Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây lắp bưu điện hà ...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây lắp bưu điện hà nội

.PDF
22
672
76

Mô tả:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ\r\nSỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP\r\nBƯU ĐIỆN HÀ NỘI
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- TRẦN LỆ PHƯƠNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ HÀ NỘI, NĂM 2011 2 Luận văn được hoàn thành tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Vinh Phản biện 1: .......................................................................... ......................................................................... Phản biện 2: .......................................................................... ......................................................................... Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ..... giờ ..... ngày ..... tháng ..... năm ..... Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam đang trong thời kỳ xây dựng và mở rộng nền KTTT theo định hướng XHCN, cùng với công cuộc cải cách mậu dịch, tự do hóa trong thương mại đòi hỏi nhu cầu về vốn cho nền kinh tế và cho từng DN đang là vấn đề lớn. Thực tiễn cho thấy, các DN của nước ta hiện đang phải cạnh tranh khốc liệt để có thể tồn tại và có được chỗ đứng vững chắc trên thương trường, Để có thể tồn tại và phát triển, các DN phải tận dụng những lợi thế của mình, từng bước khắc phục những điểm yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời, các nhà quản trị phải quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả để phát triển hoạt động SXKD trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt như hiện nay. Trong quá trình hoạt động SXKD của mỗi DN, vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của DN. Vốn đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành liên tục. Nếu không chú trọng tới quản trị vốn DN sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì và mở rộng SXKD. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề rất quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững và phát huy hơn nữa thế mạnh của mình. Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu Điện Hà Nội” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa về mặt lý luận những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu Điện Hà Nội. - Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu Điện Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu Điện Hà Nội trong 3 năm 2008-2010. * Phạm vi nghiên cứu: - Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu Điện Hà Nội thể hiện qua các tài liệu và đặc biệt là các BCTC, báo cáo tổng kết của Công ty trong vòng 3 năm 2008-2010, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu Điện Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài có sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh… làm phương pháp luận căn bản cho việc nghiên cứu. Bên cạnh đó, còn sử dụng các phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu, tổng hợp ý kiến chuyên gia tại công ty… 4 5. Bố cục của luận văn Bố cục của luận văn ngoài phẩn mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu Điện Hà Nội. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu Điện Hà Nội. 5 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN 1.1.1. Khái niệm về vốn Vốn của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động SXKD nhằm mục đích sinh lời, hay nói cách khác, vốn là năng lực hoạt động SXKD của doanh nghiệp. 1.1.2. Vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động SXKD của DN. Thứ nhất, vốn là yếu tố tiền đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của DN. Thứ hai, vốn là yếu tố góp phần định hướng SXKD của DN. Thứ ba, vốn thực hiện việc đánh giá hiệu quả SXKD của DN. 1.1.3. Phân loại vốn 1.1.3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành * Vốn chủ sở hữu Vốn CSH của DN là nguồn vốn do CSH đầu tư, DN được toàn quyền sử dụng mà không phải cam kết thanh toán. Vốn CSH bao gồm: NVKD, các quỹ của DN, Nguồn vốn XDCB,`nguồn vốn từ LN chưa phân phối. * Vốn huy động của doanh nghiệp (vốn vay) Ngoài vốn CSH thì DN còn tồn tại một loại vốn khác mà vai trò của nó khá quan trọng đó là vốn huy động. Nguồn vốn huy động được thực hiện dưới các phương thức chủ yếu như: Vốn tín dụng ngân hàng, vốn tín dụng thương mại, vốn chiếm dụng của các đối tượng khác, vốn do phát hành trái phiếu. 1.1.3.2. Phân loại vốn theo vai trò và đặc điểm chu chuyển * Vốn cố định: VCĐ của DN là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ. Đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ KD và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị. * Vốn lưu động VLĐ của DN là số vốn ứng ra để hình thành nên các TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình KD của DN được thực hiện thường xuyên, liên tục. VLĐ luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ KD. 1.1.4. Quản lý vốn trong doanh nghiệp 1.1.4.1. Quản lý vốn cố định * Quản lý quỹ khấu hao tài sản cố định Trong điều kiện phát triển nền KTTT hiện nay, cơ cấu nguồn vốn đầu tư hình thành TSCĐ của các công ty chính là NVCSH và nguồn vốn đi vay. 6 Với các TS hình thành từ NVCSH, các công ty được chủ động sử dụng toàn bộ số tiền khấu hao lũy kế thu được để tái đầu tư TSCĐ hoặc khi chưa có nhu cầu đầu tư TSCĐ, công ty có thể sử dụng số tiền này để phục vụ các mục đích KD khác. Với các TSCĐ hình thành từ NV vay, khi chưa đến kỳ thanh toán nợ công ty có thể tạm thời sử dụng lượng tiền này cho các hoạt động kinh doanh khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của công ty. * Quản lý nguồn vốn dài hạn Do đặc điểm của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nên nguồn vốn hình thành nên các TSCĐ này chủ yếu là các nguồn vốn dài hạn. Các nguồn vốn này bao gồm: vốn tự có, các nguồn vốn đi vay từ ngân hàng, tín dụng thuê mua, phát hành trái phiếu. Khả năng tài trợ cho các loại TSCĐ từ nguồn vốn đi vay là khá lớn, do vậy trước khi lựa chọn phương thức tài trợ cho hoạt động đầu tư là nguồn vốn tự có hay đi vay, các nhà lãnh đạo công ty phải soạn thảo được chính sách vay nợ, trong đó chú trọng vấn đề tăng thêm khoản mắc nợ đều dẫn đến việc sửa đổi cơ cấu tài chính và mức độ mạo hiểm với tình hình tài chính của công ty. 1.1.4.2. Quản lý vốn lưu động * Quản lý vốn tiền mặt Động cơ chủ yếu của việc nắm giữ tiền mặt trong DN là để làm thông suốt các giao dịch trong KD cũng như duy trì khả năng thanh toán và ứng phó với những nhu cầu bất thường chưa dự đoán được của DN ở mọi thời điểm. Nội dung chủ yếu của việc quản lý vốn tiền mặt bao gồm: Xác định số dư tiền mặt mục tiêu; Hoạch định ngân sách tiền mặt; Đầu tư tiền nhàn rỗi. * Quản lý hàng tồn kho HTK là những tài sản mà DN lưu trữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Quản lý HTK bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động nhằm vào NVL, hàng hoá đi vào, đi qua và đi ra khỏi DN. Quản lý HTK dự trữ trong các DN là rất quan trọng bởi vì nếu dự trữ không hợp lý sẽ làm cho quá trình SXKD bị gián đoạn, hiệu quả kém. Việc quản lý HTK có hiệu quả phải đạt được 2 mục tiêu sau: Mục tiêu an toàn và mục tiêu kinh tế. * Quản lý các khoản phải thu Các khoản phải thu chính là số vốn DN bị chiếm dụng. DN cần đặc biệt chú ý tới các nhân tố mà mình có thể kiểm soát được, tác động lớn tới chất lượng của các khoản phải thu, đó là chính sách tín dụng và theo dõi các khoản phải thu. 1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm Hiệu quả sử dụng vốn của DN là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của DN vào hoạt động SXKD nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất. 1.2.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong DN Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn rất quan trọng vì: - Đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. - Là điều kiện để DN tham gia vào quá trình cạnh tranh trên thị trường. 7 - Giúp DN đạt được các mục tiêu kinh doanh, mở rộng hoạt động SXKD, tăng lợi nhuận cũng như nâng cao uy tín của DN trên thương trường 1.2.3. Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn 1.2.3.1. Phương pháp so sánh 1.2.3.2. Phương pháp thay thế liên hoàn 1.2.3.3. Phương pháp cân đối 1.2.3.4. Phương pháp phân tích chi tiết 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 1.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn - Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn = Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROA) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp = vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ - Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp = vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ 1.2.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định - Hiệu suất vốn cố định - Hàm lượng vốn cố định - Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định 1.2.4.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động * Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời - Hệ số sinh lời - Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động * Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động - Tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Được biểu hiện qua hai chỉ tiêu: số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển VLĐ. - Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn *Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành vốn lưu động - Vòng quay các khoản phải thu. - Kỳ thu tiền bình quân được xác định bằng công thức. - Thời gian quay vòng hàng tồn kho - Thời gian quay vòng tiền mặt 1.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán - Hệ số thanh toán hiện thời. - Hệ số thanh toán nhanh. Như vậy có thể nói, việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác tài chính của DN. Bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng tới LN mà còn liên quan đến việc thu hút các nguồn lực cho DN. 8 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DN 1.3.1. Nhân tố khách quan - Nhân tố sự ổn định và mức độ phát triển của nền kinh tế - Nhân tố môi trường, chính sách pháp lý - Nhân tố phát triển của thị trường - Nhân tố rủi ro bất thường 1.3.2. Nhân tố chủ quan - Nhân tố con người - Nhân tố cơ cấu vốn - Nhân tố chi phí vốn - Nhân tố tổ chức sản xuất kinh doanh 9 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty CP xây lắp Bưu điện Hà Nội có tên giao dịch quốc tế là : Hanoi Post & Telecommunications Constructions & Installation Joint Stock Company. Tên viết tắt là : Hacisco Trụ sở chính tại : 51 - Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội Số điện thoại : 04. 38581087 Số fax: 04. 38585563 Tiền thân của Công ty CP CPXLBĐHN là một đội xây dựng của BĐHN. Năm 1979, đội được được đổi tên thành Công ty Xây dựng BĐHN. Đến ngày 18/12/1996, Công ty xây lắp BĐHN được chính thức thành lập theo quyết định số 4351/QĐ/TCCB của TCT BCVTVN và trở thành một trong 15 thành viên chính thức của BĐHN hạch toán kinh tế phụ thuộc. Tháng 7 năm 2000, Công ty tiến hành CP hoá DNNN theo quyết định 950/QĐ - TCCB ngày 13/10/2000 của TCT BCVTVN. Công ty CPXLBĐHN là DN có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật và tổ chức hoạt động SXKD theo giấy phép đãng ký KD số 0103000234 ngày 22/1/2001 của Sở Kế hoạch và Đầu tư của Thành phố Hà Nội. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty + Tư vấn, Thiết kế thi công các công trình xây lắp BCVT, công trình xây lắp cơ điện lạnh, công trình xây lắp dân dụng và giao thông; + Sản xuất vật tư, vật liệu phục vụ các công trình trên; + Buôn bán VT, TB ngành BCVT, PT-TH, cơ điện lạnh, giao thông; + Tư vấn khảo sát, giám sát, thẩm định, lập dự án, dự toán công trình BCVT; + Quản lý, giám sát các công trình xây dựng trong lĩnh vực dân dụng, công nghiệp và thông tin; + Duy tu, bảo dưỡng các loại tổng đài điện thoại, các thiết bị thông tin liên lạc, các mạng cáp đồng, cáp quang nội tỉnh và liên lỉnh; + Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, mặt bằng; + Thi công các công trình xây lắp Bưu chính – Viễn thông + Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa; + Kinh doanh bất động sản... 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội Công ty CPXLBĐHN được tổ chức theo mô hình Công ty CP gồm : ĐHCĐ, HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban TGĐ điều hành và Khối QL Công ty. 10 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC, CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI QUẢN LÝ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT KHỐI SẢN XUẤT PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN XÍ NGHIỆP THIẾT KẾ CÁC XÍ NGHIỆP XÂY LẮP BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI BƯU ĐIỆN 2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty CPXLBĐHN chủ yếu thực hiện xây lắp các công trình BCVT. Sản phẩm của Công ty mang đặc điểm riêng của ngành. Đó là những sản phẩm có tính kỹ thuật cao, mang tính đặc thù, nên công nhân phải được đào tạo chuyên ngành BCVT hoặc chuyên ngành Xây dựng. 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY 2.2.1. Nguồn vốn của Công ty 2.2.1.1. Khái quát chung về nguồn vốn của Công ty 11 Bảng 2.1: Nguồn hình thành vốn của Công ty CPXLBĐHN Chỉ tiêu Tổng cộng I. Nguồn vốn CSH 1. Vốn CSH Vốn ĐT của CSH TD vốn CP CP quỹ Quỹ ĐTPT Quỹ DPTC LNST chưa PP 2. Nguồn KP và quỹ khác Quỹ khen thưởng, PL II. Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn Vay và nợ ngắn hạn Phải trả người bán Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản PNNN Phải trả người lao động Chi phí phải trả Các khoản PT, PNNH khác 2. Nợ dài hạn Phải trả DH khác DP trợ cấp mất việc làm DT chưa thực hiện Năm 2008 Số tiền Tỷ lệ (Tr.đ) (%) Năm 2009 Số tiền Tỷ lệ (Tr.đ) (%) Năm 2010 Số tiền Tỷ lệ (Tr.đ) (%) 265.977 100% 158.335 59,53% 155.018 58,28% 59.919 22,53% 74.905 28,16% -1.083 -0,41% 5.808 2,18% 2.884 1,08% 12.585 4,73% 240.920 154.424 151.431 80.000 57.131 7.828 3.005 3.467 100% 64,10% 62,86% 33,21% 23,71% 0,00% 3,25% 1,25% 1,44% 236.821 152.245 150.703 80.000 57.131 -2.511 7.828 3.005 5.250 100% 64,29% 63,64% 33,78% 24,12% -1,06% 3,31% 1,27% 2,22% 3.317 1,25% 3.317 1,25% 107.642 40,47% 106.734 40,13% 400 0,15% 16.825 6,33% 8.446 3,18% 6.311 2,37% 42.563 16,00% 2.993 2.993 86.496 85.265 1.668 17.909 7.229 8.650 20.955 1,24% 1,24% 35,90% 35,39% 0,69% 7,43% 3,00% 3,59% 8,70% 1.542 1.542 84.576 81.829 176 12.448 8.442 5.038 26.613 0,65% 0,65% 35,71% 34,55% 0,07% 5,26% 3,56% 2,13% 11,24% 16.542 12.312 1.231 365 456 410 6,87% 5,11% 0,51% 0,15% 0,19% 0,17% 20.441 8.671 2.747 365 533 1849 8,63% 3,66% 1,16% 0,15% 0,23% 0,78% 13.289 18.900 908 526 382 - 5,00% 7,11% 0,34% 0,20% 0,14% 0,00% (Nguồn: Bảng CĐKT của Công ty ngày 31/12 các năm 2008, 2009, 2010) Từ bảng trên ta thấy TS của Công ty được hình thành từ hai nguồn là nguồn vốn vay và chiếm dụng (Nợ phải trả) , NVCSH và cả hai nguồn này đều giảm dần qua 3 năm phân tích. NV CSH giảm chủ yếu là do LN và quỹ KTPL của công ty giảm dần trong 3 năm từ 2008-2010. Ngoài ra, có thể thấy, trong 3 năm phân tích, nợ phải trả của Công ty có xu hướng giảm dần, cho thấy lãnh đạo công ty cố gắng giảm sức ép từ các khoản nợ. 2.2.1.2. Tình hình huy động vốn để phục vụ hoạt động SXKD của Công ty Trong 3 năm phân tích, vốn CSH của Công ty chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng NV của công ty. Chính sách tài trợ của Công ty là sử dụng NV của bản thân. Đây là một chính sách hợp lý trong điều kiện nền KT ngày một khó khăn, sức ép về lãi suất vay vốn đối với các DN là khá lớn. đồng thời Công ty cũng chủ động được NV SXKD của mình. 12 2.2.2.Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty Bảng 2.2: Cơ cấu vốn của Công ty Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Chỉ tiêu (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) 1. Vốn lưu động 215,441 81.00% 197,899 82.14% 195,994 82.76% 2. Vốn cố định 50,536 19.00% 43,021 17.86% 40,827 17.24% Tổng vốn 265,977 100% 240,920 100% 236,821 100% (Nguồn: BCTC của Công ty CPXLBĐHN ngày 31/12 các năm 2008, 2009, 2010) Có thể nhận thấy VLĐ là loại vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của công ty, tỷ lệ VLĐ trong tổng số vốn SXKD của Công ty luôn đạt trên 80%. Để có cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn, hãy tiến hành phân tích công tác quản lý và sử dụng VCĐ và VLĐ của Công ty. 2.2.2.1. Quản lý và sử dụng vốn cố định Bảng 2.3: Cơ cấu vốn cố định của Công ty Năm 2008 Chỉ tiêu 1. TSCĐ 2. BĐSĐT 3. Các khoản ĐTTCDH 4. TSCĐ khác Vốn cố định Số tiền (Tr.đ) 20,993 12,158 17,332 53 50,536 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) 41.54% 22,131 51.44% 20,120 49.28% 24.06% 11,904 27.67% 11,650 28.54% 34.30% 8,876 20.63% 8,876 21.74% 0.10% 110 0.26% 181 0.44% 100% 43,021 100% 40,827 100% (Nguồn: BCTC của Công ty CPXLBĐHN ngày 31/12 các năm 2008, 2009, 2010) TSCĐ: Trong 3 năm phân tích, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong VCĐ là TSCĐ (nhà cửa, máy móc, phương tiện VC...), tuy nhiên, tỷ trọng này giảm dần chứng tỏ công ty chưa thực sự chú trọng vào đầu tư TSCĐ Bất động sản đầu tư: là một phần tòa nhà Chung cư Láng Trung của Công ty dùng làm văn phòng cho thuê (tầng 1, 2, 3). Hiện tại DT từ việc cho thuê văn phòng tại Chung cư Láng Trung là trên 3 tỷ đồng 1 năm. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: của Công ty bao gồm Đầu tư CP và đầu tư góp vốn CP vào Công ty CP chuyển phát nhanh BĐ. 13 2.2.2.2. Quản lý và sử dụng vốn lưu động Bảng 2.4: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty Chỉ tiêu Năm 2008 Số tiền Tỷ lệ (Tr.đ) (%) 32,327 1. Tiền Năm 2009 Số tiền Tỷ lệ (Tr.đ) (%) 15.01% 23,182 11.71% Năm 2010 Số tiền Tỷ lệ (Tr.đ) (%) 12,390 6.32% 294 0.14% 9,064 4.58% 13,909 7.10% 2. Các khoản ĐTTCNH 3. Các khoản PT 160,425 74.46% 146,201 73.88% 151,478 77.29% 4. HTK 20,445 9.49% 16,947 8.56% 15,879 8.10% 5. TSLĐ khác 1,950 0.91% 2,505 1.27% 2,338 1.19% Tổng TSLĐ và ĐTNH 215,441 100% 197,899 100% 195,994 100% (Nguồn: BCTC của Công ty CPXLBĐHN ngày 31/12 các năm 2008, 2009, 2010) - Tiền: Có thể thấy trong 3 năm phân tích, lượng tiền trong Công ty chiếm một tỷ lệ không nhiều và giảm dần theo các năm. Bảng 2.5: Cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) Tiền mặt 1.241 4 828 4 326 3 Tiền gửi ngân hàng 3.886 12 1.783 8 2.964 24 88 9.100 73 100 12.390 100 Các khoản tương đương tiền 27.200 84 20.571 Vốn bằng tiền 32.326 100 23.182 (Nguồn: BCTC của Công ty CPXLBĐHN ngày 31/12 các năm 2008, 2009, 2010) Lượng tiền mặt trong Công ty CPXLBĐHN chiếm tỷ lệ rất thấp trong vốn bằng tiền trong cả 3 năm phân tích, đó là do công ty thực hiện chính sách hạn chế tiền mặt tồn quỹ, chỉ giữ lại ở mức thấp nhất để đáp ứng những nhu cầu thanh toán mà không thể chi trả qua ngân hàng. Tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền của Công ty trong 3 năm chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng lượng vốn bằng tiền của Công ty giúp công ty không để tiền bị ứ đọng và có thể dùng ngay khi cần, tăng hiệu suất sử dụng vốn bằng tiền của Công ty. - Các khoản phải thu: Đây là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng VLĐ của Công ty (Trong cả 3 năm phân tích, chỉ tiêu này đều chiếm trên 70% trong tổng lượng VLĐ của Công ty). 14 Bảng 2.6: Cơ cấu các khoản phải thu của Công ty. Năm 2008 Số tiền Tỷ lệ (Tr.đ) (%) Chỉ tiêu Năm 2009 Số tiền Tỷ lệ (Tr.đ) (%) Năm 2010 Số tiền Tỷ lệ (Tr.đ) (%) Phải thu của khách hàng 76.813 48 83.313 57 84.410 56 Trả trước cho người bán 4.814 4 3.017 2 2.615 2 Các khoản phải thu khác 79.144 49 63.361 43 67.553 44 (346) -1 (3.368) -2 (3.101) -2 160.425 100 146.323 100 151.477 100 Dự phòng phải thu khó đòi Các khoản phải thu (Nguồn: BCTC của Công ty CPXLBĐHN ngày 31/12 các năm 2008, 2009, 2010) Phải thu khách hàng: Trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010, tỷ lệ khoản phải thu của khách hàng chiếm một tỷ lệ khá lớn. Công ty phải chú trọng hơn trong việc đòi nợ, không để đồng vốn của mình bị chiếm dụng quá lâu, ảnh hưởng tới hoạt động SXKD. Các khoản phải thu khác: Các khoản phải thu khác của Công ty cũng chiếm tỷ lệ khá cao, chủ yếu là phải thu của các xí nghiệp, các đội thi công, chủ nhiệm công trình ứng tiền để thi công các công trình xây lắp do phần lớn các công trình không được tạm ứng hợp đồng khi thi công Để có những nhận xét chi tiết về công tác quản lý các khoản phải thu của công ty hãy phân tích chỉ tiêu qua bảng sau Bảng 2.7: Thời gian một vòng quay các khoản phải thu của Công ty STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Các khoản phải thu bình quân Tr. đồng 160.425 146.323 151.477 2 Doanh thu thuần Tr. đồng 113.156 84.678 81.767 Vòng 0,70 0,58 0,54 Ngày 510 621 667 3 4 Vòng quay các khoản phải thu = (2) / (1) Kỳ thu tiền bình quân = 360 ngày / (3) (Nguồn: BCTC của Công ty CPXLBĐHN ngày 31/12 các năm 2008, 2009, 2010) Qua bảng trên, ta thấy vòng quay các khoản phải thu của Công ty là rất thấp, dẫn đến kỳ thu tiền bình quân ở công ty là quá lớn. Nguyên nhân là do các khoản phải thu của Công ty tăng không ngừng qua các năm trong khi doanh thu lại giảm. Công ty nên cố gắng hoàn thiện các hồ sơ, chứng từ phục vụ cho công tác thanh 15 quyết toán công trình, tránh để tình trạng các khoản phải thu vẫn còn cao như vậy. - Hàng tồn kho: Chiếm một tỷ lệ khá lớn trong VLĐ của công ty qua 3 năm phân tích Bảng 2.8: Cơ cấu hàng tồn kho của Công ty Năm 2008 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) NL, VL tồn kho 954 5 446 3 89 1 Công cụ, dụng cụ 16 1 40 1 29 1 Chi phí SXKDDD 19.514 94 16.501 97 15.791 99 - - (39) (1) (31) (1) 20.444 100 16.948 100 15.878 100 Dự phòng giảm giá HTK Hàng tồn kho (Nguồn: BCTC của Công ty CPXLBĐHN ngày 31/12 các năm 2008, 2009, 2010) Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số HTK là chi phí SXKD dở dang, điều này phản ánh Công ty có nhiều công trình đang thi công, nhưng bên cạnh đó, cũng là một điểm để Công ty chú ý trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công công trình và hoàn thiện hồ sơ công trình. Để có thể đánh giá chi tiết công tác quản lý HTK, ta phân tích chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của Công ty. Bảng 2.9: Vòng quay hàng tồn kho của Công ty STT Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Hàng tồn kho bình quân Tr. đồng 20.444 16.948 15.878 2 Giá vốn hàng bán Tr. đồng 96.510 71.712 72.762 3 Vòng quay HTK = (2) / (1) 4,8 4,2 4,6 Vòng (Nguồn: BCTC của Công ty CPXLBĐHN ngày 31/12 các năm 2008, 2009, 2010) Có thể nhận thấy, vòng quay hàng tồn kho của Công ty khá ổn định và không có biến động nhiều qua các năm. 16 2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty 2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng tổng vốn Bảng 2.10: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn (Đơn vị tính: 1.000.000 đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 DTT 113.116 84.678 81.767 2 VKD bình quân 281.939 253.449 238.871 3 LNST 12.724 7.185 5.389 4 VCSH bq 152.896 153.225 151.067 5 HS sử dụng vốn (1/2) 0,40 0,33 0,34 6 TSLNST VKD (ROA) (3/2) 0.05 0.03 0.02 7 TSLNVCSH (ROE) (3/4) 0,08 0,05 0,04 (Nguồn: BCTC của Công ty CPXLBĐHN ngày 31/12 các năm 2008, 2009, 2010) Trong 3 năm phân tích, do hoạt động SXKD của Công ty chưa hiệu quả, dẫn đến DT, lợi nhuận giảm dần, do đó dẫn đến chỉ tiêu tỷ suất LN sau thuế VKD, tỷ suất LN vốn CSH và chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của công ty cũng bị giảm theo. 2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng 2.11: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định (Đơn vị tính: 1.000.000 đồng) STT 1 2 3 4 5 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 VCĐ bình quân 45.553 46.779 41.924 LNST 12.724 7.185 5.389 DTT 113,116 84,678 81,767 Hiệu suất sử dụng VCĐ (3/1) 2.48 1.81 1.95 HQ sử dụng VCĐ (2/1) 0,28 0,15 0,13 (Nguồn: BCTC của Công ty CPXLBĐHN ngày 31/12 các năm 2008, 2009, 2010) Từ năm 2008 đến năm 2010, hiệu suất và hiệu quả sử dụng VCĐ không cao của DN có xu hướng sụt giảm. 17 2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Bảng 2.12: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 236.386 206.670 196.947 1 VLĐ bình quân 2 LNST 12.724 7.185 5.389 3 DTT 113.116 84.678 81.767 4 HS sinh lời VLĐ (2/1) 0,05 0,03 0,03 5 HS đảm nhiệm VLĐ (1/3) 2,09 2,44 2,41 6 Số lần luân chuyển VLĐ (3/1) 0,48 0,41 0,42 7 Kỳ luân chuyển VLĐ [360 ngày/(6)] 752 879 867 (Nguồn: BCTC của Công ty CPXLBĐHN ngày 31/12 các năm 2008, 2009, 2010) Qua bảng phân tích trên, ta thấy hệ số sinh lời vốn lưu động của Công ty tương đối thấp. Trong cả 3 năm nghiên cứu, chỉ tiêu này đều thấp hơn 0,1; nghĩa là 1 đồng vốn lưu động tạo ra chưa được 0,1 đồng lợi nhuận. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động có xu hướng tăng; ngoài ra số lần luân chuyển VLĐ cũng có xu hướng giảm đi và phải mất hơn hai năm VLĐ mới quay được một vòng, điều này chứng tỏ công ty sử dụng chưa hiệu quả VLĐ. * Khả năng thanh toán của Công ty Bảng 2.13: Khả năng thanh toán của công ty (Đơn vị tính: 1.000.000 đồng) STT Chỉ tiêu 1 TSLĐ và ĐTNH 2 HTK 3 Nợ NH 4 5 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 215.441 197.899 195.994 20.445 16.947 15.879 106.734 85.265 81.829 Hệ số thanh toán hiện thời (1/3) 2,02 2,32 2,40 Hệ số thanh toán nhanh [(1-2)/3] 1,83 2,12 2,20 (Nguồn: BCTC của Công ty CPXLBĐHN ngày 31/12 các năm 2008, 2009, 2010) Qua bảng số liệu trên, có thể thấy hệ số thanh toán nhanh và thanh toán hiện thời của công ty tương đối ổn định. 18 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY 2.3.1. Các kết quả đạt được * Về vốn cố định Công ty đã tiến hành lập khấu hao tài sản cố định cho từng năm. Việc lập kế hoạch cụ thể cho từng năm giúp công ty kế hoạch hóa được nguồn vốn khấu hao. Công ty quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với từng cá nhân, phòng ban trong việc sử dụng tài sản của mình, đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích. * Về vốn lưu động - Về khả năng thanh toán, Công ty luôn duy trì một mức độ hợp lý về khả năng thanh toán không để rơi vào tình trạng khả năng thanh toán yếu kém hoặc mất khả năng thanh toán. - Công ty đã giảm dần tỷ lệ tiền mặt tại quỹ của Công ty, tăng lượng tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền (tiền gửi có kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống). Đây là một chiến lược hợp lý trong công tác quản lý vốn bằng tiền của Công ty tránh việc tiền mặt nhàn rỗi và không mang lại lợi nhuận cho Công ty. - Công ty đã thực hiện cơ chế hạch toán KD độc lập tới các xí nghiệp thành viên. 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân * Về vốn cố định - VCĐ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn của công ty. Thực tế công ty đã không chú trọng đến TSCĐ của mình, công ty chỉ mua máy móc, thiết bị mới khi máy móc cũ hoặc hỏng hóc sử dụng với hiệu suất quá kém, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và tốc độ hoàn thành công việc. - Công ty áp dụng cách tính khấu hao bình quân theo thời gian để lập kế hoạch khấu hao cho tài sản của mình trong năm. Đây là một hạn chế vì trong những năm đầu hiệu suất làm việc của máy móc, thiết bị cao hơn nhiều so với những năm cuối. * Về vốn lưu động - Các khoản phải thu và HTK chiếm tỷ trọng cao + Hiệu suất sử dụng vốn thấp (năm 2008 hiệu suất sử dụng vốn là 0,43, năm 2009 là 0,33 và năm 2010 là 0,34). + Số vòng quay vốn lưu động thấp: bình quân các năm đều nhỏ hơn 1. + Mức doanh lợi vốn cố định và vốn lưu động thấp. + Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn và lợi nhuận trên vốn CSH thấp. ►Các nguyên nhân sau sẽ giúp ta lý giải được các hạn chế trên: + Việc bố trí cơ cấu vốn của doanh nghiệp chưa được phù hợp, chủ yếu là vốn lưu động còn vốn cố định chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn của công ty. Đây là một vấn đề không hợp lý trong phân bổ cơ cấu vốn của DN xây lắp. + Chi phí quản lý vốn của doanh nghiệp cao. Công ty chưa quản lý chặt chẽ tại các xí nghiệp, đội thi công công trình nên sẽ gây ra thất thoát nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, bớt xén giá trị làm suy giảm chất lượng công trình. + Trình độ cán bộ quản lý của công ty nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, bộ máy quản lý còn nhiều cồng kềnh, hiệu quả quản lý thấp 19 + Phân tích tài chính: thời gian nộp báo cáo của Công ty còn chậm làm hạn chế việc điều chỉnh các chính sách tài chính cho phù hợp, nhiều khi bỏ lỡ cơ hội KD. + Về thị trường: từ năm 2008 Tập đoàn BCVTVN giảm đầu tư vào mảng XDCB. Ngoài ra, cũng do ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế nên cũng gây khó khăn cho hoạt động SXKD của Công ty nên lợi nhuận bị giảm sút và hệ số sinh lời cũng bị giảm theo. Ngoài những nguyên nhân trên thì còn nhiều nguyên nhân khác nữa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty như hành lang pháp luật, định hướng phát triển kinh tế đất nước và nhiều nhân tố khác. 20 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3.1.1. Định hướng phát triển của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Xây dựng Tập đoàn BCVT Việt Nam hiện đại, rộng khắp về mạng lưới, tiên tiến về công nghệ, đa dạng về dịch vụ, linh hoạt trong quản lý, đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy phát triển KTXH, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về viễn thông và CNTT vào năm 2015 và hoàn thành thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước. 3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới * Mục tiêu kế hoạch SXKD năm 2011 Chỉ tiêu - Doanh thu - Lợi nhuận sau thuế - Lãi cổ tức KH 2011 90 tỷ 8 tỷ So năm 2010 110% 150% Từ 8% đến 10% Từ 160% đến 200% * Định hướng phát triển Công ty giai đoạn 2011 - 2016 : - Đổi tên Công ty cho phù hợp khi chuyển sang nhiều lĩnh vực KD mới. - Triển khai nhanh thủ tục XD chung cư cao tầng kết hợp VP cho thuê. - Xin chủ trương của Lãnh đạo Thành phố Hà nội để xin quỹ đất làm Khu đô thị mới tại các quận huyện có tiềm năng phát triển. - Tiếp tục tiếp cận, triển khai các mảng xây dựng ngầm hóa các hệ thống thông tin trên địa bàn Tp. HN. - Xây dựng, cải tạo các Trường học trên địa bàn Tp. HN theo tiêu chuẩn QG. - Tăng cường công tác quản trị của Công ty. - Tập trung thu hồi công nợ với VNPT - Tăng cường công tác thanh quyết toán nội bộ… 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY 3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý vốn 3.2.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định - Tiến hành phân loại, đánh giá lại tài sản - Đầu tư có chiều sâu và mua sắm thêm TSCĐ để tăng tỷ trọng TSCĐ - Tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ công ty. - Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ hợp lý. 3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động  Giảm thiểu vốn tồn kho dự trữ  Thúc đẩy công tác thu hồi nợ  Tăng doanh thu  Giảm chi phí 21 3.2.2. Hoàn thiện hoạt động huy động vốn 3.2.3. Các biện pháp chung để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 3.2.3.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch vốn kinh doanh 3.2.3.2. Hoàn thiện công tác kế toán thống kê tài chính 3.2.3.3. Tổ chức tốt nguồn nhân lực 3.2.3.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ 3.2.3.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Đối với Nhà nước - Tạo môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng - Hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý tài chính 3.3.2. Đối với Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông 22 KẾT LUẬN Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty là vấn đề thường xuyên được đặt ra trong bối cảnh cạnh tranh và công nghệ cao hiện nay. Trong thời gian qua, Công ty CPXLBĐHN đã đạt được những kết quả khả quan trong việc sử dụng vốn, đem lại hiệu quả KD nhất định cho bản thân và hiệu quả phục vụ cao cho các đơn vị khác. Với xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt để phát triển thành công ty mạnh, phấn đấu trở thành công ty xây lắp hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông, công ty CPXLBĐHN cần tổ chức hoạt động SXKD khoa học, giá trị đồng vốn ngày càng được sử dụng sao cho đạt hiệu quả tối ưu hơn nữa. Vì vậy, đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CPXLBĐHN” được đặt ra với nhiều nội dụng cần được nghiên cứu là một vấn đề thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn. Sau khi nghiên cứu tìm hiểu và phân tích những giải pháp liên quan đến hoạt động quản lý sử dụng vốn tại công ty CPXLBĐHN, tác giả đã tổng kết và hoàn chỉnh luận văn. Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một vấn đề có quy mô lớn và đòi hỏi nghiên cứu sâu rộng. Mặt khác, công ty CPXLBĐHN có hoạt động phức tạp và liên quan đến những lĩnh vực chuyên ngành đặc thù, giai đoạn nghiên cứu là giai đoạn có những biến động trong công ty. Vì vậy, việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn của công ty là vấn đề khó khăn và không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn. Trong quá trình thực hiện, luận văn được sự hướng dẫn hết sức tận tình của thầy giáo Ts. Nguyễn Xuân Vinh, cùng sự giúp đỡ, cung cấp tài liệu và thông tin hết sức nhiệt tình của Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên thuộc Công ty CPXLBĐHN. Tác giả xin chân thành cảm ơn và mong được sự đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan