Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cà phê Vối (Coffea canephora P...

Tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cà phê Vối (Coffea canephora Pierre) giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk (TT)

.PDF
60
64261
178

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN MINH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÀ PHÊ VỐI (Coffea Canephora Pierre) GIAI ĐOẠN KINH DOANH TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI ĐẮK LẮK Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Mã số : 62.62.01.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HUẾ, NĂM 2014 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng TS. Lê Thanh Bồn Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế tại: Vào lúc: giờ ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Trung tâm học liệu - Đại học Huế; - Thư viện Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đắk Lắk là tỉnh có điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi, đất đai màu mỡ, rất phù hợp cho cây cà phê sinh trưởng phát triển trên và được coi là “thủ phù” cà phê của Việt Nam. Năm 2012, diện tích trồng cà phê của toàn tỉnh là 200.200 ha trong đó diện tích cà phê kinh doanh đạt 190.300 ha, năng suất trung bình 2,56 tấn/ha, với sản lượng đạt 487.700 tấn; Là tỉnh trồng cà phê lớn nhất cả nước chiếm 33 % về diện tích và 38% tổng sản lượng. Trong những năm gần đây, ngành cà phê Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã có sự phát triển vượt bậc góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia trồng cà phê vối có năng suất và sản lượng cao nhất thế giới. Có được kết quả như vậy là nhờ chúng ta đã áp dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong đó kỹ thuật sử dụng phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng và được xem là biện pháp hàng đầu để thâm canh tăng năng suất, chất lượng cà phê trong giai đoạn hiện nay. Tỉnh Đắk Lắk với diện tích đất đỏ bazan rộng lớn (311.000 ha), một trong những loại đất rất thuận lợi để mở rộng và phát triển diện tích các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, hồ tiêu và đặc biệt là cây cà phê. Hiện nay, năng suất cà phê vối trên đất đỏ bazan tại Đắk Lắk cao nhất Việt Nam và Thế giới nhưng chất lượng cà phê nhân xuất khẩu và hiệu quả sản xuất cà phê vẫn chưa cao. Vì vậy, làm thế nào để vừa tăng năng suất đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế cây cà phê vối của tỉnh cho tương xứng với tiềm năng đó là một vấn đề lớn cần phải quan tâm. Cà phê là cây công nghiệp dài ngày, quá trình ra hoa, thụ phấn và đậu quả diễn ra trong một thời gian dài chủ yếu trong mùa khô. Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến năng suất và chất lượng cà phê. Giai đoạn này cây cà phê vối có nhu cầu không cao về dinh dưỡng đặc biệt là đạm, lân, kali và một số nguyên tố vi lượng thuận lợi cho quá trình ra hoa, đậu quả tập trung như kẽm và bo nhưng không thể thiếu. Tuy nhiên, qui trình bón phân theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay chỉ có 20% tổng lượng đạm được bón vào giữa mùa khô, lân và kali không được bón. Cà phê là cây lâu năm, sinh khối cành lá rất lớn, cho rất nhiều quả, năng suất cao, hàng năm cây lấy đi một lượng lớn chất dinh dưỡng từ đất. Tôn Nữ Tuấn Nam và Trương Hồng, (1999) cho rằng trong điều kiện tại Đắk Lắk mỗi tấn cà phê nhân (kể cả vỏ quả khô) đã lấy đi từ đất (41 kg N; 6 kg P2O5 và 50 kg K2O) chưa kể lượng đạm, lân và kali cần thiết giúp cây sinh trưởng, phát triển bình thường. Mặt khác khi bón phân vào đất, cây cà phê cũng không sử dụng hết lượng phân đã bón do quá trình rửa trôi, bốc hơi hoặc bón phân không đúng kĩ thuật đã làm thất thoát đi một lượng lớn phân bón, đặc biệt là đạm. Trong khi đó, năng suất cà phê nhân bình quân cả nước ngày càng tăng cao, năm 2012 đạt (2,32 tấn/ha) tăng 57% so với năm 2002 (1,48 tấn/ha). Vì vậy, bón đạm, lân và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan theo quy trình khuyến cáo của Bộ NN&PTNT năm 2002 dường như không còn phù hợp với thực tế sản xuất hiện nay tại Đắk Lắk. Việc bón tăng liều lượng và số lần bón đạm và kali cho cây cà phê là rất cần thiết góp phần giữ vững và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cây cà phê, cây đã đóng góp trên 40% GDP của tỉnh và hàng triệu người dân sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh cà phê. Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả về sử dụng phân bón đa lượng cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan như: Trương Hồng, Tôn Nữ Tuấn Nam, Trình Công Tư, Lê Hồng Lịch, Nguyễn Tiến Sĩ.... nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện đến phối hợp phân đạm, lân và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đặc biệt là trong mùa khô ở Đắk Lắk về liều lượng, số lần, tỉ lệ bón và nồng độ phun bổ sung các yếu tố vi lượng như kẽm và bo. Xuất phát từ đó, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre) giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk” làm luận án Tiến sĩ của mình. 1 2. Mục tiêu đề tài - Xác định được liều lượng bón đạm và kali; Cách bón (số lần và tỉ lệ) bón đạm, lân, kali phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực của phân bón, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đối với cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk. - Xác định được nồng độ ZnSO4 kẽm và Rosabor tối ưu cho khả năng sinh trưởng, phát triển, hàm lượng các sắc tố quang hợp, cường độ quang hợp, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học - Đề tài làm rõ tác động của việc bón phối hợp đạm và kali với liều lượng khác nhau trên nền lân cố định đến khả năng sinh trưởng phát triển, quang hợp, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk. - Đề tài làm sáng tỏ số lần và tỉ lệ giữa các lần bón đạm, lân và kali đến quá trình sinh trưởng phát triển, quang hợp, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh, đặc biệt trong mùa khô (giai đoạn cây cà phê ra hoa, thụ phấn và đậu quả) ở Đắk Lắk. - Đề tài đánh giá ảnh hưởng của nồng độ phun kết hợp giữa ZnSO4 và Rosabor đến khả năng sinh trưởng phát triển, quang hợp, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón đa lượng và vi lượng cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trồng trên đất bazan tại Đắk Lắk làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao đời sống cho nông dân trồng cà phê ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. 4. Giới hạn đề tài - Đề tài triển khai nghiên cứu phân bón đạm, lân và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan, các loại đất khác chúng tôi không đề cập. - Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm và kali; Số lần, tỉ lệ bón đạm, lân và kali; Nồng độ thích hợp của ZnSO4 và Rosabor đến cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk; Các nguyên tố vi lượng khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này. 5. Những đóng góp mới của Luận án - Đề tài đề cập đến vấn đề mới là bón đạm, lân và kali trong mùa khô với liều lượng, số lần và tỉ lệ nhất định cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan mà các nghiên cứu khác về phân bón cho cà phê chưa đề cập hoặc đề cập ở những khía cạnh khác. - Đề tài nghiên cứu sâu các chỉ tiêu về sinh lý quang hợp của cây cà phê vối như hàm lượng diệp lục, carotenoit, cường độ quang hợp, nồng độ CO2 trong gian bào, cường độ thoát hơi nước và độ mở khí khổng là những minh chứng rõ ràng cho quá trình ảnh hưởng của đạm, lân và kali đến quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh. - Đề tài tập trung nghiên cứu sâu về kẽm và bo (hai nguyên tố vi lượng quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra hoa, đậu quả tập trung dẫn tới ổn định và nâng cao năng suất, chất lượng cà phê). Kết quả nghiên cứu về hàm lượng kẽm và bo sau khi phân tích trong đất, bón bổ sung, phân tích trong lá và tương quan giữa diệp lục, quang hợp, sinh trưởng với năng suất và chất lượng cà phê nhân là các kết quả mới quan trọng về vai trò của kẽm và bo với cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới và trong nước 1.1.1. Trên thế giới 1.1.2. Ở Việt Nam 1.1.3. Tình hình sản xuất cà phê ở Tây Nguyên 1.1.4. Tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê ở Đắk Lắk 1.2. Ảnh hưởng các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng, phát triển cây cà phê 1.3. Đất trồng cà phê 1.3.1. Tính chất lí học của đất 1.3.2. Tính chất hóa học của đất 1.4. Vai trò của đạm, lân, kali và những nghiên cứu trong, ngoài nước về liều lượng và cách bón đối với cây cà phê 1.4.1. Đạm đối với cây cà phê 1.4.2. Lân đối với cây cà phê 1.4.3. Kali đối với cây cà phê 1.4.4. Liều lượng bón đạm, lân và kali cho cà phê 1.5. Vai trò của kẽm, bo và những nghiên cứu trong, ngoài nước về kẽm và bo đối với cây cà phê 1.5.1. Kẽm đối với cây cà phê 1.5.2. Bo đối với cây cà phê 1.5.3. Bón kẽm và bo cho cà phê CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre) giai đoạn kinh doanh 11 năm tuổi trồng trên đất bazan (ferralsols). Mọi chế độ chăm sóc ngoài yếu tố thí nghiệm như: làm cỏ, tưới nước, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh.... được thực hiện đồng nhất theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối 10 TCN 478-2001 ban hành theo quyết định số 06/2002/QĐ-BNN ngày 9/01/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Cây cà phê trong các thí nghiệm là cây thực sinh và vườn cà phê không có cây che bóng, năng suất bình quân trong 3 năm liên tục từ 2009 - 2011 là 3,0 tấn/ha. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Các thí nghiệm được bố trí tại vườn cà phê thuộc xã Eak’pam, huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk. Tọa lạc ở vị trí địa lí 12o47’31’ N và 108o04’35’ E có độ dốc <5%, độ cao trung bình so với mặt biển là 500 m và cũng là huyện có diện tích trồng cà phê lớn nhất tỉnh (37.000 ha). 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu về liều lượng bón đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan - Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến hàm lượng một số chất trong đất và lá cà phê. - Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến quá trình quang hợp, sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. - Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến năng suất, tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu. - Đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi tăng liều lượng đạm và kali cho cà phê vối. 3 2.2.2. Nghiên cứu về cách bón (số lần và tỉ lệ) đạm, lân và kali đối với cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan - Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến hàm lượng một số chất trong đất và lá cà phê. - Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến quá trình quang hợp, sinh trưởng và phát triển. - Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến năng suất, tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu. - Đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi bón đạm, lân, kali với số lần và tỉ lệ khác nhau. 2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đối với cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan - Hàm lượng một số chất trong đất thí nghiệm. - Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê. - Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến quá trình quang hợp, khả năng sinh trưởng và phát triển. - Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến năng suất, tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu. - Đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi phun ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Bố trí thí nghiệm - Các thí nghiệm bón phân đa lượng (đạm, lân và kali) và phun phân vi lượng (ZnSO4 và Rosabor) cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trồng trên đất bazan được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (Randomized Complete Block design - RCB) ba lần nhắc lại, diện tích mỗi ô cơ sở trong ba thí nghiệm là 180 m2 (20 cây cà phê), giữa các ô được ngăn bằng tấm nylon từ mặt đất xuống độ sâu 30 cm. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu liều lượng bón đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan Theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối 10 TCN 478-2001 của Bộ NN&PTNT lượng phân đạm, lân và kali cho cây cà phê vối GĐKD trên đất bazan là: 260 kg N + 95 kg P2O5 + 240 kg K2O (ha/năm). Chúng tôi đề xuất các công thức bón tăng lượng đạm, kali và lân không đổi (95 kg P2O5) trên nền phân chuồng 10 tấn/ha được bón năm 2011, đối chứng bón theo quy trình của Bộ NN&PTNT cụ thể như sau: Công thức K1 K2 K3 K4 K5 N1 N1K1 (đ/c) N1K2 N1K3 N1K4 N1K5 N2 N2K1 N2K2 N2K3 N2K4 N2K5 N3 N3K1 N3K2 N3K3 N3K4 N3K5 N4 N4K1 N4K2 N4K3 N4K4 N4K5 N5 N5K1 N5K2 N5K3 N5K4 N5K5 Trong đó: - N1: đối chứng bón 260 kg N K1: đối chứng bón 240 kg K2O - N2: tăng 10%, bón 286 kg N K2: tăng 10%, bón 264 kg K2O - N3: tăng 20%, bón 312 kg N K3: tăng 20%, bón 288 kg K2O - N4: tăng 30%, bón 338 kg N K4: tăng 30%, bón 312 kg K2O - N5: tăng 40%, bón 364 kg N K5: tăng 40%, bón 336 kg K2O Đây là thí nghiệm 2 nhân tố, 5 mức bón đạm và kali khác nhau gồm 25 công thức, bố trí 3 lần lặp lại với tổng cộng là 75 ô cơ sở (diện tích 1,35 ha), thực hiện trong năm 2012 và 2013. 4 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu về cách bón (số lần và tỉ lệ) đạm, lân và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan Theo quy trình của Bộ NN&PTNT lượng phân vô cơ bón cho cà phê vối GĐKD trên đất bazan là (260 kg N + 95 kg P2O5 + 240 kg K2O) và 10 tấn phân chuồng được bón năm 2011 được bón theo số lần và tỉ lệ như sau: Đạm bón 4 lần (1 lần mùa khô và 3 lần mùa mưa); lân bón 1 lần mùa mưa và kali bón 3 lần trong mùa mưa. Chúng tôi đề xuất 2 cách bón với số lần và tỉ lệ bón khác nhau, đối chứng là bón với số lần và tỉ lệ theo quy trình của Bộ NN&PTNT như sau: CT1 (đ/c) Tỉ lệ bón Số lần bón CT2 CT3 N(%) K(%) P(%) N(%) K(%) P(%) N(%) K(%) P(%) Lần 1: giữa mùa khô 20 0 0 20 20 50 15 15 50 Lần 2: cuối mùa khô 0 0 0 0 0 0 15 15 0 Lần 3: đầu mùa mưa 25 30 100 25 20 50 20 20 50 Lần 4: giữa mùa mưa 30 30 0 30 30 0 25 20 0 Lần 5: cuối mùa mưa 25 40 0 25 30 0 25 30 0 Tổng số lần bón 4 3 1 4 4 2 5 5 2 Đây là thí nghiệm 1 nhân tố gồm 3 công thức thí nghiệm về số lầ và tỉ lệ bón, bố trí 3 lần lặp lại với tổng cộng là 9 ô cơ sở (diện tích 1.620 m2), thực hiện trong năm 2012 và 2013. Trong đó bón lần 1 giữa mùa khô vào cuối tháng 2, bón lần 2 cuối mùa khô vào đầu tháng 4 sau mỗi lần tưới. Thời gian bón trong mùa mưa vào cuối tháng 5, 7 và 9. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đối với cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đối với cà phê vối GĐKD trên đất bazan được thực hiện trên nền phân bón với tỉ lệ và số lần theo đúng quy trình của Bộ NN&PTNT trong đó 10 tấn phân chuồng được bón năm 2011, chúng tôi đề xuất các công thức phun kết hợp ZnSO4 và Rosabor với nồng độ như sau: Công thức Zn0 Zn1 Zn2 Zn3 B0 B0Zn0 (đ/c) B0Zn1 B0Zn2 B0Zn3 B1 B1Zn0 B1Zn1 B1Zn2 B1Zn3 B2 B2Zn0 B2Zn1 B2Zn2 B2Zn3 B3 B3Zn0 B3Zn1 B3Zn2 B3Zn3 Trong đó: CT Zn0 Phun nước lã (đ/c) CT B0 Phun nước lã (đ/c) CT Zn1 ZnSO4 nồng độ 0,3% CT B1 Rosabor nồng độ 0,15% CT Zn2 ZnSO4 nồng độ 0,4% CT B2 Rosabor nồng độ 0,20% CT Zn3 ZnSO4 nồng độ 0,5% CT B3 Rosabor nồng độ 0,25% Đây là thí nghiệm 2 nhân tố với 4 mức nồng độ ZnSO4 và Rosabor khác nhau gồm 16 công thức, bố trí 3 lần lặp lại với tổng cộng là 48 ô cơ sở (diện tích 8.640 m2). ZnSO4 và Rosabor được hòa trong nước, mỗi lần phun 1.500 lít nước thuốc/ha chia làm 5 lần (2 lần trong mùa khô phun sau mỗi đợt tưới vào đầu tháng 2 và cuối tháng 4 và 3 lần trong mùa mưa phun vào cuối tháng 5, 7 và 9) phun vào buổi chiều muộn thực hiện trong 2 năm liên tục 2012 - 2013. 5 2.3.2. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu + Tính toán hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận = tổng thu - tổng chi và hiệu suất đầu tư phân bón đánh giá thông qua 2 chỉ tiêu (lợi nhuận và lợi nhuận/chi phí phân bón). + Xử lý số liệu: Các số liệu thu thập trong quá trình thí nghiệm ở tất cả các bảng biểu trong Luận án được lấy trung bình sau hai năm 2012 và 2013 sau đó tổng hợp, xử lý thống kê bằng chương trình Excel và phần mềm xử lý thống kê Minitab 16. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu liều lượng bón đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan 3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến hàm lượng một số chất trong lá cà phê - Hàm lượng đạm: Theo dõi số liệu phân tích về hàm lượng đạm trong lá cà phê các công thức bón phân sau 2 năm 2012 và 2013 cho thấy: Khi thay đổi lượng đạm bón cho cây cà phê từ mức N1 đến N5 đã có ảnh hưởng đến hàm lượng đạm trong lá cà phê tăng từ 3,40 % ở các công thức bón đạm với liều lượng đối chứng đến 3,62% ở các công thức bón đạm với lượng tăng lên 40% và có ý nghĩa thống kê ở mức 95%; Bón phân đạm cho cà phê ở các mức N4, N3 và N2 có sự sai khác về hàm lượng đạm trong lá cà phê nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tương tự, khi thay đổi lượng phân kali bón cho cây cà phê từ mức K1 đến K5 có ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng đạm trong lá cà phê tăng từ 3,36 % ở các công thức bón kali với liều lượng đối chứng đến 3,59% ở các công thức bón kali với lượng tăng lên 40% và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với lượng kali bón theo công thức K4 và K5; Bón phân kali cho cà phê theo các công thức K3 và K2 có sự sai khác về hàm lượng đạm trong lá cà phê nhưng không có ý nghĩa thống kê (phụ biểu 1.11). Khi bón phối hợp giữa 2 nguyên tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đã có ảnh hưởng tích cực đến hàm lượng đạm trong lá; Có 4 công thức bón phân là N4K4, N4K5, N5K4 và N5K5 cho kết quả hàm lượng đạm trong lá cao hơn đối chứng từ 11% đến 17% có ý nghĩa thống kê mức 95%. - Hàm lượng lân: Hàm lượng lân trong lá cà phê của các công thức bón phối hợp giữa đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk lắk sau hai năm thí nghiệm cho kết quả thấp nhất đạt 0,14%, cao nhất đạt 0,17% và sự sai khác về hàm lượng lân trong lá giữa các công thức bón phân đạm, phân kali hoặc bón phối hợp giữa phân đạm và kali với liều lượng khác nhau không có ý nghĩa thống kê. - Hàm lượng kali: Hàm lượng kali trong lá cà phê các công thức bón phân có sự khác nhau rõ rệt giữa các công thức bón riêng từng yếu tố kali hoặc đạm với liều lượng cao từ 40% đến 50% so với công thức đối chứng cho sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức 95% (phụ biểu 1.13). Khi bón phối hợp giữa đạm và kali với liều lượng tăng ở các mức khác nhau cho cà phê vối đã có ảnh trực tiếp đến hàm lượng kali trong lá cà phê, trong đó có 7 công thức bón phối hợp phân đạm và kali cho hàm lượng kali trong lá cao hơn đối chứng từ 4% (N4K4 : 2,22%) đến 31% (N5K5: 2,46%) có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. - Carotenoit: Khi thay đổi lượng phân đạm, phân kali từ 10% đến 40% so với đối chứng ở các công thức bón phân đã cho kết quả hàm lượng carotenoit trong lá tăng trung bình từ 1,09 mg/g lá tươi đến 1,36 mg/g lá tươi (đối với khi tăng lượng đạm ở các mức khác nhau và sự gia tăng này chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 95% đối với các công thức bón đạm tăng từ 20%) và từ 1,14 mg/g lá tươi đến 1,37 mg/g lá tươi (đối với khi tăng lượng kali ở các mức khác nhau và sự gia tăng này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% đối với các công thức bón kali tăng từ 30%) (phụ biểu 1.19). Tương tự, các công thức bón phân khác nhau khi thay đổi cả hai yếu tố đạm và kali đã làm tăng hàm lượng carotenoit trong lá từ 0,97 mg/g lá tươi (N1K1) đến 1,47 mg/g lá tươi (N4K5) và có 8 công thức bón phân cho hàm lượng carotenoit trong lá từ 1,32 mg/g lá tươi (tăng 36% so với đối chứng) có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. 6 Bảng 3.1: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến hàm lượng một số chất trong lá cà phê Các chỉ tiêu theo dõi Công thức Diệp lục a Carotenoit N(%) P(%) K(%) (mg/g lá tươi) (mg/g lá tươi) N1K1(đ/c) 3,21 0,15 1,88 1,48 0,97 N1K2 3,36 0,15 1,89 1,52 0,99 N1K3 3,46 0,15 1,95 1,54 1,12 N1K4 3,49 0,15 2,04 1,66 1,14 N1K5 3,46 0,16 2,15 1,67 1,24 N2K1 3,30 0,14 1,98 1,52 0,99 N2K2 3,42 0,15 1,88 1,54 1,01 N2K3 3,43 0,14 2,08 1,66 1,16 N2K4 3,45 0,15 2,22 1,69 1,19 N2K5 3,45 0,16 2,29 1,71 1,30 N3K1 3,39 0,15 1,89 1,55 1,23 N3K2 3,42 0,14 1,98 1,59 1,33 N3K3 3,50 0,15 2,10 1,57 1,35 N3K4 3,54 0,15 2,35 1,69 1,37 N3K5 3,55 0,15 2,38 1,74 1,40 N4K1 3,39 0,15 2,12 1,56 1,25 N4K2 3,47 0,15 2,05 1,63 1,29 N4K3 3,51 0,16 2,11 1,71 1,32 N4K4 3,56 0,16 2,33 1,99 1,39 N4K5 3,72 0,17 2,39 2,02 1,47 N5K1 3,49 0,15 2,09 1,64 1,24 N5K2 3,53 0,14 2,14 1,65 1,32 N5K3 3,55 0,14 2,35 1,67 1,34 N5K4 3,75 0,16 2,38 2,01 1,44 N5K5 3,77 0,17 2,46 2,03 1,46 CV(%) 6,25 9,63 13,07 9,66 13,40 LSD0,05 (N) 0,16 NS 0,19 0,16 0,15 LSD0,05 (K) 0,16 NS 0,19 0,16 0,15 LSD0,05(N*K) 0,35 NS 0,42 0,35 0,34 - Diệp lục a: Số liệu phân tích về hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê các công thức bón phân sau 2 năm 2012 và 2013 cho thấy: Khi thay đổi lượng phân đạm bón cho cây cà phê từ mức bón N1 đến N5 có ảnh hưởng đến hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê tăng từ 1,57 mg/g lá tươi ở các công thức bón đạm với liều lượng đối chứng đến 1,80 mg/g lá tươi ở các công thức bón đạm với lượng tăng lên 40% và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với lượng đạm bón theo công thức N4 và N5. Tương tự, khi thay đổi lượng phân kali bón cho cây cà phê từ mức bón K1 đến K5 có ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê tăng từ 1,57 mg/g lá tươi ở các công thức bón kali với liều lượng đối chứng đến 1,83 mg/g lá tươi ở các công thức bón kali với lượng tăng lên 40% và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với lượng kali bón theo mức K4 và K5; Hàm lượng diệp lục a ở các công thức thí nghiệm có sự tương tác của hai yếu tố đạm và kali dao động từ 1,48 mg/g lá tươi đến 2,03 mg/g lá tươi và tăng từ 3% (N1K2 và N2K1) đến 37% (N5K5) so với đối chứng. 7 Năng suất cà phê nhân (tấn/ha) Tương quan giữa hàm lượng diệp lục a và năng suất cà phê nhân y = -0.702x2 + 3.5268x - 0.5419 R2 = 0.8412 3.80 3.60 3.40 3.20 3.00 1.40 1.50 1.60 1.70 1.80 1.90 2.00 2.10 Hàm lượng diệp lục a (mg/g lá tươi) Đồ thị 3.1: Tương quan giữa diệp lục a và năng suất cà phê nhân khi bón tăng lượng đạm và kali cho cây cà phê vối 2 Như vậy, y = - 0,702 x + 3,5268 x - 0,5419 là đường chuẩn cho tương quan giữa hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê với năng suất cà phê nhân khi bón tăng lượng đạm và kali với (r = 0,92) chứng tỏ mối tương quan này là rất chặt. Kết quả này cũng phù hợp với kết luận của Phan Văn Tân, (2001) khi nghiên cứu về tương quan giữa diệp lục a và năng suất cà phê nhân tại Đắk Lắk cho rằng cho rằng tương quan giữa diệp lục a và năng suất cà phê tươi là rất chặt (r = 0,91). Sau hai năm thí nghiệm bón tăng lượng đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk từ 10% đến 40% so với đối chứng trên nền phân lân và phân chuồng cố định cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về hàm lượng đạm, kali, diệp lục a carotenoit trong lá cà phê. 3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước, độ mở khí khổng, nồng độ CO2 trong gian bào - Cường độ thoát hơi nước của các công thức khi bón tăng lượng đạm từ mức bón N1 đến N5 dao động từ 1,00 mmol/m2/s đến 1,33 mmol/m2/s và các công thức bón tăng kali từ mức bón K1 đến K5 dao động từ 1,08 mmol/m2/s đến 1,28 mmol/m2/s (phụ biểu 1.20). Các công thức bón kết hợp giữa hai yếu tố đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan sau hai năm thí nghiệm cho kết quả CĐTHN dao động thấp nhất đạt 0,93 mmol/m2/s đến cao nhất đạt 1,49 mmol/m2/s (bảng 3.4) nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. - Nồng độ CO2 trong gian bào: Kết quả đo nồng độ CO2 trong gian bào của lá cà phê vối ở các công thức bón phối hợp hai yếu tố đạm và kali với liều lượng khác nhau cho thấy nồng độ thấp nhất ở công thức bón phân (N1K5) đạt 314 μmol/m2/s và cao nhất ở công thức (N5K5) đạt 364 μmol/m2/s và sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Khi tăng mức bón đạm từ 10% đến 40% cho cà phê sẽ dẫn tới nồng độ CO2 trong gian bào dao động từ 318 μmol/m2/s đến 358 μmol/m2/s (phụ biểu 1.22) nhưng sự khác nhau này chỉ có ý nghĩa thống kê mức 95% khi bón tăng lượng đạm từ 20% trở lên so với đối chứng - Độ mở khí khổng: Đối với các công thức bón kết hợp giữa hai yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan sau hai năm thí nghiệm cho kết quả trung bình về độ mở khí khổng dao động từ 1.154 mmol/m2/s (N1K1) đến 1.453 mmol/m2/s (N5K4). Mặc dù có sự chênh lệch về độ mở khí khổng trong lá cà phê khá lớn nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. 8 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi Công thức nước, độ mở khí khổng, nồng độ CO2 trong gian bào Các chỉ tiêu theo dõi Cường độ QH Cường độ THN Độ mở KK 2 2 (μmol/m /s) (mmol/m /s) (mmol/m2/s) Nồng độ CO2 (μmol/m2/s) N1K1(đ/c) 15,06 0,93 1.154 320 N1K2 15,17 0,96 1.173 315 N1K3 15,07 1,00 1.169 318 N1K4 15,60 1,05 1.290 327 N1K5 16,10 1,07 1.366 314 N2K1 16,73 0,97 1.348 328 N2K2 17,53 1,21 1.295 324 N2K3 17,50 1,19 1.368 320 N2K4 17,87 1,29 1.353 332 N2K5 17,27 1,23 1.293 330 N3K1 17,53 1,21 1.308 336 N3K2 17,13 1,28 1.306 338 N3K3 17,47 1,24 1.145 347 N3K4 17,63 1,29 1.330 344 N3K5 18,13 1,24 1.302 346 N4K1 15,77 1,08 1.337 348 N4K2 17,77 1,09 1.360 353 N4K3 19,93 1,20 1.243 353 N4K4 21,43 1,17 1.183 352 N4K5 24,20 1,35 1.354 350 N5K1 16,07 1,22 1.293 354 N5K2 17,13 1,33 1.140 355 N5K3 19,10 1,25 1.300 359 N5K4 23,13 1,34 1.453 360 N5K5 24,97 1,49 1.417 364 CV(%) 27,93 22,34 14,03 7,59 LSD0,05 (N) 1,51 NS NS 18,40 LSD0,05 (K) 1,51 NS NS NS LSD0,05(N*K) 3,37 NS NS 41,15 - Cường độ quang hợp: Ghi nhận về cường độ quang hợp của các công thức có lượng đạm tăng từ mức N1 đến N5 cho kết quả sau 2 năm dao động từ 15,40 μmol/m2/s đến 20,08 μmol/m2/s và có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức 95% ở tất cả các mức bón đạm so với đối chứng. Bón tăng lượng kali ở các mức tương ứng từ K1 đến K5 cho kết quả từ 16,23 μmol/m2/s đến 20,13 μmol/m2/s và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở nhóm các công thức bón kali tăng từ 20% trở lên so với đối chứng (phụ biểu 1.21). Khi bón phối hợp giữa 2 yếu tố đạm và kali ở các liều lượng khác nhau cho cường độ quang hợp trong lá cà phê cũng khác nhau, thấp nhất là 15,06 μmol/m2/s (N1K1) và cao nhất đạt 24,97 μmol/m2/s (N5K5) và có 6 công thức bón phân đạm và kali có CĐQH tăng từ 27% (N5K3) đến 66% (N5K5) so với đối chứng có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. 9 y = -0.0029x2 + 0.1743x + 1.1959 Năng suất cà phê nhân (tấn/ha) Tương quan giữa CĐQH và năng suất cà phê nhân R2 = 0.7953 3.80 3.60 3.40 3.20 3.00 14.00 16.00 18.00 20.00 22.00 24.00 26.00 Cường độ quang hợp (μmol/m2/s) Đồ thị 3.2: Tương quan giữa CĐQH và năng suất cà phê nhân khi bón tăng lượng đạm và kali Y = -0,0029 x2 + 0,1743 x + 1,1959 là đường chuẩn cho tương quan giữa cường độ quang hợp với năng suất cà phê nhân khi bón tăng lượng đạm và kali với (r = 0,89) và đây là mối tương quan rất chặt. Sau hai năm thí nghiệm 2012 và 2013 cho thấy bón đạm và kali ở các mức khác nhau, đặc biệt là tăng lượng đạm từ 20% đến 40% so với đối chứng đã có ảnh hưởng rất rõ tới cường độ quang hợp trong lá cà phê; Đối với cường độ thoát hơi nước và độ mở khí khổng thì sự khác biệt là không rõ nét. 3.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu - Chiều dài cành dự trữ: Khi thay đổi lượng phân đạm bón cho cây cà phê với các mức bón từ N1 đến N5 có ảnh hưởng trực tiếp đến chiều dài cành dự trữ dao động trung bình từ 36,47 cm đến 39,98 cm và chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với lượng đạm bón cho cà phê tăng ở mức 30% so với đối chứng. Tương tự, khi thay các mức bón kali cho cây cà phê từ K1 đến K5 dẫn đến chiều dài cành dự trữ dao động từ 36,89 cm đến 39,01 cm và có ý nghĩa thống kê với mức bón kali từ K4 và K5 (phụ biểu 1.24). Khi bón phối hợp giữa 2 yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đã có ảnh hưởng tích cực chiều dài cành dự trữ của cây cà phê dao động từ 35,31 cm đến 43,09 cm, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở 4 công thức có chiều dài cành dự trữ tăng từ 15% (N4K4) đến 20% (N4K5) so với đối chứng ở mức ý nghĩa 95%. - Số cành khô/cây: Khi bón phối hợp giữa 2 yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đã có ảnh hưởng rất rõ đến số cành khô/cây giảm trung bình sau hai năm từ 12,23 cành xuống 9,54 cành, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở 4 công thức bón phân đạm và kali có số cành khô/cây giảm từ 19% (N4K4) đến 28% (N5K5) so với đối chứng ở mức ý nghĩa 95%. - Khối lượng 100 quả tươi: Bón phân đạm cho cây cà phê với liều lượng tăng từ mức N1 đến N5 và phân kali bón cho cây cà phê với liều lượng tăng từ mức K1 đến K5 sau hai năm thí nghiệm đã có ảnh đến khối lượng 100 quả tươi dao động tương ứng từ 121,22 g/100 quả tươi đến 133,36 g/100 quả tươi đối với các mức bón đạm và 122,56 g/100 quả tươi đến 132,14 g/100 quả tươi đối với các mức bón kali (phụ biểu 1.29). Khi bón phối hợp giữa 2 yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan đã có ảnh hưởng đến khối lượng 100 quả tươi trung bình sau hai năm tăng thấp nhất đạt 116,00 g/100 quả tươi (N1K1) đến cao nhất đạt 139,97 g/100 quả tươi (N5K4) nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. - Tỉ lệ tươi/nhân: Khi bón tăng lượng đạm cho cây cà phê từ mức N1 đến N5 và phân kali từ mức K1 đến K5 đã có ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ tươi/nhân giảm tương ứng từ 4,22 xuống 4,09 đối với các mức bón đạm và các mức bón kali (phụ biểu 1.30). Khi bón phối hợp giữa 2 yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh làm giảm tỉ lệ tươi/nhân cao nhất là 7% (N4K5) so với đối chứng nhưng sự sai khác 10 này không có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ tươi/nhân của cà phê ngoài yếu tố dinh dưỡng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: Đất đai, khí hậu thời tiết, thời điểm thu hoạch, kỹ thuật thu hái và chế biến. Bảng 3.3: Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu Các chỉ tiêu theo dõi Số cành khô KL100 quả Tỉ lệ /cây (cành) tươi (g) tươi/nhân Công thức Dài cành dự trữ cm) N1K1(đ/c) 36,07 12,23 116,00 N1K2 36,10 12,19 N1K3 37,12 N1K4 Năng suất tươi (tấn/ha) Tỉ lệ % xuất khẩu 4,27 13,47 32,12 117,30 4,25 13,50 33,79 12,18 118,71 4,24 13,70 35,47 37,76 12,15 126,70 4,13 13,55 35,98 N1K5 35,31 12,16 127,38 4,21 14,05 36,17 N2K1 37,88 11,58 121,50 4,25 13,68 33,37 N2K2 36,91 11,28 121,07 4,20 13,74 34,80 N2K3 36,79 11,94 124,33 4,26 13,99 35,59 N2K4 36,92 11,39 126,62 4,10 13,66 36,26 N2K5 35,69 10,71 129,30 4,06 13,59 37,37 N3K1 36,27 12,31 124,10 4,20 13,55 33,98 N3K2 36,85 11,01 122,02 4,27 13,86 35,11 N3K3 38,35 12,80 123,39 4,17 13,66 39,33 N3K4 37,20 11,59 123,73 4,17 14,35 39,94 N3K5 37,65 11,42 125,95 4,12 14,40 40,76 N4K1 37,46 11,94 123,62 4,22 13,71 36,17 N4K2 37,85 11,20 129,38 4,10 13,56 37,92 N4K3 37,07 12,29 121,86 4,05 14,43 41,24 N4K4 41,44 10,23 130,76 4,08 14,87 43,38 N4K5 43,30 9,92 138,15 4,00 14,89 45,68 N5K1 36,77 11,35 127,80 4,14 13,75 37,20 N5K2 37,91 11,31 129,41 4,10 14,19 38,94 N5K3 39,46 10,04 129,69 4,13 14,67 43,16 N5K4 42,68 9,93 139,97 4,09 15,14 44,08 N5K5 43,09 9,54 139,94 4,06 15,20 45,67 CV(%) 10,29 14,68 10,85 8,33 10,72 - LSD0,05 (N) 1,99 0,77 NS NS 0,61 - LSD0,05 (K) 1,99 0,77 NS NS 0,61 - LSD0,05 (N*K) 4,42 1,72 NS NS 1,38 - Ghi chú: Tỉ lệ % xuất khẩu: Là tỉ lệ hạt cà phê nhân trên sàng S16 để xuất khẩu(hạng đặc biệt và hạng 1) - Năng suất cà phê tươi: Khi thay đổi lượng phân đạm bón cho cây cà phê ở các mức bón từ N1 đến N5 có ảnh hưởng đến năng suất cà phê tươi dao động trung bình sau hai năm thí nghiệm đạt thấp nhất đạt 13,67 tấn/ha và cao nhất 14,59 tấn/ha và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% ở mức đạm tăng từ 30% trở lên so với đối chứng. Tương tự, khi thay đổi mức bón phân kali cho cà phê từ K1 đến K5 có tác động đến năng suất cà phê tươi dao động trung bình sau hai năm từ 13,63 tấn/ha đến 14,43 tấn/ha và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với mức bón kali cho cà phê tăng từ 30% so với đối chứng (phụ biểu 1.31). Khi bón phối hợp giữa hai 11 yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đã làm năng suất cà phê tươi tăng từ 13,47 tấn/ha (N1K1) đến 15,20 tấn/ha (N5K5), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở 4 công thức có năng suất cà phê tươi tăng từ 10% (N4K4) đến 13% (N5K5) so với đối chứng ở mức ý nghĩa 95%. - Các công thức bón tăng lượng đạm và kali khác nhau cho tỉ lệ % hạt cà phê nhân hạng đặc biệt và hạng 1 dao động từ 32,12% (N1K1) đến 45,68% (N4K5). Đa số các công thức bón đạm và kali tăng cao, đặc biệt là kali cao đã làm tăng kích cỡ nhân trên sàng cao hơn các công thức còn lại và công thức đối chứng Bảng 3.4: Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali năng suất cà phê nhân (tấn/ha) Công thức K1 (đ/c) K2 K3 K4 K5 TB (N) N1 (đ/c) 3,15 3,17NS 3,23NS 3,28NS 3,34NS 3,23 N2 3,22NS 3,27NS 3,28NS 3,33NS 3,35NS 3,29NS N3 3,21NS 3,25NS 3,27NS 3,44NS 3,50NS 3,33NS N4 3,25NS 3,31NS 3,56NS 3,64* 3,73* 3,50* N5 3,25NS 3,46NS 3,64* 3,71* 3,74* 3,56* TB (K) 3,22 3,29NS 3,40NS 3,48* 3,53* 3,38 Ghi chú: (*) - Sai khác có ý nghĩa (P=0,05), (NS) - Sai khác không có ý nghĩa, CV(%) = 12,98; LSD 0,05 (N) = 0,20; LSD 0,05 (K) = 0,20; LSD 0,05 (N*K) =0,45 - Năng suất cà phê nhân: Khi thay đổi mức bón phân đạm cho cây cà phê từ mức bón N1 đến N5 dẫn đến năng suất cà phê nhân tăng trung bình sau hai năm thí nghiệm 2012 và 2013 từ 3,23 tấn/ha đến 3,56 tấn/ha và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với mức bón đạm tăng từ N4 đến N5 so với đối chứng. Bón phân tăng lượng phân đạm ở mức N3 và N2 có sự sai khác về năng suất cà phê nhân nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tương tự, khi thay đổi lượng phân kali bón cho cây cà phê tăng từ mức bón K1 đến K5 dẫn đến năng suất cà phê nhân tăng trung bình từ 3,22 tấn/ha đến 3,53 tấn/ha và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với mức bón đạm cho cà phê tăng từ 30% so với đối chứng. Bón phân tăng lượng phân kali ở mức K3 và K2 có sự sai khác về năng suất cà phê nhân nhưng không có ý nghĩa thống kê. Phân tích số liệu về năng suất cà phê nhân khi bón phối hợp giữa hai yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk sau hai năm thí nghiệm cho kết quả năng suất cà phê nhân trung bình tăng từ 3,15 tấn/ha (N1K1) đến 3,74 tấn/ha (N5K5), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở 5 công thức cho năng suất cà phê nhân tăng từ 15% (N4K4 và N5K3) đến 19% (N5K5) so với đối chứng ở mức ý nghĩa 95%. Như vậy, sau hai năm thí nghiệm bón phân cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk với các mức bón đạm, kali hoặc phối hợp hai yếu tố đạm và kali tăng từ 10% đến 40% so với quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho thấy sự khác biệt khá rõ đối với năng suất cà phê tươi và năng suất cà phê nhân, đặc biệt khi bón tăng đạm và kali ở mức 30% trở lên so với đối chứng. 3.1.4. Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi bón tăng lượng đạm và kali cho cây cà phê vối - Giá trị sản lượng: Các công thức bón phân với liều lượng tăng đạm và kali cho kết quả giá trị sản lượng bình quân sau hai năm thí nghiệm là khác nhau thấp nhất là công thức N1K2 đạt 111,3 triệu đồng/ha/năm, cao nhất là công thức N5K5 đạt 130,9 triệu đồng/ha/năm (cao hơn đối chứng 19%). - Tổng chi phí và chi phí phân bón: Các công thức bón phân với liều lượng tăng đạm và kali có sự khác nhau về tổng chi phí do tăng lượng phân đạm, kali tăng từ 1% đến 7% và công lao động tăng thêm do thu hái sản phẩm nhiều hơn. Tính riêng với chi phí phân bón (CPPB) tăng từ 3% (công thức N1K2 và N2K1 - 18,52 triệu) đến 23% (công thức N5K5 - 22,21 triệu) so với đối chứng. 12 Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi bón tăng lượng đạm và kali Các chỉ tiêu theo dõi Công thức GTSL TCP CPPB LN LN (1.000đ) (1.000đ) (1.000đ) (1.000đ) /CPPB N1K1(đ/c) 110.250 64.500 18.000 45.750 2,54 N1K2 111.300 65.020 18.520 46.280 2,50 N1K3 113.050 65.540 19.040 47.510 2,50 N1K4 114.800 66.060 19.560 48.740 2,49 N1K5 116.900 66.580 20.080 50.320 2,51 N2K1 112.700 65.020 18.520 47.680 2,57 N2K2 114.450 65.540 19.040 48.910 2,57 N2K3 114.800 66.060 19.560 48.740 2,49 N2K4 116.550 66.580 20.080 49.970 2,49 N2K5 117.250 67.100 20.600 50.150 2,43 N3K1 113.050 65.540 19.040 47.510 2,50 N3K2 113.750 66.060 19.560 47.690 2,44 N3K3 114.450 66.580 20.080 47.870 2,38 N3K4 120.400 67.100 20.600 53.300 2,59 N3K5 122.500 67.620 21.120 54.880 2,60 N4K1 113.750 66.160 19.660 47.590 2,42 N4K2 115.850 66.680 20.180 49.170 2,44 N4K3 124.600 67.200 20.700 57.400 2,77 N4K4 127.400 67.720 21.220 59.680 2,81 N4K5 130.550 68.240 21.740 62.310 2,87 N5K1 116.200 66.630 20.130 49.570 2,46 N5K2 121.100 67.060 20.560 54.040 2,63 N5K3 127.400 67.670 21.170 59.730 2,82 N5K4 129.850 68.190 21.690 61.660 2,84 N5K5 130.900 68.710 22.210 62.190 2,80 Ghi chú: giá bán cà phê nhân trung bình năm 2012 và 2013: 35.000 đ/kg - Lợi nhuận: Các công thức bón phân với liều lượng tăng đạm và kali cho lợi nhuận (LN) khác nhau, thấp nhất là công thức N1K2 cho lợi nhuận cao hơn đối chứng 530.000 đồng/ha và cao nhất là công thức N4K5 (3,73 tấn/ha) đạt 16,56 triệu đồng/ha, cao hơn công thức bón phân N5K5 (3,74 tấn/ha) đạt lợi nhuận 16,44 triệu đồng/ha. - Lợi nhuận/chi phí phân bón: Các công thức bón phân với liều lượng tăng đạm và kali cho kết quả khác nhau về lợi nhuận/chi phí phân bón dao động từ 2,38 (N3K3) đến 2,87 (N4K5). Tỉ lệ này càng cao thể hiện hiệu quả đầu tư phân bón càng cao, cao nhất là công thức bón phân N4K5 cho giá trị lợi nhuận/chi phí phân bón tăng 12% so với công thức đối chứng. 3.1.5. Tóm tắt kết quả thí nghiệm 1 - Công thức bón phân N5K5 với liều lượng (364 kg N + 95 kg P2O5 + 336 kg K2O/năm/ha) có ảnh hưởng trực tiếp đến hấp thu dinh dưỡng khoáng làm tăng khả năng hấp thu N, K, Mg, Ca trong đất và lá cà phê; Có ảnh hưởng tích cực đến quá trình sinh trưởng phát triển, đặc biệt làm gia tăng hàm lượng diệp lục a 13 lên 37%, cường độ quang hợp tăng 66%, tăng 19% chiều dài cành dự trữ và giảm 28% số cành khô/cây so với đối chứng có ý nghĩa thống kê mức 95%. - Công thức bón phân N4K5 với liều lượng (338 kg N + 95 kg P2O5 + 336 kg K2O/năm/ha) có hiệu quả nhất, tăng tỉ lệ cà phê nhân xuất khẩu lên 14%, giảm tỉ lệ tươi/nhân 7%, làm tăng 18% năng suất cà phê nhân so với đối chứng mức ý nghĩa 95%. Công thức N4K5 cũng là công thức bón phân cho lợi nhuận cao nhất 62,31 triệu đồng/ha/năm và hiệu suất đầu tư phân bón tốt nhất với giá trị LN/CPPB đạt 2,87 lần. 3.2. Ảnh hưởng cách bón (số lần và tỉ lệ bón) đạm, lân và kali đến cây cà phê vối 3.2.1. Ảnh hưởng số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến một số chất trong lá cà phê - Hàm lượng đạm: Trong lá cà phê của các công thức thí nghiệm có sự khác nhau thấp nhất là công thức đối chứng (3,42%), cao nhất là CT3 (3,58%). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% giữa CT1 và CT3, giữa các cặp công thức còn lại sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. - Hàm lượng lân: Hàm lượng lân trong lá cà phê của các công thức thí nghiệm thấp nhất đạt 0,15% và cao nhất đạt 0,17%, có sự sai khác giữa các công thức nhưng không có ý nghĩa thống kê. - Hàm lượng kali: Hàm lượng kali trong lá cà phê của các công thức thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt, thấp nhất là công thức đối chứng (1,71%), cao nhất là CT3 (1,95%). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% giữa CT1 và CT3, giữa các cặp công thức còn lại sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. - Hàm lượng CaO: CT2 hàm lượng CaO trong lá tăng 3% và CT3 tăng 13% so với đối chứng, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% giữa CT3 với công thức đối chứng. Bảng 3.6: Ảnh hưởng số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến hàm lượng một số chất trong lá cà phê Chỉ tiêu Trước thí theo dõi nghiệm (%) Các công thức CT1 (%) b N 3,37 3,42 P 0,14 0,15 1,64 b K CaO 1,29 MgO 0,32 1,71 b 1,35 b 0,32 CT2 (%) 3,46 ab 0,17 1,83 ab 1,39 ab 0,34 ab CT3 (%) CV (%) LSD0,05 a 4,29 0,15 0,17 8,08 NS 1,95 a 6,01 0,19 1,52 a 6,14 0,09 0,37 a 6,79 0,03 3,58 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong hàng biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05; NS: Sai khác không có ý nghĩa. - Hàm lượng MgO: Hàm lượng MgO trong lá cà phê có liên quan chặt chẽ tới hàm lượng diệp lục, đặc biệt là diệp lục a và các sắc tố quang hợp, các sắc tố này sẽ ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của cây trồng. Sự hấp thu MgO trong lá cà phê của các công thức thí nghiệm là rất khác nhau, cao nhất là CT3 (0,37%) tăng 16% và CT2 (0,34%) tăng 6% so với đối chứng. 3.2.2. Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến hàm lượng các sắc tố và một số chỉ tiêu quang hợp trong lá cà phê - Diệp lục a: Trong các phân tử diệp lục thì diệp lục a là chỉ tiêu quan trọng nhất và có liên quan chặt chẽ tới năng suất cây trồng. Hàm lượng diệp lục a ở các công thức tăng từ 8% (CT2:1,63 mg/g lá tươi) đến 17% (CT3:1,77 mg/g lá tươi) và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê giữa CT3 so với đối chứng ở mức 95%. - Diệp lục b: Hàm lượng diệp lục b ở các công thức bón đạm, lân, kali với số lần và tỉ lệ bón khác nhau tăng từ 0,95 mg/g lá tươi ở công thức đối chứng đến 1,05 mg/g lá tươi ở công thức bón phân (CT3) nhưng sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% giữa công thức có hàm lượng diệp lục tăng từ 11% trở lên so với đối chứng. 14 - Cường độ quang hợp: Ghi nhận về cường độ quang hợp của lá cà phê trong các công thức bón phân cho thấy thấp nhất là CT1 (16,07 μmol/m2/s) cao nhất là CT3 (19,78 μmol/m2/s) và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% ở tất cả các công thức thí nghiệm so với đối chứng. Bảng 3.7: Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến hàm lượng các sắc tố quang hợp trong lá cà phê Chỉ tiêu theo dõi Các công thức CT1 CT2 b Diệp lục a (mg/g lá tươi) 1,51 b Diệp lục b (mg/g lá tươi) 0,95 b Carotenoit (mg/g lá tươi) 1,08 2 b CT3 1,63 ab 0,97 ab 1,15 ab LSD0,05 1,77 9,09 0,22 1,05 a 5,83 0,08 1,17 a 14,17 NS 10,94 2,51 16,07 2 1,05 1,19 1,24 21,18 NS 1.196 1.249 1.315 11,88 NS 319 327 338 6,19 NS 2 Độ mở KK (mmol/m /s) 2 Nồng độ CO2 (μmol/m /s) 19,78 a Cường độ QH (μmol/m /s) Cường độ THN (mmol/m /s) 18,84 a CV(%) a Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong hàng biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05; NS: Sai khác không có ý nghĩa. - Nồng độ CO2 trong gian bào: Kết quả đo nồng độ CO2 trong gian bào trong lá cà phê của các công thức bón đạm, lân, kali vơi số lần và tỉ lện bón khác nhau cho thấy nồng độ thấp nhất ở công thức đối chứng đạt 319 μmol/m2/s và cao nhất ở công thức bón đạm, kali 5 lần/năm, lân 2 lần/năm đạt 338 μmol/m2/s nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê mức 95%. - Cường độ thoát hơi nước và độ mở khí khổng: CĐTHN và ĐMKK của công thức 3 là cao nhất tương ứng 1,24 mmol/m2/s và 1.315 mmol/m2/s nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. 3.2.3. Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu - Chiều dài cành dự trữ : Cây cà phê là cây dài ngày, khả năng cho năng suất cao và ổn định trong năm sau phụ thuộc rất lớn vào lượng phân bón cho cây năm trước để tạo một lượng cành dự trữ nhất định. Kết quả cho thấy chiều dài cành dự trữ ở các công thức bón đạm, lân và kali là rất khác nhau và cao nhất là CT3 tăng 8% so với đối chứng. - Tỉ lệ tươi/nhân: Tỉ lệ tươi/nhân phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: giống, phân bón, kỹ thuật canh tác…. nhưng cùng một giống cà phê, kỹ thuật canh tác và lượng phân bón trên đơn vị diện tích như nhau thì tỉ lệ tươi/nhân được quyết định bởi lượng đạm, lân và kali bón cho cây cà phê vào từng giai đoạn cụ thể với số lần và tỉ lệ bón ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Khi bón đạm và kali 5 lần/năm ở CT3 cho tỉ lệ tươi/nhân thấp nhất là (4,08) so với CT2 (4,13) và công thức đối chứng là (4,29). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% giữa CT1 và CT3. - Năng suất cà phê tươi: Là một trong những chỉ tiêu quan trọng kết hợp với tỉ lệ tươi/nhân quyết định đến năng suất cà phê nhân. Bón đạm, lân, kali với số lần và tỉ lệ khác nhau cho năng suất cà phê tươi khác nhau, bón phân theo CT2 đã làm tăng năng suất cà phê tươi 6%, theo CT3 làm tăng năng suất cà phê tươi so với đối chứng là 9%, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% giữa CT1 và CT3. - Năng suất cà phê nhân: Với một lượng phân bón nhất định trên một đơn vị diện tích khi chúng ta thay đổi số lần và tỉ lệ bón đạm, lân, kali khác nhau cho kết quả khác nhau: Bón phân theo CT2 cho năng suất cao hơn đối chứng là 10% và bón phân theo CT3 cho năng suất cao hơn đối chứng 15%. Sự khác nhau 15 này có ý nghĩa thống kê giữa CT2 và CT3 với công thức đối chứng ở mức 95%, giữa công thức 3 so với công thức 2 mặc dù có sự chênh lệch về năng suất nhưng không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.8: Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu Các công thức Chỉ tiêu theo dõi CT1 Dài cành dự trữ (cm) 35,37 CT2 b 36,42 b Tỉ lệ tươi/nhân 4,29 Năng suất tươi (tấn/ha) 13,49 b 4,13 Năng suất nhân (tấn/ha) 3,15 Tỉ lệ cà phê nhân XK > S16 (%) 35,92 3,47 38,24 ab 14,35 c CT3 ab 4,08 ab a 14,72 ab 3,61 39,43 a a a CV(%) LSD0,05 3,88 1,55 3,07 0,20 4,79 0,93 7,09 0,31 - - 43,70 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong hàng biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05; NS: Sai khác không có ý nghĩa. 3.2.4. Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón với số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali khác nhau - Giá trị sản lượng và tổng chi phí: Các công thức bón đạm, lân và kali với số lần và tỉ lệ khác nhau cho năng suất và giá trị sản lượng khác nhau: Bón phân theo CT2, tổng chi phí đầu tư cao hơn đối chứng là 3 triệu/ha, giá trị sản lượng cao hơn chứng là 11,20 triệu đồng/ha. Bón phân theo CT3 tổng chi phí đầu tư hơn CT1 là 5,25 triệu/ha, giá trị sản lượng cao hơn CT1 là 16,10 triệu đồng/ha. - Lợi nhuận: Mong muốn cuối cùng của người sản xuất cà phê hiện nay ngoài việc giữ ổn định cho vườn cây, lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất mà người trồng cà phê đặc biệt quan tâm. Bón đạm, lân và kali theo tỉ lệ và số lần khác nhau cho lợi nhuận khác nhau: Bón phân theo CT2 cho lợi nhuận (8,2 triệu đồng/ha) cao hơn CT1 là 18% và bón phân theo CT3 đạt lợi nhuận (10,9 triệu đồng/ha) cao hơn 24% so với đối chứng. Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế, hiệu suất đầu tư phân bón với số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali khác nhau Chỉ tiêu Các công thức Đơn vị tính CT1 CT2 CT3 Năng suất sản phẩm tấn/ha 3,15 3,47 3,61 Giá trị sản lượng 1.000 đ 110.250 121.450 126.350 Giá cà phê Tổng chi phí 1.000 đ 64.500 67.500 69.750 năm 2012 Chi phí PB 1.000 đ 18.000 18.000 18.000 và 2013 Lợi nhuận 1.000 đ 45.750 53.950 56.600 35.000 đ/kg - 2,54 3,00 3,14 Lợi nhuận/CPPB Ghi chú Ghi chú: Chi phí phân bón ở 3 công thức như nhau để tính riêng hiệu suất đầu tư phân bón - Lợi nhuận/chi phí phân bón: Các công thức bón phân đạm, lân và kali với số lần và tỉ lệ bón khác nhau cho kết quả khác nhau về giá trị lợi nhuận/chi phí phân bón dao động từ 2,54 (CT1) đến 3,14 (CT3). Tỉ lệ này càng cao thể hiện hiệu quả đầu tư phân bón càng cao, cao nhất là công thức bón phân theo công thức 3 cho tỉ lệ lợi nhuận/chi phí phân bón tăng 24% so với công thức đối chứng. 3.2.5. Tóm tắt kết quả thí nghiệm 2 - Công thức bón đạm, kali 5 lần/năm (30% mùa khô và 70% mùa mưa) và bón lân 2 lần/năm (50% mùa khô và 50% mùa mưa) - CT3 đã ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng khoáng làm tăng khả năng hấp thu đạm, kali, canxi, magie trong đất và lá cà phê; Có ảnh hưởng tích cực đến quá trình sinh trưởng phát triển, 16 tăng 17% hàm lượng diệp lục a, cường độ quang hợp tăng 23%, chiều dài cành dự trữ tăng 8% và giảm 18% số cành khô trên cây so với đối chứng có ý nghĩa thống kê. - Công thức bón đạm và kali đạm 5 lần/năm (30% mùa khô và 70% mùa mưa) và bón lân 2 lần/năm (CT3) có hiệu quả nhất; giảm 5% tỉ lệ tươi/nhân, tăng 15% năng suất cà phê nhân và cũng là công thức bón phân cho lợi nhuận cao nhất, cao hơn đối chứng 10,9 triệu đồng/ha/năm, hiệu suất đầu tư phân bón tốt nhất với giá trị lợi nhuận/chi phí phân bón đạt 3,14 lần và cải thiện được tỉ lệ cà phê nhân xuất khẩu. 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đối với cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan 3.3.1. Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến hàm lượng một số chất trong lá cà phê - Hàm lượng đạm trong lá cà phê của các công thức phun ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau có sự sai khác, thấp nhất là công thức đối chứng B0Zn0 (3,32%), cao nhất là công thức B2Zn3 (3,57%) nhưng không có ý nghĩa thống kê. - Hàm lượng lân: Hàm lượng lân trong lá cà phê thấp nhất đạt 0,13% và cao nhất đạt 0,15%; Có sự sai khác giữa các công thức nhưng không có ý nghĩa thống kê. - Hàm lượng kali: Kali là nguyên tố đối kháng với bo, nếu bón quá nhiều kali sẽ gây ức chế việc hút bo của cây cà phê dẫn đến thiếu hụt, ngược lại khi bón hoặc phun quá nhiều bo dẫn tới cây cà phê bị ngộ độc và khi đó bón kali với lượng cao lại giảm được ngộ độ bo. Hàm lượng kali trong lá cà phê của các công thức phun phối hợp ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối có sự sai khác giữa, trong đó có 4 công thức phun ZnSO4 và Rosabor với nồng cao đã có ảnh hưởng đến hàm lượng kali trong lá cao hơn đối chứng từ 19% (B2Zn2 : 2,28%) đến 23% (B3Zn3 : 2,37%) nhưng không có ý nghĩa thống kê. - Hàm lượng CaO và MgO: Đối với cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh canxi là nguyên tố nếu thiếu có thể làm giảm tỉ lệ nứt thân và gốc, đặc biệt là những vườn cây cà phê già cỗi. Hàm lượng MgO trong lá cà phê có tương quan chặt chẽ tới hàm lượng diệp lục, đặc biệt là diệp lục a và các sắc tố quang hợp. Kết quả phân tích hàm lượng CaO và MgO trong lá cà phê của các công thức phun kết hợp ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối dao động từ 1,57% đến 2,29 % đối với hàm lượng CaO và từ 0,33% đến 0,39% đối với MgO nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. - Hàm lượng Zn: Các công thức phun ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan sau 2 năm 2012 và 2013 có ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng kẽm trong lá cà phê. Khi thay đổi nồng độ phun ZnSO4 từ mức 0,3% đến 0,5% làm cho hàm lượng Zn trong lá cà phê tăng từ 22,25 ppm lên 30,69 ppm (phụ biểu 2.16) và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với các công thức phun với nồng độ từ 0,4% trở lên. Tương tự, khi thay đổi nồng độ Rosabor phun cho cây cà phê từ 0,15% đến 0,25% dẫn đến hàm lượng Zn trong lá cà phê tăng từ 22,74 ppm lên 31,51 ppm và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với nồng độ phun ở các công thức từ 0,20% trở lên (phụ lục 2.16). Khi phun phối hợp giữa ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh dẫn đến hàm lượng Zn trong lá thấp nhất là công thức đối chứng (19,27 ppm) và cao nhất là công thức B3Zn2 (35,91 ppm). Đa số các công thức thí nghiệm có phun ZnSO4 với nồng độ từ 0,4% đến 0,5% có hàm lượng kẽm trong lá cà phê cao hơn đối chứng từ 15% đến 86% có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Bảng 3.10: Ảnh hưởng của nồng độ ZnSO4 và Rosabor đến hàm lượng một số chất trong lá cà phê Công thức Các chỉ tiêu theo dõi N (%) P (%) K (%) CaO (%) MgO (%) Zn (ppm) B (ppm) Trước TN 3,32 0,13 1,92 1,51 0,32 19,21 30,13 B0Zn0 (đ/c) 3,32 0,13 1,92 1,57 0,33 19,27 31,34 17 B0Zn1 3,34 0,15 1,95 1,62 0,35 22,54 32,54 B0Zn2 3,46 0,14 1,97 1,95 0,34 23,97 33,61 B0Zn3 3,32 0,15 2,16 1,90 0,34 25,18 34,19 B1Zn0 3,43 0,15 2,20 1,76 0,34 25,61 36,16 B1Zn1 3,41 0,14 2,21 1,83 0,35 25,92 37,09 B1Zn2 3,45 0,15 2,26 1,83 0,32 28,86 38,12 B1Zn3 3,43 0,14 2,25 1,68 0,31 29,90 38,76 B2Zn0 3,54 0,15 2,18 1,69 0,33 25,26 37,91 B2Zn1 3,25 0,15 2,26 1,74 0,34 27,36 41,13 B2Zn2 3,56 0,15 2,28 2,24 0,35 31,32 43,87 B2Zn3 3,57 0,15 2,36 2,15 0,36 32,83 44,85 B3Zn0 3,48 0,15 2,04 2,06 0,37 26,85 39,98 B3Zn1 3,37 0,15 2,32 2,01 0,38 28,43 42,14 B3Zn2 3,54 0,15 2,35 2,22 0,41 35,91 45,94 B3Zn3 3,46 0,14 2,37 2,29 0,40 34,85 46,18 CV(%) 5,41 8,60 14,33 16,75 14,56 17,75 16,24 LSD0,05 (B) NS NS NS NS NS 4,98 8,86 LSD0,05 (Zn) NS NS NS NS NS 4,98 4,43 LSD0,05 (B*Zn) NS NS NS NS NS 9,96 4,43 Để làm rõ hơn ảnh hưởng của nồng độ ZnSO4 và Rosabor phun phối hợp cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk đến năng suất cà phê nhân chúng tôi tiến hành xây dựng tương quan giữa hàm lượng Zn trong lá cà phê và năng suất cà phê nhân sau hai năm thí nghiệm ở đồ thị 3.3 như sau: Tương quan giữa hàm lượng Zn trong lá với năng suất cà phê nhân y = 0.0021x2 - 0.08x + 3.9235 2 Năng suất cà phê nhân (tấn/ha) R = 0.9419 3.80 3.60 3.40 3.20 3.00 19.00 23.00 27.00 31.00 35.00 Hàm lượng Zn trong lá cà phê (ppm) Đồ thị 3.3: Tương quan giữa hàm lượng Zn trong lá và năng suất cà phê nhân Như vậy, Y = 0,0021 x2 - 0,08 x + 3,9235 là đường chuẩn cho mối quan hệ giữa hàm lượng kẽm trong lá cà phê với năng suất cà phê nhân với r = 0,97 và đây là tương quan tương rất chặt, chứng tỏ đất bazan trồng cà phê tại địa điểm thí nghiệm có thể thiếu kẽm và khi được bổ sung kẽm bằng cách phun ZnSO4 với nồng độ khác nhau qua lá đã làm tăng năng suất cà phê vối rõ rệt. Có rất ít công trình nghiên cứu về tương quan giữa hàm lượng Zn trong lá cà phê với năng suất cà phê vối nên sự so sánh và biện luận của chúng tôi về vấn đề này còn gặp nhiều hạn chế. - Hàm lượng B: Khi thay đổi nồng độ Rosabor phun cho cây cà phê từ 0,15% đến 0,25% giúp hàm lượng B trong lá cà phê tăng từ 32,92 ppm lên 43,56 ppm và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với tất cả các 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng