Mô tả:
Tuy nhiên bên cạnh đó, nguồn vốn FDI đầu tư vào địa bàn của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa thật sự hợp lý giữa các địa phương trong tỉnh, giữa các ngành sản xuất, nhất là tỷ lệ đầu tư vào các ngành có sự chênh lệch lớn, vì vậy đã làm mất cân đối trong cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế của tỉnh. Để phát huy vai trò của nguồn vốn FDI đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh một cách hợp lý và đúng hướng, cần nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của nó đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của địa phương. Trên cơ sở đó, xác định những quan điểm chỉ đạo sát, đúng với yêu cầu thực tiễn, đề ra những biện pháp cụ thể, khả thi nhằm phát huy vai trò của nguồn vốn FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Bình Dương hiện nay, đây là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Vì những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Bình Dương” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế của các địa phương trong cả nước là rất lớn, có những tác động tích cực và cả những hạn chế của nó chính vì vậy đã có nhiều công trình khoa học, nhiều bài báo đề cập đến vấn đề này, trong đó liên quan trực tiếp đến đề tài có các công trình đáng chú ý sau: Dưới dạng sách tham khảo và chuyên khảo có: Những giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam của PGS, TS Nguyễn Khắc Thân, PGS, TS Chu Văn Cấp. Các tác giả đã chỉ ra xu hướng vận động của luồng tư bản đầu tư trực tiếp nước ngoài và thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở đó đề ra những giải pháp cơ bản về chính trị, kinh tế nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam của TS Lê Xuân Bá chủ biên xuất bản năm 2006. Tác giả đã phân tích những tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam từ năm 1988 đến nay, chỉ rõ vai trò của khu vực FDI với nền kinh tế nước ta. Bài viết đã đánh giá một cách tổng quan chính sách thu hút FDI ở Việt Nam, phân tích những quan điểm và so sánh chính sách thu hút FDI hiện hành với các nước trong khu vực từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI trong thời gian tới.