của UBND tỉnh. e. Tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, đánh giá phân hạng đất đai. f. Quản lý việc đăng ký đất đai; lập hệ thống hồ sơ địa chính, quản lý hồ sơ, chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai. g. Thực hiện ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật; quản lý đăng ký giao dịch đảm bảo về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức. h. Quản lý tổ chức thực hiện việc bồi thường hỗ trợ tái định cư đối với những trường hợp nhà nước thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt 3 và quản lý quỹ đất thuộc khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị mà nhà nước đã có quyết định thu hồi nhưng chưa giao, chưa cho thuê. i. Tham gia định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh theo khung giá, nguyên tắc, phương pháp định giá các loại đất do Chính phủ quy định. 7. Về lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản a. Giúp UBND tỉnh xây dựng các quy định, cụ thể hóa các biện pháp về quản lý tài nguyên khoáng sản ở địa phương. b. Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác, khai thác tận thu, chế biến khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật. c. Tổ chức khảo sát đo đạc, kiểm kê đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường để quản lý theo thẩm quyền quy định của pháp luật. d. Giúp UBND tỉnh chủ trì chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan để khoanh vùng cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản báo cáo UBND tỉnh trình Chính phủ xem xét quyết định. 8. Về lĩnh vực quản lý tài nguyên nước và khí tượng thủy văn a. Giúp UBND tỉnh xây dựng các quy định, cụ thể hóa các biện pháp về quản lý tài nguyên nước và hoạt động khí tượng thủy văn ở địa phương b. Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép hoạt động, điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo phân cấp; kiểm tra việc thực hiện. c. Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của các công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp phép. d. Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường e. Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai ở tỉnh. 9. Về lĩnh vực môi trường a. Giúp UBND tỉnh xây dựng các quy định, cụ thể hóa các biện pháp về quản lý bảo vệ môi trường ở địa phương. b. Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo phân cấp. c. Tổ chức báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng cường năng lực quan trắc và phân tích môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4 d. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, cơ sở theo phân cấp. e. Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 10. Về lĩnh vực quản lý đo đạc và bản đồ: a. Giúp UBND tỉnh xây dựng các quy định, cụ thể hóa các biện pháp quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ ở địa phương. b. Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc ủy quyền cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức và cá nhân đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh. c. Trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ chuyên dụng của tỉnh. d. Tổ chức xây dựng điểm hệ thống đo đạc cơ sở chuyên dụng, thành lập hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục đích chuyên dụng. e. Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản, đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm, bản đồ phát hành không đúng thẩm quyền, ấn phẩm, bản đồ có sai sót về kỹ thuật, về địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương. 11. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. 12. Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện và cấp xã. 13. Phối hợp các cơ quan có liên quan trong việc bảo vệ các công trình nghiên cứu, quan trắc về khí tượng thủy văn, địa chất khoáng sản, môi trường, đo đạc và bản đồ. 14. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm luật về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. 15. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng và phối hợp nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ về quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh; Tham gia hợp tác quốc tế, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. 16. Tham gia thẩm định các dự án, công trình có nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường. 17. Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về tài nguyên và môi trường theo quy định của Bộ tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh. 18. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. 5 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Chi Cục bảo vệ Môi Trường Phú Thọ  Chức năng 1. Cục Kiểm soát ô nhiễm là tổ chức trực thuộc Tổng cục Môi trường (sau đây gọi tắt là Tổng cục), có chức năng giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (sau đây gọi tắt là Tổng Cục trưởng) thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường trong các lĩnh vực: phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; quan trắc môi trường; sức khỏe môi trường;bảo vệ môi trường trong quản lý hóa chất độc hại, quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu; phòng ngừa, xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên tai hoặc sự cố gây ra. 2. Cục Kiểm soát ô nhiễm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. 3. Trụ sở làm việc Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường đặt tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.  Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Chủ trì xây dựng để Tổng Cục trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quốc gia, kế hoạch 5 năm, hàng năm, chương trình, dự án, nhiệm vụ trong các lĩnh vực: phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đất, nước và không khí; bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề; tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; quan trắc môi trường; sức khỏe môi trường; bảo vệ môi trường trong quản lý hóa chất độc hại, quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu; phòng ngừa, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên tai, sự cố gây ra. Tổ chức thực hiện hoặc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện sau khi các văn bản này được cấp có thẩm quyền ban hành. 2. Về phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí: a) Giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng môi trường tại các đô thị, nông thôn, miền núi, lưu vực sông và vùng ven biển, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cụm công nghiệp và làng nghề; kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới, mưa axit theo quy định của pháp luật; phát hiện mức độ, phạm vi ô nhiễm môi 6 trường, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm để đề xuất các giải pháp kiểm soát, xử lý; đánh giá, dự báo, cảnh báo tình trạng ô nhiễm, suy thoái, sức chịu tải và mức độ tổn thương các thành phần môi trường đất, không khí theo khu vực và vùng trên phạm vi cả nước; b) Chủ trì, hướng dẫn việc xây dựng bản đồ ô nhiễm môi trường của các địa phương để định hướng cho việc kiểm soát, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; c) Điều tra, thống kê, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp kiểm soát các nguồn ô nhiễm; kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của pháp luật; d) Giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; đ) Giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan trung ương, tổ chức và địa phương trong việc lập báo cáo về công tác bảo vệ môi trường; e) Giúp Tổng Cục trưởng xây dựng, hướng dẫn việc quản lý hạn ngạch xả khí thải vào môi trường, xây dựng các đề án quy định về thuế, phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. 3. Về quan trắc, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi trường: a) Giúp Tổng Cục trưởng quản lý hoạt động quan trắc môi trường trên phạm vi cả nước và quản lý hệ thống quan trắc môi trường quốc gia; b) Giúp Tổng Cục trưởng xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, chương trình quan trắc môi trường quốc gia, hoạt động quan trắc môi trường; c) Giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan trung ương, địa phương, cơ sở sản xuất và các tổ chức khác trong hoạt động quan trắc môi trường; d) Giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chương trình quan trắc môi trường mang tính liên vùng, liên tỉnh và xuyên biên giới, các chương trình quan trắc môi trường tại các điểm nóng, nhạy cảm về môi trường; 7 đ) Chủ trì xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường theo phân công của Tổng Cục trưởng; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. 4. Về kiểm soát ô nhiễm hóa chất và sức khoẻ môi trường: a) Tổ chức thực hiện việc kiểm kê, quan trắc, kiểm soát ô nhiễm, hạn chế phát thải hoặc tiêu hủycác hóa chất có độc tính cao, bền vững gây tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người; b) Giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn các cơ quan trung ương và địa phương, các tổ chức và cá nhân thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động hoá chất, quản lý hóa chất độc hại, xử lý và thải bỏ hóa chất, dụng cụ chứa hóa chất; c) Giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn các tổ chức và cá nhân thực hiện việc đánh giá ảnh hưởng của việc phát thải hóa chất đối với môi trường, sức khỏe con người và có biện pháp quản lý an toàn; hướng dẫn việc đăng ký phát thải hóa chất và công khai thông tin về phát thải hóa chất. d) Giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sức khỏe môi trường theo quy định của pháp luật; hướng dẫn xây dựng hồ sơ sức khỏe môi trường quốc gia; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình sức khỏe môi trường quốc gia; đ) Kiểm soát các yếu tố môi trường có nguy cơ cao đối với sức khỏe con người; giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn các tổ chức, cá nhân ngăn chặn, giảm thiểu các ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe cộng đồng. 5. Về phòng ngừa, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên tai, sự cố gây ra: a) Giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên tai, sự cố gây ra theo quy định của pháp luật; b) Giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn và tổ chức phối hợp với các cơ quan trung ương và địa phương trong việc huy động các nguồn lực nhằm ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên tai, sự cố gây ra; tham gia, hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố hóa chất; 8 c) Là cơ quan thường trực giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực và xây dựng hệ thống phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường thuộc ngành tài nguyên và môi trường. 6. Tham gia thực hiện việc lập, sửa đổi, bổ sung danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để; xác nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý triệt để; tham gia kiểm tra công tác xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tham gia thực hiện hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích theo phân công của Tổng Cục trưởng. 7. Tham gia kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của các dự án đầu tư đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt; việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt theo quy định của pháp luật. 8. Tổ chức thẩm định đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trình cấp có thẩm quyền xem xét, xác nhận. 9. Chủ trì tổ chức thực hiện việc: đăng ký, chứng nhận cơ sở và sản phẩm thân thiện với môi trường; cấp giấy chứng nhận túi nilon thân thiện với môi trường; giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải; giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là chất độc hại và chất lây nhiễm và các loại giấy phép khác về môi trường theo phân công của Tổng Cục trưởng. 10. Giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện các điều ước quốc tế trong lĩnh vực quản lý hóa chất độc hại và sức khỏe môi trường mà Việt Nam đã tham gia, đã ký kết hoặc đàm phán: Công ước Stockholm (POP), Công ước Rotterdam (PIC), Công ước Minamata (Hg); các hoạt động của Tiếp cận chiến lược trong quản lý hóa chất quốc tế (SAICM) và các thỏa thuận quốc tế khác. 11. Tham gia thanh tra chuyên ngành, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước. 9 12. Tham gia kiểm tra việc thành lập tổ chức chuyên môn và đào tạo cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. 13. Thực hiện các đề án, chương trình, đề tài, dự án trong nước và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường theo phân công của Tổng Cục trưởng. 14. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục và phân công của Tổng Cục trưởng. 15. Quản lý tài chính, tài sản thuộc Cục; thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp III trực thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật. 16. Quản lý tổ chức, biên chế, công chức, lao động hợp đồng theo quy định. 17. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao 18. hực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng giao. 1.4. Cơ cấu tổ chức 1.4.1. Đối với Sở Tài Nguyên Và Môi Trường 1.Sở Tài nguyên và Môi trường có Giám đốc và các Phó Giám đốc. 2.Các đơn vị giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước: - Văn Phòng Sở. - Thanh tra Sở. - Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám. - Phòng Khoáng sản. - Phòng Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. - Chi cục Bảo vệ Môi trường. - Chi cục quản lý Đất đai. 3.Các Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở: - Trung tâm Kỹ thuật Công nghệ Tài nguyên và Môi trường. - Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. - Trung tâm Phát triển Quỹ đất. 1.4.2. Đối với Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường 10 Chi cục trưởng Phó Chi cục trưởng Phòng Tổng hợp Phòng Thẩm định và đánh giá tác động môi trường Phòng kiểm soát ô nhiễm a. Lãnh đạo Chi cục Chi cục bảo vệ môi trường Phú Thọ có Chi cục trưởng và 01 Phó Chi cục trưởng. Chi cục trưởng là người đứng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục. Chi cục trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm; Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng phụ trách một hoặc một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. Phó Chi cục trưởng do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm. b. Các phòng chuyên môn của Chi cục: - Phòng Tổng hợp; - Phòng Thẩm định và đánh giá tác động môi trường; - Phòng kiểm soát ô nhiễm. 11 CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 2.1. Đối tượng và phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập a. Đối tượng nghiên cứu Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí trên thành phố Viêt Trì Thuộc tỉnh phú thọ quý IV/2018. b. Phạm vi nghiên cứu:  Về không gian: Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ Đường Nguyễn Tất Thành - Phường Tân Dân – Thành Phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ - Về thời gian: Thời gian thực hiện: từ 07 – 01 – 2019 đến hết 17 – 03 – 2019 2.2. Phương pháp thực hiện a. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: - Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan từ các tài liệu của Chi Cục bảo vệ Môi Trường Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, tìm hiểu qua sách báo, mạng internet. - Tham khảo các số liệu từ cán bộ Môi trường, đi thực tế trong quá trình thực tập. b. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa: - Quan sát để thấy được tình hình chung về Mức độ ô nhiễm Môi Trường không khí tại Thành phố Việt Trì cũng như công tác quản lý môi trường tại địa phương. c. Phương pháp tổng hợp thống kê: - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. d. Phương pháp phỏng vấn: - Trong quá trình thực tập tại Chi Cục Bảo Vệ Môi trường, em đã đặt các câu hỏi nhanh đối với cán bộ lãnh đạo, nhân viên trong Chi cục để thu thập thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 2.3. Mục tiêu và nội dung chuyên đề a. Mục tiêu +Nêu lên hiện trạng, diễn biến và chất lượng môi trường không khí trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú thọ. +Nắm được tình hình, kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Việt Trì cũng như tỉnh Phú Thọ. b. Nội dung 1 + Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; + Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; + Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí tại khu vực. 2.4. Kết quả chuyên đề 2.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thành phố Việt Trì 2.4.1.1. Vị trí địa lý Việt Trì là một thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, là đô thị trung tâm các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ và là một trong 19 đô thị trung tâm của Việt Nam. Việt Trì là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật của tỉnh Phú Thọ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và là đô thị động lực trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ và cả vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Được xem là đất phát tích, kinh đô đầu tiên của dân tộc Việt Nam, Việt Trì là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, nơi có kinh đô Văn Lang - kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng. Nơi đây còn là thành phố công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cao. Đây cũng là cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh trung du và miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc). Thành phố Việt Trì được biết đến là thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa với các ngành dệt, giấy, hóa chất, sứ... và còn được gọi là thành phố ngã ba sông vì nằm gần nơi hợp lưu của sông Thao, sông Lô và sông Đà thành sông Hồng. Hiện nay, thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía bắc. Việt Trì được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư để trở thành một trong 19 đô thị lớn nhất Việt Nam[2]. Ngày 10/3 âm lịch hàng năm, vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương, hàng triệu người dân từ khắp cả nước lại nô nức về núi Nghĩa Lĩnh nằm tại địa phận thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - Việt Trì để thăm viếng tổ tiên. 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan