Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 7 Skkn cách sử dụng cntt như thế nào cho có hiệu quả khi dạy học môn ngữ văn...

Tài liệu Skkn cách sử dụng cntt như thế nào cho có hiệu quả khi dạy học môn ngữ văn

.DOC
15
1
102

Mô tả:

1. Phần mở đầu. 1.1. Lí do chọn đề tài. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một vấn đề không mới. Công nghệ thông tin(CNTT) từ lâu đã trở thành một phương tiện dạy học hiện đại vô cùng hữu ích đối với giáo viên. Những năm trước đây tôi cũng đã từng viết sáng kiến kinh nhiệm với đề tài này. Nhưng vì lúc đó còn rất nhiều giáo viên chưa biết cách sử dụng công nghệ nên tôi đã thiên về nghiên cứu cách sử dụng CNTT. Còn với đề tài này, tôi xin bàn về vấn đề: Cách sử dụng CNTT như thế nào cho có hiệu quả khi dạy học môn Ngữ văn. Như mọi người đã biết, môn ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó không chỉ quyết định đến việc đánh giá, xếp loại học sinh, là một môn chính trong các môn thi tốt nghiệp THPT, là môn thuộc nhiều khối thi của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp mà quan trọng hơn, môn văn có ảnh hưởng lớn tới việc hình thành nhân cách của học sinh. Nhưng hiện nay, việc dạy học môn ngữ văn gặp nhiều khó khăn. Đa số học sinh hiện nay rất ít quan tâm đến môn học. Chính vì thế, trong những năm qua giáo viên dạy môn Ngữ văn đã cố gắng tìm tòi sáng tạo ra nhiều phương pháp dạy học phù hợp để đáp ứng với nhu cầu của người học. Để dạy học có hiệu quả thì cần có đồ dùng dạy học hỗ trợ thích hợp. Khác với môn học khác, đồ dùng dạy học của môn Ngữ văn khá ít. Phương tiện mà giáo viên dạy văn vẫn thường xuyên sử dụng đó là bảng nhóm, bảng phụ. Nhiều năm lại đây, giáo viên đã tích cực ứng dụng CNTT vào cho những tiết dạy văn sinh động. Nhưng trong quá trình sử dụng còn có nhiều ý kiến khác nhau, gây tranh cãi và đôi khi có những ý kiến trái chiều. ..Việc sử dụng CNTT cuả giáo viên dạy văn cũng không thường xuyên, mỗi năm chỉ sử dụng vài tiết khi thao giảng, chuyên đề. 1 Qua thực tế dạy học, qua quan sát bạn bè đồng nghiệp sử dụng, tôi muốn đề cập lại vấn đề với cách nhìn thực tế nhất. Qua quá tình sử dụng CNTT, tôi nhận thấy hiệu quả rõ rệt nên mạnh dạn trình bày rõ hơn trong sáng kiến của mình lần này. Theo tôi, tất cả nhũng hạn chế của việc sử dụng CNTT như đã đề cập ở trên đều có nguyên nhân và sẽ có giải pháp thích hợp để những giáo viên dạy văn chúng ta có thể tự tin sử dụng. 1.2. Điểm mới của đề tài. Như đã nói ở trên, ở đề tài này, tôi không bàn luận về làm thế nào để sử dụng CNTT( Vì giờ đây giáo viên nào cũng có thể sử dụng). Mà với đề tài này là tôi đã đi sâu vào nghiên cứu về cách sử dụng CNTT trong mỗi tiết dạy môn Ngữ văn như thế nào cho hợp lí, cho có hiệu quả, sử dụng như thế nào để vừa hỗ trợ cho giáo viên trong mỗi tiết dạy, vừa tạo hứng thú cho học sinh, thu hút học sinh tham gia học tập môn Ngữ văn, tránh nhàm chán khô khan, chữ nghĩa. Tuy vậy, giáo viên nên sử dụng CNTT đúng bài, đúng nội dung cần thiết, chứ không nên lạm dụng làm vỡ mạch cảm xúc văn chương, hay vô tình biến những tiết học Văn thành những buổi trình diễn các hiệu ứng hời hợt, hoặc thành những buổi xem hình ảnh, xem phim vô bổ. 2. Phần nội dung. 2.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu. Khái niệm về phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học là các phương tiện được sử dụng trong quá trình dạy học, bao gồm các đồ dùng dạy học, các trang thiết bị kỹ thuật dùng trong dạy học, các thiết bị hỗ trợ và các điều kiện cơ sở vật chất khác. Phương tiện dạy học gồm nhiều loại: Bảng nhóm, bảng phụ, tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu và CNTT …. Vai trò của việc sử dụng phương tiện hỗ trợ dạy học trong dạy học ngữ văn: Sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học trong các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng mang lại rất nhiều hiệu quả to lớn. Không những làm cho bài học sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh, mà còn 2 củng cố, khắc sâu được kiến thức trọng tâm, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Nhưng thực tế, việc sử dụng đồ dùng dạy học, đặc biệt là ứng dụng thiết bị dạy học hiện đại còn chưa thường xuyên, hoặc có sử dụng nhưng nhiều tiết dạy chưa có hiệu quả. Nên đối học sinh những tiết học văn còn nặng nề với những con chữ. Đáng buồn là xu hướng là học sinh không còn mặn mà với việc học bộ môn. Trong năm học 2017-2018, tôi có làm một cuộc khảo sát trên khối HS lớp 7 với nhiều câu hỏi khác nhau. Trong đó có câu: Những tiết học văn không có đồ dùng dạy học hỗ trợ như CNTT, chỉ có lời cô phân tích bình luận em thấy hứng thú không? Và kết quả như sau: Câu hỏi Những tiết học văn không có đồ dùng dạy học hỗ trợ như CNTT, chỉ có lời cô phân tích bình luận em thấy HS Khối 7 Hứng thú Không hứng thú. 120 0 120 100% 0% 100% hứng thú không? Vì vậy, trong một vài năm trở lại đây, nhiều đồng chí giáo viên đã thực sự tâm huyết, nỗ nực tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học để có thể nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn, thu hút các em học sinh đến với môn học. Cũng như các môn học khác, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn đã và đang được nhiều đồng chí giáo viên quan tâm vì nó đã đem lại những hiệu quả đáng kể. Rất nhiều tiết học đã đạt được hiệu quả to lớn vì phát huy được ưu thế của công nghệ thông tin như sử dụng được hình ảnh, âm thanh…mà không thể hoặc ít hiệu quả hơn diễn đạt bằng phương pháp thông thường. Hoặc sử dụng được hệ thống bảng biểu, sơ đồ, nhấn mạnh trọng tâm kiến thức bằng kênh chữ, kiểu chữ, các hiệu ứng vui nhộn, tranh hình, âm thanh… 3 Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm nêu trên, dạy học bằng công nghệ thông tin còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Môn ngữ văn là môn nghệ thuật ngôn từ. Chức năng của nó là phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Thông qua lớp ngôn từ, yếu tố đầu tiên của văn học, bằng sự liên tưởng, tưởng tượng, người học khám phá các tầng ý nghĩa sâu xa cuả nó. Vì vậy, có những đơn vị kiến thức cần phải để học sinh phát huy vai trò của trí tưởng tượng. Ví dụ để học sinh tưởng tượng hình ảnh mùa thu qua việc cảm nhận ngôn từ của nhà thơ Nguyễn Hữu Thỉnh hơn là chiếu hình ảnh mùa thu lên màn hình. Để học sinh tưởng tượng hình ảnh Chị Dậu trong hình hài của người phụ nữ khỏe khoắn, mạnh mẽ…hơn là chiếu phim để lúc nào trong đầu các em chị Dậu chính là nhân vật đóng trong phim… Hơn nữa, hiểu, tạo hứng thú không phải là mục tiêu cuối cùng của môn văn là từ việc hiểu để rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng tâm hồn, ước mơ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Vì vậy, nếu áp dụng dạy học công nghệ thông tin tràn lan không những không đạt được hiệu quả mà còn gây phản tác dụng. Nhiều học sinh đã thực sự cảm thấy mệt mỏi vì học văn công nghệ thông tin nhiều quá, cô giáo chiếu nhanh quá, không kịp ghi bài, vừa phải nghe cô giảng, vừa nhìn cô vừa nhìn màn hình. Nhiều tiết học chỉ tạo ra hứng thú tạm thời chứ không có hiệu quả dài lâu. Có những tiết học, học sinh chỉ chú ý xem phim, nghe đọc thơ, nghe hát chứ nội dung quan trọng thì chưa chú ý. Vấn đề dạy học công nghệ thông tin và ưu nhược điểm của nó đã được nhiều đồng chí giáo viên tâm huyết thể hiện trong sáng kiến của mình. Mỗi người sẽ có quan điểm riêng trong dạy học ứng dụng CNTT, nhưng riêng tôi, tôi cho rằng, chỉ nên áp dụng CNTT khi không thể hiện được nội dung bài học bằng phương pháp thông thường, đặc biệt là các tiết đọc văn, nhất là thơ thì hạn chế. Thực tế có những giáo án chỉ có “ chữ” và một bức tranh mô phỏng hình ảnh hai chị em Thuý Kiều. Vậy thì dạy truyền thống sẽ hiệu quả hơn, nhất là các giáo viên có giọng giảng truyền 4 cảm. Và theo quan điểm của tôi, thì trong dạy học nói chung, đặc biệt là dạy môn Ngữ văn nói riêng thì phương tiện truyền thống là bảng đen và phấn trắng vẫn không thể thay thế được, không nên thay thế. Nhưng từ thực tế dạy học của bản thân, tôi nhận thấy, CNTT là một trong những phương tiện dạy học rất hiệu quả trong việc củng cố, khắc sâu kiến thức, giải quyết vấn đề bài tập, mô phỏng tình huống, bản đồ tư duy, khái quát giai đoạn, chủ đề trong văn học…rất có hiệu quả. Việc sử dụng cũng rất dễ dàng khi hầu hết trường nào cũng đầu tư phòng học, trang thiết bị hiện đại để phục vụ công tác dạy học. Trên thực tế, nhiều đồng chí giáo viên đã sử dụng CNTT để chiếu bảng biểu, sơ đồ, tranh ảnh …trong dạy học Ngữ văn. Tuy nhiên, việc sử dụng còn tuỳ hứng và áp dụng chưa thường xuyên nên chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Trong phạm vi của sáng kiến, tôi xin mạnh dạn trình bày việc sử dụng CNTT ở những đơn vị kiến thức nào khi dạy học môn Ngữ văn là hiệu quả nhất. 2.2. Các giải pháp. Môn văn nhìn chung là kiến thức dài, cô giáo phải nói nhiều, có nhiều phần kiến thức trong một bài học mà học sinh ít em có khả năng nhớ lâu dài. Vì vậy, tôi đã định hướng một số nội dung có thể sử dụng CNTT giúp giáo viên truyền đạt kiến thức đầy đủ , có hiệu quả và giúp học sinh nắm vững kiến thức, tạo hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. 2.2.1. Sử dụng CNTT khi cần thể hiện bảng biểu, sơ đồ. Thứ nhất, có thể dùng bảng biểu, sơ đồ để tóm tắt cốt truyện của một số tác phẩm văn xuôi, trên cơ sở đó định hướng nội dung tư tưởng của tác phẩm. Hoặc tóm tắt về cuộc đời của nhân vật chính. Ví dụ, tóm tắt cốt truyện của tác phẩm: “Sống chết mặc bay” ( Phạm Duy Tốn) chúng ta có thể chiếu các sự việc chính…..Trong khi chiếu bảng biểu, sơ đồ có thể chèn thêm hình ảnh vỡ đê, dân chạy lũ…để tăng phần sinh động, thu hút học sinh. 5 Ví dụ bảng biểu trong dạy bài Tiếng Việt: Danh từ( Văn 6). Sau khi học xong 2 tiết danh từ, chúng ta có thể khái quát lại sơ đồ cấu trúc Danh từ như sau: DANH TỪ DTCHỈ SỰ VẬT DT ĐƠN VỊ Đơn vị tự nhiên Cính xác Đơn vị quy ước DT chung DT riêng Ước chừng Thứ hai, có thể chiếu bảng biểu, sơ đồ để hệ thống kiến thức của một phần, một chương, một giai đoạn văn học. Như hệ thống kiến thức phần Tiếng Việt, phần làm văn, các giai đoạn văn học. Nó giúp các bài tổng kết, ôn tập đạt hiệu quả, giúp học sinh khắc sâu kiến thức một cách khoa học, lôgic. Và rất nhiều bài học khác nữa. Sử dụng CNTT để sơ đồ hóa kiến thức trọng tâm bài học, bớt rất nhiều thời gian và thao tác cho giáo viên. Đặc biệt, học sinh nắm lại kiến thức một cách rất khoa học. 2.2.2. Sử dụng CNTT để giải quyết các bài tập Tiếng Việt. Trong dạy học phần Tiếng Việt, trong một tiết học, giáo viên cần lấy ví dụ để hình thành khái niệm và sau đó giải quyết nhiều bài tập để củng cố khắc sâu kiến thức vừa học. Vì thế theo tôi, sử dụng CNTT trong dạy học tiết Tiếng Việt là phù hợp nhất. Có thể thiết kế nhiều bài tập Tiếng Việt có hình thức phong phú, sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh, tránh gây nhàm chán. Ví dụ như 6 bài tập điền từ vào chổ trống, bài tập nhìn hình đoán từ, bài tập nối từ thích hợp với nghĩa của chúng, bài tập trắc nghiệm… Hiệu quả rõ rệt nhất khi sử dụng CNTT để dạy phân môn Tiếng Việt là tiết kiệm thời gian, tránh các thao tác rườm rà như treo bảng phụ, Nam châm, băng gián… Đặc biệt là tạo được các hiệu ứng vui nhộn, thay đổi không khí học tập và lôi kéo tất cả học sinh tham gia. 2.2.3. Sử dụng CNTT thiết lập các tiết Tập làm văn. Nhược điểm của các em trong bài viết Tập làm văn là hay bị thiếu ý, khả năng phân tích vấn đề không sâu, không khoa học. Vì vậy, tôi đã hướng dẫn các em thảo luận nhóm, lập dàn ý theo kiểu sơ đồ để thể hiện các nội dung. Sau đó, giáo viên dùng công nghệ chiếu dàn ý bài làm theo cách khoa học nhất, để học sinh theo giõi, so sánh và rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân. Ví dụ ở Văn 6, khi ra đề : Hãy kể về ông em. Học sinh thường kể lộn xộn, các ý không đủ và sắp xếp không khoa học. Vì thế chúng ta có thể sơ đồ hóa dàn ý phần thân bài cho học sinh như sau: Kể về ông em Ý thích của ông em Ông yêu các cháu Ông thích trồng cây xương rồng Ông thích giải thích về loài cây đó Chăm sóc việc học của các cháu Ông chăm sóc góc học tập của các cháu gọn gàng gang.. Ông hay kể chuyện cho các em nghe Đặc biệt, văn nghị luận đòi hỏi ý tứ rõ ràng, có các luận điểm đầy đủ, dẫn chứng sắc sảo… Vì vậy, giáo viên nên thiết kế một số dàn ý nêu rõ cần có những luận điểm nào để giải quyết vấn đề. Và luôn nhắc nhở học sinh, 7 khi làm một bài văn bất kì, dù viết có hay có dài bao nhiêu đi nữa nếu không đủ ý thì vẫn thấp điểm. Sơ đồ dàn ý bài văn khiến học sinh khắc sâu kiến thức và nhớ bài một cách khoa học. Điều này sử dụng máy chiếu là vô cùng hợp lí. 2.2.4. Sử dụng CNTT để củng cố bài học. Sau mỗi bài học, giáo viên dành một khoảng thời gian nhất định để củng cố bài học. Mục tiêu là nhằm khắc sâu, chốt lại những kiến thức chủ yếu đã học trong tiết và sau đó dặn dò chuẩn bị cho tiết sau. Thường khâu củng cố này, giáo viên hay làm qua loa. Riêng tôi thì thấy rằng, công đoạn này rất quan trọng trong một tiết học văn. Trong cả tiết giáo viên có thể cung cấp rất nhiều kiến thức cho học sinh: nào phân tích, bình giảng, liên hệ… Cho nên, cuối bài học cần củng cố lại để học sinh xác định được đâu là kiến thức cơ bản cần nắm được trong bài. Sử dụng CNTT để củng cố bài học rất có hiệu quả. Đó là giáo viên nên sơ đồ hóa các nội dung chính của bài, hoặc ra câu hỏi trắc nghiệm cho từng phần. Chỉ khoảng 3 phút thôi chúng ta có thể giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức bài học rất nhanh chóng và đầy đủ. Ví dụ: Củng cố bài học: Tiết 25- Truyện Kiều của Nguyễn Du ( Ngữ văn 9- tập 1) + Hệ thống lại kiến thức( Chiếu máy) Nguồn gốc tác phẩm Truyện kiều Gặp gỡ và đính ước Gia biến và lưu lạc Tóm tắt tác phẩm Đoàn tụ Giá trị nội dung và nghệ thuật Giá trị nội dung 8 Giá trị nghệ thuật + Củng cố bằng các câu hỏi trắc nghiệm.( Kiểu chọn đáp án đúng) Câu 1. Truyện Kiều có tất cả mấy câu thơ? A. 3250 câu B. 3251 câu C. 3254 câu Câu 2. Truyện Kiều làm bằng thể thơ gì và bằng chữ gì? A. Lục bát, chữ Hán B. Lục bát, chữ nôm …. Và rất nhiều câu hỏi khác nữa. Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn chúng ta có thể giúp HS nắm lại toàn bộ kiến thức cơ bản. 2.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến là những băn khoăn, tâm huyết trong suốt quá trình dạy học của bản thân. Tôi đã có điều kiện để áp dụng sáng kiến của mình trong quá trình dạy học và thấy rõ được ưu điểm của nó. Đây có thể nói là phương tiện dạy học hiện đại có hiệu quả đối với giờ dạy. Nó đã giúp tôi giải quyết được vấn đề đồ dùng dạy học của bộ môn Ngữ văn đang ít ỏi từ trước đến nay. Đặc biệt, tôi thấy rõ sự phù hợp phương tiện này khi mà cơ sở vật chất của nhà trường đã được đầu tư ngày càng nhiều, có thể áp dụng nhiều tiết dạy học bằng công nghệ thông tin trong 1 tuần. Tôi đã dùng CNTT để lập bảng biểu, sơ đồ trong phần tóm tắt cốt truyện, hoặc thể hiện một nội dung nào đó như tình huống truyện, giá trị tư tưởng của tác phẩm.; Dùng để giải quyết bài tập những tiết dạy phần Tiếng Việt; Dùng để củng cố kiến thức trong mỗi tiết dạy…. Nhiều tiết học có đồng nghiệp dự giờ và được nghe những ý kiến đóng góp khách quan hơn và dần hoàn thiện cho kiến thức, kĩ năng của mình. Vì vậy, tôi nhận thấy hiệu quả rõ rệt qua thái độ tiếp thu bài học của học sinh và mức độ nắm kiến thức của các em. Và tôi cho rằng, sử dụng CNTT vào dạy học văn, nếu áp dụng đúng lúc sẽ phát huy rất hiệu quả . 9 Tôi còn mạnh dạn áp dụng các phương tiện dạy học này trong các chuyên đề ngoại khóa nhân ngày 20-11, 22-12 Khi kiểm tra kiến thức của các em qua bài viết thì thấy cách trình bày ý đã tiến bộ rõ rệt. Nhiều bài viết thể hiện ý khá mạch lạc, rõ ràng không còn gượng ép nữa. Ngay cả những học sinh trung bình cũng nhớ và thể hiện được hệ thống ý trong bài viết. Từ hiệu quả đạt được đó, tôi có lòng tin vào sáng kiến của mình và suy nghĩ để có thể áp dụng nhiều hơn vào quá trình dạy học của bản thân và của nhiều đồng nghiệp. Sau khi áp dụng sáng kiến trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy sáng kiến đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Thu hút và tạo hứng thú cho học sinh đối với môn học, để giờ học văn với các em không còn quá nặng nề trong việc lĩnh hội kiến thức. Sáng kiến cũng đã đem lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học. 3. Phần kết luận. 3.1. Ý nghĩa của đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Để góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn, việc sử dụng những phương tiện dạy học là vô cùng cần thiết. Trên thực tế, có nhhiều phương tiện dạy học có thể áp dụng trong quá trình dạy học ngữ văn. Tuy nhiên, trong sáng kiến, tôi chỉ ra áp dụng CNTT vì nó có thể thay thế được một số đồ dùng thông thường khác. Bản thân tôi đã có điều kiện áp dụng rất nhiều trong quá trình dạy học và nhận thấy được hiệu quả của nó trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Hy vọng, sáng kiến sẽ là gợi ý để các thầy cô trong tổ chuyên môn của nhà trường áp dụng thường xuyên hơn trong quá trình dạy học. Trong quá trình sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học này, tôi thấy khả năng ứng dụng sáng kiến vào thực tế là rất lớn. Là phương tiện dạy học hiện đại nhưng rất dễ dàng thực hiện và mang lại hiệu quả cao trong việc khắc sâu trọng tâm kiến thức cho học sinh, tạo hứng thú cho các em trong giờ học văn, để giờ học văn vừa tạo điều kiện cho các em tư duy, thể hiện 10 khả năng sáng tạo của mình nhưng cũng không căng thẳng, mệt mỏi. Đặc biệt giúp giáo viên bớt đi nhiều thao tác phụ và tiết kiệm rất nhiều thời gian để giành thời gian rèn luyện kĩ năng văn chương cho học sinh. 3.1.1. Khảo sát, đánh giá sau khi áp dụng đề tài. Sau nhiều năm sử dụng, để khẳng định tính thực tiễn của đề tài, tôi đã cùng đồng nghiệp tiến hành áp dụng và nhận thấy nhiều kết quả đáng mừng. Khi kiểm tra kiến thức của các em qua bài viết thì thấy cách trình bày ý đã tiến bộ rõ rệt. Nhiều bài viết thể hiện ý khá mạch lạc, rõ ràng không còn gượng ép nữa. Ngay cả những học sinh trung bình cũng nhớ và thể hiện được hệ thống ý trong bài viết. Từ hiệu quả đạt được đó, tôi có lòng tin vào sáng kiến của mình và suy nghĩ để có thể áp dụng nhiều hơn vào quá trình dạy học của bản thân và của nhiều đồng nghiệp. Sau khi áp dụng sáng kiến trong quá trình dạy học, tôi còn nhận thấy mức độ tham gia vào các hoạt động trong bài học của học sinh gần như 100%. Một số bài tập, một số tranh ảnh, clip…đã thu hút và tạo hứng thú cho học sinh khi học môn học, để giờ học văn với các em không còn quá nặng nề trong việc lĩnh hội kiến thức. Sáng kiến cũng đã đem lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học Năm học: 2017-2018, tôi đã tiến hành khảo sát trên một số lớp và nhận được kết quả khả quan như sau. Kết quả khảo sát 120 học sinh sau khi áp áp dụng đề tài: TT Câu hỏi Khối 7 120 hs 1 Em có thấy hứng thú với những tiết văn có sử dụng CNTT không? 120 hs (100%) 11 Không Mức độ Bình Rất thích thường thích 0( 0%) 10(10%) 90(90%) 3.1.2. Bài học kinh nghiệm. Trong quá trình sử dụng, tôi cũng gặp những thuận lợi và một số khó khăn nhât định. Từ thực tế trong giảng dạy, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau: Thứ nhất là không nên ôm đồm kiến thức khi thiết kế giáo án điện tử. Nhiều khi giáo viên chuẩn bị quá nhiều, mục đích để trình chiếu thể hiện kiến thức phong phú. Điều này khiến loãng kiến thức trọng tâm, HS nắm bài hời hợt. Thứ 2 là không nên tạo những hiệu ứng nhấp nháy xung quanh sẽ gây phân tán chú ý học tập của HS. Thực tế có nhiều giáo viên thiết kế phông chữ, màn hình, kiểu chữ…màu mè, rườm rà khiến cho học sinh cảm thấy mỏi mắt khi nhìn lâu. Thứ 3 là chỉ nên dùng CNTT khi cần thiết: lấy ví dụ, chiếu sơ đồ, chèn hình ảnh, âm thanh, củng cố bài, giải bài tập Tiếng Việt…Nói chung là dùng nó như một đồ dùng dạy học. Thứ 4 là không nên chiếu hết nội dung bài học lên rồi lại vừa ghi bên bảng đen. Điều này vừa mất thời gian, vừa gây ra sự mệt mỏi cho HS. 3.2. Ý kiến đề xuất. Để áp dụng thường xuyên và có hiệu quả hơn nữa sáng kiến trong quá trình dạy học Ngữ văn, tôi xin đề nghị ban giám hiệu nhà trường không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất để giáo viên có thể thường xuyên sử dụng. Tôi cũng kính mong các đồng chí giáo viên trong tổ chuyên môn, các đồng nghiệp, các giáo viên tâm huyết có cùng ý tưởng sẽ đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. 12 13 14 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan