Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số kinh nghiệm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi ngày...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi ngày

.PDF
12
1251
94

Mô tả:

Một số kinh nghiệm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi/ngày MỤC LỤC A. TÊN ĐỀ TÀI ……………………………...………………………………...2 B. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………...…………………..…………2 I. Lí do chọn đề tài………………………………………………....……..……...2 II. Mục đích nghiên cứu…….……………………………....……….…………..2 III. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………….2 IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm …………………………………………...2 III. Phương pháp nghiên cứu……………………...…………….……….……....2 IV. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu...…….……...………………..…………....2 C. PHẦN NỘI DUNG………………………...…………………..…………….4 I. Hiện trạng……………………………...…………………………..…………..4 II. Giải pháp …………………………………….......………..……….................5 III. Kết quả………….………………………………………….…………….......9 D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......………...………………………………12 Tài liệu tham khảo .……………………………………...….…..…………...14 Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng 1 Một số kinh nghiệm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi/ngày A. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO NỀ NẾP LỚP HỌC BÁN TRÚ 2 BUỔI/ NGÀY B. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận Bậc học Tiểu học là một nấc thang quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách đạo đức cho học sinh, các em là những trang giấy trắng và việc uốn nắn từng con chữ, định hướng được ý thức tốt đẹp cho các em là một quá trình hết sức khó khăn. Vì vậy, muốn giáo dục học sinh toàn diện về mọi mặt đạt kết quả cao, học sinh học tốt, giáo viên có hứng thú dạy và có sự hoạt động đồng bộ của thầy và trò, trước hết phải có nề nếp lớp học tốt, học sinh có ý thức tự giác và tự quản tốt. Đi đôi với chất lượng học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học. Nề nếp là những chuẩn mực, hay nói cách khác là những quy định của giáo viên có tính chuẩn mực đề ra bắt buộc mọi học sinh phải thực hiện tốt, không thể làm trái hoặc làm ngoài những quy định trên. Cho nên trong thực tiễn giảng dạy cho thấy vai trò của nề nếp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh. Trong thực tế, nếu như một tiết học cho dù giáo viên có nắm vững kiến thức, phương pháp truyền thụ tin giản khoa học, hấp dẫn đến chừng nào mà lớp học không có nề nếp thì tất yếu sự lĩnh hội kiến thức sẽ thấp và chắc chắn là không bao giờ có chất lượng cao. Đối với lớp học bán trú 2 buổi/ ngày, thì đây là một cơ hội to lớn để giáo viên nắm bắt để thực hiện việc nâng cao nề nếp lớp học. 1.2. Cơ sở thực tiễn Đối với học sinh Tiểu học, rèn nề nếp là một vấn đề hết sức quan trọng. Thực tế qua những năm công tác được dạy nhiều đối tượng học sinh khác nhau, tôi luôn nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng một nề nếp lớp học phù hợp với từng đối tượng học sinh để tạo cho không khí lớp học luôn thoải mái, hiệu quả. Trong năm học 2015-2016 này, lần đầu tiên tôi đảm nhận dạy học lớp bán trú 2 buổi/ ngày, đa số học sinh lớp tôi chủ nhiệm đều biết thực hiện nề nếp do Nhà trường, Liên đội, lớp học đề ra. §Ó cã mét líp häc sinh ngoan, chÞu khã häc tập, ®éi ngò tù qu¶n tèt, biÕt v©ng lêi thÇy c«, biÕt yªu quý b¹n bÌ, biÕt gióp ®ì b¹n khi gÆp khã kh¨n, biÕt gi÷ g×n cña c«ng, biÕt giao tiÕp, øng xö v¨n minh, lÞch sù…Th× thÇy c« ph¶i lµm g×? Lµm nh- thÕ nµo cho cã hiÖu qu¶? Điều này đã thôi thúc tôi trăn trở để tìm giải pháp thực hiện xây dựng nâng cao nề nếp lớp sao cho có hiệu quả góp phần nâng cao ý thức học tập của học sinh. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi/ ngày. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã thực nghiệm các biện pháp đưa ra với học sinh lớp 3B – điểm trường Trung tâm – Trường Tiểu học Hướng Phùng. II. Mục đích nghiên cứu - Nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mà nội dung đề tài được nghiên cứu, tìm hiểu về nề nếp lớp chủ nhiệm lớp học bán trú 2 buổi/ ngày. Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng 2 Một số kinh nghiệm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi/ngày - Kiểm nghiệm các giải pháp để thấy được hiệu quả của các đề xuất đưa ra. - Xử lí kết quả thực nghiệm. III. Đối tượng nghiên cứu - Kinh nghiệm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi/ngày. - Hiện trạng về nề nếp của học sinh. - Các biện pháp xây dựng nề nếp dạy và học. IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm - Học sinh lớp 3B. V. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp vấn đáp: Hỏi – đáp học sinh về nhu cầu học tập, giáo viên chủ nhiệm qua từng năm học. - Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức các biện pháp trong mỗi giờ vui chơi, học tập, ngoại khoá. - Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả thi đua hàng tuần, hàng tháng của học sinh. - Phương pháp quan sát: Quan sát sự tiến bộ của học sinh qua từng tuần, từng tháng. - Phương pháp trò chuyện: Thường xuyên chia sẽ trò chuyện để nắm bắt được tâm lí của các em. - Phương pháp tuyên dương, khen thưởng: Nhằm khích lệ, động viên để các em phát huy được những điểm mạnh của bản thân. VI. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu 5.1. Phạm vi nghiên cứu Để các biện pháp trên được thực hiện một cách hiệu quả, tôi đã chú trọng đến các vấn đề: - Tìm hiểu cách thể hiện, tiếp thu của các em qua thời gian học tập, giao tiếp, vui chơi hàng ngày của các em. - Tâm lí của học sinh khi ở nhà, ở trường. - Tìm hiểu các biện pháp nhằm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi/ ngày. 5.2. Kế hoạch nghiên cứu - Kế hoạch này được tiến hành từ tháng 9/2015 đến hết tháng 3/2016. C. PHẦN NỘI DUNG I. Hiện trạng Hướng Phùng là một xã vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn thuộc phía bắc của huyện Hướng Hóa nói chung và của tỉnh Quảng trị nói riêng. Tuy nhiên, không bất chấp những trở ngại ở phía trước, những vướng mắc còn chông gai thì tập thể thầy – trò trường Tiểu học Hướng Phùng đang ngày ngày cố gắng, cùng nhau vượt qua mọi thử thách để có được như ngày hôm nay. Cũng từ ý chí quyết tâm cao đó thì mô hình lớp học bán trú đã được triển khai xuyên suốt trong gần ba năm học này. Hiện tại, trường đang mở bốn lớp học bán trú: một lớp 1, hai lớp 3, một lớp 2 với khoảng 150 em học sinh tham gia lớp học bán trú. Và bản Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng 3 Một số kinh nghiệm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi/ngày thân tôi hiện đang là giáo viên chủ nhiệm lớp 3B – Là lớp đã được học tập theo mô hình bán trú trong ba năm học gần đây. Đặc biệt, đối với lớp tôi bao gồm những đối tượng học sinh khác nhau, và các em xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau: Con em người Vân Kiều, người Kinh….Chính vì vậy, nề nếp học tập, vui chơi và ngay cả cách cư xử của mỗi em một vẻ. Đây cũng là năm học đầu tiên tôi được phân công nhiệm vụ dạy lớp học hai buổi. Do vậy , trong suốt thời gian qua tôi đã áp dụng, thực nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi/ ngày. Tôi nghĩ với đề tài này thì đây là một cơ hội để khẳng định những thuận lợi, ưu điểm của việc dạy học bán trú 2 buổi/ ngày. II. Giải pháp thực hiện Để tìm ra giải pháp thích hợp, tôi đã tìm hiểu kĩ đối tượng, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Đồng thời, ngay đầu năm học tôi đã tạo ra nề nếp lớp học với một số nhiệm vụ cơ bản là tổ chức, quản lí, theo dõi các hoạt động, khen chê đúng lúc có tác dụng kích thích các thành viên trong lớp bằng các hoạt động cụ thể sau: + Xây dựng, tổ chức tập thể lớp thành một tập thể tự giác. + Tổ chức, điều khiển và lãnh đạo các hoạt động giáo dục qua mô hình tự quản của học sinh. + Thiết lập, phát triển các mối quan hệ trong lớp và với cha mẹ học sinh. Sau đây là những biện pháp cụ thể mà tôi đã thực hiện. 2.1. Tìm hiểu đối tượng học sinh a) Nắm đặc điểm đối tưởng học sinh: - Từ hồ sơ học bạ: Nhằm nắm thông tin học sinh một cách chính xác và tiện cho việc theo dõi liên hệ phụ huynh. - Qua giáo viên chủ nhiệm cũ: Nhằm nắm được đối tượng học sinh và ban đầu hỗ trợ cho việc tiếp cận, giúp đỡ học sinh theo từng đặc điểm riêng biệt của từng em. - Qua học sinh trong lớp: Phát hiện những ưu điểm hạn chế của các em nhằm tạo điều kiện và làm cơ sở xây dựng cho các em cùng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong sinh hoạt. - Qua phụ huynh: Nhằm nắm được hoàn cảnh, cá tính và khả năng đặc biệt hay những hạn chế của học sinh để có biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ thiết thực. b) Tiến hành phân loại đối tượng : Qua việc nắm được đối tượng, đặc điểm học sinh tôi tiến hành phân loại đối tượng học sinh để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: * Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Tôi đã thông qua nhà trường hỗ trợ trang phục, sách vở cho các em từ các chương trình dự án hỗ trợ cho Nhà trường. Riêng các em khó khăn tôi tiến hành rà soát lại các em khó khăn mặt nào để có biện pháp giúp đỡ như: “Gây quỹ giúp đỡ bạn nghèo của lớp để gúp đỡ bạn”. * Đối với những học sinh khuyết tật (Lớp tôi không có ) * Đối với học sinh cá biệt về đạo đức: Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng 4 Một số kinh nghiệm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi/ngày - Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình, bạn bè, người thân của em. * Đối với học sinh học yếu: - Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. - Tôi lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau: + Giảng lại bài mà các em chưa hiểu vào 15 phút đầu giờ, những ngày có 4 tiết học tôi dành cả tiết thứ 5 để kèm các em. + Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong qua trình lên lớp. + Tổ chức cho học sinh học theo nhóm ở nhà để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ theo nhóm nhà gần nhau. + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. + Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. 2.2. Bầu ban cán sự lớp, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp quản lý giỏi - Lựa chọn BCS lớp: Trước hết, những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè.... Căn cứ vào hồ sơ học bạ của HS. Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu năm học. Sau đó phân công trách nhiệm cho từng cán sự lớp tùy theo số lượng học sinh, việc bố trí chỗ ngồi giáo viên chọn ban cán sự lớp phù hợp. Vì lớp tương đối đông nên tôi chọn cán sự lớp bao gồm: 1 lớp trưởng, 3 lớp phó. Lớp chúng tôi đã tổ chức cho học sinh ngồi học theo nhóm, có 9 nhóm nên trong lớp đã bình chọn ra 9 nhóm trưởng. - Lớp trưởng: Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể: + Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của lớp, trường. + Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy, quy định của Nhà trường, Liên đội. + Tổ chức, động viên giúp đỡ những bạn gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống, báo cáo lại cho giáo viên. - Lớp phó học tập: + Ðôn đốc các thành viên đi học đầy đủ, đúng giờ, học tập nghiêm túc. + 15 phút đầu giờ kiểm tra việc chuẩn bị bài của các bạn trong lớp. - Lớp phó lao động: + Đôn đốc và giám sát các bạn thực hiện lao động tập trung, lao động trực tuần, hàng ngày. + Theo dõi vệ sinh trực nhật của các tổ cuối tuần tổng kết. - Lớp phó phụ trách văn nghệ: + Theo dõi đôn đốc các hoạt động văn nghệ, thể dục giữa giờ. + Bắt giọng lớp hát tập thể đầu giờ học hoặc những lúc chuyển tiết… - Nhóm trưởng: Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng 5 Một số kinh nghiệm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi/ngày + Đầu giờ học: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của các thành viên trong nhóm. + Trong giờ học: Quan sát sự thi đua của các thành viên trong nhóm. + Cuối tuần: Các nhóm nhận xét chéo nhau rồi tuyên dương, khen thưởng những cá nhân có thành tích học tập trong tuần. 2.3. Xây dựng tác phong cho học sinh Là những học sinh tiểu học đang còn ngồi trên ghế nhà trường, thì việc xây dựng tác phong cho các em một cách chuẩn mực thông qua những quy định, nội quy của lớp, của Liên đội, trường học đề ra. Với đặc điểm học sinh lớp tôi học cả ngày, ăn uống, sinh hoạt phải nghỉ lại buổi trưa, vì vậy tôi càng đòi hỏi cao hơn ở các em sự chỉnh chu, nghiêm túc, gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp trong hoạt động thường ngày ở các em. Và tôi cùng các em đã thảo luận đi đến thống nhất những quy định riêng cho lớp học của tôi về những yêu cầu cần đạt được như sau: a. Xây dựng nề nếp học sinh: - Vệ sinh cá nhân: + Rửa mặt sạch sẽ trước khi đến lớp. + Tay chân luôn sạch sẽ, móng tay cắt ngắn. + Tóc gọn gàng (đối với học sinh nam). Nữ buộc tóc gọn gàng, không để tóc lõa xõa khi viết bài,…đầu tóc luôn gội sạch sẽ. + Quần áo sạch, gọn gàng. - Vệ sinh văn minh, sinh hoạt để học sinh có thói quen: + Che miệng mũi khi ngáp, khi hắt hơi. + Không xả rác trong lớp học, ngoài sân trường, cổng trường, không bỏ rác qua cửa sổ, phải bỏ rác đúng qui định. + Luôn giữ sạch môi trường xung quanh. + Trong giờ ăn trưa phải ăn uống đảm bảo, sạch sẽ. + Trong giờ nghỉ trưa không được nói chuyện riêng gây mất trật tự cho các lớp xung quanh. b. Xây dựng nề nếp về hành vi đạo đức: - Lễ độ với mọi người: + Có thói quen chào hỏi thầy cô và khách khi vào trường. + Biết cám ơn khi nhận quà hoặc khi người khác giúp đỡ mình. + Biết xưng hô đúng mực với mọi người xung quanh. + Không nói tục, chưỡi thề, đánh nhau. + Biết giúp đỡ mọi người, nhất là người già và trẻ em. - Làm điều tốt: + Thẳng thắn, trung thực, thật thà, không quay cóp trong khi làm bài kiểm tra hoặc thi cử. + Nhặt được của rơi biết trao trả lại cho người mất hoặc đưa giáo viên để thông báo cho người mất biết. Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng 6 Một số kinh nghiệm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi/ngày + Giữ gìn tài sản riêng, tài sản của bạn và của nhà trường. c. Xây dựng nề nếp trong giờ ra chơi - Tạo thói quen cho học sinh nhanh nhẹn, nghiêm túc xếp hàng tập thể dục, múa hát tập thể ngay từ đầu năm. - Phối hợp Tổng phụ trách Đội hướng dẫn và nhắc nhở các em tập thể dục, múa hát tập thể nghiêm túc trong giờ ra chơi. - Thường xuyên nhắc các em vui chơi an toàn tránh tai nạn thương tích. Tạo điện kiện để các em được đọc sách, báo ở thư viện xanh trong giờ ra chơi. d. Xây dựng nề nếp ra, vào lớp - Hướng dẫn, nhắc nhở các em xếp hàng ra vào lớp. - Cùng với giáo viên bộ môn thể dục nhắc nhở các em đi vào lớp theo hàng sau mỗi tiết học thể dục không để các em chạy vào lung tung gây ồn ào, mất tập trung cho các lớp học khác. - Tạo thói quen cho học sinh xếp hàng ra, vào lớp không gây mất trật tự, lộn xộn. d. Xây dựng nề nếp khi đi học và ra về: - Không đi học quá sớm, không được bám vào cửa sổ hoặc đứng trước cửa lớp khi lớp khác đang học. - Không được vẽ bậy lên bức tường của trường, lớp. - Khi nghe hiệu lệnh trống phải tập trung nhanh vào lớp, ổn định chỗ ngồi. - Khi ra về phải trật tự, đi thẳng ra cổng trường không được đứng trước cửa lớp khác khi lớp khác còn học. - Trên đường về không được đùa giỡn, đi hàng hai hàng ba. - Phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ. d. Xây dựng nề nếp học tập: - Đến lớp phải chú ý học, tập trung nghe giảng, tích cực xây dựng bài, tuân thủ theo mọi yêu cầu của cô. - Biết giữ gìn và sử dụng tốt các đồ dùng học tập. - Tập vở phải có bao bìa, dán nhãn, biết trình bày vở sạch, đẹp. - Bài kiểm tra phải được cất giữ cẩn thận trong túi đựng bài kiểm tra. - Học bài và làm bài theo yêu cầu của giáo viên. e. Tập thói quen phê và tự phê - Tôi đã xây dựng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần cho học sinh. Tập cho các em biết phê và tự phê một cách hồn nhiên, chân thật. - Để hình thành thói quen cho học sinh, tôi đã duy trì thường xuyên, liên tục và có điều chỉnh cho phù hợp tình hình của lớp. - Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn luôn gần gũi các em, tình thương yêu giữa các em phải công bằng. - Các em hoạt động thảo luận học tập theo nhóm. Vì vậy, trong mỗi tiết sinh hoạt, tôi luôn tạo điều kiện cho các nhóm đều có thể có ý kiến phê và tự phê trong nhóm cũng như ngoài nhóm về các mặt hoạt động được hình thành trên Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng 7 Một số kinh nghiệm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi/ngày các biểu mẫu, tiêu chí đã được các nhóm thống nhất. Và đặc biệt, đối với những trường hợp học sinh chưa thực hiện tốt, các nhóm trưởng đều họp với nhau và tìm cách giúp bạn; trong mỗi giờ nhận xét, mỗi nhóm trưởng đều có biện pháp khen chê rõ ràng với các thành viên mà mình theo dõi. Các bảng tiêu chí được lập ra cụ thể như sau: BẢNG THEO DÕI THI ĐUA HÀNG NGÀY Thứ……. ngày……tháng……năm…… Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 Nhóm 7 Nhóm 8 Nhóm 9 Chuyên cần (10 điểm) vắng 1 trừ 2 điểm, trễ trừ 1 điểm. Học và làm bài cũ (20 điểm) 1 bạn không thuộc bài trừ 5 điểm Nề nếp (20 điểm) 1 bạn làm mất trật tự trừ 2 điểm. Cộng điểm cả ngày BẢNG THEO DÕI THI ĐUA TUẦN…/ THÁNG Thứ Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm 1 2 3 4 5 Nhóm 6 Nhóm 7 Nhóm 8 Nhóm 9 Thứ hai Thứ ba Thứ tư Tốt Tốt Khá Khá Tốt Tốt Khá Khá Khá Tốt Khá Khá Khá Tốt Khá Khá Khá Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Thứ năm Thứ sáu Xếp loại Khá Tốt Tốt Tốt Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Khá Khá Tốt Tốt Khá Khá Khá Tốt (A) Tốt (A) Khá (B) Khá (B) Tốt (A) Tốt (A) Khá (B) Khá (B) Khá (B) * Sau hoạt động mỗi tháng, tôi cùng với Ban cán sự lớp, các nhóm trưởng tổng kết những ưu, khuyết điểm của mỗi tuần, công khai trên bảng thi đua của lớp như sau, nếu nhóm nào được nhiều bông hoa màu đỏ thì xếp loại A, ít dần thì xếp loại B, C. Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng 8 Một số kinh nghiệm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi/ngày Tháng/ nhóm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Xếp loại chung BẢNG THEO DÕI THI ĐUA THÁNG LỚP: 3B Một Hai Ba Bốn Năm Sáu Bảy Tám Chín 2.4. Kết hợp với phụ huynh học sinh và tổ chức các hoạt động vui chơi - Thông báo tình hình học tập, hoạt động và kết quả học tập của học sinh với phụ huynh có thể từng tuần, tháng thông qua khoảng thời gian ngắn phụ huynh đưa đón học sinh để phối hợp tổ chức hoạt động và thực hiện nhiệm vụ giáo dục. - Mời ban đại diện phụ huynh của lớp đến dự họp trong những lần tổng kết thi đua hằng tháng để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em. - Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm vừa qua, tôi cũng đã thông qua nề nếp lớp học bán trú. Qua đó, các phụ huynh cũng đã đồng ý cùng phối hợp để đánh giá học sinh trong những dịp tổng kết. 2.5. Phối hợp với tổ chức hoạt động Đội – Sao trong nhà trường Hoạt động Đội - Sao cũng sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng của lớp. Nề nếp hoạt động của Đội - Sao dựa trên cơ sở hoạt động của lớp. Các hoạt động đều mang tính thi đua thì hoạt động sẽ đi vào nề nếp, phát huy tính tự giác của các em. Trong hoạt động này, với vai trò là anh chị phụ trách, tôi luôn gần gũi với các em trong hoạt động và các trò chơi bổ ích lành mạnh và có sự áp dụng kiến thức đã học vào trò chơi. Trong hoạt động này, tôi cũng luôn phát huy tinh thần tự giác tích cực của học sinh. Qua việc nắm bắt các thông tin hoạt động Đội –Sao của Ban chỉ huy chi đội, các nhóm sẽ tự triển khai và thực hiện các hoạt động đã đưa ra. Qua đó, các thành viên cũng có ý kiến bổ sung nhằm phát triển hoạt động Đội của Sao nhi đồng. III. Kết quả thực nghiệm Qua một năm vận dụng linh hoạt một số biện pháp trên, học sinh lớp tôi nhiều em đã được cảm hoá và có những biến chuyển trong nhận thức. Điều đó Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng 9 Một số kinh nghiệm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi/ngày được thể hiện qua sự tham gia của các em vào các hoạt động học tập trong giờ học, qua kết quả của các bài kiểm tra. Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng học sinh trong Ban cán sự lớp đã đem lại hiệu quả trong việc quản lí nề nếp và chất lượng học tập. Các em thực hiện nhiệm vụ đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao, các em đã có cơ hội thể hiện khả năng của bản thân mình, điều đó giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn rất nhiều trong cuộc sống, trong giao tiếp. Các em đều muốn mình tiến bộ hơn để cùng bạn thi đua, muốn được thầy cô, bạn bè khen và đặc biệt là kết quả mà thầy cô thông báo về cho phụ huynh sau từng đợt kiểm tra, đánh giá. Kết quả đạt được trong năm học 2015 - 2016 như sau: * Về sự hình thành và phát triển năng lực: - Học sinh mạnh dạn trong giao tiếp. - Học sinh đã thực hiện tốt việc giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. - Đa số học sinh đều tự hoàn thành nhiệm vụ của mình có hiệu quả cao. * Về sự hình thành và phát triển phẩm chất: - Học sinh luôn thực hiện tốt các nội quy của Nhà trường, Đội và lớp học. - Có tinh thần, trách nhiệm cao trong các hoạt động giáo dục. - Tham gia hoạt động nhóm lớp một cách tích cực và tự giác. * Nề nếp kỉ luật, trật tự: So với đầu năm, các em đều thực hiện tốt các nề nếp : - Xếp hàng ra vào lớp, các em đến lớp đúng giờ, xin phép cô khi ra, vào lớp. * Nề nếp học tập: Tất cả các em đều có nề nếp: - Hợp tác trao đổi cùng bạn: đôi bạn học tập, nhóm học tập tích cực. - Biết giơ tay khi muốn phát biểu và trao đổi với bạn trong quá trình trao đổi, nhận xét các bài làm. - Tập trung trong giờ học. - Thực hiện đúng luật chơi các trò chơi học tập, không gây ảnh huởng đến lớp bạn. - Trong các bài kiểm tra, các em làm tốt và được đánh giá cao. * Nề nếp hành vi đạo đức: Các em thực hiện tốt các hành vi: - Thói quen chào hỏi cha mẹ, thầy cô, khách đến trường …. - Giữ vệ sinh trường lớp: biết bỏ rác vào thùng khi ăn quà, làm thủ công, biết quét lớp, khu tự quản. - Giúp bạn vượt khó: đôi bạn học tập tốt, tham gia phong trào nuôi heo đất,… - Tỉ lệ chuyên cần của lớp cao và ổn định trong mỗi tháng. - Nề nếp lớp được duy trì và phát huy trong mỗi giờ học tập, vui chơi. * Nề nếp trong sinh hoạt bán trú - Các em đã có ý thức tự giác đi lấy phần cơm của mình. - Ngồi ăn ngay ngắn, không nghịch ngơm. - Ăn uống đảm bảo, hợp vệ sinh. - Tự động xếp sạp, trải chiếu, chăn màn để ngủ trưa. Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng 10 Một số kinh nghiệm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi/ngày - Nghiêm túc trong giờ nghỉ trưa. - Có ý thức nhắc nhở nhau không làm ồn ào, gây mất trật tự. D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã thấy được việc ổn định, xây dựng nâng cao nề nếp lớp học bán trú là việc làm vô cùng quan trọng. Nó không những giúp cho học sinh hình thành nhân cách, phẩm chất, đạo đức của một học sinh chuẩn mực mà còn giúp các em có những kĩ năng sống cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Đây cũng chính là tiền đề để học sinh phát triển nhân cách toàn diện cũng như giúp các em học tập tiến bộ hơn. Nắm chắc được những thuận lợi, khó khăn, hiểu rõ thực tế trường lớp mình, khéo léo tìm cách bỏ đi mọi rào cản trong mối quan hệ với phụ huynh, đề ra những biện pháp hữu hiệu, tiếp cận gần với các em nhất, tôi nghĩ rằng bất cứ giáo viên nào cũng sẽ sớm trở thành những người bạn của trẻ. Phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp làm nòng cốt, là “cánh tay phải” của mình. Muốn vậy cần phải có một sự chọn lựa dựa trên cơ sở định hướng của giáo viên và khả năng tín nhiệm của học sinh. Đối với lớp học bán trú hai buổi/ ngày như lớp tôi thì tôi nhận thấy việc nâng cao nề nếp cho học sinh là hết sức quan trọng. Vì phần lớn thời gian của các em đều là ở trường. Tôi như là một người mẹ thứ hai của các em, tôi đã quan tâm, chăm sóc, nhắc nhở, uốn nắn từng li từng tí cho các em để tất cả những hoạt động của các em luôn đạt được kết quả cao. Người giáo viên phải luôn là tấm gương mẫu mực để soi sáng cho các em học tập, noi theo. Với một số kinh nghiệm non trẻ của bản thân, tôi nghĩ rằng mình đã có phần lớn nào đó thành công khi đa số các đồng nghiệp, phụ huynh học sinh luôn có những lời khen ngợi về công tác chủ nhiệm và bán trú của lớp tôi đã giúp cho các em có nhiều sự thay đổi lớn tích cực về tình nết, cách ứng xử giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè hàng ngày. II. Kiến nghị Với tình hình thực tế và những kết quả mà tôi nghiên cứu được, đồng thời nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh, học sinh, tôi có một số kiến nghị sau: + Nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động giáo dục cho học sinh để các em tự phát huy năng lực của bản thân. Đồng thời, mỗi em luôn thể hiện được vai trò của mình trong công việc đó và phát huy năng lực tự quản và ý thức tự giác của mỗi em. + Đầu tư cơ sở vật chất để học sinh có điều kiện ngồi học theo nhóm. + Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, trong đó học sinh đóng vai trò là chủ thể thực hiện chương trình ngoại khoá đó. + Mặc khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ mà toàn xã hội đang chờ mong. Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng 11 Một số kinh nghiệm nâng cao nề nếp lớp học bán trú 2 buổi/ngày Trong thời gian ngắn thực hiện nghiên cứu và thực nghiệm, bản thân tôi khó tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và có thể áp dụng rộng rãi cho những đối tượng học sinh lớp khác. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hướng Phùng, ngày 29 tháng 3 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Nguyễn Thị Thảo Nguyên Tài liệu tham khảo 1. Sổ tay Đội viên, 2014, NXB Kim Đồng. 2. Các trang web: http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/11411743, http://giaoan.com.vn/giao-an/mot-so-giai-phap-xay-dung-ne-nep-cua-hoc-sinho-truong-tieu-hoc-huong-giang-9493/ Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan