Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí min...

Tài liệu Kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh

.PDF
147
1856
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Cao Văn Quang KỸ NĂNG SỐNG CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Cao Văn Quang KỸ NĂNG SỐNG CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC Mã số: 603180 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 .......................................................................................................6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG SỐNG CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI ...............6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………….. 6 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................................6 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................................12 1.2. Cơ sở lý luận........................................................................................... 166 1.2.1. Kỹ năng sống .................................................................................... 166 1.2.2. Kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi .......................................................... 28 CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 498 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG SỐNG CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................... 498 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................................ 498 2.2. Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi .................... 532 2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng ............................................................... 642 CHƯƠNG 3 THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ...................................................................................88 3.1. Tổ chức nghiên cứu thử nghiệm.............................................................88 3.2. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi 920 3.3. Kết quả thử nghiệm .................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................118 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BN : Bé Ngoan ĐTB : Điểm trung bình ĐC : Đối chứng HM : Hóc môn KN : Kỹ năng KNS : Kỹ năng sống NT.S : Nhận thức – sau thực nghiệm NXB : Nhà xuất bản Q : Quận TH : Thực hiện TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TN.S : Thực nghiệm – sau thực nghiệm UNESCO : Tổ chức văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc WHO : Tổ chức y tế thể giới DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Các bảng Trang Bảng 1.1: Bảng phân chia các mức độ kỹ năng theo quan điểm của K.K. Platonov và G.G. Golubev ...................................................................................... 21 Bảng 2.1. Mẫu khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi .......................... 48 Bảng 2.2. Thang đánh giá mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi ở mỗi kỹ năng …. 55 Bảng 2.3. Thang đánh giá mức độ thực hiện kỹ năng của trẻ 5 – 6 tuổi …………. 60 Bảng 2.4. Kết quả thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi theo đánh giá của giáo viên ………………………………………………………………………….. 63 Bảng 2.5. Kết quả thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân .................................................................................................. 65 Bảng 2.6. Kết quả thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở kỹ năng Nhận thức về bản thân ...................................................................................................... 66 Bảng 2.7. Kết quả thực trạng kỹ năng Rửa tay của trẻ 5 – 6 tuổi ở các nhóm khảo sát ............................................................................................................................ 67 Bảng 2.8. Kết quả thực trạng kỹ năng Rửa mặt, đánh răng của trẻ 5 – 6 tuổi giữa các nhóm khảo sát ................................................................................................... 68 Bảng 2.9. Kết quả thực trạng kỹ năng Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp, của trẻ 5 – 6 tuổi giữa các nhóm khảo sát .............................................................................. 69 Bảng 2.10. Kết quả thực trạng kỹ năng giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng, của trẻ 5 – 6 tuổi giữa các nhóm khảo sát ................................................................................. 70 Bảng 2.11. Kết quả thực trạng kỹ năng Nhận biết thông tin về bản thân và gia đình của trẻ 5 – 6 tuổi ở các nhóm khảo sát .......................................................... 72 Bảng 2.12. Kết quả thực trạng kỹ năng Ứng xử phù hợp với giới tính của trẻ 5 – 6 tuổi ở các nhóm khảo sát ...................................................................................... 73 Bảng 2.13. Kết quả thực trạng kỹ năng Nhận biết khả năng và sở thích của trẻ 5 – 6 tuổi ở các nhóm khảo sát ................................................................................... 74 Bảng 2.14. Kết quả thực trạng kỹ năng Nhận biết khả năng và sở thích của trẻ 5 – 6 tuổi ở các nhóm lớp khảo sát ............................................................................. 75 Bảng 2.15. Kết quả so sánh kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi xét theo giới tính ...... 76 Bảng 2.16. Kết quả so sánh kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi xét theo trường ......... 76 Bảng 2.17. Kết quả khảo sát nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi ........................................................................................................ 78 Bảng 2.18. Kết quả khảo sát biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ... 81 Bảng 3.1: So sánh kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm Đối chứng trước và sau thử nghiệm ........................................................................ 100 Bảng 3.2. So sánh kỹ năng Nhận thức về bản thân của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm Đối chứng trước và sau thử nghiệm ............................................................................... 102 Bảng 3.3. So sánh kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm Thực nghiệm trước và sau thử nghiệm .............................................................................. 104 Bảng 3.4. So sánh kỹ năng Nhận thức về bản thân của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm Thực nghiệm trước và sau thử nghiệm ............................................................................... 105 Bảng 3.5. So sánh kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân ở trẻ 5-6 tuổi gcủa nhóm Đố chứng và nhóm Thực nghiệm sau thử nghiệm .......................................................... 107 Bảng 3.6. So sánh kỹ năng Nhận thức bản thân ở trẻ 5-6 tuổi của nhóm Đối chứng và nhóm Thực nghiệm sau thử nghiệm ..................................................................... 109 Bảng 3.7. So sánh kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân ở trẻ 5-6 tuổi của nhóm Đối chứng và nhóm Thực nghiệm sau thực nghiệm về điểm trung bình ......................... 111 Bảng 3.8. So sánh kỹ năng Nhận thức bản thân ở trẻ 5-6 tuổi của nhóm Đối chứng và nhóm Thực nghiệm sau thực nghiệm về điểm trung bình ....................... 112 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Các biểu đồ Sơ đồ 1: Mô hình kỹ năng sống 4-H (Steve McKinley) ………………… Trang 27 Biểu đồ 1.1. Biểu diễn 5 mức độ hành vi từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất của R.H. Dave ......................................................................................... 22 Biểu đồ 2.1. Thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi theo đánh giá của giáo viên ......................................................................................................... 64 Biểu đồ 3.1. So sánh KNS của trẻ giữa nhóm Đối chứng và nhóm Thực nghiệm ở điểm trung bình ............................................................................. 114 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội hiện đại phát triển như vũ bão về khoa học công nghệ thông tin, biến động về kinh tế, giao thoa về văn hóa, nhiều vấn đề xã hội phức tạp liên tục nảy sinh nay,... đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người - trong đó có trẻ em - không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức, mà hành động theo cảm tính, thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Đứng trước những yêu cầu của sự tiến bộ xã hội và những thách thức từ sự đổi thay của đời sống xã hội hiện đại, từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như, tổ chức Y tế thế giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học và các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục – hình thành kỹ năng sống để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Mặt khác, cũng theo UNESCO, nếu khi trẻ em 8 tuổi mới giáo dục – hình thành kỹ năng sống cho trẻ thì đã là quá trễ! [17] Vì đến độ tuổi này, trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các thói quen – nếp sống, những cơ sở nền tảng cho việc hình thành nhân cách cho trẻ về sau; trừ phi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Gần đây, một cuộc khảo sát được tiến hành ở Anh và Mỹ cho kết quả 90% những trẻ em được học và bồi dưỡng kỹ năng sống từ độ tuổi trước khi đến trường sẽ có cơ hội thành công hơn so với những trẻ cùng trang lứa trong cuộc cuộc sống và nghề nghiệp sau này [52]. Điều đó cho thấy tầm quan trọng và sự khẩn thiết của việc rèn luyện - hình thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bậc mầm non. Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Việc hình thành kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu và biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Trong khi đó, ở Việt Nam nói chung, cách riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, việc tìm hiểu thực trạng kỹ năng sống của trẻ mầm non dường như mới bắt đầu được để ý đến. Chẳng hạn như đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả Mai Hiền Lê mới thử khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn tại một trường Mẫu giáo Thực hành (thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. HCM). Như thế, tầm mức quan tâm đến trẻ mầm non còn rất hạn chế, nhỏ hẹp; chứ chưa nói đến có một chương trình cụ thể thực hiện hình thành kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Nhận thức về thực trạng, tầm quan trọng và sự khẩn thiết trên đây mà chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kỹ năng sống, đề tài khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi trong các sinh hoạt hằng ngày và hoạt động có chủ đích ở một số trường mầm non tại TP. Hồ Chí Minh. Từ đó, xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp tác động nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại TP. Hồ Chí Minh. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Trẻ 5 – 6 tuổi và giáo viên chăm sóc và giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu Kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh đạt mức độ chưa cao. Nguyên nhân chính là do ở trường mầm non, giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Nếu giáo viên mầm non tìm ra các biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ một cách hữu hiệu, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi thì kỹ năng sống của trẻ sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: kỹ năng, kỹ năng sống của trẻ mầm non. 5.2. Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại TP. Hồ Chí Minh. 5.3. Xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại TP. Hồ Chí Minh. 6. Giới hạn nghiên cứu 6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Chỉ nghiên cứu một số kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi được giáo viên mầm non đánh giá đạt ở mức độ thấp trong các sinh hoạt hằng ngày và hoạt động có chủ đích, không nghiên cứu tất cả kỹ năng sống của trẻ. 6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Trường mầm non BN Q.1; Trường mầm non 12, Quận Tân Bình; Trường mầm non BN 1 và Trường mầm non Tân Hòa, Huyện HM, TP. Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Tìm kiếm, đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu như các sách giáo khoa, sách chuyên ngành, luận văn, luận án, các tạp chí,... 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tôi tiến hành quan sát việc thực hiện các kỹ năng của trẻ thông qua hoạt động học, hoạt động vui chơi và những sinh hoạt hằng ngày; quan sát việc sử dụng các biện pháp tập luyện kỹ năng sống cho trẻ của giáo viên mầm non. Qua đó, có thể nhận định rõ hơn về thực trạng kỹ năng sống của trẻ và đưa ra những biện pháp tác động phù hợp nâng cao kỹ năng sống cho trẻ. (xem Mẫu quan sát ở Phụ lục) 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Dùng để điều tra xem giáo viên mầm non đánh giá những kỹ năng sống mà trẻ 5 – 6 tuổi còn ở mức độ thấp. Sau đó sẽ chọn ra hai kỹ năng sống trẻ đạt ở mức độ thấp, và sẽ thử nghiệm bằng những biện pháp tác động phù hợp nhằm rèn luyện các kỹ năng này cho trẻ. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn - Phỏng vấn một số giáo viên trường mầm non về việc tổ chức hoạt động nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi. - Phỏng vấn một số hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn TP.HCM nhằm tìm ra các biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi. 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả tác động của những biện pháp thử nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi. - Xây dựng hệ thống những bài tập nhỏ theo hướng của mục đích thực nghiệm đặt ra. Đối tượng thực nghiệm được chọn cách ngẫu nhiên với hai nhóm: nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng. Tiến hành thử nghiệm đối với nhóm Thực nghiệm; sau đó, so sánh mức độ nâng cao kỹ năng sống giữa nhóm Đối chứng và nhóm Thực nghiệm, và so sánh mức độ nâng cao kỹ năng sống của trẻ sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm ở nhóm Thực nghiệm. 7.2.5. Phương pháp thống kê toán học - Sử dụng kiểm nghiệm T-test cho hai mẫu độc lập để so sánh sự khác biệt ý nghĩa về kỹ năng sống giữa trẻ nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng. - Sử dụng kiểm nghiệm chi bình phương để kiểm nghiệm sự khác biệt ý nghĩa trong việc rèn luyện kỹ năng sống của trẻ trong nhóm thử nghiệm. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG SỐNG CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới, việc nghiên cứu kỹ năng sống đã được nhiều tổ chức con người quan tâm và tìm hiểu, vì đây là một trọng điểm trong việc nghiên cứu và phát triển con người. Trước tiên, những khái niệm về kỹ năng sống đã được đề cập đến trong những nghiên cứu của UNESCO khi cho rằng: “Kỹ năng sống là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện đầy đủ chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày”. Bên cạnh đó, UNICEF cũng đề cập đến khái niệm, đặc điểm và những con đường hình thành kỹ năng sống, trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng nghiên cứu về kỹ năng sống như là một năng lực cá nhân. Ở các nước phương tây, việc giáo dục kỹ năng sống đã vận dụng một cách tổng hợp quan điểm của những nghiên cứu của các tổ chức như WHO, UNICEF để giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên. Nhiều áp dụng chuyên biệt đã định hướng rèn luyện hệ kỹ năng sống của thanh thiếu niên dựa trên các nhóm kỹ năng như: kỹ năng thuộc về tâm lý cá nhân, kỹ năng trong mối quan hệ với người khác, kỹ năng cộng đồng và kỹ năng làm việc. Bên cạnh đó, việc huấn luyện hay trang bị kỹ năng sống còn được vận dụng một cách lồng ghép và tích hợp có kế hoạch trong từng môn học khác nhau trong chương trình học. Từng môn học và từng kế hoạch bài dạy đều thể hiện rõ yêu cầu hình thành kỹ năng sống trong kế hoạch bài giảng một cách cụ thể thông qua những hoạt động rất chi tiết. Tại Mỹ, năm 1989, Bộ lao động Mỹ đã thành lập Ủy ban thư ký về Rèn luyện các kỹ năng cần thiết (The secretary’s comission on achieving necessary skills – SCANS). Mục đích của ủy ban này nhằm thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao. Họ khẳng định rằng chỉ trang bị những kỹ năng cần thiết cho người lao động, đặc biệt là những kỹ năng để họ thích ứng, thì mới cải thiện được hiệu quả lao động. Tại Úc (1990 – 2002), Hội đồng kinh doanh Úc (The businet Councli of Australia – BCA) và Phòng thương mại và công nghiệp Úc (The Austalian chambet of comecre an industry – ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục – Đào tạo và Khoa học Úc (The department of edutralian – scien and training – DEST) và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc (The Autralia nationnal training authority – ANTA) đã xuất bản quyển tài liệu “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (2002). Quyển sách đề cập đến những kỹ năng và kiến thức mà người lao động cần phải có, trong đó liên quan đến nhiều kỹ năng sống. Kỹ năng hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần thiết không chỉ để có việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức khi phát huy tiềm năng của cá nhân và đóng góp các định hướng chiến lược của tổ chức.[39, tr.6] - Tài liệu “Six steps to an emotionally intelligent teenager: Teaching social skills to your teen” của tác giả James Windell đưa ra bài tập và những ý tưởng thực tế để các bậc cha mẹ có thể rèn luyện và điều chỉnh một thiếu niên một cách vững chắc cho một cuộc sống thành công. - Sách “Life Skill Education and Currucylum” của tác giả Gracious Thomas nhấn mạnh vai trò của giáo viên, nhằm giáo dục kỹ năng sống dựa vào hệ thống giá trị cho công tác phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. Ngoài việc phát triển một kế hoạch khả thi của hành động, tác giả cũng đã phát triển một chương trình có thể được điều chỉnh bởi một hệ thống giáo dục trong nước. - Sách “The Indispensable Book of Parctical Life Skills” của tác giả Nic Compton cung cấp cách để giải quyết những vấn đề làm bối rối và làm choáng ngợp trước những thách thức của cuộc sống cho mọi lứa tuổi. Hướng dẫn này hỗ trợ giảng viên, các bậc phụ huynh xử lý gồm tất cả các tình huống khó xử trong cuộc sống. Sách được đề cập từng bước hướng dẫn, dễ thực hiện cho mọi lứa tuổi. - Sách “Teaching Your Children Life Skills” của tác giả Deborah Carroll đề cập đến 10 điều quan trọng cần lưu ý khi dạy con em; làm thế nào để công việc, các chuyến đi mua sắm, các kỳ nghỉ và các tình huống khác trở thành cơ hội học tập những kỹ năng thực hành quan trọng; chỉ ra cách để giúp các em rèn luyện cách cư xử tốt và các giá trị tốt đẹp mà không cần giảng dạy dai dẳng, và hướng dẫn để phát triển lòng tự trọng và kỹ năng sống lâu dài thông qua công việc hằng ngày. - Sách “The Practical Life Skills Workbook” của Ester A. Leutenberg, John J. Liptak cho rằng kỹ năng sống thực sự quan trọng hơn chỉ số thông minh. Kỹ năng sống là những kỹ năng vô giá của người sử dụng hằng ngày, cho phép họ tạo ra cuộc sống mà họ mong muốn. Chỉ số thông minh của một người có kỹ năng sống gồm cả thể chất, tinh thần, sự nghiệp, tình cảm, xã hội, trí thông minh. - Kế đến là sách “Early years play and learning: Developing social skills and cooperation” của tác giả Pat Broadhead cung cấp cho học sinh một bộ công cụ hoàn hảo cho việc nhận xét và tham gia vào các trò chơi của trẻ. Sách giúp cho các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên trẻ hiểu được mối quan hệ giữa việc phát triển trí thông minh với sự phát triển về ngôn ngữ - đạt được trạng thái tốt về cảm xúc.[51] Những năm đầu thập niên 90 (thế kỷ XX), một số nước gần với Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và cả Châu Á nói chung như: Ấn Độ, Lào, Campuchia, Indonexia, Malaysia, Thái Lan, … việc nghiên cứu kỹ năng sống theo hướng áp dụng thử nghiệm rất được quan tâm, và triển khai chương trình dạy kỹ năng sống ở các bậc học phổ thông từ mầm non cho đến Trung học phổ thông. Mục tiêu chung của giáo dục kỹ năng sống được xác định là: “Nhằm nâng cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hằng ngày, đồng thời tạo ra sự đổi thay và nâng cao chất lượng cuộc sống”. Điển hình như tại Ấn Độ, kỹ năng sống được xem là khả năng giúp tăng cường sự lành mạnh về tinh thần và năng lực của con người. Kỹ năng sống có thể hiểu bao gồm: kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, giao tiếp, quan hệ liên nhân cách, ra quyết định, đàm phán, tự nhận thức, đối phó với stress và cảm xúc, từ chối, kiên định và hài hòa… Tại Nepal, có thể thấy việc nghiên cứu về kỹ năng sống trên bình diện khái niệm rất được quan tâm. Kỹ năng sống được xem là một phương thức ứng phó hay là những kỹ năng cần thiết để tồn tại. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu rất quan tâm đến việc phân loại các kỹ năng sống cũng như phân biệt các kỹ năng sống. Các kỹ năng sống được phân loại thành các nhóm sau: ∗ Nhóm kỹ năng tồn tại: bao gồm những kỹ năng cần có để con người có thể tồn tại. ∗ Nhóm kỹ năng chung: là những kỹ năng giúp con người tìm ra và giải quyết vấn đề của cuộc sống. ∗ Kỹ năng dịch chuyển: là sự kết hợp của kỹ năng tồn tại, kỹ năng chung và kỹ năng nghề nghiệp. Kỹ năng dịch chuyển giúp con người nhanh chóng với việc phải thích nghi nếu chuyển sang một nghề nghiệp mới. Việc trang bị kỹ năng sống ở quốc gia này thường được ưu tiên tối đa cho học sinh trung học và sinh viên cũng như những người đang chuẩn bị bước vào cuộc sống một cách đúng nghĩa. Năm 1998, ở khu vực Đông Nam Á cũng như Đông Dương, việc giáo dục kỹ năng được ưu tiên một cách có trọng điểm. Ở Lào (1997 – 2002), giáo dục kỹ năng sống được thực hiện với những nội dung cơ bản như: Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả; Kỹ năng tư duy sáng tạo; Kỹ năng giải quyết vấn đề… Trong khi thực hiện, một số bài học kinh nghiệm đã được chỉ rõ như: cần phải biên soạn, in ấn nhiều tài liệu hướng dẫn để phổ biến cho người dạy và người học. Đồng thời cần tăng cường việc đào tạo giáo viên trực tiếp giáo dục kỹ năng sống ở các trường về nội dung và phương pháp tích cực hơn. Tại Campuchia, giáo dục kỹ năng sống với vấn đề nổi bật nhất là việc xác lập các kỹ năng cần huấn luyện cho từng lứa tuổi cũng như phương pháp hiệu quả. Kỹ năng sống được coi là năng lực mà con người cần phải có để nâng cao các điều kiện sống có hiệu quả nhằm phát triển quốc gia. Kỹ năng tìm việc và kiếm tiền để nuôi sống bản thân và gia đình là những kỹ năng sống quan trọng đối với thế hệ trẻ và người lớn. Vì thế, kỹ năng sống ở đây được phân loại thành 3 nhóm chủ yếu: - Nhóm kỹ năng chung bao gồm: + Những kỹ năng đơn giản trong đời sống gia đình như: Kỹ năng phòng ngừa những bệnh lây lan qua đường tình dục; Kỹ năng an toàn thực phẩm; Kỹ năng hiểu biết về dinh dưỡng… + Kỹ năng quản lý gia đình và các phương pháp học tập + Kỹ năng nâng cao đời sống hằng ngày như: Kỹ năng hiểu biết về những công nghệ cơ bản trong đời sống hằng ngày + Kỹ năng hiểu biết về các giá trị đạo đức, tự chủ… - Nhóm 2: Kỹ năng tiền nghề nghiệp: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng tính toán; Tri thức về quyền và trách nhiệm của người chủ và người làm thuê; Kỹ năng giải quyết vần đề… - Nhóm 3: Các kỹ năng nghề nghiệp, như: Trồng trọt; Nuôi gia súc; Sửa chữa đồ điện; Sử dụng máy tính, và Nói ngôn ngữ nước ngoài… Ở Campuchia, kỹ năng sống được đào tạo chính quy trong nhà trường và được coi như là những nhân tố chính trong chính sách giáo dục nhằm kết nối giáo dục với nhu cầu thị trường để phát triển kinh tế xã hội. Sự kết nối này sẽ nâng cao tính hiệu quả nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp và tăng cường sự đầu tư của địa phương và quốc tế, đồng thời sẽ tạo ra nhu cầu tự học của người học. Chương trình giáo dục kỹ năng sống trong các trường chính quy đều hướng tới giúp người học có khả năng áp dụng kiến thức của các môn học khác nhau vào cuộc sống hiện thực; Sau khi rời ghế nhà trường là người tích cực và có trách nhiệm đối với xã hội; Tham gia vào thế giới công việc; Giảm nạn thất nghiệp và nghèo đói để góp phần phát triển xã hội… Để thực hiện được những mục tiêu đó, việc giáo dục kỹ năng sống tại Campuchia được thực hiện như sau: - Các kỹ năng sống chung được tích hợp vào bài học của các môn học cơ bản từ lớp 1 đến lớp 12. - Các kỹ năng nghề nghiệp từ lớp 6 đến lớp 12 được tổ chức dạy và thực hành trong các tiểu ban công nghệ. - Các kỹ năng nghề đơn giản được lựa chọn thực hiện dựa trên khả năng của từng trường. Tại Malaysia, nhiều nhà nghiên cứu coi kỹ năng sống là một môn học của cuộc sống và môn này được dạy như một môn học ở trường tiểu học và trung học cơ sở. Mục tiêu môn học này ở trường tiểu học là cung cấp cho người học những kỹ năng thực tế cơ bản để có thể thực hiện các nhiệm vụ trong cuộc sống; còn ở bậc Trung học cơ sở là hướng đến việc trang bị những kỹ năng để góp phần tạo nên những cá nhân độc lập, tự chủ về cuộc sống, có kỹ năng về công nghệ, có sự tự tin, sáng tạo, có khả năng tương tác hiệu quả với người khác. Ở Thái Lan, việc quan tâm đến kỹ năng sống khá sớm. Nghiên cứu về kỹ năng sống được thực hiện bởi những tổ chức phi chính phủ và cả những tổ chức giáo dục của Bộ - Ban ngành trong nước. Tại đây họ quan niệm kỹ năng sống là những thuộc tính hay năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân đương đầu với tất cả những tình huống hằng ngày và đáp ứng được với hoàn cảnh tương lai để sống hạnh phúc. Nói cách khác, kỹ năng sống là khả năng của cá nhân có thể giải quyết những vấn đề trong đời sống hằng ngày để sống an toàn và hạnh phúc. Từ quan niệm này, họ cho rằng: muốn con người trưởng thành và thích ứng cần hình thành cho con người ít nhất mười kỹ năng sống cơ bản: Kỹ năng ra quyết định, Giải quyết xung đột, Sáng tạo, Phân tích – đánh giá, Giao tiếp, Quan hệ liên nhân cách, Làm chủ cảm xúc, Làm chủ được những cú sốc, Đồng cảm, Thực hành. Cùng quan điểm này, tại Philippine kỹ năng sống được xem là năng lực thích nghi và tính tích cực của hành vi giúp cá nhân có thể ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu, thay đổi, trải nghiệm và tình huống của đời sống hằng ngày, và vì vậy những kỹ năng sống cần giáo dục cho con người bao gồm: Tự nhận thức, Đồng cảm, Giao tiếp hiệu quả, Quan hệ liên nhân cách, Ra quyết định, Tư duy sáng tạo, Tư duy phê phán, Ứng phó, Làm chủ cảm xúc, Kinh doanh. Còn tại Indonexia, kỹ năng sống được tập trung nghiên cứu trên bình diện như một khoa học giáo dục. Kỹ năng sống được xem như những kiến thức, kỹ năng, thái độ giúp người học sống một cách độc lập. Việc giáo dục kỹ năng sống sẽ mang đến những lợi ích nhất định: nâng cao cơ hội việc làm cho người học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó thúc đẩy việc thực hiện chính sách tự chủ của địa phương, tạo ra chất lượng giáo dục cho người nghèo và người có hoàn cảnh đặc biệt. Mặt khác, việc giáo dục kỹ năng sống tại nước này được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ cũng như những trung tâm chuyên biệt khá nổi bật và có đầu tư. Như vậy ở các nước phương Tây và các nước thuộc khu vực Châu Á, kỹ năng sống được nghiên cứu theo hướng tập trung tìm hiểu về khái niệm, phân loại cũng như hướng huấn luyện kỹ năng sống cho trẻ em, sinh viên. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách rõ ràng về khái niệm theo hướng tiếp cận tâm lý học chưa thực sự rõ ràng và sâu sắc. Mặt khác, các cách phân loại cũng còn có sự trùng lặp mà chưa thể hiện sự phân loại theo các tiêu chí khoa học khi tiếp cận. Đây là những vấn đề cần được quan tâm bên cạnh việc chưa có nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng kỹ năng sống của một lứa tuổi nào đó mà trẻ em lứa tuổi mầm non là một điển hình. 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Trước những năm 1990, việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ luôn là mục tiêu quan tâm của các nhà giáo dục Việt Nam. Mặc dù khái niệm kỹ năng sống chưa được nêu ra hay những nghiên cứu về kỹ năng sống chưa có. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề này được đề cập đến trong chương trình giáo dục của nước ta, như môn học Đạo đức, Giáo khoa thư. Bên cạnh đó có nhiều tác giả, dịch giả, học giả nghiên cứu và biên soạn ra những tài liệu, sách học làm người nhằm cung cấp cho mọi giới có thể học biết về cách làm người, cách đối nhân xử thế, phương pháp học tập, tổ chức đời sống cho khoa học,… Có thể nêu lên một số tác giả nổi danh: Nguyễn Hiến Lê với tác phẩm Đắc nhân tâm, Tổ chức công việc theo khoa học; Hoàng Xuân Việt với tác phẩm “Rèn nhân cách”, “Nghệ thuật giao tiếp”; “Phép lịch sự” của Phạm Công Hoàn,… Những tài liệu này đã góp phần rất lớn trong việc trang bị những kỹ năng nhất định để sống, làm việc cho con người Việt Nam. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu kỹ năng sống tuy chưa được gọi chính thức như nghiên cứu về kỹ năng sống nhưng đã được quan tâm đề cập đến nhiều. Tuy nhiên, thuật ngữ “Kỹ năng sống” chỉ bắt đầu được quan tâm tại Việt Nam vào những năm đầu thập niên 90 (thế kỷ 20). Khi ấy, xã hội bắt đầu có những chuyển biến phức tạp – nền kinh tế thị trường và việc du nhập các nền văn hóa từ các nước bên ngoài vào Việt Nam; sự biến đổi của môi trường tự nhiên đã tác động rất lớn đến con người; vì lẽ đó đòi hỏi mỗi người phải học cách thích nghi; ngoài trình độ học vấn, tư cách đạo đức, những kỹ năng khác như năng lực làm việc bắt đầu được xem xét và quan tâm. Đây chính là điều kiện để giáo dục Việt Nam quan tâm đến thuật ngữ kỹ năng sống trong chương trình và triển khai một số dự án của các tổ chức khác trên thế giới. Đầu những năm 1990, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có văn bản tại quyết định 1363/TTg về việc “đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Trong văn bản này có đề cập đến việc trang bị những kỹ năng ứng xử với môi trường, thái độ sống như những biểu hiện ban đầu của kỹ năng sống. Tiếp đến chỉ thị số 10/GD & ĐT năm 1995 hay chỉ thị 24/CT&GD năm 1996 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chỉ đạo về công tác phòng chống ma túy tại trường học. Đây cũng là hướng đề cập đến những kỹ năng cần có của học sinh như: từ chối, bảo vệ bản thân, ứng xử với ngưới có HIV… Sau những năm 1990, một số dự án bắt đầu được thực hiện ở các tỉnh thành để thử nghiệm việc giáo dục kỹ năng sống cho những đối tượng thiệt thòi. Trên cơ sở đó, những nghiên cứu về kỹ năng sống cũng bắt đầu được phát triển từ những năm 1998 – 2000. Dưới sự phát triển cùng những thử thách của đời sống, kỹ năng sống không chỉ là vấn đề cần thiết cho trẻ em mà vị thành niên, thanh niên cũng là những đối tượng rất cần trang bị những kỹ năng sống. [30] Một số tổ chức nước ngoài cũng đã có những nghiên cứu ban đầu về kỹ năng sống tại Việt Nam dưới dạng huấn luyện và đào tạo thành những dự án. UNICEF là một tổ chức tiên phong với chương trình “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Giai đoạn một được thực hiện cho những đối tượng trong ngành giáo dục cũng như Hội chữ thập đỏ. Các kỹ năng được lồng ghép như: Kỹ năng tự nhận thức, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng kiên định, Kỹ năng xác định giá trị… Giai đoạn kế tiếp, kỹ năng sống bắt đầu được đề cập rộng và sâu hơn như hành trang quan trọng con người cần có trong cuộc sống. Sau đó, khái niệm kỹ năng sống được đề cập với đầy đủ nội hàm sau hội thảo: “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNESCO tài trợ năm 2003. Thuật ngữ kỹ năng sống trở nên phổ biến và được quan tâm một cách rộng rãi với nhiều nhà khoa học. Có thể đề cập đến những nghiên cứu về kỹ năng sống thông qua một số nghiên cứu sau đây xuất phát từ những dự án tài trợ tại Việt Nam:  Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua dạy học môn đạo đức ở các trường tiểu học khu vực miền núi phía bắc vào năm 2001.  Nghiên cứu mô hình giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh trường nội trú tình thương Khai Trí tỉnh An Giang vào năm 2002.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan