Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề chạm khắc gỗ...

Tài liệu Chuyên đề chạm khắc gỗ

.PDF
42
169
80

Mô tả:

Chuyên đề chạm khắc gỗ 1 Chương1 TỔNG QUAN 1.1. Tìm hiểu nghề chạm khắc gỗ 1.1.1. Khái niệm chung Nghề chạm khắc gỗ có ở nhiều nước trên thế giới với phong cách khác nhau, ở nước ta ckạm khắc gỗ là một nghề mang tính cổ truyền của nhân dân ta. Nó được hình thành và phát triển qua nhiều thời đại và kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác để chế tác các sản phẩm từ gỗ mang những nét đặc trưng về văn hoá dân tộc, với việc sử dụng nguyên liệu, thủ pháp chạm khắc có tính truyền thống riêng. Trong nghề chạm khắc gỗ, phấn lớn dùng công cụ thủ công như chàng tách, các loại đục... Toạ ra các bức văn hoa, phù điêu, lèo, bệ tủ chè, bệ sập, tượng người, con giống... Nghề chạm khắc gỗ là nghề dân giã nhưng cũng là nghề mỹ thuật tạo ra những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng hàng ngày, vừa có giá trị thẩm mỹ góp phần nâng cao giá trị sử dụng của gỗ trong nền kinh tế quốc dân và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Ngoài những sản phẩm chạm khắc gỗ thuần tuý bằng đục, chạm nhiều loại sản phẩm mộc chạm khắc được kết hợp với khảm xà cừ hay công nghệ trang sức bằng sơn mài rất đặc sắc. Các sản phẩm chạm khắc gỗ rất đa dạng và phong phú, phần lớn là những đồ dùng hay những đồ vật trang trí không gian nội thất có tính thẩm mỹ đạec biệt tạo ra sự trang trọng mà con ngươuì dễ cảm nhận được. Hiện nay nghề chạm khắc gỗ để sản xuất hàng hoá là các vật dụng như giường, tủ, bàn nghế cũng như các mặt hàng khác có giá trị văn hoá đang có xu hướng phát triển tương đối mạnh tại mtj số làng nghề và nhiều cơ sở sản xuất trên cả nước. 1.1.2. Quá trình phát triển nghề chạm khắc gỗ 2 1.1.2.1. Nghề chạm khắc gỗ trongh các giai đoạn lịch sử trước đây Nghgề chạm khắc gỗ là một nghề có từ lâu đời và có nhiều nrts truyền thống của dân tộc. Nó được phát triển qua nhiều thời đại đặc biệt là từ đời nhà Lý đến nay còn lưu truyền lại nhiều tác phẩm chạm khắc có giá trị. Nhiều đình chùa, miếu cổ được chạm trổ rất tinh vi, những hioa văn trang trí, những con rồng, phượng. Nhiều kho tượng phật bằng gỗ được bàn tay tài hoa của nghệ nhân sáng tạo rất độc đáo có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao. Có thể nói sản phẩm chạm khắc gỗ ở Việt Nam có nét tương đồng với Trung Quốc Do sự giao lưu văn háo giữa hai dân tộc. Từ xưa đến nay chúng ta đều tiếp thu từ Trung Quốc về mẫu mã bằng nhiều cách sau đó phát triển thành những sản phẩm có những nét độc đáo riêng sinh động và phong phú. Những cung điện nguy nga của các vua chúa trong các triều đại đều phải sử dụng nhiều nghệ nhân chạm khắc gỗ trong kiến trúc cũng như trông trang trí nội thất. Nghề chạm khắc gỗ cũng được dử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc dân dã, trong các đồ mộc cỏ truyền như: Sập gụ, tủ chè, tủ tam sơn, tue bán nguyệt hay tủ chùa, sa lông cổ, bàn thờ, tủ thờ... 1.1.2.2. Nghề chạm khắc gỗ hiện nay Ở nhiều nước trên thế giới có nghề chạm khắc gỗ nhưng cách thể hiện, nhưngz đặc sắc, những nét truyền thống của mỗi nước đều khác nhau, nó thể hiện được bản sắc văm hoá dân tộc của mỗi nước. Nghề chạm khắc gỗ của nước ta mang phong cách Á Đông và có đặc điểm riêng biệt của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều hàng hoá thành phần, khộ phục các nghề yhủ công truyền thống nên nghề chạm khắc gỗ ở nước ta đang được nhà nước khuyến khích phát triển. Tại các làng nghề truyền thống như: La Xuyên, Đồng Kỵ, Vạn Điểm, Dư Dụ... Hỗu hết dân làng từ những cụ già 60 – 70 tuổi đến các cháu bé 10 – 12 tuổi đều tham gia làm 3 nghè. Nhiều sản phẩm tinh sảo cổ truyền như: sập, tủ chè, tủ chùa... đến các pho tượng tiên, tượng phật, tượng con giống, những bức phù điêu, cuốn thư... được sản xuất nhiều để phục phụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước như: Đài Loan, Hồng Kông, các nước Châu Âu... Sản phẩm mộc chạm khắc ngày nay có nhiều nét cải biếnvề đường nét, hoa văm, kiểu dáng, liên kết... để phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng nhưng những thay đổi đó chỉ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chứ không được làm mất đi chuẩn mực đặc sắc và truyền thống vốn có của những sản phẩm chạm khắc truyền thống đó. 1.1.2.3. Quá trình phát triển nghề chạm khắc gỗ ở một số làng nghề tiêu biểu ở nước ta a) Tại làng nghề Vạn Điểm Làng nghề chạm khắc truyền thống Vạn Điểm – Hà Tây là một trong những làng nghề lâu đời ở nước ta. Quá trình phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của kinh tế xã hội cũng như văn hoá của dân tộc ta. Theo các nghệ nhân của làng nghề thì từ xa xưađã có những sản phẩm làm bằng gỗ xuất hiện ở nước ta nhưng có lẽ nhuồn ngốc của nó được bắt nguồpn từ Trung Quốc. Những sản phẩm chạm kháec này chủ yếu xuẩt hiện trong các gia đình có địa vị trong xã hội, cũng như tầng lớp thượng lưu. Do điều kiện kinh tế nước ta lúc bấy giờ còn thấp nên những sản phẩm chạm khắc gỗ còn rất khan hiếm. Khi đời sống vật chất của con người được nâng cao thì nhu cầu thẩm nỹ đã được nâng cao, do vậy nhu cầu từ những sản phẩm làm từ gỗ ngày càng tăng, mỗi gia đình đều mong muốn có một bộ bàn nghế, tủ... làm từ gỗ trong nhà để thể hiện sự trang trọng giàu có của mình. Trước tình hình đó người dân nảy sinh ý tưởng chế tạo ra các sản phẩm này ngay tại gia đình, địa phương mình. Với ý tưởng của nhưnmgx người có nhu cầu đã thuê thợ mộc để làm ra những sản phẩm theu mẫu sẵn có. Nhưng do tay nghè chuyên môn cũng như kinh nghiệm về sản xuất đồ mộc của những người thợ còn rất hạn chế nên 4 những sản phẩm họ làm ra còn rất thô kịch, khônh hợp lý về kích thước, những đường net hao văn còn rất vụng về, thiếu đi nét thẩm mỹ của sản phẩm. Nhưng dù sao những sản phẩm đầu tiên đã ra đời tại địa phương. Xuất phát từ sự khởi đầu đó mà các sản phẩm kế tiếp lần lượt được ra đời và tính thẩm mỹ hay chất lượng sản phẩm ngày được hoàn thiện hơn. nhưng do đất nước ta đang chiến tranh nên nghè mộc không có điều kiện phát triển. Việc sản xuất hầu như bị dán đoạn hoàn toàn. Khi chiến tranh kết thúc, hoà bình lập lại, cả nước cùng bắt tay vào công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. đời sống của nhân dân còn khó khăn, chưa thể ổn định. Do đó những người dân trong làng không có điều kiện để khôi phục, đầu tư sản xýât ra những sản phẩm thủ công mỹ ngyhệ từ gỗ. Nhưng với hàng loạt chính sách mới của nhà nước đã được thực thi làm cho đời sống kinh tế xã hội của nhân dân ta ngày càng hoàn thiện. Lúc này những gia đình khá giả ở làng do buôn bán họ đã tiếp cận thị trường. Họ nhận thấy rằng mặy hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp được làm từ gỗ đã đang và sẽ đem lại lợih nhuận cũng như giá trị kinh tế cao. Bởi các sản phẩm đó luân có tính thẩm mỹ hiện đại gắn liền với văn hoá truyền thống của dân tộc và cũng bởi chất liệu gỗ đã trở lên quen thuộc và thân thiện với cuộc sống thường ngày của con người. Chính vì vậy, họ đá đầu tư để sản xuất những mặt hàmg này. Lúc đầu quy mô sản xuất còn nhỏ vì nhân lực ít, dụng cụ ddoof nghề còn thô sơ, do vậy sản phẩm làm ra với số lượng ít và chất lượng còn kém. Ngày nay với sự hỗ trợ của một số máy móc thiết bị và nhu cầu của thị trường tăng, nên quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, nguồn nhân lực dồi dào nên năng xuất chất lượng của sản phẩm tăng rõ rệt. Lúc đầu các sản phẩm làm ra chủ yếu phục phụ của nhu cầu nhân dân địa phương cũng như các vùng khác của đất nước. Mấy năm gần đây các sẩn phẩm của làng nghề đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Làng Vạn Điểm có khoảng 400 hộ gia đình thì có tới 98% hộ gia đình sản suất đồ mộc, còn 2% hộ gia đình làm các công việc khác do họ không có điều kiện hoặc cũng có thể họ đã có nghề nghiệp ổn định khác. Xét thấy khả năng phát triển 5 của làng nghề, cách đây 4 năm (năm 2000), tỉnh uỷ Hà Tây đã cấp bằng công nhận làng Vạn Điểm là làng nghề truyền thống. b) Quá trình phát triển tại làng nghề La Xuyên – Nam Định La Xuyên là làng nghề chuyên sản xuất đồ mộc truyền thống lâu đời nhất ở Việt Nam. Khi mới hình thành làng nghề với quy mô sản xuất nhỏ chỉ có một số gia đình làm nghề này, do vậy số lượng sản phẩm còn rất ít và chất lượng chưa cao, sự đa dạng về các loại hình sản phẩm còn hạn chế, công cụ dùng để sản xuất còn rất thô sơ. Tóm lại trong thời kỳ này sản xuất chỉ dừng lại ở mức độ thủ công. Do làng nghề La Xuyên xuất hiện sớm nhất ở nước ta, do đó chịu ảnh nhiều từ hai cuộc chiến tranh tàn phá của thực dân-đế quốc va nhất là cuộc chiến chông s xâm luợc phương bắc, nên La Xuyên chưa co điều kiện phát triển.Sau đó cùng với sư phát triển của khoa học kĩ thuật máy móc dã được đưa vào một số công đoạn của quá trình sản xuất như:trong khâu pha phôi gỗ có máy cưa vòng lượn, máy vanh ...trong khâu chạm khắc co máy lấy nền,máy lọng, trong khâu trang sức co máy phun sơn-vécny, máy xoa(đánh nhẵn nhưng chỗ phẳng)...Đã giúp cho nhưng người thợ giảm được công lao động, tăng số lượng sản phẩm và cũng góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm.Song song với sự phát trieenr của nền kinh tế là sự giao lưa văn hoá rất mạnh mẽ giưa Việt Nam với cac nước trên thế giới, đặc bieetj là sự trao đổi học hỏi giưa hai nền văn hoá Việt Nam-Trung Quốc, cùng với sự sáng tạo tài tình của nghệ nhân,nhưng người thợ chạm khắc trong làng nghề,để đáp ưg yêu cầu của thi trường.Do vậy mà sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã của các sản phẩm chạm khắc ở La Xuyên đã được nâng cao rõ rệt.với sự nhanh nhạy nắm bắt thị trường,một số người dân đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất và đứng ra thành lập công ty chuyên kinh doanh buôn bán các sản phẩm mộc chạm khắc do chính làng nghề làm ra . Từ dó quy mô sản xuất của làng nghề ngày càng được mở rộng,từ mọt vài hộ gia đình đến hầu hết các gia đình trong làng đều sản xuất đò mộc chạm khắc ,hơn thế nữa còn xuất hiện rất nhiều 6 công ty,các doanh nghiệp, các xưởng sản xuất .Do quy mô sản xuất tăng ,nguồn nhân lực cung tăng nên năng suất, chất lượng sản phẩm nâng cao rõ rệt.Hiện tại các sản phảm của làng nghề sản xuất ra không chỉ đáp ứg được yêu càu sử dung của người dân trog nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài như Đài Loan,Hồng Công....Các loai hình sản phẩm tiêu biểu mà làng nghề sản xuất là: các loại sập, các loại bàn ghế, ban thờ,các loại tượng con giống, tượng người, các loại tủ... Nhưng chủ yếu vẫn là sản xuất các loại tủ, bàn ghế, sập. Trước đây nguyên liệu dùng trong sản xuất là các loại gỗ tiêu biểu như: Mun, Trắc, Gụ, Cẩm hương, Sơn huyết...nhưng mấy năm gần đây do yêu cầu của người sử dụng , do giá cả của nguyên liệu, do sự khan hiếm của các loại gỗ quý nên hiện nay làng nghề chủ yếu dùng gỗ Gụ để sản xuất.Hiên nay số nhà làm nghề sản xuất đồ mộc truyền thống chiếm tới 97% số hộ gia đình trong làng nghề. Những người tham gia sản xuất tạu làng nghề không kể đến tuổi :từ những em nhỏ đến các cụ già.Mức thu nhập của người thợ không phụ thuộc vào tuổi tác mà phụ thuộc vào tay nghề , song với những người thợ tiếp xúc với nghề rất sớm do đó tay nghề của họ rất tốt nên thu nhập khá cao: thu nhập thấp nhất khoảng 350 000đ/tháng, mức thu nhạp cao nhất khoảng 2 500 000đ/tháng. Hiện nay,làng nghề có 8 nghệ nhân và 21 công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ. c)Quá trình phát triển ở làng Đồng Kỵ –Bắc Ninh Đồng Kỵ – Bắc Ninh là làng nghề đã có từ lâu đời, bắt đầu từ những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp làng nghề sản xuất đồ mộc truyền thống đã được thành lập . Trải qua hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cùng với sự phát triển của xã hội, sự phát triển không ngừng của khoa hoc kỹ thuật, với sự giao lưu kinh tế thời mở cửa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, do vậy mà làng nghề có rất nhiều cơ hội để phát triển. Từ một làng nghề với quy mô sản xuất nhỏ , công cụ sản xuất thô sơ , số lượng sản phẩm han chế , chất lượng còn kém, qua quá trình pát triển cho đến bây giờ 7 đã tạo ra làng nghề sản xuất đồ mộc chạm khắc truyền thống nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Đồng Kỵ với lợi thế có vị trí địa lý gần với trung tâm kinh tế - văn hoáchính trị của đất nước( Hà Nội), nên việc lưu thông vận chuyển hàng hoá , sản xuất , kinh doanh buôn bán rất thuận lợi. Đồng Kỵ là làng nghề có tốc độ phát triển nhất so với các làng nghề sản xuất đồ mộc chạm khắc truyền thống ở Việt Nam. Cùng với những hộ gia đình sản xuất với quy mô lớn là sự ra đời của rát nhiều công ty ,cho đến bây giờ đẵ thành lập khu công nghiệp Đồng Kỵ chuyên kinh doanh, buôn bán, sản xuất đồ mộc truyền thống cao cấp. Hầu hết những người dân trong làng đều tham gia làm nghề.Sản phẩm mộc mà làng nghề sản xuất ra rất đa dạng, nhiều chủng loại như: bàn, nghế, giường, sập, tủ, ban thờ, tượng ngừơi , tượng các con giống rất sinh động, phù điêu, cuốn thư....nhưg sả phẩm mũi nhọn của làng nghề là các loại bàn ghế cao cập. Các mặt hàng này không chỉ đáp ưng yêu cầu sử dụg trong nước mà còn xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để phục vụ cho quá trình sản xuất là: Mun, Trắc, Gụ trong đó gỗ Mun rất được ưa chuộng ở Đồng Kỵ. Phần lớn gỗ ở đây được nhập từ Lào, Quảng Bình... Đồng Kỵ đã và đang cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước những sản phẩm mộc đa dạng về mẫu mã, đặt yêu cầu về chất lượng, đường nét văn hoa chạm khắc điêu luyện mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam. 1.1.3. Tìm hiểu về công nghệ chạm khắc Nghề chạm khắc gỗ và sản xuất đồ mộc ở nước ta nói chung và ở làng nghề Vạn Điểm – Hà Tây, La Xuyên – Nam Định, Đòng Kỵ – Bắc Ninh nói riêng là một nghề cổ truyền và có nhiều nét độc đáo cả về mặt tạo hình, cả về mặt kết cấu, cũng như thủ pháp công nghệ. Chúng ta dùng thuật ngữ “Sản phẩm của chạm khắc gỗ” để hiểu là gồm các hoa văn, phù điêu, tượng con giống, tượng người, lèo tủ, là loại phù điêu đặc biệt ở trang trí để trang trí 8 phía trên khung giường, tủ chè, bệ sập và bệ tủ. Còn thuật ngữ “Sản phẩm mộc chạm khắc” được hiểu là sản phẩm mộc có két cấu đơn giản hay phức tạp mà chi tiết của chúng phần lớn la sản phẩm của chạm khắc. có các nhóm sản phẩm chạm khắc truyền thống như: Đồ tế tự, là những đồ dùng trong thờ cúng, dồ dùng trong sinh hoạt gồm các loại như bàn, nghế, giường, sập, tủ các kiểu, các vật dụng dùng trong cung đình... và sau đây chúng ta dùng thuật ngữ “ Sản phẩm chạm khắc gỗ” the nghĩa chung, tức là không có ý phân biệt sản phẩm của chạm khắc hay sản phẩm mộc chạm khắc. Để tạo một sản phẩm chạm khắc, tức là một sản phẩm chạm khắc có cấu trúc được hình thành từ những chi tiết có chạm khắc phải có sự tham gia của hai loại thợ cơ bản là thợ đục (thợ chạm khắc) và thợ ngang( hay thợ mộc). Thợ đục chỉ chuyên dùng đục chạm, thợ ngang thực hiện các việc tạo phôi, gia công liên kết và lắp ráp sản phẩm. 1.1.2.1. Phân loại các sản phậm chạm khắc gỗ a) Phân loại sản phẩm của chạm khắc gỗ Sản phẩm của chạm khắc gỗ được phân loại như sau: - Hoa văn: Là những hình chạm nổi trên gỗ (hoặc đục thủng). Những hoạ tiết trang trí theo một quy luật nhất định, lặp đi lặp lại chưa cấu thành một bức tranh hoàn chỉnh. Hoa văn trang trí trên sản phẩm mộc làm tăng vẻ đẹp và giá trị sản phẩm. - Phù điêu: Là những hình chạm khắc nổi trên gỗ phẳng cấu thành một bức tranh có chủ đề nhất định. - Tượng con giống: Là tượng những con vật như: Voi, Hổ, Báo, Hươu, Nai, Chim, Rồng, Sư tử... Được chạm khắc riêng biệt hoặc từng cụm trong quần thể, tượng được 9 hoàn thiện ở tất cả các màu trong không gian. Con giống được tạo thành theo phong cách hiện đại hoặc phong cách cổ. - Tượng người: Được chạm khắc hoàn thiện ở các mặt trong không gian, nó có thể được tạo thành riêng biệt hoặc trong một quần thể. Tượng người được chạm khắc theo các tích cổ như tượng tiên, phật, tam đa...hoặc theo mẫu những ngưòi đương đại. - Lèo tủ: Là loại phù điêu đặc biệt dùng để trang trí phía trên của khung gương tủ chè. Lỡo tủ thường được chạm khắc theo các chủ đề: Tứ Quý; Tùng; Cúc; Trúc; Mai, Tứ linh, Long, Ly, Quy, Phượng, Bát tiên... Có loại lèo đơn, lèo kép. Leod đơn chỉ chạm theo một tầng, lèo kép chạ thành hai tầng. - Bệ tủ chè: Là phần đế của tủ chè được chạm khắc gỗ ba mặt (mặt trước và hai mặt bên của tủ). Bệ tủ chè cũng được chạm khắc theo chủ đề: Tứ linh, Ngũ phúc... - Bệ sập: Là phần đế của sập, được chạm khắc ba mặt h bốn mặttheo từng chủ đề: Bệ Tam sư, Ngũ sư... b) Phân loại sản phẩm mộc chạm khắc Sản phẩm mộc chạm khắc truyền thống của Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Chúng ta có thể phân biệt theo các quan điểm khác nhau như sau: - Theo công dụng hay lĩnh vực sử dụng để phân thành các nhóm sản phẩm. - Theo chức năng để phân thành nhóm sản phẩm. 10 - Theo đặc điểm cấu tạo hay hình thức để phân thành nhóm sản phẩm, trong nhóm sản phẩm có nhiều kiểu loại, và trong từng kiểu loại có nhiều kiểu. Một kiểu cụ thể được thể hiện bằng cấu trúc, phong cách tạo hình, toạ dáng thường được gọi là mẫu. Đối với đồ mộc chạm khắc mẫu thực đã được chế tạo rất có ý nghĩa thực tế đối với việc sản xuất theo mẫu. Mộu được thể hiện bằng các hình thức cũng rất thông dụng. Mộu được thể hiện bằng các bản vẽ kỹ thuật còn ít được sử dụng do nguồn nhân lực được đào tạo để thể hiện các bản vẽ còn bị hạn chế. c) Các dụng cụ trong nghề chạm khắc gỗ - Bàn thao tác: Dùng để đặt phôi liệu trên mặt bàn trong quá trình gia công chạm khắc gỗ. Tạo điều kiện gia công gỗ dễ dàng, yêu cầu bàn thao tác phải chắc chắn, không rung. Mặt bàn đủ rộng, phẳng để đặt phôi liệu, dụng cụ gia công thuận tiện. Đồng thời bàn cũng phải dầy để khi đóng đục hay tràng mặt bàn không bị rung đảm bảo chạm đục chính xác. Bàn thao tác phải có cấu trúc sao cho dễ kẹp giữ phôi liệu trong quá trình gia công. Chiều cao cuỉa bàn phải phù hợp với ghế ngồi và tầm vóc của người thợ. Bàn thao tác có kích thước trung bình: cao 70 cm, mặt bàn rộng 50 cm, dài 80 cm. Mặt bàn gồm hai phần: một phần để đặt phôi liệu và một phần để đặt dụng cụ chạm khắc. - Ghế ngồi thao tác: Để người gia công ngồi gia công sản phẩm chạm khắc. Kích thước trung bình của ghế là: cao từ mặt đất đến mặt ngồi là 45 cm, mặt ghế ngồi có kích thước 40 x 38 cm, chiều cao lưng tựa là 39 cm. - Mỏ lê: Dùng để kẹp chặt phôi liệu trên bàn thao tác giúp người thợ gia công dễ dàng. Mr lê phải dễ thá lắp, nới và kẹp nhanh để khi xoay phôi liệu gia công 11 không lãng phí thời gian. Mỏ lê là một thanh sắt, một đầu cuốn cong đập bẹt để không làm xây xát gỗ. Kích thước: Bán kính cong R = ( 4 – 6) cm, đường kính thanh sắt  10 mm. Mỏ lê được xuyên qua lỗ tròn của mặt bàn thao tác. - Chàng tách: Dùng để trổ, tách nét, tách những đườn nét khoanh lượn mà các dụng cụ khác không thể thực hiện được. Cấu tạo gồm hai phần chính: Tông bằng gỗ hình trụ, đuôi tông có độ vát để dùi đục gõ vào khi thao tác: Phần sắt có lưỡi là thanh sắt được đắp thép 3 cm, đuôi là ống sắt tròn hình loe, giữa phần đuôi và lưỡi tạo thành một góc tù. - Các loại đục: + Đục bạt: Để sấn các đường thẳng, lấy nền các mặt phẳng, sấn đường vuông, đục phá. Cấu tạo: Lưỡi đục bằng thép, phần lưỡi cắt được tôi dài hơn; Tông đục bằng gỗ dài 12 cm, = 3 cm, phần đuôi tông to hơn, vát cạnh đuôi để giữ không bị toè. Căn cứ chièu rộng lưỡi đục có các loại đục 3 cm, 2 cm, 1.5 cm, 0.8 cm, 0.5 cm, 0.2 cm. + Đục doãng thường: Để đục phá sản phẩm hơi lõm, sấn phá cành cây, lá, hoa, dải áo của tượng. Sấn đường hơi cong khi làm lèo, chân của con giống to, tóc sư tử…Đục doãng trái để đọng những phần trong hoa, áo, đọng các thân cây lõm. + Đục doãng to: Để đục phá những đường cong lớn, đục phá dải áo tượng, đục phá hình khối, đục phá những đường cong có độ cong nhỏ. + Đục vụm thường: Để đục các đường cong nhỏ như tà áo, nếp nhăn, vành tai trong, mắt, sóng nước…làm hoa. Cạnh cắt chính của đục vụm có độ vát lớn hơn độ cong cạnh cắt chính của đục doãng. Đục vụm thường dùng để đục phá phải có phần sắt dầy hơn. 12 + Đục vụm trái: Khi đọng những đường đọng mà dùng đục vụm phải không được do lưỡi đục bị cắm xuống gỗ, ta dùng đục vụm trái, khi đó phoi gỗ sẽ được hất lên. + Đục tách: Công dụng dùng để tách những đường tách lớn như tỉa tách lông thú, tà áo, tóc râu, ngón tay, ngón chân. Cấu tao có phần lưỡi cắt hình chữ V, sống lưng hơi cong, thân đục là thép tròn; tông đục giống như các loại đục khác. Có hai loại: Đục tách to = 5 mm, đục tách nhỏ = 2 mm. + Đục chếch: Dùng để gọt những kẽ lá, kẽ thân cây mà các đục khác không làm được; gọt tròn mịn các đường, các cạnh, nhán tỉa những phần đục tách không làm được. Cấu tạo lưỡi đục có góc nhọn, cạch cắt chinh dài 1.5 cm mài vát đều hai bên, mũi nhọn 450. Thân lưỡi là thép tròn = 3 mm. Tông đục bằng gỗ. + Nạo: Để nạo các chi tiết của sản phẩm làm nhẵn mặt gia công. - Dùi đục: dùng để đóng chàng, đục trong khi gia công. Cấu tạo: dùi đục bằng gỗ có kích thước dài 38 cm, đầu to: 5 x 4 cm; đầu nhỏ: 3 x 4 cm. - Đá mài: để mài các loại dụng cụ chạm khắc gỗ. 1.1.3.2. Quy trình công nghệ chạm khắc gỗ gồm các công đoạn sau Nghiên cứu bản vẽ hoặc mẫu  chọn gỗ dùng để chạm khắc  pha phôi gỗ  vạch mẫu mặt chính diện  đục vỡ theo mặt chính diện  vạch mẫu mặt bên chuẩn vuông góc với mặt chính diện  đục vỡ theo mẫu mặt chuẩn bên  vạch mẫu các mặt còn lại  đục vỡ theo mẫu các mặt còn lại  đục vỡ tạo dáng  gọt  hoàn thiện dáng và cấu trúc nạo  tỉa  đánh bóng sản phẩm. a) Nghiên cứu bản vẽ. Bản vẽ dùng trong chạm khắc gỗ tuân theo quy luật trong hội hoạ như các bản vễ khác, nhưng cũng có đặc điểm riêng: 13 - Phần nổi và phần chìm trong bản vẽ phải được thể hiện, phần gỗ được giữ lại và phần gỗ bị khoét đi trên sản phẩm. - Phần xa và phần gần trên bản vẽ được thể hiện . - Với những sản phẩm rất nhiều đường nét chìm nổi, bản vẽ khó diễn tả hết tất cả mọi nét, mọi chi tiết ,đòi hỏi người thợ phải co đầu óc tưởng tượng cao. Nghiên cưu bản vẽ là công đoạn người thợ phải nắm vưng mẫu sản phẩm sẽ gia công và cấu trúc toàn bộ sản phẩm cả các phần nổi, phần chìm…Nghiên cứu bản vẽ song phải vạch mẫu trên những tấm bìa mỏng thoe đúng kích thước và chi tiết của bản vẽ. Khi nhận được mẫu để chạm khắc, người thợ cần chú ý đến bố cục tổng thể của mẫu: tỷ lệ, kích thức mẫu, những phần lồi, lõm trên mẫu . b) Chọn gỗ dùng để chạm khắc Gỗ dùng cho chạm khắc thường là: Mun, Trắc, Gụ, Lát,Cẩm Lai, Lõi mít, Pơmu , de, Giổi, Thừng mực và các loại gỗ mịn thớ khác để chạm khắc những sản phẩm thông thường. Trong các công trình kiến trúc người ta cũng có thể chạm khắc trên các ch tiết gỗ Lim, Nghiến trong quần thể kiến trúc. Khi chọn gỗ cần chú ý: sản phẩm chạm khắc gỗ là một mặt hàng cao cấp, nhiều sản phẩm có rất nhiều chi tíêt phức tạp và tinh vi do vậy nguyên liệu để làm ra loại hình sản hpẩm này đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Chính vì lý do này mà gỗ dùng để tiến hành chạm khắc phải có vân thớ đẹp, lỗ mạch nhỏ, không bị mối mọt, ít nứt. Căn cứ đặc điểm, tính chất và yêu cầu sản phẩm mà chọn gỗ sao cho phù hợp: - Những sản phẩm chạm khắc cần gỗ chắc, dai, không nứt, mầu sẫm như lèo tủ chè, bệ tủ chè, bệ sập, bàn nghế thường dùng gỗ Gụ, Mun, Trắc. 14 - Muốn ản phẩm có vân thớ đẹp, bóng mịn thường dùng gỗc Cẩm Lai, Vân Xưa; - Sản phẩm chạm khắc làm bằng gỗ Pơmu, Hoàng Đàn vừa bóng đẹp vừa có hương thơm thường dùng được chạm các đồ thờ: - Làm tượng màu vàng thường dùng gỗ mít, tượng có màu trắng thường dùng gỗ bưởi. c) Pha phôi gỗ Tính kích thước tổng thở ( dài, cao, rộng) của sản phẩm bao giờ cũng nhỏ hơn kích thước của phôi liệu vì nó có độ dư gia công. Tuy nhiên, ta khồng thở để lượng dư gia công tuỳ tiện. Bởi vì nếu để lượng dư gia công quá lớn dễ gây ra lãng phí gỗ, lãng phí công lao động do phải đục đẽo phần gỗ bỏ đi quá nhiều làm giảm năng suất lao động nâng cao giá thành sản phẩm. Ngược lại nếu để lượng dư gia công quá ít thì dễ sai quy cách kích thước. Hoặc không đảm bảo chất lượng sản phẩm do lượng gỗ dư trong quá trình gia công là rất ít, khó có thể sửa sang đánh bóng. Yêu cầu kỹ thuật pha phôi: Mặt phôi sau khi pha phải thẳng, nhãn, chuẩn xác theo đường vạch mực, không để mặt phôi lồi lõm nham nhở hoặc sơ xước rạn nứt. d) Vạch mẫu mặt chính diện Mặt chính diện là mặt phải trước của sản phẩm. Mặt chính diện yêu cầu không được khuyết tật, có vân thớ đẹp, không xoắn thớ để gia công được thuận tiện. Mẫu vạch là tấm bìa đã được trổ theo hình dạng kích thước và chi tiết của vật mẫu chạm khắc, mực vạch mẫu phải chọn sao cho rõ nét với phần gỗ phôi liệu. Trình tự vạch mẫu trên mặt chính diện: - Đặt phôi nằm ngay ngắn trên bàn (mặt chuẩn ở trên) ; 15 - áp mặt mẫu bìa trên mặt chuẩn chính diện; - Vạch mực đường bao quanh sản phẩm: - Vạch mực các chi tiết từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. e) Đục vỡ theo mẫu mặt chính diện - Đục vỡ mẫu có ý nghĩa tương tự như phác thảo dáng vóc trong hội hoạ. Trong nghề chạm khắc gỗ, đục vỡ có vai trò rất quan trọng, nó tạo dáng vóc của sản phẩm. Trong quá trinh đục vỡ nhiều phần gỗ được bò đi, giữ lại phần gỗ tạo nên hình hài sản phẩm. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dáng vóc sản phẩm sơ chế cho nên khi đục vỡ phải để lại lượng dư gia công nhất định dành cho các khâu gọt, nạo, tỉa và đánh bóng sản phẩm sau này. Nhát đục phải sắc ngọt không được để sơ xước gỗ hoặc tạo vết nứt dù là vết nứt nhỏ. Công cụ gồm các loại đục, chàng và dùi đục. Người thợ thường đục vứt bỏ những phần gỗ lớn không thuộc sản phẩm trước. Đục vỡ theo nguyên tắc tạo dáng nên các nhát đục có thể mạnh mễ nhưng phải chính xác, tránh đục phạm vào gỗ của sản phẩm. Yêu cầu dụng cụ phải sắc, lựa theo chiều thớ để đục bỏ đi từng phần gỗ gọn gàng sạch sẽ, không đục lan man, đục phần nào gọn phần đó, phải tạo dáng của sản phẩm sau đó đục vỡ những chi tiết quan trọng của sản phẩm trước tiếp đến mới đục các chi tiết khác. f) Vạch mẫu mặt bên chuẩn vuông góc với mặt chính diện Trong kĩ thuật gia công các chi tiết mộc, việc chọn mặt chuẩn biên cũng rất quan trọng trong khi gia công cơ giới cũng như gia công bằng phương pháp thủ công. Nhưng trong kĩ thuật chạm khắc khi chạm khắc tượng người hay con giống thì người thợ phải vạch mực cả 4 mặt. Cho nên việc chọn mặt chuẩn chính xác rất quan trọng còn mặt đối diện các mặt chuẩn hay các mặt bên, đương nhiên đã được xác định sau khi đã chọn mặt chuẩn. Tuy nhiên để chạm khắc chính xác sau khi đã chọn được mặt chuẩn người ta chọn mặt chuẩn bên vuông góc với mặt chuẩn chính vào phía trái của 16 sản phẩm tuỳ theo mức độ phức tạp bên trái hoặc bên phải của sản phẩm. Thường chọn bên nào có nhiều chi tiết khó hơn là mặt phẳng bên. g) Đục vỡ theo mặt chuẩn bên Yêu cầu kĩ thuật tương tự như đục vỡ ở mặt chuẩn trên. đặc biệt lưu ý tới những đường nét đã đục vỡ trên mặt chuẩn, để kết hợp tạo dáng vóc hài hoà của sản phẩm ở 2 mặt bên còn lại. Cần xác định đúng trục trọng tâm của sản phẩm ở 2 mặt và nó là cơ sở để xác định trọng tâm hình khối của sản phẩm. h) Vạch mẫu các vạch còn lại + Vạch mẫu mặt bên còn lại: Lấy đường bao chuẩn của chi tiết về phía mặt chuẩn chính đã được đục vỡ làm đường chuẩn từ đó vạch mẫu tiếp các phần khác. + Vạch mẫu mặt sau: Lấy đường bao chuẩn của chi tiết về phía mặt chuẩn bên đã đục vỡ làm đường chuẩn từ đó vạch mẫu cả các đường còn lại. Sau khi vạch mẫu các phần tiếp theo nếu thấy các chi tiết ở cả bốn mặt không khớp nhau về dáng vóc và kích thước, thì người thợ phải kịp thời điều chỉnh để phù hợp với khuôn mẫu. i) Đục vỡ theo mẫu các mặt còn lại Về kỹ thuật đục vỡ tương tự như đục vỡ các mặt trước. Cần lưu ý rằng sau khi đục vỡ xong các mặt còn lại ta được sản phẩm ở dạng cơ bản. Nghĩa là sản phẩm phải đạt yêu cầu về tỷ lệ, kích thước, dáng vóc hài hoà, cân đối ở tất cả các mặt còn lại phải khéo léo, kết hợp các đường nét, kích thước chi tiết của sản phẩm ở tất cả các mặt. Nếu không sản phẩm sẽ méo mó rất khó khắc phục, sửa chữa. j) Đục vỡ tạo dáng 17 Sản phẩm chạm khắc từ tượng người đến con giống hay lèo, bệ tủ … phải có bố cục hài hoà cân đối. Sau khi đục vỡ cả bốn mặt rất ít khi sản phẩm đã hoàn thiện về dáng vóc, kích thước chi tíêt. Chính vì vậy bước này nhằm mục đích sửa sang những thiếu xót sinh ra trong quá trình đục vỡ. Yũu cầu đục vỡ tạo dáng phải làm cho sản phẩm có dáng vóc, kích thước các chi tiết như nguyên mẫu trước khi tiến hành các khâu ra công tinh khác. Đục vỡ tạo dáng là khâu sửa sang chi tiết cho nên công cụ thường dùng là các chàng đục loại nhỏ yêu cầu các nhát đục phải nhẹ tay và dụng cụ phải sắc. k) Gọt Gọt nhằm mục đích tạo cho sản phẩm có kích thước chuẩn, đônghf thời làm cho sản phẩm chạm khắc sạch sẽ, nhằm đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng cho các khâu sau. Công cụ thường dùng để gọt bằng các loại chàng hoặc đục. l) Hoàn thiện dáng và cấu trúc Để chạm khắc được một sản phẩm có chất lượng cao phải đặc biệt chú ý đến dáng và cấu trúc của sản phẩm nên trước khi tiến hành hoàn thiện các chi tiết ta phải tiến hành hoàn thiện dáng và cấu trúc. Dụng cụ là các loại chàng, đục sưae lại những chi tiết còn thiếu xót so với bản vẽ mẫu. m) Nạo Nào là bước gia công làm nhẵn các chi tiết của sản phẩm . Thao tác nạo phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Công cụ là các loại nạo, ta dùng kích thước to nhỏ tuỳ thuộc vào kích thước chi tiết cần nạo, thao tác nạo phải xuôi theo thớ gỗ, nạo đều tay chánh vấp nạo làm cho bề mặt chi tiết có độn nhắm cao hoặc gãy các chi tiết nhỏ. n) Tỉa 18 Trong sản phẩm chạm khắc có những phần, những chi tiết cvần tỉa như: lông chim thú, tóc, lông mày… cần phải áp dụng kỹ thuật tỉa. Cách thức tỉa lông chim thú hoặc tóc, râu người có nhiều kiểu khác nhau, có loại hình tỉa hiện đại, nhung loại hình tỉa lông chim thú cách điệu từng nhóm lông. Dù có cách tỉa nào thì yêu cầu đường tỉa phải sắc nét không gấp khúc, phải tỉa có đọ sâu đều. Dùng đục hoặc chàng tách gỗ nhẹ sao cho lưỡi cắt ăn chếch vào phần cần tỉa tạo thành sợi bong ra. Yêu cầu thao tác phải đều không được lúc mạnh, lúc nhẹ. o) Đánh bóng sản phẩm Sản phẩm chạm khắc gỗ là hàng mỹ nghệ yêu cầu phải đẹp có độ bóng cao vì thế công tác đánh bóng rất được coi trọng. Đánh bóng sản phẩm qua các công đoạn: lầm sạch, nhẵn bề mặt đánh bóng, đánh si hoặc dầu bóng. + Làm sạch, nhẵn bề mặt đánh bóng: Dùng giấy nhám thô, sau đó dùng giấy nhám tinh đánh theo chiều thớ gỗ. + Đánh si hoặc dầu bóng: Tiến hành nhuộm màu sản phẩm theo yêu cầu( Màu vàng, đen hoặc nâu), với một số loại gỗ có thể dùng nước vôi trong hoặc dung dịch kiềm nhẹ quét lên bề mặt sản phẩm . Dùng si pha xăng trắng bôi đều nên bề mặt sản phẩm rồi đánh cho bóng, có thể dùng dầu bóng quét lên bề mặt gỗ. 1.1.4. Yêu cầu đối với sản phẩm mộc chạm khắc 1.1.4.1. Yêu cầu my thuật Sản phẩm mộc chạm khắc gỗ dù là một bộ phận trong tổng thể đồ mộc hay một sản phẩm riêng biết đều là một tác phẩm mỹ thuật. Vì vậy yêu cầu mỹ thuật được đặt ra trước tiên đối với sản phẩm chạm khắc. những điểm chủ yếu sau: 19 - Hình dáng cấu tạo các sản phẩm là hai hào, cân đối những sản phẩm theo mẫu cổ phải làm như nguyên mẫu, vì đó là những mẫu truyền thống đsắp xếp được sàng lọc qua thời gian dài, được các nghệ nhân ở các thế hệ sáng tạo, sưa chửa các giá trị lịch sử qua các niên đại. Những sản phẩm chạm khắc theo tài liệu hiện đại, tuân thủ các nguyên tắc hội hoạ, điêu khắc hiện đại, từ bố cục, tỷ lệ cho đến các chi tiết trong các sản phẩm. - Các đường nét chạm khắc yêu cầu phải sắc bén, nuốt nà, không đẻ sơ sước trên gỗ, các chi tiết và toàn bộ sản phẩm phải có độ bóng cao. Nhũng khuyết tật của gỗ phải được sắp xếp vào những phần bỏ đi trong quá trình gia công. 1.1.4.2. Yêu cầu công dụng trực tiếp Những sản phẩm chạm khắc riêng biệt bản thân nó là những tác phẩm mỹ thuật dùng để trang trí trong các phòng khách, phong ngủ … như các loại tượng người, tượng con giống, cụm tượng cảnh trí, tượng người hay chim thú… Những hoạ tiết chạm khắc trên chi tiết đồ mộc hoặc trong các công trình kiến trúc, trang trí nội thất, những chi tiết chạm khắc gắn trong nhốm chi tiết đồ mộc đều có chức năng tăng dáng vẽ đẹp cho đồ mộc là chủ yếu, đôi khi nó cũng có công dụng thông thường: thí dụ tay nắm ngăn kéo bằng gỗ chạm khắc hình bông hoa hay đầu chim thú. Những sản phẩm chạm khắc là vật dụng sinh hoạt như bàn, ghế, giường, tủ, sấp …. Phải tiện dụng, phù hợp với môi trường sử dụng,phù hợp với tâm lý và kích thước người. Tóm lại: công dụng của sản phẩm chạm khắc là những sinh hoạt của con người và góp phần tạo ra những môi trường không gian có mỹ thuật. 1.1.4.3. yêu cầu độ bền lâu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng