Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Hướng dẫn tham gia và giới thiệu một số trò chơi dân gian cho học sinh lớp 3a tạ...

Tài liệu Hướng dẫn tham gia và giới thiệu một số trò chơi dân gian cho học sinh lớp 3a tại trường tiểu học phú nhuận

.PDF
16
32
63

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN THAM GIA VÀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO HỌC SINH LỚP 3A TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ NHUẬN Người thực hiện: Lê Văn Nhân Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Nhuận SKKN thuộc môn: Thể Dục THANH HÓA NĂM 2019 0 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1.1. Lí do chọn đề tài:..........................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu:...................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................................................2 2.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................2 2.2. Thực trạng vấn đề........................................................................................3 2.2.1. Thực trạng..................................................................................................3 a. Thuận lợi:.........................................................................................................3 b. Khó khăn:.........................................................................................................4 2.2.2. Kết quả của thực trạng.............................................................................4 2.3. Giải pháp và biện pháp thực hiện...............................................................4 2.3.1. Giải pháp....................................................................................................4 2.3.2. Biện pháp thực hiện..................................................................................5 Biện pháp 1: Sưu tầm và chọn lọc các trò chơi phù hợp với học sinh, bố trí thời gian, không gian hợp lí:...............................................................................5 Biện pháp 2: Giới thiệu các trò chơi dân gian với học sinh...............................5 Biện pháp 3: Phân loại các trò chơi....................................................................5 Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh thuộc bài đồng dao các trò chơi.................5 Biện pháp 5: Tổ chức, hướng dẫn học sinh chơi...............................................7 Biện pháp 6:Giáo viên hãy tham gia chơi cùng trẻ:...........................................9 Biện pháp 7: Phối kết hợp cùng với phụ huynh để truyền lại các trò chơi dân gian cho học sinh................................................................................................10 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:......................................................10 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................................11 3.1. Kết luận:.....................................................................................................11 3.2. Kiến nghị:....................................................................................................11 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................13 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Hoạt động giáo dục thể chất ở trường học. Trong đó, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt của bao thế hệ. Đặc biệt, trò chơi dân gian đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho học sinh. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tùy theo lứa tuổi. Tiếc rằng, các trò chơi dân gian hồn nhiên ấy đang dần mai một, ngày càng bị lãng quên. Ngày nay, trước sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, những trò chơi dân gian trở nên xa lạ đối với các em. Thay vào đó là những trò chơi điện tử mang tính bạo lực, nguy hiểm cuốn hút các em. Các hàng trò chơi điện tử mọc lên dày đặc, mà khách hàng đa số ở các gian hàng điện tử lại là trẻ em.Ta dễ dàng bắt gặp ở bất cứ nơi đâu những đứa trẻ ngồi hàng giờ, thậm chí có thể ngồi cả ngày với màn hình ti vi hay là những chiếc điện thoại thông minh với đầy rẫy những trò chơi cuốn hút trẻ. Ta không phủ nhận tất cả các trò chơi hiện đại là xấu nhưng trẻ em quá lạm dụng những trò chơi đó là rất có hai cho sức khỏe, chưa kể có những trò chơi bạo lực trên máy móc điện tử làm cho tâm hồn của các em trở nên chai sạn, ngang ngược, ngỗ nghịch, cộc cằn,… Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chỉ quen với máy móc, vui chơi giải trí với những đồ chơi điện tử, phim ảnh,… các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về cội nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết. Hơn nữa, để hưởng ứng phong trào“Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” và khẩu hiệu: “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” của Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động. Tôi đã mạnh dạn lồng ghép các trò chơi dân gian vào giờ học thể dục để hướng dẫn cho các em. Bên cạnh đó, cùng với học, chơi là một nhu cầu không thể thiếu được của học sinh tiểu học, dù không phải là hoạt động chủ đạo hằng ngày, song vui chơi vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ em. Nó có ý nghĩa lớn lao đối với trẻ em, đặc biệt là học sinh ở bậc Tiểu học. Thông qua trò chơi góp phần phát triển toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ cho các em. Trò chơi thường có trò chơi học tập được tổ chức trong các giờ học nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức. Còn trò chơi giải trí chủ yếu được giáo viên tổ chức cho học sinh vui chơi trong những giờ ra chơi, giờ thể dục, sinh hoạt ngoại khóa vừa mang ý nghĩa giáo dục vừa phát triển về mặt thể chất, rèn luyện sự khéo léo, tinh thần tập thể, tình đoàn kết, tính kỷ luật cho các em. Trò chơi dân gian vừa thể hiện tính sáng tạo, tinh thần lạc quan của con người vừa là phương tiện giải trí thoải mái sau những giờ phút lao động mệt mỏi, học tập căng thẳng. Trò chơi dân gian vừa đa dạng, phong phú, cuốn hút người chơi bởi tính bình dị, vui tươi, lành mạnh vừa đảm bảo an toàn cho học sinh. Trước tình hình đó, là giáo viên dạy môn thể dục lớp 3A tôi luôn trăn trở, băn khoăn suy nghĩ đi tìm giải pháp để tổ chức các trò chơi dân gian đạt nhiều kết quả tốt. Chính vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn tham gia 1 và giới thiệu một số trò chơi dân gian cho học sinh lớp 3A tại trường tiểu học Phú Nhuận”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động. Để mang đến sự hứng thú, chủ động , tích cực trong học tập cho các em. Phát triển khả năng học tập, tạo không khí lớp học sôi nổi và có hiệu quả giúp các em cảm nhận được "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". - Góp phần vào việc bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc đó là những trò chơi dân gian xưa. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Phú Nhuận. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 2. Phương pháp nghiên cứu lí luận. 3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 4. Phương pháp quan sát. 5. Phương pháp đàm thoại. 6. Phương pháp nêu gương, khen thưởng. 7. Phương pháp thử nghiệm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận. Chỉ thị 227 CT/TW ngày 18/11/1975 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra toàn diện về mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm xây dựng và phát triển sự nghiệp TDTT để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và ổn định an ninh xã hội, quốc phòng, xây dựng con người mới, nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. Tiếp sau đó đầu năm 1979 Bộ Chính trị ban hành nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục, trong đó đã yêu cầu ngành giáo dục chăm lo hơn nữa việc dạy thể dục và phát động phong trào “Thể dục - Vệ sinh - Yêu nước” trong các nhà trường để củng cố và tăng cường sức khoẻ cho học sinh, sinh viên. Trong những năm 1975-1985 các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), lần thứ V (1982) luôn luôn xác định vai trị, vị trí của TDTT trong nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng con người có sức khoẻ, có đạo đức, có văn hóa để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, trong đó quan tâm công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ mang tính chiến lược của ngành thể dục thể thao. Chính vì vậy, năm 1983 Chính phủ đã cho phép Bộ Giáo dục, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với các đoàn thể Thanh - thiếu niên nhi đồng tổ chức Hội khoẻ phù đổng toàn quốc lần thứ nhất để biểu dương phong trào rèn luyện thân thể, tập luyện thể thao của học sinh cả nước. Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ nhất năm 1985 các đoàn thể thao học sinh, sinh viên đã tham gia thi đấu và đạt thành tích cao, nhiều học sinh, sinh viên đã giành được thành tích xuất sắc. 2 Bước vào thời kỳ đổi mới khởi đầu từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) trong công tác thể dục thể thao nói chung và công tác giáo dục thể chất trong các trường học luôn luôn được Đảng - Nhà nước quan tâm đầu tư và chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học là một yêu cầu cấp bách để bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế an ninh quốc phòng trong điều kiện và nhiệm vụ mới của đất nước trên con đường đổi mới. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh - sinh viên - người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Trong (Đức - Trí - Thể Mĩ) được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh người chủ tương lai của đất nước. Thực hiện những quan điểm chỉ đạo của đảng ta, cho đến nay công tác huấn luyện của ngành TDTT đã gặt hái được nhiều thành tích cao trên trường quốc tế, nổi bật trong những năm gần đây. Có được những thành công đó bước xuất phát đầu tiên từ môi trường học đường rất quan trọng, đặc biệt là ở môi trường tiểu học đây là nơi phát hiện đầu tiên những tài năng tương lai cho ngành thể dục thể thao của nước nhà. 2.2. Thực trạng vấn đề. 2.2.1. Thực trạng Đối với trẻ thơ, trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian là phương tiện giúp các em phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, qua đó góp phần giáo dục các em về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trò chơi dân gian cũng là một di sản quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui cuộc sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặt biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị, bổ ích. Trong quá trình giới thiệu, hướng dẫn các trò chơi dân gian cho học sinh tôi đã có những thuận lợi và gặp những khó khăn sau: a. Thuận lợi: - Luôn được sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban Giám hiệu, sự ủng hộ của bạn bè đồng nghiệp và sự đồng tình của phụ huynh học sinh. - Bản thân tôi sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn đã có một tuổi thơ với rất nhiều trò chơi dân gian đầy thú vị. Chính vì vậy, những trò chơi dân gian của trẻ con đã gắn bó, in đậm trong ký ức của tôi. - Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và sưu tầm rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc, thú vị, gần gũi và phù hợp với học sinh lớp 3 . - Bản thân luôn luôn có tinh thần học hỏi và trau dồi kinh nghiệm với đồng nghiệp. 3 - Học sinh lớp 3A mạnh dạn, tự tin, thông minh, tích cực, chơi chủ động và ham thích chơi,… - Trò chơi dân gian thường đơn giản không gây tốn kém, không đòi hỏi nhiều kinh phí mua sắm dụng cụ chơi, đồng thời sân chơi của trò chơi dân gian là bất cứ đâu mà các em cảm thấy thoái mái, thích thú. b. Khó khăn: - Thể lực của học sinh không đồng đều. Một số học sinh có thể lực yếu thường nhút nhát, thụ động. - Phần lớn học sinh đã quen với nếp sống của gia đình thường giải trí bằng những trò chơi điện tử, xem phim hoạt hình nên khi hướng dẫn, lôi cuốn học sinh vào cuộc chơi rất khó. Đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, kiên nhẫn,… 2.2.2. Kết quả của thực trạng. Với những thói quen thường ngày, ngoài giờ học, một số học sinh thường chơi game, nghe nhạc, xem ti vi... Có nhiều em quá mê game nên quên cả học, quên ăn uống. Ngồi chơi và xem ti vi lâu quá sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt và cột sống. Có em nhỏ tuổi đã bị béo phì vì ăn nhiều chất mà thiếu vận động, có em mới học lớp 1 lớp 2 đã đeo cặp kính cận dày, đi lệch vai, vẹo cột sống... Vì vậy trò chơi dân gian giúp cho các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết... Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các em theo chiều hướng tốt hơn. Để văn hóa truyền thống thấm dần vào tâm hồn trẻ thơ, không có cách nào hay hơn là áp dụng trò chơi dân gian vào trường học. Theo khảo sát đầu năm học 2018 - 2019. Khi tôi tổ chức một số trò chơi cho 24 học sinh lớp 3A thu được kết quả như sau: Không Tổng số Số HS Mạnh Hiểu thích Sáng tạo ham dạn, tự tin Biết tự tổ HS biết về trong khi tham tham thích khi tham chức tro gia tro tro chơi chơi tro gia tro chơi gia tro chơi chơi DG chơi khảo sát DG chơi DG 24 12 12 3 10 0 0 Tôi nhận thấy rằng với tỷ lệ này là rất thấp nên tôi cần phải tìm ra các giải pháp để các em ham thích và tham gia trò chơi hiệu quả hơn. Từ đó các em có hứng thú thích đi học và tích cực hơn trong những giờ học trên lớp. 2.3. Giải pháp và biện pháp thực hiện. 2.3.1. Giải pháp. Để giúp học sinh biết nhiều hơn về trò chơi dân gian, yêu thích trò chơi dân gian, tôi đã tìm ra các giải pháp sau: - Sưu tầm và chọn lọc các trò chơi. - Giới thiệu các trò chơi dân gian với học sinh. - Phân loại các trò chơi. 4 - Hướng dẫn học sinh thuộc lời đồng dao các trò chơi. - Tổ chức, hướng dẫn học sinh chơi - Giáo viên tham gia chơi cùng trẻ. 2.3.2. Biện pháp thực hiện. Biện pháp 1: Sưu tầm và chọn lọc các trò chơi phù hợp với học sinh, bố trí thời gian, không gian hợp lí: - Sau khi nghiên cứu các dạng trò chơi dân gian thông dụng, tôi chọn lọc một số trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh lớp 3A. Tôi đã cân nhắc lựa chọn các trò chơi có luật chơi, cách chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Trò chơi sử dụng dụng cụ dễ kiếm, dễ tìm, dễ làm, ít tốn kém. Trò chơi gây được sự hứng thú, thu hút sự chú ý của học sinh để phát huy tính tích cực, chủ động. Trò chơi có sự tham gia của tập thể nhằm rèn luyện tính kỷ luật, tính thần đoàn kết, tình đồng đội cho học sinh như: trò chơi Nu na nu nống; Ô ăn quan; Kéo cưa; Bỏ khăn; Chặt cây dừa, chừa cây mận; Thìa là thìa lảy; Cướp cờ; Trồng đậu trồng cà; Vuốt hột nổ; Chi chi chành chành; Câu ếch; Thả đỉa ba ba; Bịt mắt bắt dê; Trồng nụ trồng hoa; Bắn bi; Đánh hoa cỏ gà; Chuyền thẻ; Oản tù tỳ,… - Bố trí thời gian chơi: lồng ghép vào cuối các tiết học. Biện pháp 2: Giới thiệu các trò chơi dân gian với học sinh. - Để lôi cuốn được học sinh chơi, trước tiên tôi giới thiệu các trò chơi dân gian với học sinh bằng cách nêu tên các trò chơi như: Trồng đậu trồng cà; Nu na nu nống; Rồng rắn lên mây; Chi chi chành chành; Chặt cây dừa, chừa cây mận; Ô ăn quan; Thiên đàng địa ngục; Kéo cưa; Thả đỉa ba ba; Bỏ khăn; Cướp cờ; Bắn bi … Nhằm mục đích giúp các em tò mò, muốn được chơi thử xem có vui không, có hay không? Biện pháp 3: Phân loại các trò chơi. Sau khi được giới thiệu tên các trò chơi, nắm bắt được tâm lý học sinh tò mò thích chơi trò chơi dân gian, tôi tiếp tục tiến hành phân loại các trò chơi như sau: 1. Trò chơi có lời hát (câu đồng dao): Nu na nu nống; Chi chi chành chành; Câu ếch; Thìa là thìa lảy; Chặt cây dừa, chừa cây mận… 2. Trò chơi có sử dụng đồ chơi: Bỏ khăn; Bắn bi; Cướp cờ; Đánh hoa cỏ gà; Ô ăn quan; Bịt mắt bắt dê… 3. Trò chơi vận động: Trốn tìm; Trồng nụ trồng hoa; Đứng ngồi; Chim bay cò bay; Xin lửa; Cá sấu lên bờ; Thả đỉa ba ba; Chụm ba chụm bảy; Choán chỗ… Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh thuộc bài đồng dao các trò chơi. Muốn tổ chức, hướng dẫn cho học sinh chơi, trước tiên học sinh phải thuộc lời đồng dao. Khi đã thuộc lời ca học sinh chơi rất dễ dàng. Đa số học sinh thích vừa chơi vừa hát vì các bài hát đó làm cho không khí chơi vui nhộn, sôi động, nhộn nhịp, hào hứng,… Vì thế, học sinh rất hứng thú và tích cực tham gia chơi. Ví dụ 1: Bài đồng dao cho trò chơi:” Thả đỉa ba ba” Thả đỉa ba ba Chớ bắt đàn bà Phải tội đàn ông Cơm trắng như bông Gạo hiền như tấm 5 Đổ mắm đổ muối Đổ chuối hạt tiêu Đổ niêu nước chè Đổ phải nhà nào Nhà ấy phải chịu Ví dụ 2: Bài đồng dao cho trò chơi:”Lộn cầu vồng” Lộn cầu vồng, Nước trong nước chảy, Có cô mười bảy, Có chị mười ba, Hai chị em ta Cùng lộn cầu vồng Ví dụ 3: Bài đồng dao cho trò chơi:”Chặt cây dừa, chừa cây mận” “Chặt cây dừa Chừa cây mận Cây đậu phộng? Cây bí đao? Cây nào cao Cây nào thấp Cây nào rập Cây nào rời Mồng tơi bí đỏ Trời đánh nhăn răng Trời giằng méo mỏ Bỏ ra tay này”. Ví dụ 4: Bài đồng dao cho trò chơi:”Nu na nu nống” “Nu na nu nống Cái trống nằm trong Con ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Phật ngồi phật khóc Con cóc nhảy qua Con gà tú hụ Nhà mụ đồ xôi Nhà tôi nấu chè Tay xòe chân rụt”. Ví dụ 5: Bài đồng dao cho trò chơi:”Chi chi chành chành” “Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương Ban vương ngũ đế Cắp kế đi tìm Ù à ù ập Đóng cửa sập vào”. 6 Ví dụ 6: Bài đồng dao cho trò chơi:”Kéo cưa” “Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Về ăn cơm vua Ông thợ nào thua Về bú tí mẹ”. Hay lời đồng dao của nhiều trò chơi khác nữa… Biện pháp 5: Tổ chức, hướng dẫn học sinh chơi. Khi học sinh đã thuộc lời các bài đồng dao. Tôi tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tương ứng với các bài đồng dao đó. Trước khi chơi, giáo viên phổ biến quy trình trò chơi: luật chơi, cách chơi, đối tượng tham gia chơi (học sinh lớp 3), cách đánh giá kết quả, hình thức thưởng phạt. Ví dụ: * Hướng dẫn chơi trò chơi Nu na nu nống: 1. Sân chơi: là một khoảng sân nhỏ 2. Số lượng người chơi: một nhóm 5-7 em 3. Cách chơi: các người tham gia chơi ngồi xếp hàng ngang sát vào nhau, chân duỗi thẳng ra phía trước. người ngồi giữa hàng được chọn làm “cái”. Người làm cái vừa hát bài ca, vừa lấy tay đập nhẹ vào chân các bạn theo thứ tự từ trái sang phải, rồi từ phải sang trái (mỗi từ ứng với một chân). Khi hát đến câu cuối cùng tay người làm cái trúng vào chân ai thì người đó phải nhanh nhẹn thụt chân lại trước khi bị đập vào chân, nếu người đó không kịp rụt chân lại bị cái đập vào chân là bị phạt. Tro chơi Nu na nu nống Nếu bạn đó rút kịp chân thì chơi lại từ đầu. 4. Hình thức thưởng phạt: người bị phạt phải đứng dậy nhảy lò cò một vòng, sau đó mới được ngồi vào hàng chơi tiếp. Ví dụ: * Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi Chi chi chành chành: 1. Sân chơi: khoảng sân rộng rãi 2. Số lượng người chơi: 5-8 em 3. Cách chơi: một bạn được chọn làm “cái” xòe bàn tay ra, đặt ngón trỏ của tay kia vào lòng bàn tay xòe. Các bạn còn lại, mỗi bạn cùng đặt một ngón tay trỏ của mình vào lòng bàn tay xòe của người làm cái. Bạn làm cái vừa gõ ngón tay, vừa hát bài hát khi đến câu cuối cùng, bạn làm cái nắm bàn tay lại để bắt các ngón tay của các bạn Tro chơi Chi chi chành chành 7 tham gia chơi. Các bạn kia phải nhanh tay, nhanh mắt rút ngón tay của mình ra khỏi bàn tay của người làm cái. 4. Hình thức thưởng phạt: bạn nào không nhanh bị bạn làm cái bắt giữ ngòn tay lại là bị thua và phải thay cho bạn làm cái để làm nhiệm vụ xòe tay cho các bạn khác chơi tiếp. Ví dụ: * Hướng dẫn trò chơi Kéo cưa: 1. Sân chơi: không gian nào cũng được, chỉ cần êm phẳng. 2. Số lượng người chơi: 2 người. Có thể nhóm nhiều người, chia ra từng cặp để chơi. 3. Cách chơi: hai người ngồi (hoặc đứng) đối diện nhau, nắm tay nhau vừa hát vừa làm động tác kéo cưa theo nhịp điệu của bài đồng dao. Khi đọc đến tiếng “kéo” thì bạn A đẩy bạn B theo tư thế người hơi chúi về phía trước, bạn B kéo tay bạn A theo kiểu người hơi ngả về phía sau. Khi đọc đến tiếng “cưa” thì bạn B đẩy bạn A, bạn A kéo bạn B. Khi đọc tiếng “lừa” thì cả hai bạn trở về vị trí ban đầu. Cứ như vậy, hai bạn chơi vừa hát vừa làm động tác cho đến hết bài theo đúng nhịp. Trò chơi này không tính điểm thưởng, phạt chỉ cốt luyện tập cho cơ thể dẻo dai, động tác nhanh hơn. Tro chơi: Kéo cưa lừa xẻ Ví dụ: *Hướng dẫn trò chơi Chùa (Ô ăn quan): 1. Vật liệu: 70 viên sỏi nhỏ. 2. Sân chơi: vẽ trên mặt đất mỗi bên 1 ô lớn, 5 ô nhỏ. Đặt vào ô lớn 10 viên sỏi, mỗi ô nhỏ đặt 5 viên sỏi. Một bên một bạn ngồi chơi. 3. Số người chơi: 2 bạn. 4. Cách chơi: bắt đầu chơi, cả 2 bạn “đổ xì”, ai thắng được ưu tiên đi trước, bốc sỏi ở bất kỳ ô nào tùy ý rồi rải ở mỗi ô một viên, lưu ý là chỉ được bốc sỏi của phía mình. Khi rải hết sỏi, bốc sỏi ở ô bên cạnh đi tiếp; nếu hết sỏi mà cách một ô không có sỏi thì được ăn sỏi của ô tiếp theo, nhưng nếu hai ô liền nhau không có sỏi thì mất lượt đi, đến phiên của bạn kia. Chơi đến khi hai ô lớn hết sỏi, sỏi trong những ô nhỏ của bạn nào thì bạn ấy thu về. 8 Nếu một trong hai ô lớn còn sỏi mà sỏi ở phía nào ấy phải rải Tro hết chơi:thì Ô phía ăn quan mỗi ô một viên sỏi khác để tiếp tục chơi. Nếu bên nào không còn viên sỏi nào nữa thì phải vay bạn cho đủ để chơi tiếp. 5. Hình thức thưởng phạt: bạn nào ăn được nhiều viên sỏi là bạn ấy thắng. Biện pháp 6:Giáo viên hãy tham gia chơi cùng trẻ: - Là một giáo viên, để hiểu được tâm tư nguyện vọng của trẻ hãy yêu trẻ và đặt mình vào cương vị của trẻ. Đặc biệt là khi tổ chức trò chơi, nếu không tham gia cùng trẻ vô tình chúng ta đang tạo một khoảng cách với trẻ, như vậy sẽ rất khó khăn trong việc lôi cuốn trẻ vào trò chơi. - Trong trò chơi, người quản trò rất quan trọng, cuộc chơi có hào hứng hấp dẫn hay không là nhờ sự khéo léo, linh hoạt nhạy bén của người quản trò. - Trong quá trình tổ chức trò chơi cho học sinh, bản thân chúng ta phải luôn gần gũi, động viên, vui vẻ cởi mở tạo không khí vui tươi hào hứng bằng dáng vẻ hài hước, dí dỏm, hấp dẫn gây tiếng cười làm cho học sinh cảm thấy thoải mái và sảng khoái trong khi chơi. Tro chơi: Chơi chuyền thẻ Qua đó, học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, sẵn sàng bày tỏ nguyện vọng của mình với giáo viên và tự khẳng định mình trong tập thể. Tro chơi: Nhảy dây Tro chơi: Bỏ khăn 9 Tro chơi: Thiên đàng và địa ngục Tro chơi: Trồng nụ - Trồng hoa Biện pháp 7: Phối kết hợp cùng với phụ huynh để truyền lại các trò chơi dân gian cho học sinh. Phụ huynh học sinh lớp 3A phần lớn là những người sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, thời thơ ấu của họ cũng gắn bó với rất nhiều các trò chơi dân gian thú vị, vì vậy khi nói đến các trò chơi dân gian, nói đến việc khơi dậy niềm say mê hứng thú ở trẻ với các trò chơi dân gian, được phụ huynh rất đồng tình ủng hộ. Chính vì vậy trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đưa ra nội dung: “Khôi phục những trò chơi dân gian cho học sinh để các em không còn bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử có hại”. Tôi trao đổi với phụ huynh xem ai còn nhớ trò chơi dân gian nào hãy dạy cho các con cách chơi, tổ chức cho các con chơi ở nhà, ở xóm và các con sẽ truyền lại cho các bạn ở trường, ở lớp. Như vậy các con sẽ biết rất nhiều các trò chơi khác nhau để các con chơi sẽ không bị nhàm chán. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: - Qua việc ứng dụng “Giới thiệu, hướng dẫn các trò chơi dân gian với học sinh lớp 3A trong hoạt động giờ thể dục” tôi đã thu được kết quả sau: - Học sinh tích cực tham gia tìm hiểu các trò chơi dân gian. - Đa số các em nắm được cách thức chơi một số trò chơi dân gian. - Biết cách tổ chức trò chơi, thuộc được nhiều bài hát đồng dao. - Một số em đã có sự sáng tạo trong khi tham gia chơi trò chơi. - Qua việc chơi trò chơi giúp các em rèn được thể chất, phản xạ nhanh, khéo léo, thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết với nhau hơn. - Sau giờ chơi, các em có hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, chất lượng học tập nâng lên rõ rệt. - Học sinh mở rộng kiến thức và có thêm hiểu biết về trò chơi dân gian. - Hầu hết các em hứng thú tham gia các trò chơi một cách tích cực. Không những các em tham gia mà còn động viên các bạn cùng tham gia. 10 Tính đến giữa học kỳ II năm học 2018 - 2019, cũng bằng phương pháp khảo sát đối với 24 em học sinh mà tôi đã khảo sát đầu năm học này, kết quả thu được như sau: Không Số HS Hiểu Mạnh dạn, Sáng tạo Tổng số thích Biết tự tổ ham biết về tự tin khi trong khi HS tham tham gia chức tro thích tro tro chơi tham gia chơi tro gia tro chơi chơi chơi DG DG tro chơi chơi DG 24 0 24 17 20 12 12 Như vậy sau khi áp dụng các biện pháp cũng như các kinh nghiệm trong tổ chức trò chơi tôi nhận thấy 100% học sinh đều ham thích trò chơi dân gian, số học sinh hiểu biết, mạnh dạn, tự tin, biết tự tổ chức và sáng tạo trong khi chơi tăng lên đáng kể. Đó cũng là thành quả của quá trình nỗ lực nghiên cứu và áp dụng những biện pháp, kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút ra trong quá trình công tác. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 3.1. Kết luận: Tuy mới áp dụng đề tài trên trong một thời gian ngắn. nhưng tôi nhận thấy việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và quan trọng vì: - Trò chơi dân gian góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực,… làm cho học sinh trở nên mạnh mẽ, năng động, tự tin,… - Trò chơi dân gian cung cấp kiến thức giúp cho học sinh hiểu biết về phong tục, truyền thống dân tộc, về tình bạn, tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam. - Trò chơi dân gian giúp cho học sinh thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết, tình đồng đội, ý thức tập thể. - Trò chơi dân gian giáo dục cho học sinh kỹ năng sống: biết ứng xử hợp lý trong mọi tình huống, biết phê phán những hành vi xấu, biết nhường nhịn, không tranh giành, biết giao lưu học hỏi bạn. - Trò chơi dân gian làm cho tâm hồn học sinh giữ được tính hồn nhiên, vô tư, trong sáng, nét thơ ngây của trẻ. - Trò chơi dân gian đã giúp các em thỏa mãn nhu cầu vui chơi, đồng thời góp phần củng cố và bảo tồn được một di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT phát động và phù hợp với câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.Bởi vậy cần nhân rộng việc đưa các trò chơi dân gian vào các trường học cho trẻ thơ, dần hạn chế cho trẻ chơi những trò chơi điện tử không có lợi. 3.2. Kiến nghị: - Cần tổ chức những chuyên đề, giới thiệu, phổ biến các trò chơi dân gian cho giáo viên để giáo viên có vốn trò chơi bài bản, nhất định. Từ đó, giáo viên truyền đạt, hướng dẫn, tổ chức cho học sinh chơi. 11 - Tổ chức các cuộc thi chơi, các trò chơi dân gian giữa các lớp học, trường học để học sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi,… các trò chơi dân gian bổ ích, lý thú. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình thực hiện. Dù hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong được sự nhận xét chân thành của hội đồng khoa học các cấp, để bản thân tôi đúc rút kinh nghiệm ở những năm học sau, giúp cho mô hình này mang lại hiệu quả cao hơn và được áp dụng rộng rãi ở những năm tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Như Thanh, ngày 5 tháng 4 năm 2019 Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là của tôi viết. Không sao chép nội dung của người khác. Lê Văn Nhân 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO TT TÊN TÀI LIỆU Nhà xuất Năm bản xuất bản Tâm lý lứa tuổi ĐHQG Hà Nội 1998 2 Lý luận và phương pháp TDTT TDTT 1993 3 Sách trò chơi vận động TDTT Hà Nội 1996 1 Tên tác giả - Lê Ngọc Lan - Lê Văn Hồng - Nguyễn Văn Thắng - Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn - Nguyễn Kim Anh - Dương Nghiệp Chí - Phạm Khắc Học - Nguyễn Đại Cương 13 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: LÊ VĂN NHÂN Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Nhuận TT 1 2 3 4 Tên đề tài SKKN Một số sai lầm thường mắc và cách khắc phục kĩ thuật chạy ngắn cho học sinh lớp 8 Nguyên nhân dẫn đến những sai lầm thường mắc khi học kĩ thuật xuất phát thấp cho học sinh lớp 8 Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh có năng khiếu trường tiểu học Phú Nhuận. Hướng dẫn tham gia và giới thiệu một số trò chơi dân gian cho học sinh lớp 3A tại trường tiểu học Phú Nhuận Cấp đánh giá xếp loại (Phong, Sở, Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại Cấp Huyện C 2006-2007 Cấp Huyện B 2009-2010 Cấp Huyện B 2017-2018 Cấp Huyện A 2018-2019
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan