Mô tả:
Tiết 19 – Bài 17 + 18: Thực hành: XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM XÁC ĐỊNH SỨC NẢY MẦM VÀ TỈ LỆ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG I. MỤC TIÊU: - Biết được cách xử lí hạt giống (lúa, ngô…) bằng nước ấm theo đúng quy trình. - Làm được các thao tác trong quy trình xử lí, biết cách sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động. II. CHUẨN BỊ: 1. Nội dung: - Nghiên cứu bài 17 + 18, SGK + SGV. - GV thực hành trước để rút kinh nghiệm. 2. Đồ dùng: Mỗi nhóm: - Mẫu hạt giống: Ngô, lúa, đỗ (0,3 – 0,5kg/nhóm). - Nhiệt kế: 1 chiếc/nhóm - Phích nước nóng - Chậu, xô đựng nước, rổ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN * Hoạt động 1: Giới thiệu bài TH. - GV nêu yêu cầu, mục tiêu cần đạt của bài. * Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV phân công, giao nhiệm vụ TH cho các nhóm, chia chỗ cho các nhóm TH. I. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CẦN THIẾT: - Mẫu hạt giống: Ngô, lúa, đỗ (0,3 – 0,5kg/nhóm). - Nhiệt kế: 1 chiếc/nhóm - Phích nước nóng - Chậu, xô đựng nước, rổ - Muối. * Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình thực hành . - GV giải thích quy trình thực hiện các bước xử lí hạt giống bằng nước ấm. - GV làm mẫu các thao tác cho HS quan sát. - HS thực hành theo nhóm đã được phân công, theo các bước đã được hướng dẫn. - GV theo dõi các nhóm TH, sửa chữa, uốn nắn các thao tác chưa đúng. - Duy trì kỷ luật lớp học. III. QUY TRÌNH THỰ HÀNH: 1. Xử lí hạt giống bằng nước ấm: * Bước 1: Cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, lửng. * Bước 2: Rửa sạch các hạt chìm. * Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt. * Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm. VD: Lúa: 540C, ngô: 400C 2. Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống: HS tự tìm hiểu 4. Đánh giá kết quả bài TH: - HS thu dọn dụng cụ, làm vệ sinh nơi thực hành. - GV hướng dẫn các nhóm đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình dựa vào mục tiêu của bài. - GV nhận xét giờ TH: + Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ + Thời gian và thái độ thực hành + Kết quả thực hành. - GV rút kinh nghiệm cho các nhóm. 5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc trước bài 19 – SGK. ––––––––––––––––––––––––––––––––– Ngày soạn:24/12/2016 Ngày giảng: 31/12/2016 Tiết 20 – Bài 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG I. MỤC TIÊU: - Biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung của các khâu kỹ thuật chăm sóc cây trồng như: làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân thúc... - Rèn luyện ý thức lao động có kỹ thuật, tinh thần chịu khó, tính cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: 1. Nội dung: - Nghiên cứu bài 19 SGK + SGV. - Đọc tài liệu tham khảo 2. Đồ dùng: - Tranh SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. ? Em hiểu thế nào về câu tục ngữ: “ Công trồng là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” - GV nêu yêu cầu, mục tiêu của bài. * Hoạt động 2: Tìm hiểu kỹ thuật làm cỏ, vun xới, tỉa, dặm cây. - HS đọc thông tin mục I – SGK/44, trả lời câu hỏi: ? Thế nào là phương pháp tỉa, dặm cây? ? Tỉa và dặm cây nhằm mục đích gì? I. TỈA, DẶM CÂY: - Tỉa bỏ những cây yếu, cây bị sâu, bệnh, dặm cây khỏe vào chỗ hạt không mọc (cây bị chết). - Đảm bảo mật độ, khoảng cách trên ruộng. - GV treo bảng phụ ghi 5 nội dung về mục đích của làm cỏ, vun xới: ? Mục đích của làm cỏ, vun xới? II. LÀM CỎ, VUN XỚI: * Mục đích: - Diệt cỏ dại - Làm cho đất tơi xốp - Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn - Chống đổ. ? Khi làm cỏ, vun xới cần chú ý điều gì? ? Tại sao cần phải bấm ngọn, tỉa cành cho cây? * Chú ý: - Làm cỏ, vun xới kịp thời - Không làm tổn thương cây và bộ rễ. - Cần kết hợp bón phân, bấm ngọn, tỉa cành, trừ sâu bệnh. * Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật tưới, tiêu nước . ? Có phải loại cây trồng nào cũng cần một lượng nước như nhau không? ? Em biết những cách tưới nước nào trong thực tế? - HS làm BT SGK/46? ? Tại sao cần phải tiêu nước? ? Tiêu nước bằng các biện pháp nào? ? Các biện pháp chống ngập, úng ở gia đình và địa phương em? III. TƯỚI, TIÊU NƯỚC: 1. Tưới nước: Tưới đầy đủ và kịp thời để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. 2. Phương pháp tưới nước: - Tưới theo hàng, vào gốc cây. - Tưới thấm - Tưới ngập - Tưới phun mưa 3. Tiêu nước: - Tiêu nước kịp thời và nhanh chóng để chống ngập, úng bằng các biện pháp: + Tháo nước + Tát nước + Bơm nước. * Hoạt động 4: Giới thiệu cách bón thúc phân cho cây trồng: ? Tại sao cần phải bón thúc phân cho cây? ? Sử dụng nào phân bón nào? ? Kể tên các cách bón thúc phân cho cây trồng? IV. BÓN THÚC PHÂN: - Bón bằng phân hữu cơ hoai mục và phân hóa học theo quy trình: + Bón phân + Làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất. 4. Củng cố: - Đọc ghi nhớ SGK/46. - Chăm sóc cây trồng nhằm mục đích g