Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn xây dựng mối quan hệ giữa bạn đọc với thư viện thông qua mô hình tự quản củ...

Tài liệu Skkn xây dựng mối quan hệ giữa bạn đọc với thư viện thông qua mô hình tự quản của học sinh

.PDF
9
1002
75

Mô tả:

Xây dựng mối quan hệ giữa bạn đọc với thư viện thông qua mô hình tự quản của học sinh I. TÊN ĐỀ TÀI Xây dựng mối quan hệ giữa bạn đọc với thư viện thông qua mô hình tự quản của học sinh II. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn ®Ò tµi: 1.1. Cơ sở lý luận: Trường Tiểu học Hướng Phùng là một trong những trường học thuộc trung tâm của Cụm Bắc Hướng Hóa. Do vậy, các công tác chuyên môn cũng như các hoạt động khác trong năm học luôn được PGD&ĐT, BGH nhà trường quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sát sao. Trước tình hình đó, công tác Thư viện trường học là một trong các nội dung được nhà trường đặc biệt quan tâm. Để hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực thì mô hình thư viện trường học thân thiện càng trở nên quan trọng và cần thiết. Đặt ra nhiệm vụ trước mắt cho nhà trường cần phải xây dựng và tổ chức thành công mô hình tự quản của học sinh ngay từ đầu năm học 2014 - 2015. Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là một phong trào mang tính tích cực và cần thiết cho các trường học. Trong đó mô hình Thư viện trường học thân thiện, đặc biệt là mô hình thư viện tự quản của học sinh là một nội dung rất mới với trường Tiểu học Hướng Phùng cũng như các trường bạn trong địa bàn cần được tổ chức xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả. Qua đó có thể nhân rộng đối với tất cả các đơn vị nhà trường trên địa bàn xã Hướng Phùng. 1.2. Cơ sở thực tiển. Thư viện trường học thân thiện là như thế nào? Đó là nơi để CB, GV, NV và các em học sinh có thể vui chơi, đọc sách, thể hiện năng khiếu, sở trường của bản thân, thể hiện tinh thần đoàn kết, thân ái, không phân biệt đối tượng; đồng thời là nơi lưu giữ nét văn hóa của địa phương. Dựa theo những nội dung trên và một số tiêu chuẩn khác, ngoài việc xây dựng các nội dung tại phòng thư viện chính. Trường Tiểu học Hướng Phùng đã bám sát tình hình thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch và đưa vào tổ chức hoạt động mô hình thư viện trường học thân thiện với nội dung: Mô hình tự quản của học sinh hay còn gọi là Thư viện nhỏ và Thư viện treo, với mục đích tăng thêm các điểm đọc sách cho giáo viên và học sinh; tạo môi trường thân thiện cho học sinh trên cơ sở học sinh tự quản và tự do sử dụng tài liệu; giảm bớt sự phân biệt kì thị, tạo sự hòa đồng giữa học sinh con em người kinh và học sinh con em dân tộc thiểu số. 2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm xây dựng, tổ chức các hoạt động của Thư viện trường học thân thiện đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn của Thư viện đạt chuẩn Quốc gia và thực sự trở thành địa chỉ tin cậy để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thường xuyên khai thác, tìm kiếm các thông tin phục vụ công tác chuyên môn, nâng cao kiến thức, bồi Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng 1 Xây dựng mối quan hệ giữa bạn đọc với thư viện thông qua mô hình tự quản của học sinh dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Là nơi thể hiện được tính đoàn kết, thân thiện sáng tạo của học sinh và cũng là nơi có thể thực hiện các hoạt động giải trí, giảm bớt căng thẳng sau các giờ học trên lớp. 3. Đối tượng nghiên cứu: Mô hình tự quản của học sinh. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Hướng Phùng. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát, thực nghiệm. Phương pháp thống kê, phân tích và tổng kết kinh nghiệm. 6. Phạm vi nghiên cứu. Thông qua mô hình tự quản của học sinh từ đó xây dựng mối quan hệ giữa bạn đọc với thư viện. 7. Kế hoạch nghiên cứu Năm học 2013 – 2014 Năm học 2014 – 2015 thực hiện vấn đề nghiên cứu xây dựng mối quan hệ giữa bạn đọc với thư viện thông qua mô hình tự quản của học sinh. Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng 2 Xây dựng mối quan hệ giữa bạn đọc với thư viện thông qua mô hình tự quản của học sinh III. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Nói đến Thư viện trường học, từ lâu chúng ta vẫn hiểu đó là nơi mượn sách và nghiên cứu tài liệu của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Tuy nhiên, những năm gần đây Bộ GD&ĐT đã đưa ra những quy định, tiêu chuẩn rất cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị; về diện tích không gian, tiêu chuẩn tài liệu và các hình thức tổ chức hoạt động cho một thư viện trường học. Chỉ rõ tầm quan trọng của thư viện trong một tổ chức nhà trường. Trong những năm gần đây, khi Bộ GD&ĐT phát động phong trào" xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thì thư viện trường học được biết đến với tên và nội dung mới: Thư viện trường học thân thiện. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Năm học 2014 - 2015 là một năm học đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phấn đấu xây dựng trường Tiểu học Hướng Phùng đạt chuẩn Quốc gia. Với điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, số phòng học chưa đủ để tổ chức học một ca. Đặc biệt số học sinh là con em người dân tộc thiểu số chiếm trên 40% đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức, quản lý của Thư viện nhà trường. Mặc dù số lượng tài liệu của thư viện nhà trường còn hạn chế, chưa đa dạng. Song với nhiệm vụ đặt ra xuyên suốt quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia. Việc xây dựng thư viện trường học chuẩn, mang tính thân thiện được đặt lên hàng đầu. Để xây dựng một thư viện đáp ứng các yêu cầu trước mắt của nhà trường. Trước tiên phải có một tổ chức hoạt động thư viện có thể lôi cuốn, thu hút học sinh; kích thích tinh thần tự học, tự đọc sách, nghiên cứu tài liệu của học sinh tại nhiều vị trí trên khuôn viên nhà trường. Đồng thời thể hiện tính chất thân thiện, tích cực của học sinh nhất là các em người dân tộc thiểu số. 3. Các giải pháp thực hiện: 1. Rà soát tình hình và điều kiện thực tế, xác định những thuận lợi, khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực và kinh phí hoạt động. 2. Lên kế hoạch cụ thể; báo cáo Ban Giám hiệu nhà trường các nội dung cần triển khai và xây dựng, các trang thiết bị cần đầu tư mua sắm. 3. Từng bước triển khai xây dựng và tổ chức các hoạt động của thư viện nhỏ và thư viện treo: Chọn vị trí hợp lí trên sân trường, đảm bảo học sinh tham gia sử dụng tủ sách thuận tiện, đồng thời để CBQL thư viện và giáo viên dễ quan sát các hoạt động của học sinh khi tham gia đọc sách tại hai Thư viện nhỏ và Thư viện treo. Thiết kế mái che và tủ sách: Đối với Thư viện treo thì được xây dựng mái che bằng tranh tự nhiên tạo cảm giác thoải mái, thân thiện cho học sinh, đặc biệt là dân tộc thiểu số vì nó rất gần gũi với các em, cột và mái che bằng sắt kiên cố, chịu được mưa, nắng, đặc biệt là gió trong mùa mưa bão; còn đối với Thư viện nhỏ được đặt tại dưới chân cầu thang với 01 tủ sách bằng gỗ chắc chắn. Tủ được chia Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng 3 Xây dựng mối quan hệ giữa bạn đọc với thư viện thông qua mô hình tự quản của học sinh làm 04 tầng khác nhau để tiện phân loại tài liệu. Tủ có chiều rộng từ 1.4(m) 1.5(m); cao 1.2(m) - 1.4(m), tủ có chiều dày từ 40 (cm) - 50(cm). Trang trí khu vực mái che thư viện phải đảm bảo tính tự chủ, thân thiện. Bố trí ghế đá làm chỗ ngồi hoặc sử dụng thêm bồn cây tại vị trí mái che; có thể đặt thêm ghế nhựa để tăng thêm chỗ ngồi khi có số lượng học sinh tham gia đông. Phát triển vốn tài liệu bằng từ nguồn đầu tư của Dự án Tầm nhìn thế giới Đầu tư mua thêm tài liệu, sách tham khảo, báo tạp chí phù hợp với lứa tuổi học sinh. Thực hiện lựa chọn, luân chuyển sách theo kế hoạch từng tuần, tháng, từng kì hoặc khi có tài liệu mới. Kiểm kê, quản lý số lượng, chất lượng tài liệu khi luân chuyển. Thực hiện theo dõi gián tiếp quá trình sử dụng Thư viện nhỏ và thư viện treo của học sinh bằng hình thức tự quản. Thành lập đội học sinh cộng tác viên thư viện khoảng 20 em ở 02 khối lớp(4,5). Có lịch hoạt động hàng tuần cho từng thành viên, phù hợp với lịch học của từng khối, từng lớp. Đội cộng tác viên có nhiệm vụ quan sát các hoạt động học sinh tham gia sử dụng sách tại hai Thư viện nhỏ và Thư viện treo, nhắc nhở các bạn khi các bạn thực hiện chưa đúng quy định và báo cáo cho cán bộ quản lí thư viện kịp thời để thư viện nhà trường có hình thức nhắc nhở và xử lí kịp thời những em học sinh thực hiện nội quy của Thư viện chưa tốt. Mặt khác, Thư viện cần có hình thức tuyên dương, khích lệ kịp thời những em học sinh có ý thức tốt trong việc bảo quản và sử dụng vốn tài liệu của thư viện. 4. Kết quả thực hiện: Sau khi mô hình Thư viện trường học thân thiện ngoài trời với nội dung “ Mô hình tự quản của học sinh” được đưa vào hoạt động đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ,giáo viên, nhân viên, đặc biệt là các em học sinh trong toàn trường. Từ đó thấy được tính tích cực của học sinh khi tham gia các phong trào mang tính tập thể mà nhà trường tổ chức và phát động. Phong trào học tập, nghiên cứu tài liệu của các em học sinh từ khối 1 đến khối 5 phát triển rõ rệt: 80 % học sinh tham gia đọc sách tại thư viện nhỏ và thư viện treo, trung bình mỗi ngày có khoảng trên 45 lượt học sinh tham gia đọc sách tại 2 thư viện trên. Số lượng tài liệu của thư viện nhà trường tăng lên đáng kể chủ yếu từ nguồn đóng góp của Dự án tầm nhìn Hướng Hóa. Đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đọc sách ngày càng cao của giáo viên và học sinh trong trường, góp phần trong công tác giữ gìn và phát huy văn hóa đọc. Tăng tính đoàn kết, thân thiện giữa học sinh với học sinh, học sinh và giáo viên. Đặc biệt đã tạo sự hòa đồng, giảm bớt tự ti, tăng thêm sự tự tin vào bản thân cho các em học sinh thuộc dân tộc thiểu số. Các em cảm thấy mình tự do, bình đẳng trong việc học, đọc, nghiên cứu tài liệu củng cố và nâng cao kiến thức cho bản thân. Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng 4 Xây dựng mối quan hệ giữa bạn đọc với thư viện thông qua mô hình tự quản của học sinh Thư viện nhỏ và Thư viện treo là nơi để các em học sinh giải tỏa tâm lí, giảm bớt áp lực về học tập sau mỗi tiết học căng thẳng trên lớp. Là nơi các em cảm nhận được sự thoải mái, thân thiện của môi trường giáo dục thời hiện đại. Qua việc lựa chọn và luân chuyển các loại tài liệu phù hợp với lứa tuổi học sinh trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại hai Thư viện nhỏ và thư viện treo, đã cơ bản cải thiện và tăng thêm hiểu biết cho phần lớn học sinh trong trường. Đặc biệt với các em học sinh thuộc dân tộc thiểu số về mọi lĩnh vực: khoa học, y tế, sức khỏe, học tập và đời sống thường ngày. Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng 5 Xây dựng mối quan hệ giữa bạn đọc với thư viện thông qua mô hình tự quản của học sinh IV. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: 1.1. Những bài học kinh nghiệm: Trên thực tế để tổ chức hoạt động của mô hình Thư viện tự quản của học sinh có hiệu quả thì người quản lí Thư viện phải thật sự tâm huyết và xác định được phương châm: Sẵn sàng phục vụ bạn đọc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Đội cộng tác viên thư viện phải được chọn ở tất cả các khối lớp. Mỗi lớp từ một đến hai em học sinh nhanh nhẹn, trung thực và nhiệt tình trong công tác được giao. Kế hoạch hoạt động tự quản của đội cộng tác viên Thư viện được lập thật cụ thể cho từng cộng tác viên trong từng ngày, từng tuần và không ảnh hưởng tới lịch học của các em. Tất cả tài liệu trước khi chuyển vào Thư viện nhỏ và thư viện treo đều phải được sử lí kĩ thuật thư viện: Có số đăng kí, có dấu thư viện hoặc dấu nhà trường trên trang tên sách và trang 17 của sách. Cán bộ thư viện phải thường xuyên nắm được số lượng của tài liệu trước và sau khi luân chuyển định kì, để từ đó có hình thức giáo dục học sinh phù hợp thì hoạt động của tủ sách lưu động mới duy trì có hiệu quả lâu dài. Để hoạt động lâu dài, có hiệu quả thì cán bộ Thư viện phải thường xuyên kết hợp chặt chẽ với tổng phụ trách Đội và các giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc nhắc nhở, tuyên dương các em học sinh khi tham gia đọc sách tại tủ sách một cách kịp thời. Cần phát huy tốt tính tự giác và phong trào tự quản của học sinh bằng hình thức lấy ý kiến phê bình của từng học sinh khi có vấn đề xảy ra. 1.2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Là sự tổng hợp một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình thực tế xây dựng và tổ chức hoạt động mô hình Thư viện trường học thân thiện với nội dung ” Mô hình tự quản của học sinh” nhằm giới thiệu tới các đồng nghiệp với mục đích trao đổi kinh nghiệm để xây dựng mô hình thư viện đạt hiệu quả ngày một tốt hơn. 1.3. Khẳ năng ứng dụng và triển khai: - Mô hình Thư viện trường học thân thiện với nội dung “Mô hình tự quản của học sinh” có thể áp dụng cho tất cả các trường học phổ thông. Nhất là với các trường có học sinh ở bán trú với số lượng lớn thì mô hình thư viện nêu trên càng trở nên cần thiết. 2. Kiến nghị, đề xuất: Thư viện trường học thân thiện với nội dung “Mô hình tự quản của học sinh” là một hình thức hoạt động rất mới, đòi hỏi cần có sự quan tâm thường xuyên của Ban Giám hiệu nhà trường, Dự án tầm nhìn thế giới cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh trong vấn đề đầu tư về cơ sở vật chất, nguồn tài liệu. Chính vì vậy, Thư viện nhà trường rất mong các cấp quản lí quan tâm hơn nữa trong vấn đề cung cấp Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng 6 Xây dựng mối quan hệ giữa bạn đọc với thư viện thông qua mô hình tự quản của học sinh nguồn tài liệu trong những năm tiếp theo để các hoạt động của Thư viện ngày càng phát huy được hiệu quả. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình thực hiện mô hình Thư viện trường học thân thiện với nội dung “Mô hình tự quản của học sinh”. Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hướng phùng, ngày 09 tháng 04 năm 2015 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện Trần Thị Phương Anh Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng 7 Xây dựng mối quan hệ giữa bạn đọc với thư viện thông qua mô hình tự quản của học sinh MỤC LỤC I. TÊN ĐỀ TÀI…………………………………………………………………….1 II. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………….1 1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………......1 1.1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………………...1 1.2. Cơ sở lý luận…………………………………………………………………...1 2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………….1 3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………2 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….. 2 6. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………….. 2 7. Kế hoạch nghiên cứu…………………………………………………………….2 III. PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………3 1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………………..3 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu……………………………………………...........3 3. Các giải pháp thực hiện……………………………………………………. …...3 4. Kết quả thực hiện……………………………………………………………….. 4 IV. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………..6 1. Kết luận………………………………………………………………………….6 1.1. Những bài học kinh nghiệm…………………………………………………...6 1.2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………………...6 1.3. Khả năng ứng dụng và triển khai……………………………………………...6 2. Kiến nghị đề xuất………………………………………………………………..6 Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng 8 Xây dựng mối quan hệ giữa bạn đọc với thư viện thông qua mô hình tự quản của học sinh Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan