Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Hóa học - Dầu khi Khảo sát các trường hợp nhiễm ehrlichia canis, anaplasma platystrên chó và hiệu ...

Tài liệu Khảo sát các trường hợp nhiễm ehrlichia canis, anaplasma platystrên chó và hiệu quả điều trịtại phòng khám thú y thanh tuyền

.PDF
51
196
89

Mô tả:

lasma platys trên chó và hiệu quả điều trị tại phòng khám thú y Thanh Tuyền” từ ngày….tháng….năm 2019 đến ngày…..tháng ….năm 2019 Nghiên cứu được thực hiện trên những cá thể nghi ngờ nhiễm bệnh và tiến hành chẩn đoán bằng các phương pháp test nhanh, xét nghiệm chỉ số sinh lý, sinh hóa máu để xác định bệnh, từ đó có thể đưa ra tiên lượng và phương pháp điều trị thích hợp. Thông qua việc lập hồ sơ bệnh án theo dõi chẩn đoán, điều trị cho 918 ca. Kết quả thu được có307 ca với biểu hiện ban đầu của bệnh ký sinh trùng đường máu. Kết quả chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng cho thấy có 150 ca được chẩn đoán bệnh do Ehrlichia canis và bệnh do Anaplasma platys gây ra, chiếm 16,33%.Trong đó, tỷ lệ dương tính Ehrlichia canis chiếm 10,45% và Anaplasma platys chiếm 5,88%. Dựa vào kết quả chẩn đoán để đưa ra liệu trình điều trị và ghi nhận hiệu quả điều trị cho từng bệnh. Trong đó, hiệu quả điều trị bệnh do Ehrlichia canis là 82,29%, Anaplasma platys là 83,33%. Khả năng chữa khỏi bệnh càng cao nếu bệnh được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời cùng với việc điều trị đúng liệu trình và chăm sóc tốt cho thú sẽ nâng cao hiệu quả điều trị
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y ****************** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP NHIỄM EHRLICHIA CANIS, ANAPLASMA PLATYSTRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊTẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y THANH TUYỀN GVHD: Th.S Trần Thị Nhung SVTT: Nguyễn Nhật Thanh Lớp: TYK1 Niên Khóa: 2017 - 2019 Năm 2019 i XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên thực hiện: NGUYỄN NHẬT THANH Tên khóa luận: “KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP NHIỄM EHRLICHIA CANIS, ANAPLASMA PLATYSTRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y THANH TUYỀN”. Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn. Ngày Th.S: Trần Thị Nhung i tháng năm LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời tri ân sâu sắc đến các thầy cô của Trường Đại học Lương Thế Vinh đặc biệt là thầy cô khoa đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện. Và em cũng xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Nhung đã tận tâm,hết mình giúp đỡ hướng dẫn, sửa chữa và giải đáp thắc mắc giúp em hoàn thành tốt khóa luận này. Xin gửi lời cảm ơn đến bác sĩ thú y Thanh Tuyền cùng với tập thể anh chị tại phòng khám đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập nhằm thực hiện tốt đề tài và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quý báu. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ người đã sinh thành, dạy dỗ và tạo điều kiện tốt nhất cho con được trưởng thành. Cuối cùng, gửi tới các bạn bè trong lớp K1 đã đồng hành cùng tôi trong những năm học vừa qua. Trong quá trình làm báo cáo khó tránh khỏi thiếu sót, cùng với trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên mong thầy cô bỏ qua và góp ý giúp em có thể hoàn thành tốt khóa luận cũng như phát triển bản thân hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người ! ii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu“Khảo sát các trường hợp nhiễm Ehrlichia canis, Anaplasma platys trên chó và hiệu quả điều trị tại phòng khám thú y Thanh Tuyền” từ ngày….tháng….năm 2019 đến ngày…..tháng ….năm 2019 Nghiên cứu được thực hiện trên những cá thể nghi ngờ nhiễm bệnh và tiến hành chẩn đoán bằng các phương pháp test nhanh, xét nghiệm chỉ số sinh lý, sinh hóa máu để xác định bệnh, từ đó có thể đưa ra tiên lượng và phương pháp điều trị thích hợp. Thông qua việc lập hồ sơ bệnh án theo dõi chẩn đoán, điều trị cho 918 ca. Kết quả thu được có307 ca với biểu hiện ban đầu của bệnh ký sinh trùng đường máu. Kết quả chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng cho thấy có 150 ca được chẩn đoán bệnh do Ehrlichia canis và bệnh do Anaplasma platys gây ra, chiếm 16,33%.Trong đó, tỷ lệ dương tính Ehrlichia canis chiếm 10,45% và Anaplasma platys chiếm 5,88%. Dựa vào kết quả chẩn đoán để đưa ra liệu trình điều trị và ghi nhận hiệu quả điều trị cho từng bệnh. Trong đó, hiệu quả điều trị bệnh do Ehrlichia canis là 82,29%, Anaplasma platys là 83,33%. Khả năng chữa khỏi bệnh càng cao nếu bệnh được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời cùng với việc điều trị đúng liệu trình và chăm sóc tốt cho thú sẽ nâng cao hiệu quả điều trị. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ vii DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................ viii DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................... ix Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2 Mục đích ...............................................................................................................2 1.3 Yêu cầu .................................................................................................................2 Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3 2.1 Sơ lược về hiện tượng ký sinh và ký sinh trùng ...............................................3 2.1.1 Mối quan hệ giữa ve và ký chủ .......................................................................3 2.1.2 Vòng đời chung của ve .....................................................................................3 2.2Một số chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................4 2.2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản trên chó ...........................................................4 2.2.2 Máu ....................................................................................................................6 2.3 Thiếu máu ..........................................................................................................10 2.4 Bệnh do Ehrlichia canis ....................................................................................10 2.5 Bệnh do Anaplasma platys ...............................................................................12 2.6 Chẩn đoán cận lâm sàng ...................................................................................14 2.6.1 Phết máu nhuộm Giemsa...............................................................................14 2.6.3 Xét nghiệm sinh lý, sinh hóa máu để xây dựng huyết đồ ...........................15 2.7 Lược duyệt các nghiên cứu có liên quan .........................................................15 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...............................17 3.1 Thời gian và địa điểm .......................................................................................17 iv 3.2 Đối tượng khảo sát ............................................................................................17 3.3 Nội dung khảo sát và chỉ tiêu theo dõi ............................................................17 3.3.1 Nội dung khảo sát ...........................................................................................17 3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi .......................................................................................17 3.4 Phương pháp khảo sát ......................................................................................18 3.5 Phương pháp tiến hành ....................................................................................19 3.5.1 Thu thập thông tin của thú bệnh và bệnh sử ...............................................19 3.5.2 Kiểm tra lâm sàng ..........................................................................................19 3.5.3 Kiểm tra cận lâm sàng ...................................................................................19 3.5.3.1 Phương pháp sử dụng test nhanh ..............................................................19 3.5.3.2 Phương pháp xét nghiệm máu ..................................................................20 3.6 Các phương pháp phòng và điều trị ................................................................21 3.6.1 Diệt ve ..............................................................................................................21 3.6.2 Điều trị bằng thuốc đặc trị ............................................................................22 3.6.3 Điều trị hỗ trợ .................................................................................................22 3.6.4 Điều trị dựa theo mức độ bệnh .....................................................................23 3.7 Ghi nhận, đánh giá kết quả điều trị ................................................................24 3.8 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................24 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................25 4.1 Tỷ lệ các ca dương tính với E. canis và A. platys ............................................25 4.2 Tỷ lệ chó dương tính với E.canis và A.platys phân theo nhóm giống, lứa tuổi, giới tính và phương thức nuôi .......................................................................26 4.3 Tần số biểu hiện lâm sàng ở chó dương tính với E. canis và A. platys ........29 4.4 Các chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng bằng phương pháp xét nghiệm máu ..31 4.5 Hiệu quả điều trị................................................................................................33 4.5.1 Hiệu quả điều trị theo đúng phác đồ điều trị ..............................................33 4.5.2 Hiệu quả điều trị theo mức độ bệnh .............................................................35 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................37 5.1 Kết luận ..............................................................................................................37 v 5.2 Đề nghị................................................................................................................37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................38 PHỤ LỤC .................................................................................................................40 vi DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT E. canis:Ehrlichia canis. A.platys: Anaplasma platys. CVBD:Canine vector-borne diseases (bệnh lây truyền do vector trên chó). PCR: Polymerase Chain Reaction (phản ứng chuỗi polymerase). IFA: Indirect Immuno Fluorescent Assay (miễn dịch huỳnh quang gián tiếp) vii DANH SÁCH BẢNG viii DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1Vòng đời sinh sản của ve 4 Hình 2.2Ehrlichia canis trong tủy xương của chó nhiễm tự nhiên 12 Hình 4.1Xuất huyết mũi trên chó 30 Hình 4.2 Kết quả test nhanh trước và sau điều trị của ca bệnh dương tính với Ehrlichia canis 34 ix Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trong thời kỳ đất nước ngày càng phát triển, dân trí tăng cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, từ đó việc nuôi thú cưng để bầu bạn với con người ngày càng phổ biến. Trong đó chó là một trong những thú cưng được ưa chuộng nhất với các đặc tính: thông minh, trung thành và tính thẩm mỹ cao. Ngoài mục đích làm cảnh, bầu bạn, giữ nhà chó còn có thể nuôi với mục đích dẫn đường, cứu hộ hoặc mục đích an ninh như bắt trộm, tìm đồ vật… Mặc dù phổ biến như vậy song kiến thức nuôi dưỡng chăm sóc, dinh dưỡng…của người dân khi nuôi chó vẫn còn hạn chế nên việc chó mắc các loại bệnh rất dễ xảy ra.Ngoài những bệnh thông thường như: tiêu hóa, hô hấp, cảm cúm… thì hiện nay đã xuất hiện thêm nhiều bệnh nguy hiểm và phức tạp hơn gây nguy hiểm cho chó và khó khăn cho bác sĩ thú y cũng như chủ nuôi. Trong số các bệnh nguy hiểm đó, bệnh do ký sinh trùng đường máu là một trong những bệnh quan trọngvà gây hậu quả nặng nề nếu không can thiệp kịp thời. Bệnh khiến thú suy sụp, suy giảm chức năng cơ quan tạo máu, thiếu máu từ đó dẫn đến các hệ lụy do thiếu máu gây ra. Trong đó, bệnh do Ehrlichia canis và bệnh do Anaplasma platys đang là những bệnh có tỷ lệ nhiễm cao trong thời gian gần đây. Với tình hình thực tế nêu trên, được sự phân công của Khoa xây dựng và công nghệ trường Đại học Lương Thế Vinh và sự hướng dẫn của Th.S. Trần Thị Nhung chúng tôi thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP NHIỄMEHRLICHIA CANIS, ANAPLASMA PLATYS TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y THANH TUYỀN”. 1 1.2 Mục đích Đánh giá được tình hình nhiễm bệnh do Ehrlichia canis và bệnh do Anaplasma platys gây ratrên chó được đem đến khám và điều trị tại phòng khám thú y Thanh Tuyền, ghi nhận các phương pháp điều trị theo từng loại bệnh cũng như hiệu quả điều trị. 1.3 Yêu cầu Tỷ lệ các trường hợp dương tính với Ehrlichia canisvà Anaplasma platys.trong tổng số ca mang đến khám và điều trị tại phòng khám. Ghi nhận và phân tích các ca dương tính theo mức độ bệnh. Ghi nhận hiệu quả điều trị theo loại bệnh. 2 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1 Sơ lược về hiện tượng ký sinh và ký sinh trùng Hiện tượng ký sinh là mối quan hệ phức tạp giữa hai sinh vật, trong đó một sinh vật (ký sinh trùng) tạm thời hay thường xuyên cư trú trong hoặc trên cơ thể sinh vật khác (ký chủ). Ký sinh trùng lấy thể dịch, tổ chức tế bào của ký chủ làm thức ăn và đồng thời gây tổn hại cho ký chủ về mặt sinh học (Lê Hữu Khương, 2012). 2.1.1 Mối quan hệ giữa ve và ký chủ Ve bám vào cơ thể ký chủ hút máu và dinh dưỡng để sống, trong quá trình đó ve truyền vào máu của ký chủ một số loại ký sinh trùng, chúng ký sinh trong máu, phá hủy hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu làm thú thiếu máu, suy giảm miễn dịch, suy yếu và chết. Đồng thời sau khi rời khỏi ký chủ, ve để lại trên cơ thể thú các vết sần, đỏ, dễ khiến cho thú bị phụ nhiễm và gây ra các bệnh về da cho ký chủ. 2.1.2 Vòng đời chung của ve Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương(1999), họ Ixodidae biến thái không hoàn toàn, sinh sản hữu tính và phát triển qua 4 giai đoạn: trứng(egg), ấu trùng (lavar), thiếu trùng (nymph)và ve trưởng thành(adult). Có 2 lần biến thái là từ ấu trùng thành thiếu trùng và từ thiếu trùng thành ve trưởng thành. Mỗi lần biến thái, ấu trùng và thiếu trùng phải lột xác và tất cả các giai đoạn phát triển đều phải hút máu động vật mà chúng ký sinh. Ve đực trưởng thành hút máu ký chủ để hoàn thiện hệ sinh dục, ve cái trưởng thành hút máu ký chủ để phát triển cơ quan sinh sản và đẻ trứng. Ve luôn đẻ trứng dưới đất và chỉ đẻ một lần liên tục trong nhiều ngày rồi chết. Tùy vào số lần rời bỏ và bám vào ký chủ trong suốt quá trình sống của ve mà phân chia thành ve một ký chủ, hai ký chủ và ba ký chủ (Lê Hữu Khương, 2012). 3 Hình 2.1Vòng đời sinh sản của ve (Nguồn : https://www.indiamart.com/proddetail/tick-life-cycle-2546275530.html) 2.2Một số chỉ tiêu theo dõi 2.2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản trên chó Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006),một số đặc điểm sinh lý của chó như .(1) Thân nhiệt: Chó trưởng thành thân nhiệt biến động từ 37,9°Cđến 39,9 °c (được đo ở trực tràng), thân nhiệt trung bình trên chólà 38,9 °C. Ngoài ra thân nhiệt còn thay đổi tùy theo thời tiết, môi trường xung quanh.(2) Tần số hô hấp Ở chó trưởng thành tần số hô hấp trung bình từ 10 đến 40 lần/phút, ở chó con tần số hô hấp trung bình từ 15 đến 35 lần/phút.Ngoài ra tần số hô hấp cũng thay đổi theo môi trường xung quanh. (3) Nhịp tim: Nhịp tim trên chó trưởng thành biến động từ 70 đến 120 lần/phút, trên chó con nhịp tim có tần số lớn hơn giao động từ 200 đến 220 lần/phút. (4) Tuổi thành thục và chu kỳ lên giống: Ở chó đực tuổi thành thục từ 7 đến 10 tháng, ở chó cái từ 6-15 tháng. Tuy nhiên sự thành thục sinh dục thường xuất hiện sớm ở các giống chó nhỏ và muộn ở những giống chó lớn. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng.(5) Chu kỳ lên giống: Mỗi năm chó cái lên giống 2 lần. Nếu được dinh dưỡng tốt, có một số con sau khoảng 4,5 tháng sẽ lên giống lại. Chu kỳ động dục từ 120 đến 135 ngày, thời gian động dục trung bình là 12 - 20 ngày. 4 5 2.2.2 Máu Máu là một thể dịch lưu thông trong hệ tuần hoàn, đóng vai trò môi giới giữa các cơ quan trong cơ thể. Thành phần của máu bao gồm huyết tương và huyết cầu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu). Về khối lượng, máu chiếm khoảng 8% so với toàn cơ thể. Máu có chức năng như vận chuyển oxy từ phổi tới mô bào và CO2 từ mô bào về phổi để thải ra ngoài (hô hấp), vận chuyển chất dinh dưỡng hấp thu được từ ống tiêu hóa tới mô bào để nuôi dưỡng (dinh dưỡng),vận chuyển CO2 và các sản phẩm cặn bã trong quá trình dị hóa đến các cơ quan bài tiết như thận, da, phổi và ống tiêu hóa để thải ra ngoài (bài tiết). Máu vận chuyển nhiệt, nước để điều hòa hoạt động cơ thể. Máu có thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh và các độc tố. Có thể chống mất máu khi tổn thương thành mạch nhờ quá trình cầm máu. Máu còn tham gia điều hòa pH nội môi thông qua hệ thống đệm, điều hòa lượng nước trong tế bào thông qua áp suất thẩm thấu keo. Ngoài ra máu còn tham gia điều hòa thân nhiệt. Do đó, sự rối loạn trong chức năng của máu dẫn đến sự mất cân bằng trao đổi chất trong cơ thể, làm cho thú giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh. Một số chỉ tiêu sinh lý máu được thể hiện qua Bảng 2.1. 6 Chỉ tiêu theo dõi Chó khỏe Chỉ số trung bình Khoảng biến động Số lượng hồng cầu (triệu/mm3) 6,17±0,35 5,54 – 8,13 Hàm lượng huyết sắc tố (g/dL) 13,88 ± 0,25 12,95 -15,41 Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) 9,46 ± 0,34 7,23 – 11,35 Bạch cầu đa nhân trung tính (%) 63,21 ± 0,18 58,93 – 66,25 Bạch cầu ái toàn(%) 5,7±0,22 5,03 – 6,69 Lâm ba cầu (%) 26,83 ± 0,25 25,02 – 28,07 Bạch cầu ái kiềm (%) 0,51 ±0,05 0,4 – 1,12 – 500 Tiều cầu tổng số (nghìn/mm3) Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý máu trên chó (Nguyễn Tất Toàn, 2013) Hồng cầu Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006), có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu như giới tính, lứa tuổi, vận động, dinh dưỡng, mang thai, tiết sữa, cao độ,hoạt động vật lý. Về tuổi, gia súc mới sinh có số lượng hồng cầu khá cao rồi giảm dần. Thú cái có số lượng hồng cầu cao hơn thú đực khoảng 510%…Ngoài ra, tốc độ phá hủy hồng cầu cũng ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu. Số lượng hồng cầu giảm do mất máu, thiếu máu, sản xuất không đủ, đặc biệt là bệnh thiếu máu truyền nhiễm. Vì vậy xác định hồng cầu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Trong các trường hợp bệnh lý làm cơ thể mất nước, thiếu máu, bệnh gây vỡ hồng cầu thì số lượng hồng cầu giảm rõ rệt. Hàm lượng huyết sắc tố là số gam Hemoglobin(Hb) chứa trong 100ml máu (g%) và thay đổi theo nhóm giống, lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe con vật. Hàm lượng huyết sắc tố tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu. Tùy vào tăng giảm của số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin mà cho ra những trường hợp thiếu máu khác nhau: thiếu máu nhược sắc, ưu sắc và đẳng sắc. Do đó, trong chẩn đoán, việc định lượng huyết sắc tố là rất quan trọng, nó không những cho biết số lượng, chức năng của hồng cầu mà còn tìm được nguyên nhân của trạng thái thiếu máu. 7 Bạch cầu Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006), bạch cầu có kích thước lớn hơn hồng cầu, có nhân, bào quan và hạt. Chúng sử dụng mạch máu như một công cụ vận chuyển chúng đến những vị trí viêm do vi khuẩn, siêu vi, nấm hoặc ký sinh trùng. Bạch cầu có nhiều loại, mỗi loại có cơ chế bảo vệ cơ thể khác nhau. Số lượng bạch cầu thay đổi đáng kể. Trong sinh lý bình thường, chúng tăng sau bữa ăn, thay đổi theo tuổi. Trong hệ tuần hoàn, bạch cầu phân bố không đều, chúng tích tụ quanh mạch máu của hệ tiêu hóa trong lúc tiêu hóa. Trong bệnh lý, giảm khi bị bệnh do siêu vi. Khi cơ thể nhiễm trùng kéo dài, quá trình sản xuất bạch cầu tăng để tiếp tục duy trì số lượng lớn. Có năm loại bạch cầu, chia làm 2 nhóm là bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt. Bạch cầu hạt gồm 3 loại: trung tính, ưa axit và ưa base. Bạch cầu không hạt có 2 loại là đơn nhân và lâm ba cầu. Thực tế gọi bạch cầu không hạt là do hạt trong nguyên sinh chất không bắt màu lúc nhuộm. Chức năng cơ bản của các loại bạch cầu được tóm tắt như sau: Bạch cầu trung tính chiếm hơn 50% tổng số bạch cầu, hầu hết dự trữ trong xương. Giai đoạn còn non, nhân dạng hình móng ngựa, gậy, khi già nhân chia 2-5 thùy nên còn gọi là bạch cầu đa nhân. Bạch cầu trung tính có tính vận động amip, xuyên mạch, thực bào vi khuẩn và vật nhỏ nên có tính bảo vệ cơ thể, tăng trong nhiều bệnh truyền nhiễm, phản ứng viêm có mủ, ngộ độc, tiêm protein lạ vào cơ thể. Bạch cầu ưa axit có nhân hình móng ngựa, bầu dục, ba lá, tế bào chất có hạt bắt màu Eosin. Bạch cầu này ít có khả năng ăn và tiêu hóa vi khuẩn nên không có tính bảo vệ cơ thể, chúng tập trung quanh vùng bị ký sinh trùng hoặc dị ứng. Độc tố bạch cầu ưa axit giúp tiêu diệt ký sinh trùng. Số lượng chúng tăng trong trường hợp ký sinh trùng, dị ứng, bệnh trên da, giảm khi thú bị stress. Bạch cầu ưa base có rất ít trong máu, chúng chứa hạt phân tiết histamin và heparin, đóng vai trò đáp ứng dị ứng. 8 Bạch cầu đơn nhân lớn còn được gọi là đại thực bào, có vai trò loại bỏ các mô bào chết, bảo vệ cơ thể. Chúng nằm trong mạch máu chỉ vài giờ, sau đó cư trú ở mô bào, một vài đại thực bào không di động, có thể sống vài năm. Lâm ba cầu có khả năng vận động amip giới hạn, được tạo thành từ nốt bạch huyết, lách và tuyến ức. Giống như đại thực bào, lâm ba cầu có thểsống nhiều năm, chúng di chuyển từ cơ quan bạch huyết vào dòng máu vài giờ trước khi định cư ở mô bào, sau đó quay lại mô bào làm nhiệm vụ kiểm soát. Lâm ba cầu bảo vệ cơ thể bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch tạo kháng thể tiêu diệt vi sinh vật và chống tế bào ung thư. Công thức bạch cầu thay đổi theo tuổi, sinh lý, bệnh lý cùng với sự xáo trộn của cơ quan tạo máu. Mỗi loại bạch cầu có tỷ lệ phần trăm và chức năng khác nhau tùy theo phản ứng miễn dịch của cơ thể để đề kháng bệnh. Dựa vào sự thay đổi tỷ lệ các loại bạch cầu trong công thức bạch cầu, có thể dự đoán tiến trình phòng vệ cơ thể. Diễn tiến chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu: tổng số bạch cầu tăng cùng với bạch cầu trung tính tăng Giai đoạn bệnh: tổng số bạch cầu giảm cùng với bạch cầu đơn nhân tăng Giai đoạn lành bệnh: tổng số bạch cầu tiếp tục giảm, bạch cầu ưa axit và lâm ba tăng. Tiểu cầu Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006), tiểu cầu không có nhân nên không có khả năng phân chia tế bào. Cả hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu đều được tạo thành ở tủy xương. Tiểu cầu có hình bầu dục, hình thoi, có phần nhô ra ngoài như giả túc, kích thước nhỏ hơn hồng cầu, màng tiểu cầu có nhiều chỗ lõm hình thành hệ thống kênh như giả túc. Khi mạch máu vỡ (có sự xuất huyết), tiểu cầu gắn vào bề mặt vết thương, giải phóng các chất phân giải ngoại bào trong túi bào quan qua hệ thống kênh giả túc. Tiểu cầu chứa nhiều actin và myosin để co bóp. Số lượng tiểu cầu thấp ở thú non, giảm trong bệnh truyền nhiễm cấp tính, choáng và dị ứng, tăng trong lúc tiêu hóa và mang thai. Tiểu cầu không rời dòng máu, dự trữ số lượng lớn ở mạch máu của lách, đời sống trung bình 10 ngày. 9 Theo Nguyễn Quang Mai (2004), tiểu cầu có chức năng sinh lý sau: Đông máu: chất thromboplastin do tiểu cầu giải phóng ra là yếu tố quan trọng trong quá trình làm đông máu. Làm co các mạch máu khi bị thương:chất serotonin do tiểu cầu giải phóng ra có tác dụng làm co các mạch máu của cơ thể khi bị tổn thương. Làm co cục máu: tiểu cầu có khả năng làm ngưng kết lại vàcủng cố sự cầm máu khi bị thương. 2.3 Thiếu máu Thiếu máu là sự giảm về số lượng tế bào máu đỏ (hồng cầu) hoặc hàm lượng hemoglobin ít hơn lượng bình thường trong máu. Tuy nhiên, nó có thể là giảm khả năng ràng buộc oxy của mỗi phân tử hemoglobin do sự biến dạng của hồng cầu hay thiếu hụt hemoglobin. Hemoglobin (tìm thấy trong hồng cầu) mang oxy từ phổi đến các mô bào do đó thiếu máu dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong các cơ quan, mức độ thiếu máu khác nhau trong bệnh thiếu máu có thể gây ra một loạt các hậu quả lâm sàng, nặng có thể gây chết cho thú. Trong số các biểu hiện lâm sàng có thể quan sát đó là sự nhợt nhạt của niêm mạc vùng miệng và thể trạng suy yếu, thú ít hoạt động, lờ đờ. 2.4 Bệnh do Ehrlichia canis Đặc điểm sinh học Theo Harrus và cộng sự (2012), Ehrlichia canis là vi khuẩn gram âm, đa hình, sống nội bào bắt buộc trong tế bào chất của bạch cầu đơn nhân và đại thực bào. Ve nâu là vật truyền bệnh, ấu trùng và ve trưởng thành có khả năng truyền E. canis cho chó sau 4-48 giờ sau khi ký sinh lên trên chó và có thể duy trì trong vòng khoảng 5 tháng. Loài ve này sống trên chó cả ba vòng đời và có thể sống ở ngoài môi trường nơi nhà có chó. Bệnh xảy ra suốt mùa ấm áp, tuy nhiên bệnh này có thể xảy ra quanh năm trong những con vật bị nhiễm trùng mãn tính, những chú chó sống trong vùng có bệnh là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan