Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ky yeu hoi nghi nckh sv 2010...

Tài liệu Ky yeu hoi nghi nckh sv 2010

.PDF
180
142
70

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Báo cáo tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trường đại học kinh tế giai đoạn 1999-2009 1 KINH NGHIỆM CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN SV NCKH VÀ KINH NGHIỆM CỦA SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NCKH 1. TS. Trần Xuân Châu Tăng cường vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học 2. ThS. Nguyễn Ngọc Châu Một số kinh nghiệm giúp sinh viên nâng cao 6 Phòng KHCN-HTQT-ĐTSĐH 3. ThS. Hoàng Thị Diệu Thúy 4. ThS. Trần Thị Phước Hà 5. Võ Thị Thủy hiệu quả nghiên cứu khoa học Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh. Một số kinh nghiệm được rút ra từ quá trình hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học. Một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện 7 11 15 20 23 đề tài NCKH của sinh viên. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN 27 1. Đặng Thị Quyền, Hồ Thị Hợi, Hồ Thị Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao 28 Mộng, Dương Thị Hà Nhi, Lê Ngọc Anh hiệu quả sử dụng đất canh tác tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Dương Văn Bá, Nguyễn Huy Giáp, Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Thủy Phương, Hương Trần Duy Nam Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Phan Hoài An, Thực trạng quản lý thu gom và xử lý rác thải Cao Bùi Thùy Trinh, Võ Tá Hùng, Nguyễn chợ Đông Ba. Hữu Thanh Trinh. 4. Phạm Thị Lý, Hoàng Thị Thời, Mai Chuỗi giá trị sản phẩm trứng chim cút ở xã Thị Thuận, Lê Thị Ngọc Tú Thủy Dương, huyện Hương Thuỷ. 5. Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Thanh Cảnh, Kinh tế trang trại ở huyện Phú Vang Phạm Thị Minh Hồng, Phạm Duy Linh, Hồ Thị Mai, Phan Thị Dung 6. Nguyễn Văn Sự, Trương Đắc Hướng, Đánh giá hiệu quả nuôi tôm sú vụ đông xuân Nguyễn Trường Thăng, Lê Văn Thường, Lê năm 2009 ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Kỳ Phương Thừa Thiên Huế 7. Phan Thị Kiều Oanh, Lê Thị Phú, Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã Nguyễn Thị Thuỷ, Nguyễn Phạm Mỹ Hạnh, Hương An, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Nguyễn Thị Lan Phương Huế. 8. Võ Thị Thuỷ, Phạm Văn Hòa, Nguyễn Hiệu quả mô hình nuôi xen ghép tôm-cua-cá kình Thành Luân tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 36 42 50 56 61 65 71 9. Đào Duy Minh, Ngô Thị Phương Đánh giá hiệu quả nuôi trồng thủy sản của nông Nhung, Nguyễn Văn Duy, Trương Thị hộ trên địa bàn thị Trấn Thuận An. Hằng Ni, Huỳnh Anh Vũ 10. Lê Thị Huy, Cao Thị Lan, Trần Thị Ái Thực trạng và giải pháp phát triển cao su tiểu Luyến điền trên địa bàn xã Hương Bình, Hương Trà, Thừa Thiên Huế. 11. Hoàng Thị Bích, Huỳnh Ngọc Minh Việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Phú Châu, Trần Thị Mỹ Hà, Nguyễn Thị Tú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Anh, Võ Thị Ngọc Mai 12. Mai Chủ, Đàm Đức Mạnh, Nguyễn Phát triển hoạt động dịch vụ các hợp tác xã nông Ngọc Quát ,Vi Văn Quân, Ngô Anh Dũng nghiệp ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. 13. Phạm Thị Hải, Hồ Thị Hoàng Nhung Đánh giá của khách hàng về thực trạng hoạt động marketing dịch vụ của khách sạn Hương Giang. 14. Lê Viết Cường Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Bảo hiểm Bảo Việt TT Huế 2005-2007. 78 85 91 99 106 114 15. Nguyễn Trà Ngân, Nguyễn Trường An, Khảo sát nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán và Trần Thị Hồng Lợi, Nguyễn Đào Diệu các dịch vụ hỗ trợ khác của các doanh nghiệp ở Phương,Võ Thị Thúy Hằng, Trương Thị Thừa Thiên Huế. Phương Thảo 122 16 127 , . , 17. Tô Thị Dạ Thảo, Lê Thị Diệu Thúy, Dương Thị Thanh Nga,Trần Thị Quỳnh Phương, Nguyễn Song Quế Hương 18. Hoàng Long, Trương Ngọc Duy, Mai Xuân Cường Khả năng thu hút khách hàng của mạng di động Viettel tại Thừa Thiên Huế 133 Hoạt động marketing của kfc ở thành phố Huế 142 19. Đặng Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Anh,Nguyễn Trần Nguyên Trân Đánh giá tình hình quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế. 149 20 Nguyễn Thị Thanh Bình, Đỗ Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Ánh, Lê Minh Phương Nghiên cứu hạt động sản xuất và tiêu thụ mè xửng trên địa bàn thành phố Huế 3 năm 2006-2008 156 21. Phan Thị Minh Nga, Ngô Thị Thủy,Trần Văn Thạnh 22. Hồ Trọng Phúc Chiến lược marketing-mix của siêu thị Thuận Thành. Tình hình học tập và giải pháp nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên Khoa Kinh tế & Phát triển trường Đại học Kinh tế Huế. 167 170 BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1999-2009 Cùng với học tập, nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của sinh viên (SV) khi ở trường đại học. Đối với nhà trường, tổ chức tốt cho SV NCKH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo cho nhà trường phát triển vững chắc trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ, NCKH từng bước giúp cho SV phát huy tốt tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi và khám phá, gắn lý thuyết với thực tế và lý giải những vấn đề thực tiễn sinh động ở bên ngoài bằng các luận cứ khoa học. Chính điều đó giúp cho SV tự tin trong học tập và thực tế trong công tác sau khi rời khỏi ghế nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua, nhà trường đã có nhiều chủ trương, chính sách thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích SV NCKH. Đặc biệt từ năm 1999 đến nay, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trao giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”, công tác NCKH SV của nhà trường đã trở thành phong trào và phát triển mạnh mẽ, nhất là ở các lớp sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4. Những kết quả đó có thể đánh giá thông qua các nội dung sau: 1. Kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên giai đoạn 1999-2009 Giai đoạn 1999 - 2009, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà trực tiếp là Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế đã kịp thời triển khai các chủ trương, chính sách của Bộ, của Đại học Huế về công tác NCKH trong SV. Cụ thể, ngay từ đầu năm học, nhà trường tổ chức cho các Khoa chuyên môn xây dựng kế hoạch NCKH SV trong từng Khoa; xây dựng danh mục các đề tài NCKH; ưu tiên, khuyến khích sinh viên nghiên cứu các lĩnh vực thuộc các chuyên ngành đào tạo do Khoa quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau như sinh viên hoặc nhóm sinh viên; tổ chức tốt công tác xét duyệt, phân công giáo viên hướng dẫn; tăng cường công tác quản lý và phân cấp quản lý NCKH SV; công tác nghiệm thu, đánh giá công trình ngày càng khoa học và chặt chẽ, từng bước nâng cao chất lượng các công trình NCKH SV. Vì thế hàng năm, nhà trường gửi nhiều công trình NCKH SV dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” của Bộ và ngày càng có nhiều công trình NCKH của SV đạt giải thưởng cao. Kết quả là giai đoạn 1999 - 2009, đã có 254 đề tài NCKH của SV trường với 886 sinh viên tham gia. So với năm 1999 (chỉ có 2 đề tài NCKH SV) thì năm 2008, số đề tài NCKH SV là 50 đề tài (tăng gấp 25 lần) và năm 2009 là 40 đề tài (tăng gấp 20 1 lần). Cùng với đó là số SV tham gia NCKH cũng tăng lên đáng kể. Nếu như năm 1999 chỉ có 02 SV tham gia NCKH với 02 đề tài đơn lẻ thì năm 2008, số SV tham gia là 220 SV (gấp 110 lần) và năm 2009 là 225 SV (gấp 113 lần). Mặc dù năm 2009 so với năm 2008 số đề tài có giảm (40 đề tài năm 2009 so với 50 đề tài năm 2008) nhưng số SV tham gia NCKH lại tăng cao (220 SV năm 2008 lên 225 SV năm 2009). Năm 2008, bình quân 4,4 SV chủ trì và thực hiện 1 đề tài, trong khi đó năm 2009, số SV chủ trì và thực hiện 1 đề tài bình quân 5,6 SV. Có sự thay đổi đó là do nhà trường chú trọng chất lượng các công trình NCKH SV hơn là số đề tài nghiên cứu của SV. Đây là hướng đi đúng đắn của trường trong những năm qua, tập trung phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng các đề tài NCKH SV nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo tòan diện SV. Về kinh phí, mặc dù mới được thành lập (năm 2002), trường còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ cán bộ giáo viên mỏng nhưng nhà trường đã nhận thức rõ tầm quan trọng của NCKH trong trường đại học, đặc biệt là NCKH SV. Vì thế, nhà trường đã đầu tư và hỗ trợ phần lớn kinh phí cho họat động NCKH của sinh viên, đặc biệt là những năm 2005 trở về trước. Tổng kinh phí NCKH SV giai đoạn 1999 – 2009 là 294,8 triệu đồng và được gia tăng mạnh qua các năm. Nếu năm 1999 – 2000, mỗi đề tài NCKH SV chỉ được hỗ trợ 300 – 500 ngàn đồng thì năm 2008 – 2009 mỗi đề tài NCKH SV được hỗ trợ bình quân là 2 triệu đồng. Mặc dù so với những năm 1999 – 2000, các năm gần đây kinh phí NCKH SV bình quân 1 đề tài có tăng lên đáng kể, nhưng khoản kinh phí này vẫn còn rất nhỏ so với thực tế công sức bỏ ra để tổ chức, nghiên cứu của SV. Mặc dù vậy, nhưng nhờ vào nỗ lực và lòng hăng say NCKH của SV, kết hợp với sự hướng dẫn nhiệt tình của các giáo viên hướng dẫn, kết quả NCKH SV của nhà trường đã đạt được nhiều thành tích đáng phấn khởi. Hơn 30,4% đề tài NCKH SV được nghiệm thu xếp loại tốt và xuất sắc, 69,6% đề tài nghiệm thu xếp loại khá. Trong đó nhà trường đã tuyển chọn và gửi nhiều công trình NCKH SV xuất sắc dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hàng năm và kết quả đã có 24 công trình nghiên cứu của SV đạt giải, trong đó có 2 giải nhì, 3 giải ba và 19 giải khuyến khích (năm 2009 chưa có kết quả). Lĩnh vực NCKH của SV cũng ngày càng phong phú và đa dạng, góp phần phản ánh trạng trạng và giải quyết những vấn đề đang nổi cộm về kinh tế xã hội của các địa 2 phương. Nhiều lĩnh vực mới đang trở thành tâm điểm trong sự tìm tòi của sinh viên như: Thương hiệu; tự do hóa thương mại; vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển làng nghề truyền thống; hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản; phân tích hành vi của người tiêu dùng; đánh giá chất lượng dịch vụ; đánh giá việc áp dụng các chuẩn mực kế toán ở các doanh nghiệp; việc triển khai các luật thuế… Về phương pháp nghiên cứu, nhiều đề tài đã triển khai điều tra thu thập số liệu sơ cấp trên diện rộng thay vì sử dụng số liệu thứ cấp có sẵn, nhiều phương pháp nghiên cứu mới trong NCKH được sinh viên áp dụng, đặc biệt là phương pháp định lượng bằng các mô hình toán kinh tế như hàm sản xuất Cobb – Douglas, hàm năng lực sản xuất Frontier, hàm xác xuất phi tuyến tính Logit, phương pháp phân tích nhân tố... Vì thế các kết luận rút ra từ các kết quả nghiên cứu chính xác và thực tế hơn, hàm lượng khoa học trong các NCKH SV cũng ngày càng cao hơn. Việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu mới, hiện đại như vậy không những đã nâng cao chất lượng các công trình NCKH SV mà còn tác động hết sức ý nghĩa đến chất lượng học tập của SV. Phần lớn các SV tham gia NCKH đề có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực nghiên cứu, sử sụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu và rất tự tin khi thực hiện các chuyên đề của các môn học và đề tài tốt nghiệp. SV tham gia NCKH có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai nghiên cứu một vấn đề trong thực tế và vì vậy, các nghiên cứu sau đó đều cho hàm lượng khoa học và chất lượng cao hơn, góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường và từng bước giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội ở các địa phương đang đặt ra. 2. Một số hạn chế và nguyên nhân chủ yếu a. Hạn chế: - Chất lượng nghiên cứu còn chưa cao thể hiện thông qua số đề tài được giải thưởng VIFOTECH chưa nhiều và không có giải cao trong vài năm trở lại đây; chưa có đề tài được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. - Việc nghiệm thu các đề tài thường diễn ra vào thời điểm cả giáo viên và sinh viên đều bận rộn (trước Tết nguyên đán, sau thời điểm thi học kỳ) - Việc đăng tải và phổ kết quả nghiên cứu còn hạn chế. b. Nguyên nhân: - Kinh phí thực hiện đề tài thấp - Thời gian thực hiện đề tài ngắn: mặc dù trên lý thuyết là 01 năm nhưng thực tế chỉ khoảng 8 – 9 tháng. 3 - Sinh viên thực hiện đề tài đa phần là sinh viên năm thứ 2 nên kiến thức chuyên ngành còn hạn chế lại chưa được đào tạo căn bản về phương pháp nghiên cứu khoa học. - Nhiều giáo viên hướng dẫn chưa thực sự đầu tư nhiều cho đề tài của sinh viên vì nhiều lí do. - Nhiều nhóm sinh viên còn thiếu chủ động liên lạc, trao đổi với giáo viên hướng dẫn về đề tài nghiên cứu. 3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng NCKH SV Cần hoàn thiện quy chế nghiên cứu khoa học của nhà trường liên quan đến NCKH của sinh viên trên các phương diện sau: - Về chọn đề tài: Tăng cường hướng dẫn giúp đỡ đề SV chọn tài nghiên cứu phù hợp với năng lực và kinh phí được cấp để đảm bảo tính khả thi. - Về sinh viên thực hiện đề tài: + Khuyến khích các sinh viên năm thứ 3 tham gia làm đề tài nghiên cứu bằng những cơ chế phù hợp. + Giao đề tài nghiên cứu theo nhóm từ 5 đến 7 SV, không quá ít nhưng cũng không quá nhiều SV trong 1 nhóm nghiên cứu; - Về giáo viên hƣớng dẫn: + Các Khoa nên phân công giáo viên hướng dẫn có nhiều kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực mà SV nghiên cứu đồng thời nhiệt tình, tâm huyết với đề tài nghiên cứu; + Cần xây dựng cơ chế tài chính phù hợp từ phía nhà trường để khuyến khích các giáo viên có kinh nghiệm, có học vị cao tham gia hướng dẫn các đề tài NCKH sinh viên. - Về kiểm tra giám sát: Thực hiện giám sát công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên thường xuyên hơn. Giáo viên hướng dẫn cần thường xuyên giám sát quá trình nghiên cứu để kịp thời động viên và giải đáp các vướng mắc cho sinh viên, thực hiện chế độ báo cáo tiến độ nghiên cứu định kỳ; - Về kinh phí thực hiện đề tài: không nên phân bổ kinh phí mà phải xét duyệt kinh phí trên cơ sở khối lượng công việc thực hiện để hoàn thành đề tài nghiên cứu được chủ trì đề tài đề xuất và thuyết minh cụ thể (thuyết minh riêng) có sự xét duyệt của Hội đồng chuyên môn. - Về hội đồng xét duyệt đề tài NCKH: Hội đồng khoa học của các khoa thực hiện việc xét duyệt đề tài của sinh viên của khoa mình phụ trách. 4 Tóm lại, có thể nới NCKH của SV là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đào tạo sinh viên của trường đại học. Kết quả của NCKH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, kích thích SV tìm tòi học hỏi, nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu của SV, giúp SV đúc rút kinh nghiệm làm cơ sở vững chắc cho SV công tác sau khi ra trường. Chính vì thế, đẩy mạnh và nâng cao hoạt động NCKH trong SV là rất cần thiết và quan trọng, là cơ sở để đào tạo SV theo yêu cầu thực tế trong điều kiện hiện nay. 5 KINH NGHIỆM CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN SV NCKH VÀ KINH NGHIỆM CỦA SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NCKH 6 TĂNG CƢỜNG VAI TRÕ CỦA GIÁO VIÊN TRONG VIỆC HƢỚNG DẪN SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TS. Trần Xuân Châu Phó trưởngKhoa Kinh tế Chính trị 1. Tình hình nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành Kinh tế Chính trị Xác định vai trò của công tác nghiên cứu khoa học trong nhiệm vụ, chức năng đào tạo ở trường Đại học kinh tế, ngay từ khóa đầu tiên (K37), mặc dù còn nhiều khó khăn khi mới được chuyển về Trường Đại học Kinh tế (năm thứ 2 của khóa 37), với tư cách là một bộ môn trực thuộc, với 8 giáo viên và 37 sinh viên, đã có 5 đề tài nghiên cứu khoa học được triển khai nghiên cứu. Đến nay, khoa đã có 7 khóa đào tạo (K37, K38, K39, K40, K41, K42, K43), khoa đã triển khai 30 đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Trừ khóa 43 (hiện là năm thứ nhất), mỗi khóa bình quân đã triển khai 6 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Đặc biệt, năm 2007 và 2008, hai nhóm sinh viên K38 và K39 đã đạt 2 giải khuyến khích nghiên cứu khoa học sinh viên toàn quốc, do Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng. Nếu xét nghiên cứu khoa học theo nghĩa rộng, việc triển khai chương trình chuyên ngành đã phản ánh các hướng nghiên cứu cho sinh viên, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, nâng cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, theo hướng đào tạo NGHẾ từ năm thứ nhất. Đó là việc thiết kế chương trình theo hướng mở với yêu cầu làm bài tập, thảo luận, ceminer theo chuyên đề, theo nhóm, đa dạng hóa hướng tiếp cận và nguồn thông tin. Với cách làm này, mặc dù đặc thù khoa Kinh tế Chính trị là thiên về lý luận, nhưng khoa đã hướng sinh viên tự tìm tòi, khám phá dưới sự hướng dẫn của tập thể giáo viên nhiệt tình, có tâm huyết, có kinh nghiệm và đầy trách nhiệm, các thế hệ sinh viên khoa Kinh tế Chính trị không bị áp đặt lý luận, mà qua tranh luận, tìm tòi và khẳng định chân lý khoa học, cập nhật thông tin mới, cách tiếp cận mới để góp phần làm phong phú thêm lý luận, tăng cường niềm tin khoa học đối với công cuộc đổi mới của Đảng và đất nước, gắn với trách nhiệm của mình, vì ngày mai lập nghiệp. Với 30 đề tài, đa số được đánh giá giỏi và xuất sắc, điều đó ít nhiều đã thẩm định thành công bước đầu của thầy và trò khoa Kinh tế Chính trị đối với phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên trong những năm qua. 7 Phong trào nghiên cứu khoa học còn được thể hiện trong chuyên đề tốt nghiệp và nhất là các khóa luận tốt nghiệp hàng năm. Việc chọn đề tài được xác định từ trước và khá nghiêm túc, nhất là các luận văn tốt nghiệp, đều được Ban chủ nhiệm khoa, Hội đồng khoa học khoa xem xét, cân nhắc kỹ trước khi đi thực tập và được giao cho các giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn tỉ mỉ. Trong quá trình tiến hành, luôn được cập nhật thông tin để giáo viên giúp các em tự tin, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, đảm bảo tiến độ và chất lượng đề tài. Cho đến nay, chưa có luận văn nào gặp sự cố đáng tiếc xảy ra. Có thể coi đây là một bài học kinh nghiệm trong việc hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Về chất lượng nghiên cứu khoa học, đa số các đề tài đã biết sử dụng các cơ sở lý luận để đi sâu nghiên cứu thực tiễn sống động kinh tế - xã hội đã và đang diễn ra trên đất nước ta. Trên cơ sở đó, các em không chỉ nắm chắc lý luận mà còn biết soi lý luận vào thực tiễn, nhất là đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước các cấp, từ đó hiểu thêm thực tiễn mà quan trọng nhất là định hình nhiệm vụ và công việc tương lai của mình. Có thể đây cũng là lý do quan trọng để ghi nhận sự tự tin và đóng góp tích cực của các thế hệ sinh viên Khoa Kinh tế Chính trị trong các khóa vừa qua, hiện ở các đơn vị, nơi các em công tác. Về kỹ năng, nhìn chung, dưới sự hướng dẫn của GV và sự tích cực của sinh viên, đến nay, nói chung sinh viên của Khoa, nhất là các nhóm trực tiếp NCKH ở các đề tài, đều đã nắm bắt được các phương pháp NCKH, các kỹ năng chọn lựa đề tài, triển khai đề tài, biết tổ chức làm việc nhóm, biết tranh luận và phản biện lẫn nhau, đặc biệt đã biết sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để truy cập, làm tăng hiệu quả và triển khai Powerpoint một cách thành thạo. Nhìn chung các em đã thành thạo trong toàn bộ quy trình thực hiện một đề tài NCKH. Đáng chú ý trong phong trào NCKH sinh viên của Khoa là đến nay, Khoa đã tập hợp đầy đủ tên các đề tài đã nghiên cứu của các khóa để các thế hệ sinh viên có thông tin mà học hỏi, kế thừa, tránh trùng lặp khi quyết định chọn đề tài và địa bàn nghiên cứu. Hằng năm, sau mỗi Khóa hoặc một thời kỳ NCKH của sinh viên, Ban Chủ nhiệm khoa, Hội đồng khoa học khoa đều hội ý, rút kinh nghiệm, đánh giá thành công hạn chế, do đó mà kịp thời nâng cao chất lượng NCKH trong sinh viên. 2. Vai trò của giảng viên trong việc hƣớng dẫn sinh viên NCKH Qua gần 7 khóa đào tạo sinh viên và hướng dẫn NCKH trong sinh viên, bước đầu, chúng tôi nhận thấy những điều quan trọng sau: 8 2.1 Khẳng định vai trò, nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên NCKH của giáo viên. Trước hết, cần cho rằng đào tạo đại học là đào tạo nghề, học đại học là tự học (dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn của giáo viên), và đào tạo nghề phải được xác định từ năm thứ nhất. Do vậy, GV ở trường Đại học phải là vừa là người truyền thụ (mặt sư phạm) vừa là người nghiên cứu (mặt khoa học). GV phải dạy như thế nào để sinh viên vừa tiếp thu kiến thức, vừa phải biết nghi ngờ kiến thức, tức là biến việc truyền thụ trở thành phương pháp đi đến kiến thức, nghi ngờ ở đây không phải là phủ định sạch trơn mà là nghi ngờ khoa học – để tự tìm đến khoa học. Từ hiểu biết ấy mà sinh viên đi đến sự khám phá và sáng tạo. Như vậy, ngay từ giảng dạy thuần túy, GV đã thai nghén sự hướng dẫn sinh viên NCKH. Đồng thời GV luôn gợi ý, đặt vấn đề, nêu vấn đề để sinh viên động não, từ đó họ tự đặt ra vấn đề cho mình và nảy sinh tâm lý khao khát chinh phục. Muốn vậy, trước hết GV ngoài nắm chắc lý luận, cần phải là những người đã và đang NCKH. Phải coi đây là yêu cầu cơ bản trong trách nhiệm nghề nghiệp của GV ở trường đại học. 2.2 GV phải say mê, nắm hiểu chuyên ngành đào tạo, đặc biệt cần có công trình, có kinh nghiệm trong NCKH. GV là người thầy. Ngoài tấm gương đạo đức còn phải là tấm gương tự học và sáng tạo. Điều này không nhất thiết phải là số năm tuổi nghề mà quan trọng hơn là khả năng NCKH, nắm hiểu chuyên ngành nghiên cứu và biết sáng tạo. Muốn sinh viên có khả năng sáng tạo, trước hết thầy phải sáng tạo. Vì vậy, trong giảng dạy và hướng dẫn NCKH, tuyệt đối GV không nên áp đặt tri thức mà chỉ hướng dẫn các em đến tri thức, do vậy mà có nhiều con đường đến tri thức, từ đó các em khao khát tìm đến tri thức và làm mới tri thức. Khi hướng dẫn sinh viên NCKH, thầy phải có trách nhiệm rèn dũa kỹ năng, phương pháp, chỉ ra cho các em những tư liệu, tài liệu cần có, các địa chỉ nghiên cứu, vấn đề cấp bách đặt ra và hơn hết, thầy phải tận tụy để các em có thêm sự gần gũi, tự tin dám trình bày những suy tư của mình như những đồng nghiệp. Đặc biệt nếu giáo viên đã có công trình nghiên cứu (sách chuyên khảo, bài báo…) gắn với chủ đề của đề tài NCKH của sinh viên thì đây là một chỗ dựa có sức thuyết phục khi các em đang là những người tập tễnh NCKH. Và cũng có thể, với sự trợ giúp của thầy, các em có thể tiến xa hơn những kết quả nghiên cứu trước đó của thầy. Đây là kết quả (có thể ngoài mong đợi) trong phong trào NCKH của sinh viên. 9 2.3 Hướng dẫn NCKH phải phục vụ trước hết là góp phần nâng cao chất lượng đào tào. Phải thấy rằng, chức năng của trường học nói chung là đào tạo ra những con người, những thế hệ người “vừa hồng vừa chuyên”, cho nên, đặt ra vấn đề NCKH của sinh viên phải bám sát yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Điều này đòi hỏi GV phải biết đinh hướng nghiên cứu theo yêu cầu đào tạo. Đành rằng, nhà trường Đại học phải đáp ứng nhu cầu xã hội nhưng không phải vì vậy mà chạy theo nhu cầu xã hội theo kiểu ăn xổi, chụp giật. Khả năng và điều kiện của sinh viên là có hạn, nhất là thời gian nghiên cứu thường là 1 năm và họ còn phải đến trường, do đó việc chọn đề tài, cần chú ý đến năng lực sinh viên và tính khả thi của NCKH để tránh trường hợp – với thầy, đề tài nào cũng hướng dẫn được; - với trò, phạm vi đề tài nào cũng xong, dễ dẫn đến các kết quả chung chung, sáo rỗng và không ít trường hợp vỗ tay, cho qua. Điều này, dễ dẫn đến sự ngộ nhận NCKH trong sinh viên và phản khoa học trong NCKH. Ở đây việc chọn đề tài, giới hạn đề tài, xác định nhiệm vụ và đóng góp nào đó của đề tài phải được đặt ra nghiêm túc và quá trình nghiên cứu ấy còn được kiểm soát, điều chỉnh, bổ sung, bởi GV hướng dẫn. Cũng cần xác định thêm đối với GVHD và sinh viên NCKH là không chỉ đáp ứng nhu cầu xã hội mà còn phải là định hướng nhu cầu xã hội. Đây cũng chính là cái tầm trong NCKH nói chung và NCKH của sinh viên nói riêng. Ý nghĩa điều này là lớn lắm và không thể phân tích hết ở bài viết này. 2.4 Vai trò của Khoa, tổ bộ môn: Ở trường Đại học, vai trò của Khoa, tổ bộ môn đặc biệt quan trọng trong việc hướng dẫn sinh viên NCKH. Hằng năm, Khoa và tổ chuyên môn phải có lộ trình, hướng nghiên cứu cụ thể để từ đó có kế hoạch và biện pháp lựa chọn, phân công giáo viên hướng dẫn, đồng thời GVHD có điều kiện chuẩn bị. Vấn đề này cũng phải được thông báo đến sinh viên để họ có điều kiện thời gian chuẩn bị. Như trên đã nêu, tình hình chung hiện nay là có giáo viên đề tài nào cũng hướng dẫn được, tôi e rằng sẽ không sâu, không chất lượng và dễ rơi vào nguy cơ “làm cho có” theo chủ nghĩa thành tích. Trên thực tế, nếu đề tài NCKH của sinh viên là một nhánh trong đề tài của thầy, hoặc theo một dự án nào đó thì đây sẽ là yếu tố tích cực, hiệu quả nhất trong NCKH của sinh viên. Một mặt đỡ chi phí tài chính cho sinh viên, mặt khác GV có thể kiểm soát được quá trình nghiên cứu, tránh những tiêu cực (sao chép, tùy tiện…) và qua đó sinh viên có điều kiện học hỏi thêm từ giáo viên kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu. 10 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÖP SINH VIÊN NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Th.S Nguyễn Ngọc Châu Trưởng bộ môn Kinh tế Đầu tư và Phát triển Kính thưa Quý vị đại biểu cùng toàn thể các bạn sinh viên thân mến! đến với hội nghị ngày hôm nay, tôi cũng có một số kinh nghiệm mong muốn được chia sẽ cùng hội nghị nhằm giúp các bạn sinh viên nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và phát triển phong trào nghiên cứu khoa học trong toàn trường ngày càng phát triển và đạt kết quả cao. “Làm NCKH không chỉ cần trí tuệ mà cần cả sự đam mê” đây là lý do mà tôi muốn trao đổi và bàn luận trong buổi hội thảo ngày hôm nay. 1. Vai trò của nghiên cứu khoa học - Như chúng ta đã biết phương pháp dạy học bao gồm 2 hoạt động, đó là: hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò - Theo phương pháp dạy học đại học truyền thống thì: chức năng của thầy là truyền đạt chức năng của trò là tiếp thu, tiếp nhận: thầy cho trò nhận, thầy đọc trò chép, thầy cho trò nhận, thầy cho cái gì trò nhận cái đó. - Nhưng theo phương pháp dạy học đại học hiện đại thì: + Hoạt động dạy của thầy gồm có 2 chức năng: đó là chức năng truyền thụ và chức năng tổ chức/điều khiển. + Hoạt động học của trò gồm có 3 chức năng: chức năng tiếp thu (lĩnh hội), chức năng tự học và chức năng nghiên cứu khoa học. - Như vậy hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những chức năng của hoạt động học của trò trong phương pháp dạy học hiện đại. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên chính là một nội dung quan trọng để đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Hay nói cách khác đổi mới nội dung và phương pháp dạy học chính là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Từ đó chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học giúp cho sinh viên nâng cao năng lực nhận thức, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành, giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nghiên cứu, xâm nhập thực tế và giải quyết các vấn 11 đề thực tế đặt ra. Nó tạo cơ sở cho sinh viên thực hiện tốt chuyên đề, khóa luận cuối khóa và là vốn liếng để sinh viên hành nghề sau khi ra trường. 2. Các nhân tố gây ảnh hƣởng đến kết quả và hiệu quả nghiên cứu khoa học của sinh viên 2.1. Đối với sinh viên - Hầu hết sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học đều không biết: Nghiên cứu khoa học là làm cái gì? phương pháp nghiên cứu ra làm sao? quy trình nghiên cứu là làm những cái gì? - Hầu hết sinh viên không muốn tham gia vì sợ ảnh hưởng đến kết quả học tập, mất thời gian mà không đem lại lợi ích gì cả. - Có những sinh viên không tham gia vì sợ mình không làm được - Thiếu kiến thức thực tiễn - Nguồn kinh phí hạn hẹp - Ngoài ra hiện tại chúng ta chưa làm rõ cho sinh viên thấy vai trò của nghiên cứu khoa học trong đầu ra của các chuyên ngành. 2.2. Đối với giáo viên hƣớng dẫn - Kinh phí hỗ trỡ cho giáo viên hướng dẫn ít, khi sinh viên đạt giải thì giáo viên hướng dẫn chưa được hưởng chính sách khen thưởng thỏa đáng. - Mặt khác về nguyên tắc giáo viên giáo viên phải thực hiện nghiên cứu khoa học và phải có trách nhiệm giúp sinh viên nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên cuối năm, cuối kỳ công việc này chưa được đánh giá thường xuyên và đưa vào khen thưởng hoặc khiển trách nghiêm túc, chính vì vậy nhiều giáo viên thiếu nhiệt tình và đầu tư thời gian để kiểm tra, hướng dẫn sinh viên. - Ngoài ra kiến thức và kinh nghiệm thực tế của giáo viên hướng dẫn cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của các nghiên cứu, đặc biệt là khả năng khích lệ tính sáng tạo của sinh viên. 3. Một số giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả nghiên cứu khoa học cho sinh viên 3.1. Từ phía sinh viên - Phải tích cực nghiên cứu tài liệu và thâm nhập thực tiễn để có vốn kiến thức cả về lý thuyết lẫn thực tiễn - Phải có tâm huyết, lòng đam mê nghiên cứu khoa học - Lựa chọn tên đề tài phù hợp với khả năng (chuyên ngành được học) cũng như khoản kinh phí hạn hẹp, sát thực với thực tế và đặc biệt là phù hợp với sở thích của mình. 12 - Phải thực sự nghiêm túc trong nghiên cứu, đảm bảo tôn trọng thực tế trong quá trình điều tra thu thập cũng như xử lý số liệu. - Sử dụng tổ hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để làm cho số liệu trở nên phong phú và chuẩn xác hơn. - Phải thường xuyên liên lạc với giáo viên hướng dẫn để nhận được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, đây là nguyên nhân quan trọng trong kết quả nghiên cứu những năm qua. - Xây dựng kế hoạch nghiên cứu thật chi tiết, cụ thể và mục tiêu cần đạt được trong từng giai đoạn. Quy trình nghiên cứu thực hiện đề tài: 1. Xác định vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, thâm nhập thực tiễn để phát hiện những vấn đề, những tồn tại cần giải quyết, xác định tên đề tài. 2. Nghiên cứu các khái niệm và lý thuyết và tìm hiểu các nghiên cứu trước đây 3. Xây dựng giả thiết 4. Xây dựng đề cương 5. Thu thập dữ liệu 6. Phân tích dữ liệu 7. Giải thích kết quả, viết báo cáo (Nguồn: Phương pháp nghiên cứu khoa học) 3.2. Từ phía giáo viên hƣớng dẫn - Nhiệt tình, tận tâm, có đam mê về nghiên cứu để hướng dẫn sinh viên - Phải có lượng kiến thức chuyên sâu - Hướng dẫn về cách thức đọc tài liệu và trích tài liệu tham khảo - Động viên tinh thần, kích thích tính sáng tạo của sinh viên - Giữ liên lạc với sinh viên và kiểm tra tiến độ để bổ sung điều chỉnh cũng hết sức cần thiết để đảm bảo kết quả nghiên cứu. 3.3. Từ phía nhà trƣờng - Tổ chức các buổi hội thảo về phương pháp nghiên cứu khoa học để hướng dẫn cho sinh viên biết cách lựa chọn tên đề tài, cách thức xây dựng đề cương, thiết kế bảng hỏi, cách nhập và xử lý số liệu và cách thức viết báo cáo tổng kết. - Có chính sách hỗ trợ về kinh phí phù hợp với những đề tài lớn và thực hiện ở những vùng khó khăn - Chính sách về khen thưởng với các đề tài đạt kết quả tốt: như hỗ trợ về vật chất, hay là cộng thêm điểm vào điểm tốt nghiệp, hay là giữ lại trường với những sinh 13 viên đạt giải và có kết quả học tập tốt, tặng bằng khen, giấy khen, giấy xác nhận cho những bạn có tham gia nghiên cứu khoa học.. - Tổ chức báo cáo tiến độ thực hiện đề tài. - Tổ chức hội đồng nghiệm thu thực sự nghiêm túc và đánh giá chính xác kết quả các công trình nghiên cứu. - Nên đưa học phần phương pháp nghiên cứu khoa học vào giảng dạy để sinh viên nắm được phương pháp, trình tự cũng như nội dung của hoạt động nghiên cứu khoa học. - Khi phân công giáo viên hướng dẫn cần dựa vào trình độ chuyên môn của giáo viên và mảng nghiên cứu của sinh viên. - Phát động phong trào thi đua nghiên cứu khoa học trong sinh viên. - Có chính sách kỷ luật đối với những đề tài không đạt tiêu chuẩn như: bồi thường kinh phí hay có thể trừ điểm học tập. Trên đây là một vài kinh nghiệm tóm tắt của bản thân tôi trong việc tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học thời gian qua, kính mong quý vị chia sẻ và góp ý. 14 HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH ThS. Hoàng Thị Diệu Thúy Khoa Quản trị kinh doanh 1. Đặt vấn đề Theo Quy chế Học sinh, sinh viên ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghiên cứu khoa học (NCKH) là quyền đồng thời là nghĩa vụ đối với mỗi sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng bên cạnh nhiệm vụ học tập (Điều 4 và Điều 5). Qua nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ làm quen với việc nghiên cứu có phương pháp, hình thành tư duy logic, tích lũy kinh nghiệm và bước đầu tự vận dụng kiến thức để lý giải và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra dựa trên các cơ sở khoa học logic và chặt chẽ. Hoạt động nghiên cứu khoa học là một hoạt động thực sự bổ ích khi giúp sinh viên phát huy tính độc lập trong nghiên cứu và học tập, gắn kết quá trình đào tạo và tự đào tạo, nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. Đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, nghiên cứu khoa học lại càng cần thiết để giúp sinh viên làm quen với việc nghiên cứu nhằm đưa ra các quyết định quản trị trong kinh doanh sau này của doanh nghiệp một cách chính xác; phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Với sự cần thiết như vậy của hoạt động nghiên cứu khoa học, để giúp các bạn sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm, bài viết này xin được chia sẻ một số nội dung liên quan đến cách thức tiến hành các nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. 2. Đánh giá thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh và các kinh nghiệm chia sẻ Trong những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế nói chung và sinh viên khoa Quản trị kinh doanh nói riêng ngày càng được khuyến khích và chú trọng dưới nhiều hình thức. Ngay từ trong hoạt động giảng dạy và học tập các học phần thuộc ngành quản trị kinh doanh, nhiều giảng viên đã yêu cầu sinh viên tiến hành những bài tập lớn, tiểu luận hoặc chuyên đề với nội dung nghiên cứu cụ thể một vấn đề liên quan đến môn học. Đây là một dạng nghiên cứu khoa học ở quy mô nhỏ để góp phần giúp sinh viên làm 15 quen và tích lũy kinh nghiệm cho việc triển khai thực hiện các chuyên đề tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp ở quy mô lớn hơn mang tính bắt buộc vào cuối khóa học. Một hình thức thứ hai là sinh viên được khuyến khích đăng ký thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học cấp Trường với thời hạn là một năm. Đối với hoạt động này, thực hiện chủ trương chung của Đại học Huế, hàng năm nhà trường đều rất quan tâm chú trọng như hỗ trợ kinh phí cho các đề tài, tổ chức các Hội nghị nghiên cứu khoa học để sinh viên báo cáo kết quả, đăng kỷ yếu khoa học và gửi các công trình khoa học của sinh viên dự thi cấp Bộ. Về phía Khoa Quản trị kinh doanh, nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của nghiên cứu khoa học đối với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn trong kinh doanh; Khoa đã rất quan tâm đôn đốc sinh viên tự nguyện đăng ký, lựa chọn và cử các giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên thực hiện; phối hợp với nhà trường tổ chức nghiệm thu đề tài cũng như các hoạt động khác có liên quan nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên phát huy tối đa sở trường hoặc niềm say mê nghiên cứu khoa học của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được đã được ghi nhận trong báo cáo tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên của nhà trường, vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn trong việc thực hiện các đề tài nghiên cứu của sinh viên mà tác giả bài viết – từ góc độ của giáo viên hướng dẫn, xin được đánh giá và chia sẻ như sau: * Đối với việc chọn đề tài nghiên cứu: Đây chính là vấn đề khó khăn đầu tiên mà sinh viên hay gặp phải. Do thời gian đăng ký đề tài ban đầu khá gấp rút và hạn chế về kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức về phương pháp nghiên cứu (đối với đối tượng là sinh viên năm thứ hai) nên nhiều sinh viên khi chọn đề tài thường chưa xác định được phạm vi nghiên cứu rõ ràng của đề tài và tính khả thi của nó. Do vậy, nhiều đề tài đăng ký có phạm vi khá rộng, dàn trải, rất khó triển khai trong khoảng thời gian một năm và gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập dữ liệu nghiên cứu. Nhiều đề tài chưa đặt ra được các mục tiêu nghiên cứu rõ ràng và câu hỏi nghiên cứu tốt; trong khi đây là cơ sở quan trọng để triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể và là tiêu chí quan trọng trong đánh giá nghiệm thu - một đề tài tốt phải đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu. Để khắc phục điều này, tôi cho rằng, ngay từ giai đoạn hình thành ý tưởng nghiên cứu ban đầu, sinh viên nên tham khảo và trao đổi ý kiến với các giảng viên dạy các môn chuyên ngành và các giảng viên có kinh nghiệm nghiên cứu. Bên cạnh đó, 16 sinh viên cần tăng cường thời gian để đọc các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành để tích lũy kinh nghiệm về phương pháp nghiên cứu, phát hiện ra những vấn đề mới dựa trên các đề xuất về các hướng nghiên cứu tiếp theo từ các công trình này. Đề tài được lựa chọn cần phải thể hiện những đóng góp mới, song cũng phải có tính cấp thiết cao, đáp ứng các nhu cầu trong thực tiễn kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể hay một ngành nghề cụ thể. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tài liệu trong giai đoạn ban đầu này vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc tham khảo các bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế (có sẵn ở các Thư viện trường và Trung tâm học liệu Đại học Huế), sinh viên cũng cần phải cập nhật các thông tin trong thực tiễn kinh doanh thông qua bài giảng của các giảng viên và các phương tiện truyền thông như Internet, truyền hình … để phát hiện ra các đề tài có ý nghĩa, có khả năng thực hiện trong thời gian một năm và có thể thu thập được nguồn dữ liệu phong phú, có độ tin cậy cao để phục vụ cho việc thực hiện các nội dung của đề tài nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Các mục tiêu nghiên cứu cần được xây dựng rõ ràng, cụ thể, không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu và quá chung chung. Câu hỏi nghiên cứu cũng cần chắt lọc về số lượng và có mối quan hệ chặt chẽ với mục tiêu và là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt toàn bộ quá trình thực hiện đề tài để tìm lời giải đáp. Nội dung chính của đề tài phải trả lời được một hoặc các câu hỏi nghiên cứu này và người nghiên cứu phải bảo vệ được câu trả lời đó trước các ý kiến phản biện. * Đối với phần phương pháp nghiên cứu: trong những năm gần đây, có khá nhiều đề tài nghiên cứu của sinh viên ngành quản trị kinh doanh áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với việc điều tra thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp trên phần mềm thống kê SPSS. Đây là một trong những điểm mạnh rất đáng khen ngợi và khuyến khích so với cách làm truyền thống trước đây khi có nhiều đề tài chỉ dừng lại ở số liệu thứ cấp và thống kê mô tả. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu, sinh viên cần nắm chắc kiến thức về các vấn đề liên quan trong phương pháp nghiên cứu, chẳng hạn như: kỹ thuật chọn mẫu, cách xác định tổng thể nghiên cứu, xác định cỡ mẫu và các kỹ thuật phân tích dữ liệu tương ứng … vì các vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác, độ tin cậy cũng như giá trị của các kết quả nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh đó, điều này là cần thiết và quan trọng vì lý do các phần này có mối quan hệ mật thiết với nhau, ví dụ như việc sử dụng kiểm định giả thuyết thống kê nào phải phù hợp với cách chọn mẫu ban đầu, cũng như phù hợp với mục tiêu, câu 17 hỏi nghiên cứu đặt ra và phải thỏa mãn các điều kiện nhất định chứ không phải được lựa chọn theo chủ quan và ý thích của người nghiên cứu. Để làm tốt điều này, bên cạnh việc học các học phần liên quan do nhà trường tổ chức, sinh viên cần tự tìm hiểu, đọc thêm các tài liệu viết về các phương pháp nghiên cứu khác nhau bằng Tiếng Việt và cả Tiếng Anh, cũng như mạnh dạn trao đổi với các thầy cô có kinh nghiệm nghiên cứu, tham gia các diễn đàn sinh viên trên mạng Internet để học hỏi thêm kinh nghiệm … vì kiến thức về vấn đề này khá rộng và phức tạp. * Về văn phong trình bày: một đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá cao không chỉ vì có nội dung tốt mà điều quan trọng không kém là hình thức trình bày phải rõ ràng, mạch lạc, sử dụng văn phong khoa học và chặt chẽ. Khá nhiều sinh viên còn hạn chế về mặt này, chẳng hạn như: bài viết thường mắc nhiều lỗi chính tả, cách dùng từ ngữ còn theo kiểu “văn nói”, nhiều câu văn khá lủng củng, thiếu logic, không thuyết phục người đọc; bố cục trình bày chưa theo đúng quy định chung và chưa đảm bảo tính hợp lý giữa các chương. Để khắc phục các hạn chế này, sinh viên nên tham khảo cách thức trình bày trong các đề tài hoặc công trình nghiên cứu cụ thể của các giáo viên và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực mà mình quan tâm, đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành về kinh tế và quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó, sinh viên cũng phải thường xuyên rèn luyện, thực hành kỹ năng trình bày, diễn đạt thông qua bài tập các môn học và ở mọi lúc, mọi nơi để dần dần hình thành cho mình một phong cách chuyên nghiệp. * Phần Tổng quan tài liệu về vấn đề nghiên cứu: một trong những hạn chế lớn của sinh viên là ngay trong chương đầu tiên của phần nội dung chính, sinh viên chỉ mới dừng lại ở mức độ liệt kê các lý thuyết đã học hoặc đã đọc mà chưa ghi rõ nguồn trích dẫn, tên tác giả; chưa mạnh dạn bình luận và nhận xét về các công trình nghiên cứu cả về lý thuyết và thực tiễn có liên quan để từ đó liên hệ với đề tài của bản thân xem đề tài có đóng góp gì mới. Đây là một nội dung quan trọng, thể hiện tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học; chính vì vậy, sinh viên không nên viết một cách sơ sài, qua loa và mang tính đối phó; đặc biệt là đối với những đề tài có tính mới và sáng tạo. Để khắc phục được điều này, sinh viên cần thay đổi lối tư duy cũ (ảnh hưởng bởi cách học trước đây là mang tính thụ động và áp đặt, cho rằng những điều mình được nghe ở nhà trường là luôn luôn đúng mà không có sự tìm tòi, sáng tạo thêm); mạnh dạn học hỏi cách đánh giá, nhận xét của các tác giả khác; đưa ra các nhận định mang tính toàn diện 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng