Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách thương mại quốc tế của malaysia...

Tài liệu Chính sách thương mại quốc tế của malaysia

.DOC
11
2301
138

Mô tả:

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA MALAYSIA 1. Giai đoạn 1970 – 1989 1.1. Mô hình chính sách - Malaysia quyết định thực hiện kế hoạch triển vọng lần thứ nhất (OPP1) tiến hàng trong vòng 20 năm nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp, chuyển hướng công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. 1.2. Nội dung chính sách 1.2.1. Chính sách mặt hàng - Thực hiện mô hình chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng khai thác có lợi thế về điều kiện tự nhiên (cao su, gỗ, dầu cọ, dầu mỏ) và lao động (dệt may, da giày) - Thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch với các ngành non trẻ. 1.2.2. Chính sách thị trường - Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước phát triển như Nhật, Mỹ, EU… 1.3. Các biện pháp thực hiện 1.3.1. Áp dụng chế độ khấu hao nhanh - Malaysia cho phép áp dụng chế độ khấu hao nhanh đối với các công ty xuất ð khẩu chiếm tỷ lệ trên 20% tổng doanh thu hàng năm. Vì vậy, trong giai đoạn đầu sẽ giảm bớt gánh nặng thuế cho doanh nghiệp, phần lợi nhuận doanh nghiệp có thể tái đầu tư sản xuất. tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất và ð kinh doanh => sớm có được chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường quốc tế. 1.3.2. Áp dụng chính sách miễn phí giảm thuế - Các công ty sản xuất và kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu được miễn giảm thuế đầu vào sản xuất và thuế thu nhập doanh nghiệp - Miễn giảm thuế doanh thu với các ngành hàng xuất khẩu và các sản phẩm xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu trong nước - Trợ cấp về thuế và chi phí cho những hàng hóa liên quan đến xuất khẩu. Mức thuế trung bình cho các ngành công nghiệp chỉ còn 13% và hàng rào phi thuế quan gần như không tồn tại. - Hỗ trợ tín dụng thông qua bảo lãnh và cho vay với lãi suất thấp với các doanh nghiệp xuất khẩu. Tạo cơ hội cho doanh nghiệp giảm giá bán, nâng cao khả năng cạnh tranh ð của hàng hóa Malaysia trên thị trường quốc tế 1.3.3. Tăng cường việc thành lập các khu chế xuất, phát triển cơ sở hạ tầng - Xây dựng và phát triển các khu mậu dịch tự do, khu chế xuất nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động xuất khẩu. - Xây dựng hệ thống kho chứa hàng miễn phí tại những khu vực có quy mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt là đối với những hàng hóa xuất khẩu cần có điều kiện bảo quản đặc biệt như: rau quả, thủy sản,… Hệ thống sẽ đảm bảo đầu mối, tiêu thụ sản phẩm kịp thời, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Năm 1980, 70% hàng chế tạo xuất khẩu là sản phẩm của các khu chế xuất. ð 1.3.4. Chú trọng đến các hoạt động xúc tiến thương mại - Thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại MATRADE vào năm 1985. - Tổ chức các hội chợ hàng xuất khẩu, tạo ra những kênh thông tin về sản phẩm trên thị trường các quốc gia khác nhau. Hỗ trợ thương mại, tư vấn… 1.3.5. Áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch - Áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch đối với các ngành công nghiệp non trẻ chủ yếu thông qua công cụ thuế quan và hạn chế về mặt số lượng. - Các mặt hàng được bảo hộ chủ yếu thuộc ngành công nghiệp chế tạo: máy giặt, tivi, điều hòa… Hiện nay, ngành công nghiệp này đã trở thành một trong những ngành công ð nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của Malaysia. 2. Giai đoạn 1990 đến nay 2.1. Mô hình chính sách - Thực hiện tự do hóa thương mại kết hợp với thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế tạo 2.2. Nội dung chính sách 2.2.1. Chính sách mặt hàng - Tập trung đầu tư cho các ngành thế mạnh + Đến nay, các ngành hàng ô tô, sản phẩm viễn thông, điều hòa, đĩa cứng,… đã có vị thế nhất định, là những mặt hàng được ưa chuộng trong thương mại. - Thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế tạo và chế biến (thép, ô tô, điện tử…) 2.2.2. Chính sách thị trường - Mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực, đặc biệt là thị trường các nước ASEAN và Trung Quốc. - Chuyển hướng phát triển nền kinh tế từ hướng nội sang hướng ngoại => hoạt động ngoại thương trở nên rất năng động, là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của Malaysia. 2.3. Các biện pháp thực hiện 2.3.1. Tích cực tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do và các tổ chức thương mại quốc tế - Tham gia WTO + Malaysia tham gia WTO ngày 01/01/1995 + Trong khi tiếp tục dành ưu tiên cao cho các hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ của WTO, Malaysia cũng đang theo đuổi các thỏa thuận thương mại khu vực và song phương để bổ sung cho các phương pháp tiếp cận đa phương để tự do hóa thương mại. - Tham gia ASEAN + Malaysia cũng với Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore là 5 quốc gia thành viên sáng lập của ASEAN. + Đặc biệt, năm 2015, Malaysia đã tiếp quản vị trí Chủ tịch ASEAN và thực hiện trách nhiệm thúc đẩy một cộng đồng ASEAN mạnh hơn. - Tham gia AFTA - Ký kết FTA với rất nhiều nước: Trung Quốc, Chile, Nhật Bản, Parkistan, New Zealand, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Hàn Quốc,… 2.3.2. Từng bước thực hiện quá trình tự do hóa thương mại và đa dạng hóa thị trường - Thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình quy định của AFTA hoàn thành năm 2003 - Cam kết về thuế quan trong TPP + Xóa bỏ ngay đối với 84,7% số dòng thuế khi Hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ dần có lộ trình đối với các dòng thuế còn lại. + Vào năm thứ 11, tổng số dòng hàng cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu của Malaysia lên tới 99,9% + Malaysia áp dụng hạn ngạch thuế đối với 15 dòng thuế: trứng gia cầm, thịt gà, thịt lợn và thịt bò. 2.3.3. Hỗ trợ thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc thỏa thuận, kí kết giữa Ngân hàng TW Malaysia (BNM) với các ngân hàng nước ngoài. 2.3.4. Xúc tiến thương mại - Thành lập các trung tập thông tin về thương mại và công nghệ để hỗ trợ các công ty trong nước nghiên cứu và phát triển thị trường - Thực hiện việc tổ chức, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm quốc tế trong và ngoài nước. - Khuyến khích các công ty mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển, đặc biệt là trong khối ASEAN. 2.3.5. Nâng cao trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực - Thực hiện hoạt động tư vấn và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác Marketing - Yêu cầu chuyên môn kỹ thuật về thiết kế sản phẩm, đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương 2.3.6. Các biện pháp về thuế quan 2.3.6.1. Hệ thống thuế  Hệ thống thuế ở Malaysia được Luật pháp liên bang soạn thảo và được Quốc hội thông qua. Những bộ luật chính về thuế gồm: + Luật thuế lợi tức – 1967 + Luật thuế thu nhập từ tài sản – 1976 + Luật thúc đẩy đầu tư – 1986 + Luật thuế doanh thu dầu khí – 1967 + Luật thuế hoạt động kinh doanh ngoài khơi Labuan – 1990 (một chế độ thuế ưu đãi cho các công ty hoạt động kinh doanh ngoài khơi)  Thuế gián tiếp gồm có thuế xuất nhập khẩu, thuế bán hàng và dịch vụ, thuế hàng nội địa, thuế giải trí, thuế tài sản, thuế đường sá. 2.3.6.2. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần  Malaysia có một hệ thống các hiệp định về thuế toàn diện và đã kí kết 48 hiệp định về thuế. Chính sách về hiệp định thuế của Malaysia nhằm tránh đánh thuế 2 lần và khuyến khích nước ngoài trực tiếp đầu tư.  Các hiệp định thuế của Malaysia tham khảo hiệp ước mẫu của Tổ chức vì Hợp tác kinh tế và phát triển với một số điều chỉnh. 2.3.6.3. Thuế xuất nhập khẩu  Thuế là công cụ chính được Malaysia sử dụng để điều tiết việc xuất nhập khẩu hàng hóa.  Thuế suất thuế nhập khẩu của Malaysia ở mức 0 – 300%. Để bảo vệ các ngành nhạy cảm với nhập khẩu hoặc các ngành chiến lược, 17% dòng thuế của Malaysia được quản lý theo hình thức cấp phép phi tự động (bao gồm các mặt hàng: xe có động cơ, thiết bị xây dựng, các lĩnh vực lâm nghiệp, nông nghiệp và khoáng sản). Mức thuế cao hơn áp dụng cho các mặt hàng xa xỉ và các lĩnh vực được bảo hộ như ô tô. Thuế nhập khẩu nguyên liệu thô thấp hơn.  Năm 2000, thuế nhập khẩu áp dụng cho 136 loại thực phẩm (tươi, khô và chế biến) được giảm từ khoảng 5 – 20% xuống còn 2 – 12%. Malaysia cũng giảm mạnh thuế nhập khẩu đối với ngũ cốc chế biến, rau chế biến, trái cây chế biến/bảo quản, các loại hạt, nước quả, mì sợi và các loại hải sản khác.  Tuy nhiên, thuế nhập khẩu thuốc lá, các sản phẩm thuốc lá, đồ uống có cồn và một số thực phẩm chế biến có giá trị cao vẫn cao. Nhập khẩu gà không nguyên con được quản lý qua hệ thống kiểm tra vệ sinh và cấp phép. Bermas, cơ quan quốc doanh duy nhất được quyền nhập khẩu gạo, có trách nhiệm phải mua gạo sản xuất trong nước và có quyền quyết định về việc nhập khẩu.  Vào tháng 12/1993 và tháng 4/1994, Chính phủ áp dụng thuế bảo hộ (theo kế hoạch 5 năm) đối với chất dẻo, nhựa tổng hợp và giấy craft.  Nguyên liệu thô được sử dụng trực tiếp để sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu nếu nguyên liệu đó không được sản xuất trong nước hoặc nếu nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về chất lượng và giá cả, chẳng hạn như linh kiện bán dẫn dùng để lắp ráp hàng bán dẫn xuất khẩu. Malaysia cũng miễn thuế cho máy móc và thiết bị sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất hoặc trong nước không sản xuất được.  Thuế xuất khẩu vào khoảng 5 – 10% đặt ra với những mặt hàng chính: dầu mỏ, gỗ xẻ, cao su, dầu cọ và thiếc. Thuế xuất khẩu dầu mỏ là 10%. Thuế xuất khẩu các hàng hóa khác được tính trên cơ sở giá ngưỡng hàng và sẽ không bị đánh thuế nếu giá giảm xuống dưới mức giá ngưỡng đưa ra. Tháng 8/2000, Chính phủ cho phép một số nhà xuất khẩu dầu cọ xuất khẩu dầu cọ thô miễn thuế để giảm bớt lượng dự trữ dư thừa và đẩy giá lên. Chính phủ đã điều chỉnh mức thuế xuất khẩu các sản phẩm gỗ cây – xóa bỏ thuế hoàn toàn cho một số loại – để khuyến khích xuất khẩu trong thời gian kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, xuất khẩu gỗ, cao su vẫn phải theo hạn ngạch. 2.3.7. Các biện pháp phi thuế quan 2.3.7.1. Quy định về tiêu chuẩn đối với các hàng hóa dịch vụ  Để được lưu hành trên thị trường, một số loại sản phẩm cuối cùng (end-products) bắt buộc phải có các loại giấy phép chứng nhận sau đây do Bộ Y tế Malaysia (Ministry of Health) cấp: + Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) + Giấy chứng nhận kinh doanh tự do (Free Sale Certificate – FSC) + Giấy chứng nhận áp dụng tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Point Certificate) + Giấy chứng nhận áp dụng phương pháp sản xuất tốt (Good Manufactoring Pradice Certificate) + Giấy chứng nhận áp dụng biện pháp vệ sinh dịch tễ (Good Hygienne Practice Certificate)  Đối với các sản phẩm thuốc: quá trình đăng kí thuốc ở Malaysia thường khá lâu, có thể lên tới 3 năm đối với một số sản phẩm để có được giấy phép bán ra thị trường.  Sản phẩm gốm sứ, thêu ren: hoa văn trang trí trên các mặt hàng này không được sử dụng hình người và con vật.  Các loại sản phẩm đóng gói khi bán ở Malaysia cần được dán nhãn dinh dưỡng bao gồm: ngũ cốc, bánh mì, sữa, thịt hộp, cá hộp, rau quả đóng gói, nước hoa quả, các loại đồ uống, nước sốt salad,… Quy định dán nhãn dinh dưỡng được ban hành vào tháng 3/2003 đề cập đến các chỉ số dinh dưỡng cần nêu và hình thức trình bày các chỉ số này trên nhãn sản phẩm. Các quy định này hạn chế việc đưa ra những thông tin dinh dưỡng chung chung như: giảm hàm lượng đạm, tỷ lệ cholesterol thấp, hàm lượng chất xơ cao… 2.3.7.2. Quyền sở hữu trí tuệ  Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) được đề cập đến trong Đạo luật mô tả thương mại năm 1972, Luật bằng sáng chế năm 1983, Luật bản quyền năm 1987 và Luật mẫu mã công nghiệp năm 1996.  Năm 2000, Chính phủ Malaysia đã thông qua nhiều luật mới và sửa đổi các luật hiện hành nhằm tăng cường chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ của Malaysia và phù hợp với quy định của WTO liên quan đến Hiệp định bảo vệ sở hữu trí tuệ.  Tháng 9/2000, chính phủ Malaysia đã công bố Luật đĩa quang học thiết lập cung luật pháp để cấp phép đối với ngành công nghiệp đã và đang ký bản quyền và kiểm soát việc làm giả các thiết bị truyền thông quang học.  Malaysia tham gia Hiệp ước Bern và Paris và là một thành viên của Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO) 2.3.7.3. Quy định về kiểm dịch động, thực vật  Ví dụ: mặt hàng thịt và chế biến từ thịt phải có logo “Hala Food” hoặc chứng nhận đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Logo “Hala Food” do Phòng phát triển Hồi giáo Malaysia (JAKIM) cấp. Doanh nghiệp Việt Nam có thể liên lạc với Ban đại diện cộng đồng người Hồi giáo tại TP.HCM để được tổ chức này xác nhận giấy chứng nhận của JAKIM. 2.3.7.4. Các biện pháp khác  Ngoài ra, Malaysia còn duy trì chế độ giấy phép xuất nhập khẩu và văn bản hợp lý xuất khẩu.  Từ năm 2005, Malaysia không còn áp dụng hạn ngạch đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Nguồn tài liệu tham khảo 1. MITI – Ministry of International Trade and Industry, Malaysia 2. www.viettrade.gov.vn – Cục xúc tiến thương mại Việt Nam 3. http://www.mcci.com/mcci-v5/index.html - Cục xúc tiến thương mại Malaysia 4. http://ecvn.com/ROOTSYS/book/member/GioithieuthitruongMalaysia/N hungDieuCanBiet.html 5. http://www.fistenet.gov.vn/ 6. http://www.matrade.gov.my/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng