Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay ở trường
THCS là tích cực hoá các hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển năng lực
tự học. Nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú học tập cho học
sinh.
Trong chương trình hình học THCS các bài tập yêu cầu chứng minh chiếm tỉ
lệ lớn nên yêu cầu giáo viên giảng dạy cần hướng dẫn học sinh tìm cách chứng
minh bài toán chứ không đơn thuần là giúp học sinh có được lời giải bài toán.
Thông qua việc hướng dẫn của giáo viên giúp học sinh tự đúc kết được phương
pháp chứng minh tiến tới có được phương pháp học tập bộ môn hình học.
Với chương trình hình học lớp 6, học sinh mới chỉ làm quen với các khái
niệm mở đầu về hình học. Học sinh được tiếp cận kiến thức bằng con đường qui
nạp không hoàn toàn, từ quan sát, thử nghiệm, đo đạc, vẽ hình để đi dần đến kiến
thức mới. Học sinh nhận thức các hình và mối quan hệ giữa chúng bằng mô tả trực
quan với sụ hỗ trợ của trực giác, của tưởng tượng là chủ yếu. Lên lớp 7, học sinh
bước đầu làm quen với các mối quan hệ vuông góc, song song, bằng nhau,...Với
yêu cầu kỹ năng từ thấp đến cao đòi hỏi phải có sự suy luận lôgíc hợp lý, khả năng
sử dụng ngôn ngữ chính xác thông qua các bài tập chứng minh. Việc làm quen và
tiếp cận với bài toán chứng minh đối với học sinh lớp 7 còn mới mẻ nên đa số học
sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập hình học, từ phần nắm bắt lý thuyết,
các định nghĩa, các định lý, tiên đề,… đến việc hoàn thiện các chứng minh dạng
toán, các lập luận, suy luận để đến điều phải chứng minh. Hầu hết học sinh chưa
cảm nhận được cái hay, cái đẹp ở hình học, rất ngại khi học hình học vì nhiều
nguyên nhân khác nhau dẫn tới kết quả học tập chưa cao, đặc biệt là việc tư duy
chứng minh một bài toán hình học đối với các em còn nhiều khó khăn. Chính vì
vậy việc rèn luyện cho học sinh hình thành và phát triển tư duy hình học và có kỹ
2