Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kltnđh đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh t...

Tài liệu Kltnđh đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn xã minh

.DOC
109
177
70

Mô tả:

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Diện tích đất canh tác của xã Minh Tiến qua 3 năm có xu hướng giảm dần, trong đó, đất lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại giảm dần. Đất chuyên màu và đất trồng cây lâu năm có xu hướng tăng đều qua 3 năm. Diện tích gieo trồng cây hàng năm trên địa bàn xã có xu hướng tăng, tăng nhanh nhất là diện tích trồng đậu tương, dưa bao tử, dưa lê, bí ngô. Năng suất cây trồng đều tăng lên qua các năm, điều đáng chú ý một số loại cây trồng tuy diện tích gieo trồng giảm nhưng năng suất lại tăng lên như lúa, khoai tây. Một số công thức luân canh cho hiệu quả cao như 2 lúa – dưa bao tử, dưa bao tử – đậu tương – khoai tây, đậu tương – dưa lê – cà chua. Sau chuyển đổi, các hộ cũng đầu tư cho sản xuất nhiều hơn cụ thể là số lượng máy móc phục vụ cho sản xuất tăng lên. Đẩy mạnh việc thâm canh tăng vụ từ 2 vụ/năm lên 3 vụ/năm, vì vậy nên hệ số sử dụng đất cũng tăng lên. Năng suất của các loại cây trồng nhìn chung đều cao hơn trước, chính vì vậy mà thu nhập của các hộ cũng tăng rõ rệt. Tuy nhiên, sau chuyển đổi các khoản chi phí sản xuất đều cao hơn trước rất nhiều, trong quá trình chuyển đổi còn nhiều khó khăn. Một số giải pháp khắc phục như: giải pháp về thị trường, vật tư nông nghiệp, công nghệ, chính sách đất đai,… PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một yêu cầu cấp thiết và khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế hiện nay. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã đem lại những sự thay đổi lớn trong lĩnh vực trồng trọt của xã Minh Tiến, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều khó khăn. Đề tài có đề xuất một số khuyến nghị đối với nhà nước, địa phương và hộ nông dân.

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng