Mô tả:
Là hình thức xuất khẩu tại chỗ. Khi khách hàng đến nghĩ tại khách sạn, họ phải thanh toán dịch vụ hàng hóa họ tiêu dùng bằng ngoại tệ (hoặc ngoại tệ thu đổi). Những dịch vụ hàng hóa do khách sạn bán cho khách chủ yếu là hàng nội địa. Nếu muốn thu đổi ngoại tệ phải thông qua xuất khẩu. Để xuất khẩu ra thị trƣờng quốc tế, hàng hóa và dịch vụ phải tuân theo nền giá chung quốc tế phải có những khoản chi phí cần thiết cho một sản phẩm xuất khẩu nhƣ: lựa chọn, kiểm nghiệm, bao bì đóng gói bảo quản, vận chuyển. Vì vậy, khi đƣợc thanh tóan tại khách sạn sẽ giảm đƣợc chi phí tốn kém. Về xã hội. Góp phần tái sản xuất lao động. Thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghĩ ngơi tích cực trong thời gian đi du lịch của con ngƣời nơi lƣu trú thƣờng xuyên, kinh doanh khách sạn góp phần gìn giữ và phục hồi khả năng lao động và sức sản xuất của ngƣời lao động. Tạo việc làm cho cư dân địa phương. Kinh doanh khách sạn luôn đòi hỏi dung lƣợng lao động trực tiếp tƣơng đối cao, cho nên phát triển kinh doanh khách sạn sẽ góp phần giải quyết một khối lƣợng công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Mặt khác, do phản ứng dây truyền về sự phát triển về kinh doanh khách sạn và các nghành khác, khách sạn còn tạo ra sự phát triển theo cấp số nhân về việc làm gián tiếp cho các ngành có liên quan. Khách sạn là nơi tạo điều kiện khai thác các tiềm năng du lịch. Khách sạn là nơi lƣu trú của khách trong thời gian đi tham quan, hành hƣơng, công vụ. Trong thời gian lƣu trú của mình họ có nhu cầu tham quan, tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử của địa phƣơng. Đây chính là yếu tố khai thác tiềm năng du lịch của địa phƣơng không chỉ về mặt tự nhiên mà còn cả về nhân văn. Tiềm năng du lịch ngày càng hấp dẫn và có sức hút thì số lƣợng khách sạn sẽ đông, khách sẽ ở lại lâu hơn. Ngƣợc lại tiềm năng du lịch không có hoặc không hấp dẫn khách đến tham quan là rất ít, việc kinh doanh khách sạn không hiệu quả, mặt khác nếu có tiềm năng du lịch nhƣng thiếu cơ sở vật chất (cơ sở lƣu trú) thì không thể khai thác một cách triệt để tiềm năng du lịch và tổ chức kinh doanh ngành khách sạn. 1.3. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH. Có nhiều khái niệm về hiệu quả kinh doanh: Có tác giả cho rằng: hiệu quả kinh doanh là kết quả thu đƣợc trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Quan điểm này đến nay không còn phù hợp nữa. Trƣớc hết, quan điểm này đã đồng nhất hiệu quả kinh doanh với kết quả kinh doanh. Theo quan điểm này, chi phí kinh doanh không đƣợc đề cập đến do vậy nếu kết quả thu đƣợc trong hai kỳ kinh doanh nhƣ nhau thì hoạt động kinh doanh ở hai kỳ kinh doanh ấy cùng đạt đƣợc một mức hiệu quả. Mặt khác, thực tế cho thấy, doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng lên nếu chi phí cho đầu tƣ các nguồn lực đƣa vào kinh doanh tăng lên và do đó nếu tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí thì trong một số trƣờng hợp, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị âm, doanh nghiệp bị thua lỗ. Có tác giả lại cho rằng: hiệu quả kinh doanh chính là phần chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu đƣợc và chi phí bỏ ra để có đƣợc kết quả đó. Quan điểm này đã gắn kết đƣợc kết quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các chi phí). Tuy nhiên, kết quả và chi phí là những đại lƣợng luôn vận động vì vậy quan điểm này còn bộc lộ nhiều hạn chế do chƣa biểu hiện đƣợc mối tƣơng quan về lƣợng và chất giữa kết quả và chi phí. Có tác giả lại định nghĩa: hiệu quả kinh doanh là đại lƣợng đƣợc đo bằng thƣơng số giữa phần tăng thêm của kết quả thu đƣợc với phần tăng thêm của chi phí. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh đƣợc xem xét thông qua các chi tiêu tƣơng đối. Khắc phục đƣợc hạn chế của các quan điểm trƣớc đó, quan điểm này đã phán ánh mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra, phản ánh sự vận động của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh, đặc biệt phản ánh đƣợc sự tiến bộ của hoạt động kinh doanh trong kỳ thực hiện so với các kỳ trƣớc đó. Tuy vậy, nhƣợc điểm lớn nhất của định nghĩa này là doanh nghiệp không đánh giá đƣợc hiệu quả kinh doanh trong kỳ thực hiện do không xét đến mức độ tuyệt đối của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh. Theo đó, phần tăng của doanh thu có thể lớn hơn