Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã h...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện triệu phong tỉnh quảng trị

.PDF
6
178
109

Mô tả:

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU -------- Là một trong những nguồn cung cấp vốn ưu đãi cho các hộ nghèo, NHCSXH Việt Nam nói chung và NHCSXH Triệu Phong nói riêng đã và đang chuyển tải một lượng vốn không nhỏ đến các hộ nghèo, góp phần tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân, thực hiện có hiệu quả chương trình XĐGN. Tuy nhiên thực tế cho thấy tình hình sử dụng vốn vay ưu đãi của người nghèo từ NHCSXH huyện Triệu Phong vẫn còn nhiều bất cập. Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong - Tỉnh Quảng Trị” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu quy mô vay vốn, tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo tại NHCSXH huyện Triệu Phong, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo. Đề tài sử dụng các phương pháp: sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp luận và là phương pháp cơ sở cho các phương pháp khác, sử dụng các phương pháp thu thập và phân tích số liệu, sử dụng phương pháp chuyên gia để tham khảo các vấn đề có liên quan đến đề tài. Qua quá trình xử lý và phân tích số liệu, kết quả cho thấy quy mô vay vốn của các hộ nghèo là khá cao nhưng tình hình sử dụng vốn vẫn còn nhiều bất cập, tỷ lệ vốn vay sử dụng mục đích vẫn còn thấp, hiệu quả sử dụng vốn của các hộ chưa cao. Trên cơ sở kết quả đạt được, đề tài đưa ra một số giai pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo: Các hộ cần phải có ý thức tự vươn lên để thoát nghèo, hộ nghèo nên đánh giá về tiềm lực của mình để tìm ra giải pháp đầu tư vốn hiệu quả nhất. Các hộ cần phải tham gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất của mình, cần phải sử dụng vốn đúng mục đích vay vốn và nên có kế hoạch sử dụng vốn cho sản xuất một cách hợp lý, tránh đầu tư dàn trải không mang lại hiệu quả. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Sau hơn 20 năm đổi mới Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, nền kinh tế từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường với tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các năm, theo Tổng cục thống kê Việt Nam thì năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta là 5,32% thì đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tăng 6,78% so với năm 2009, cùng với sự tăng lên của tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống 24,5% năm 2000 và đến năm 2009 còn khoảng 20,6%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm 2000: 36,7%; và đến năm 2009 sẽ tăng đến 41,6%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP năm 2009 sẽ là 37,8%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh những thành tựu về mặt kinh tế thì lĩnh vực xã hội cũng đạt được kết quả to lớn, đó là nước ta đã hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ về XĐGN, tỷ lệ nghèo của Việt Nam liên tục giảm từ 58,1% vào năm 1993 xuống còn 14,5% năm 2008 và sẽ còn khoảng 11% vào năm 2010. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy một bộ phận dân cư do các nguyên nhân khác nhau chưa bắt kịp với sự thay đổi, gặp khó khăn trong đời sống, sản xuất và trở thành người nghèo. Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và khẳng định nghèo đói ảnh hưởng tiêu cực tới ổn định chính trị, kinh tế và môi trường, Đảng và Nhà nước ta coi xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện thắng lợi phương châm đó, việc sử dụng tốt các nguồn vốn và đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu đối với nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo trên cả nước là vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa quyết định, tuy vậy đối với người nghèo việc có vốn để sản xuất đã khó và khi đã có vốn mà sử dụng vốn đó sao cho có hiệu quả lại càng khó hơn, hiểu được khó khăn đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm huy động vốn cho người nghèo, tạo mọi điều kiện cho họ có vốn để sản xuất với những điều kiện ưu đãi nhất. Xuất phát từ những đòi hỏi trên, ngày 4 tháng 10 năm 2002; Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội. Việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã trở thành một trong những động lực góp phần nâng cao hiệu quả XĐGN, ổn định xã hội, tạo ra những bước tiến quan trọng về phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là các hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển. Đến nay mạng lưới giao dịch của NHCSXH đã được tổ chức thành một hệ thống từ trung ương đến cấp xã, toàn quốc có 64 chi nhánh cấp tỉnh và sở giao dịch, 600 phòng giao dịch cấp huyện và hơn 8500 điểm giao dịch cấp xã. Là một trong những nguồn cung cấp vốn ưu đãi cho các hộ nghèo, NHCSXH Việt Nam nói chung và NHCSXH Triệu Phong nói riêng đã và đang chuyển tải một lượng vốn không nhỏ đến các hộ nghèo, góp phần tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân, giúp họ làm giàu một cách chính đáng bằng chính sức lao động của chính bản thân họ, thực hiện có hiệu quả chương trình XĐGN, thúc đẩy phát triển kinh tế, đưa đất nước vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình hình sử dụng vốn vay ưu đãi của người nghèo từ NHCSXH huyện Triệu Phong vẫn còn nhiều bất cập, theo báo cáo tổng hợp kết quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Triệu Phong thì hiện nay tổng dư nợ cho vay hộ nghèo là 57.400 triệu đồng, trong đó dư nợ quá hạn là 843 triệu đồng chiếm 1,46%, điều này chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của các hộ nghèo vẫn còn thấp nên không thể trả hết nợ cho ngân hàng, điều này cũng dễ hiểu bởi vì người nghèo có thu nhập thấp nhưng nhu cầu tiêu dùng lớn, khi có được vốn họ không chỉ đầu tư cho một hoạt động mà lại đầu tư dàn trải cho nhiều hoạt động khác nhau, sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích dẫn đến hiệu quả đồng vốn mang lại chưa cao hoặc không có hiệu quả. Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong - Tỉnh Quảng Trị” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích chung Trên cơ sở nghiên cứu tình hình vay vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của các hộ nghèo tại NHCSXH huyện Triệu Phong đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Triệu Phong một cách bền vững. 2.2. Mục đích cụ thể - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận chung về tín dụng ưu đãi của NHCSXH đối với các hộ nghèo và hiệu quả sử dụng vốn đối với các hộ gia đình. - Đánh giá tình hình vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo tại NHCSXH huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. - Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay tại NHCSXH của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Triệu Phong. 3. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tôi đã sử dụng những phương pháp sau: - Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp luận và là phương pháp cơ sở của các phương pháp khác nhằm đảm bảo tính khách quan và khoa học của vấn đề nghiên cứu trong điều kiện cụ thể về thời gian và không gian. - Phương pháp thu thập số liệu:  Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp từ báo cáo kinh tế xã hội của huyện Triệu Phong trong khoảng thời gian 2008 – 2010 để tìm hiểu tình hình chung của huyện Triệu Phong về điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, dân số, lao động và tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện. Số liệu thứ cấp từ báo cáo hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Triệu Phong trong giai đoạn 2008 – 2010 để tìm hiểu hoạt động của ngân hàng, về tình hình cho vay, dư nợ vay, nợ quá hạn.  Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra, phỏng vấn 60 hộ nghèo thuộc 2 xã Triệu Đông và Triệu Thượng có vay vốn tại NHCSXH huyện Triệu Phong để biết được quy mô vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng hoàn trả vốn vay của các hộ. - Phương pháp phân tích số liệu:  Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả quá trình cho vay của hệ thống NHCSXH, dựa trên các số liệu thống kê để mô tả tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nghèo.  Phương pháp so sánh: Thông qua phương pháp này rút ra các kết luận về hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo. - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Tham khảo ý kiến của cán bộ tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Triệu Phong về tình hình vay vốn của các hộ nghèo trên địa bàn huyện. 4. Giới hạn của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu: Tình hình vay vốn, tình hình sử dụng vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Triệu Phong. Điều tra trực tiếp 60 hộ nghèo vay vốn tại 2 xã Triệu Đông và Triệu Thượng. Đề tài sử dụng các số liệu trong giai đoạn 2008 – 2010 để phân tích tình hình cơ bản của huyện Triệu Phong và Ngân hàng Chính sách Xã hội, sử dụng số liệu trong năm 2010 để đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo vay vốn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng