Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế...

Tài liệu Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế

.DOC
24
17740
138

Mô tả:

Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ 1.1 . Khái niệm, chức năng và vai trò của thuế nhập khẩu 1.1.1. Khái niệm Thuế nhập khẩu hay thuế quan (custom duty) là một biện pháp tài chính mà các nước dùng để can thiệp vào hoạt động ngoại thương. Thực chất đây là một loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá được phép nhập khẩu qua biên giới. Phân loại thuế quan: Thuế quan có thể được phân loại dựa trên nhiều yếu tố, như là: a. Theo phương thức tính thuế, bao gồm:  Thuế quan theo đơn giá hàng (ad valorem tariff): Là một tỷ lệ phần trăm nào đó của mặt hàng, chẳng hạn 10% trên giá CIF của hàng nhập khẩu, được gọi là thuế suất thuế nhập khẩu. Đôi khi ở đây cũng có vấn đề do giá cả trên thị trường quốc tế của hàng hóa giảm xuống thì thuế nhập khẩu cũng giảm theo và các ngành sản xuất trong nước trở thành dễ bị thương tổn hơn trong cạnh tranh. Ngược lại, khi giá hàng hóa tăng lên trên thị trường quốc tế thì thuế nhập khẩu cũng tăng lên, nhưng khi đó thì sản xuất nội địa của mặt hàng đó thông thường cũng ít quan tâm đến việc bảo hộ khi giá cả là cao hơn. Bên cạnh đó, ở đây còn có vấn đề chuyển dịch giá khi mà các tổ chức nhập khẩu khai báo giá/giá trị của mặt hàng mà họ đang kinh doanh thấp hơn nhiều so với giá thị trường, nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế tổng thể.  Thuế quan theo trọng lượng (specific tariff): Được tính theo trọng lượng của mặt hàng, chẳng hạn $5 trên 1 tấn. Kiểu tính thuế nhập khẩu này có thể là khó khăn hơn trong việc quyết định số lượng tiền thuế phải nộp, do nó cần sự cập nhật thường xuyên vì các thay đổi trên thị trường hay vì lạm phát. Hiện nay, hải quan thực hiện tính thuế nhập khẩu theo đơn giá hàng là chủ yếu. b. Theo mục đích đánh thuế, bao gồm: HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 1 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng  Thuế quan tăng thu ngân sách: Là một tập hợp các mức thuế suất được đưa ra mà mục đích chính là làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu. Chẳng hạn thuế quan mà một quốc gia không trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu là tăng thu cho ngân sách.  Thuế quan bảo hộ: Được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài. Ví dụ: một thuế suất 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu với giá nhập khẩu của chiếc máy là 2.000.000 VNĐ sẽ cho giá trị của nó sau thuế là 2.400.000 VNĐ. Giả sử không có khoản thuế nào khác nữa thì các nhà nhập khẩu phải bán chiếc máy này ít nhất phải ở mức giá trên 2.400.000 VNĐ để đảm bảo có lãi. Khi không có thuế nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong nước nếu muốn bán được mặt hàng tương tự chỉ có thể tính giá ở mức khoảng 2.000.000 VNĐ cộng với một lợi nhuận hợp lý; nhưng do nhà nước đã áp thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập khẩu nên họ hiện nay có thể tính giá ở mức cao hơn, có thể ở ngưỡng như giá bán ra của hàng nhập khẩu (sau khi chịu thuế) và như vậy họ sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn cũng như ổn định hơn về mặt tài chính.  Thuế quan cấm đoán: Là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao, gần như không còn nhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó nữa.  Thuế quan đàm phán thương mại: loại thuế quan này thường được ấn định trên giới hạn cần thiết để bảo hộ nền sản xuât trong nước, đồng thời là phương tiện dùng để đạt được những kết quả nhất định trong đàm phán với những bên tham gia. c. Thuế quan theo xu hướng vận động của hàng hoá, bao gồm:  Thuế xuất khẩu: là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu. Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm hạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác, hoặc có thể nhằm nâng giá HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 2 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được Nhà nước cân nhắc. Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là biện pháp tương đối dễ áp dụng. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế xuất khẩu như một biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách. Ví dụ về thuế xuất khẩu là thuế đánh vào phân bón xuất khẩu của Trung Quốc nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu về phân bón trong nước, thuế đánh vào một số nguyên liệu thô của Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất nội địa. Xu hướng chung trên thế giới hiện nay là để thuế xuất thuế xuất khẩu thấp để hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hoá. Đối với các nước đang phát triển, nhằm khuyến khích việc xuất khẩu sản phẩm hoàn thành, các nước thường quy định mức thuế xuất khá cao đối với nguyên, nhiên vật liệu xuất khẩu.  Thuế nhập khẩu: đánh vào hàng hoá nhập khẩu. ở mức độ khác nhau, các nước đều sử dụng loại thuế quan này vào mục đích: Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại. Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ. Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế. Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc. Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại. d. Thuế quan theo phạm vi tác dụng, bao gồm: HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 3 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng  Thuế quan tự quản: là loại thuế quan thể hiện tính độc lập trong việc đánh thuế của một quốc gia, không phụ thuộc vào các Hiệp định song phương hay đa phương đã ký kết. Loại thuế quan này được chia thành thuế quan tối đa có thuế suất cao nhất và loại thuế quan tối thiểu có thuế suất thấp nhất.  Thuế quan hiệp định: loại thuế quan này có thuế suất ấn định theo những điều khoản đã cam kết trong Hiệp định song phương hoặc đa phương. 1.1.2. Chức năng và vai trò của thuế nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường Thuế nhập khẩu là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chính sách kinh tế của mình, quản lý hoạt động nhập khẩu; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoại thương. Căn cứ vào từng giai đoạn lịch sử và điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi nước mà thuế quan được sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, ở góc độ chung nhất có thể nhận thấy rằng tính chất của thuế nhập khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau:  Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Mục tiêu chung của các quốc gia là sử dụng thuế nhập khẩu để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ðồng thời thuế nhập khẩu là loại thuế dễ thu nhất, ít bị phản ứng từ phía trong nước, thậm chí có khi còn được sự ủng hộ của nhiều người.  Thuế nhập khẩu cấu thành trong giá cả hàng hoá, làm tăng giá hàng hoá, do đó có tác dụng điều tiết nhập khẩu và hướng dẫn tiêu dùng; bởi vì lượng hàng hoá nhập khẩu phụ thuộc vào sức tiêu thụ hàng hoá, yếu tố này lại phụ thuộc vào giá cả. Giá cả hàng hoá cao hay thấp sẽ quyết định việc giảm hoặc tăng sức cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường. Thông qua thuế nhập khẩu nhà nước điều tiết việc nhập khẩu hàng hoá .  Hơn nữa, thuế nhập khẩu sẽ hạn chế việc tiêu dùng hàng hoá xa xỉ hoặc các loại hàng hoá không được khuyến khích sử dụng như thuốc lá, rượu, bia…  Thuế nhập khẩu có tác dụng bảo hộ nền sản xuất trong nước. Việc đánh thuế cao vào hàng hoá nhập khẩu sẽ giúp các nhà sản xuất trong nước có thể cạnh tranh được với hàng hoá nhập khẩu. Ðặc biệt thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giúp cho HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 4 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành còn non trẻ trong nước có thời gian trưởng thành và sinh lời để từ đó có thể cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu.  Thuế nhập khẩu có tác dụng giảm bớt nạn thất nghiệp vì việc đánh thuế nhập khẩu cao thì hàng hoá nhập khẩu sẽ giảm; để bù vào lượng hàng hoá nhập khẩu đó nhà nước ta phải mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động từ đó góp phần giải quyết nạn thất nghiệp trong nước.  Thuế nhập khẩu là công cụ để nhà nước thực hiện chính sách phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại đối với các nước. Chẳng hạn Mỹ đòi EU phải giảm từ 30 – 50% trợ cấp cho nông nghiệp, nếu không Mỹ sẽ tăng mức thuế đánh vào hàng hoá nông sản của EU nhập khẩu vào thị trườngMỹ.  Thuế nhập khẩu góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngọai giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý và nâng cao hiệu qủa hoạt động xuất nhập khẩu trong cả nước. 1.2. Nội dung cơ bản của chính sách thuế nhập khẩu: 1.2.1. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế: Tất cả hàng hoá được phép nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế nhập khẩu ngoại trừ các trường hợp sau: 1/ Hàng quá cảnh và mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam. 2/ Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu. 3/ Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan; Hàng hóa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hóa đưa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan này sang khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan khác trong lãnh thổ Việt Nam; Hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào các khu vực được phép miễn thuế theo quy định của Chính phủ. 4/ Hàng viện trợ nhân đạo. HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 5 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng 1.2.2. Căn cứ tính thuế nhập khẩu: Theo quy định tại điều 8 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc Hội khóa 11 thì Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và đồng tiền nộp thuế được xác định như sau: 1/ Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa. 2/ Phương pháp tính thuế được quy định như sau: a) Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính thuế; b) Trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá tại thời điểm tính thuế. 3/ Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam ; trong trường hợp được phép nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. 1.2.3. Giá tính thuế: 1/ Đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá: Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 118/2003/TT/BTC ngày 8/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 6 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng Hiệp định chung về thuế quan và thương mại thì giá tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 118/2003/TT/BTC nêu trên. Giá tính thuế là giá thực tế phải thanh toán cho người bán. 2/ Đối với hàng hoá nhập khẩu không theo hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng không phù hợp theo quy định tại Luật Thương mại thì giá tính thuế nhập khẩu do Cục Hải quan địa phương qui định. 1.2.4. Thuế suất của mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Theo mức thuế suất đối với cùng một mặt hàng, có thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường:  Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với quốc gia đó. Thuế suất ưu đãi thông thường được quy định cụ thể cho từng mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do cơ quan chức năng ban hành.  Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.  Thuế suất thông thường: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện quy chế tối huệ quốc cũng như không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó. Thuế suất thông thường luôn luôn cao hơn so với thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt của cùng mặt hàng đó. Thuế suất thuế nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế thuế nhập khẩu. HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 7 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng 1.2.5. Thời điểm tính thuế: Thời điểm tính thuế nhập khẩu là ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hàng hóa nhập khẩu với cơ quan Hải quan theo qui định của Luật Hải quan. Trường hợp đối tượng nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế là ngày cơ quan Hải quan cấp số Tờ khai tự động từ hệ thống. Quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai nhưng chưa có hàng hoá thực nhập khẩu thì Tờ khai đã đăng ký không có giá trị. Khi có hàng hoá thực tế nhập khẩu phải làm lại thủ tục kê khai và đăng ký Tờ khai hàng hoá nhập khẩu. 1.2.6. Thời hạn nộp thuế nhập khẩu: 1/ Đối với hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu là 9 tháng (được tính tròn là 275 ngày) kể từ ngày nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp. 2/ Trường hợp hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm xuất - tái nhập hoặc tạm nhập - tái xuất thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn của cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm xuất - tái nhập hoặc tạm nhập - tái xuất (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn) theo quy định của Bộ Thương mại. 3/ Đối với hàng hoá tiêu dùng phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng hoá 4/ Đối với hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch; hàng hoá nhập khẩu của cư dân biên giới thì đối tượng nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam. 5/ Đối với hàng hóa không thuộc diện thực hiện nộp thuế theo qui định tại điểm1, 2,3 và 4 nêu trên, thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp. 6/ Hàng hóa có thời hạn nộp thuế khác nhau thì phải mở Tờ khai hàng hóa riêng theo từng thời hạn nộp thuế. HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 8 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng 7/ Trường hợp hàng hoá còn trong sự giám sát của cơ quan Hải quan, nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế đối với từng loại hàng hoá thực hiện theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và tính từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải toả hàng hoá đã tạm giữ. 1.3. Tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế: Khi đánh thuế nhập khẩu, người sản xuất hàng trong nước được lợi nhưng người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu: Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốn mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới. Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd và Qs) ở mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này. HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 9 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước bị tăng lên đến mức bằng giá thế giới công với thuế nhập khẩu kích thích những nhà sản xuất trong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Qs lên Qs'. Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ Qd xuống Qd'. Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật CEGH để mua số lượng hàng Qd'. Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình BCEF) được chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện tích hình AFGH) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia. Tuy nhiên phần diện tích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi phí cho sự yếu kém của những nhà sản xuất trong nước. Diện tích hình ECD lại là một tổn thất nữa khi độ thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ Qd hàng hoá, do có thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi. Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của toàn xã hội. Do những tác động ấy, nó khuyến khích sản xuất phi hiệu quả trong nước, làm cho người tiêu dùng giảm sút độ thoả dụng do phải tiêu dùng ít đi nhưng nó tạo ra nguồn thu cho chính phủ. Xem xét ví dụ tác động của chính sách thuế hàng nhập khẩu lên mặt hàng xe hơi . Với mặt hàng là xe hơi nhập khẩu được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Nếu với chính sách nhập khẩu tự do : Khi đó lượng cung trong nước thấp hơn lượng cầu trong nước. Mức chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu trong nước được đáp ứng bằng cách mua hàng từ các nước khác. Khi đó người tiêu dùng trong nước được lợi vì học có thể được mua với giá thấp hơn. Còn người sản xuất trong nước bị thiệt. HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 10 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng Lúc này để bảo hàng trong nước thì chính phủ đánh thuế nhập khẩu làm tăng giá xe nhập khẩu lên mức cao hơn giá thế giới một lượng bằng thuế nhập khẩu. Các nhà cung cấp xe hơi trong nước có thể bán xe của mình bằng giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Sẽ khuyến khích sản xuất trong nước, ngăn chặn cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài. Còn người mua trong nước bị thiệt. Ngoài ra chính phủ trong nước tạo được nguồn thu. Như vậy thuế nhập khẩu làm giảm lượng nhập khẩu và chuyển thị trường trong nước gần tới mức cân bằng khi không có thương mại quốc tế. Tác động của thuế nhập khẩu lên cầu xe hơi: HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 11 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng Với dân số gần 100 triệu dân năm 2011, nhu cầu của người dân VN về xe ô tô ngày càng tăng cao. Tại thị trường Việt Nam các thương hiệu như Hyundai, Kia, Toyota, Honda, Ford, chiếm gần 80% tổng lượng xe tiêu thụ. Các DN Việt Nam có chăng chỉ giành được quyền nhập khẩu và phân phối những mẫu xe ít tên tuổi như xe Trung Quốc hay có số lượng tiêu thụ không nhiều như Land Rover, Citroen, Chrysler... Nắm giấy uỷ quyền nhập khẩu và phân phối xe chính hãng tại Việt Nam hiện chia thành 2 nhóm. Một là các liên doanh lắp ráp và sản xuất ô tô như Toyota Việt Nam, Mercedes-Benz Việt Nam... - các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA). Hai là các đại lý có giấy phép nhập khẩu chính hãng như Euro Auto phân phối xe BMW, World Auto phân phối xe Volkswagen, VinaMazda phân phối xe Mazda… Mặc dù kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn do lạm phát cao gây ra, người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, nhưng tiêu thụ xe nhập khẩu hạng sang vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc dù thuế nhập khẩu ô tô ở VN hiện nay vẫn đang ở mức rất cao khoảng 80%( năm 2011). Xe nhập khẩu được ưa chuộng hơn vì nó sang trọng, tích hợp nhiều công nghệ hiện đại hơn xe trong nước lắp ráp. Công ty Euro Auto, nhà phân phối chính thức xe BMW tại Việt Nam - cho biết, năm 2011 mức tăng trưởng tiêu thụ xe BMW đạt 35% so với cùng kỳ 2010. Công ty cổ phần Liên Á Quốc tế, nhà phân phối chính hãng của Audi tại Việt Nam, cũng cho biết, tính đến hết tháng 7 năm 2011, Audi đã bán được bằng tổng doanh số xe bán ra trong năm 2010 và đạt được sự tăng trưởng 169% so với cùng kỳ năm ngoái. World Auto, nhà phân phối chính thức thương hiệu Volkswagen tại Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng. Trong 8 tháng đầu năm 2011, số lượng xe Volkswagen bán ra tăng 159% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương), giai đoạn 2015-2020 nhu cầu ôtô cả nước sẽ tăng lên tới mức 300.000 xe/năm, trong đó xe từ 9 chỗ trở xuống sẽ chiếm tới 60%. Bên cạnh đó, thuế suất thuế nhập khẩu HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 12 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng ôtô nguyên chiếc ngày càng giảm theo lộ trình gia nhập AFTA và WTO. Đến 2018 thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN chỉ còn 0%. Tác động của thuế nhập khẩu lên tình hình tiêu thụ ô tô: Năm 2001, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc chưa qua sử dụng vẫn là 100%. Thuế linh kiện bộ CKD, IKD luôn ở mức thấp 3-25% Tháng 11/2005, thuế đối với mặt hàng này giảm từ 100% xuống 90% Ngày 11/1/2007 - thời điểm gia nhập WTO, thuế ôtô mới nguyên chiếc giảm từ 90% xuống còn 80% Tháng 8/8/2007, thuế ôtô mới nguyên chiếc giảm xuống còn 70% Ngày 19/10/2007, thuế của mặt hàng này còn 60%. Do được giảm thuế nên năm 2007, lượng xe ô tô nhập khẩu về tăng ở mức kỷ lục, đạt 28.000 chiếc, gấp hơn hai lần so với năm 2006, kim ngạch nhập khẩu lên tới 523 triệu USD. Năm 2008, lượng xe nhập khẩu về tiếp tục tăng, 2 tháng đầu năm lượng xe cập cảng Việt Nam đạt khoảng 10.000 chiếc, bằng doanh số 8 tháng đầu năm 2007. Số liệu từ tổng cục thống kê cho thấy, xe nhập khẩu nguyên chiếc đã xấp xỉ 80% lượng lắp ráp xe trong nước, tương đương với 44% thị phần, trong khi đó, vào thời điểm tháng 8/2007, thị phần xe nhập hằng tháng chiếm không quá 25%. Trước tình hình đó, các thành viên VAMA( hiệp hội xe ô tô VN) cho rằng giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc không hề tác động đến giá thành xe lắp ráp trong nước( giá ô tô sản xuất trong nước có giảm nhưng không như kỳ vọng). Muốn xe nội giảm giá thì thuế nhập khẩu linh kiện phải giảm, đồng thời quy mô thị trường phải lớn. Như vậy, việc giảm thuế nhập khẩu ô tô năm 2007 đã không những đóng góp lớn về thuế cho ngân sách mà còn góp phần làm đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm, thương hiệu ô tô cho người tiêu dùng lựa chọn( do nhà nhập khẩu mạnh tay hơn trong việc nhập khẩu nhiều loại ô tô đắt tiền) HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 13 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng Vì vậy, ngày 21/4/2008, Bộ Tài chính đã chính thức thông báo quyết định tăng thuế suất nhập khẩu ô tô mới nguyên chiếc dùng chở người từ 70% lên 83%, việc tăng thuế được áp dụng cho các tờ khai hải quan bắt đầu từ ngày 22/4/2008. Mục đích của việc tăng thuế lần này mà Bộ Tài Chính đưa ra là để giảm ác tắc giao thông, giảm tình trạng nhập siêu nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Nguyên nhân đánh thuế xe nhập khẩu:  Cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay của Việt Nam chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại của hàng triệu ô tô, phương tiện đi lại chủ yếu hiện nay vẫn là xe máy.  Mức thu nhập của Việt Nam còn rất thấp.  Ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người Việt Nam chưa thật sự tốt. Do đó, nếu lượng ô tô đi lại trên đường quá đông vượt ngưỡng có thể kiểm soát được thì ùn tắc chắc chắn sẽ trở thành một bài toán hóc búa, đau đầu.  Ngoài ra, đối với các nước đang phát triển hay chậm phát triển thì nguồn thu từ thuế nhập khẩu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong thu ngân sách nhà nước.  Một lý do quan trọng khác, việc sử dụng thuế nhập khẩu giúp bảo hộ ngành công nghiệp xe hơi còn non trẻ của chúng ta Có được như mong muốn của các nhà quản lý kinh tế không? Một chiếc Camry bán tại Việt Nam giá 54.000 USD trong khi tại Mỹ giá bán vào khoảng 20.000 USD. Chiếc Camry nhập về VN, sau khi cộng thêm các loại phí, thuế, giá bán ra thị trường vào khoảng 57.000 USD, đắt hơn xe nội 2.000-3.000 USD. Hiện nay, các hãng xe trong nước chỉ đóng thuế linh kiện vào khoảng 23-25%, trong khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc đóng thuế với mức 83%. Như vậy, xe nội được ưu ái tới gần 60% thuế, nếu tính chi phí cho mỗi chiếc xe thêm 25% thì xe nội có cơ hội giảm giá bán tới 25%. Giá xe nội chỉ khoảng 42.750 USD. Phải rẻ hơn xe nhập từ 14.250 USD. HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 14 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng Trong khi giá thực tế chỉ rẻ hơn 2000 – 3000 USD thì khoảng chênh lệch từ 11.250 – 12.250 USD sẽ thuộc các nhà sản xuất xe hơi trong nước để tái đầu tư sản xuất. Tham vọng tự xây dựng một nền CN xe hơi cùng với sự nôn nóng của nhà quản lý với đầy đủ công cụ tài chính, thuế trong tay sau dăm năm triển khai đã khiến người tiêu dùng lãnh đủ, hệ quả tất yếu là giá xe hơi tại VN thuộc hàng cao nhất thế giới. Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 6570%, Thái Lan đạt tới 80%. Tại các nước này thuế suất thuế nhập khẩu cũng chỉ ở mức 57%. Hiện cả nước có 397 DN tham gia lĩnh vực ô tô, trong đó có 51 DN lắp ráp ô tô (13 DN nhà nước, 23 DN tư nhân và 15 DN có vốn đầu tư nước ngoài), 40 DN sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe, 210 DN sản xuất linh kiện phụ tùng và 97 DN sửa chữa. Ngành công nghiệp ôtô VN được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp gần như sớm nhất thu hút được lượng vốn FDI cao với hàng loạt các tên tuổi lớn của ngành ôtô thế giới như Ford, Toyota, Mercedes - Benz... Nhưng hầu hết các doanh nghiệp chỉ NK linh kiện về lắp ráp mà chưa chú trọng đầu tư sản xuất phụ tùng linh kiện, gia tăng tỉ lệ nội địa hóa. Cao nhất là Toyota Việt Nam, thành lập từ năm 1995, là liên doanh đầu tư sản xuất ô tô lớn nhất tại Việt Nam, đến nay sau 16 năm hoạt động, đạt tỉ lệ nội địa hoá từ 17%-37%. Với các DN 100% vốn trong nước, "đầu đàn" của DN nhà nước là Tập đoàn Công nghiệp ô tô Việt Nam ( Vina Motor) mới chỉ dừng lại ở lắp ráp xe buýt, xe tải với sản lượng chiếm khoảng 10% thị trường. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam thực hiện theo Quyết định 177/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020: + Về các loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con): Đáp ứng khoảng 40 - 50% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong nước (hàm lượng chế tạo trong nước) đến 40% vào năm 2005; đáp ứng trên 80% nhu cầu thị trường trong HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 15 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 50%, hộp số đạt 90%). Người tiêu dùng thực sự mong đợi điều gì và ai bảo vệ người tiêu dùng khi Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam VAMA là đại diện lợi ích cho các nhà sản xuất. Các thành viên VAMA đã hưởng lợi lớn từ sự bảo hộ của Chính phủ. HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 16 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 - Khái quát về tình hình nhập khẩu của Việt Nam hiện nay Là một nước đang phát triển, nguồn thu ngân sách của Nhà nước hiện nay chủ yếu dựa vào thuế, trong đó các khoản thu về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm một tỷ trọng lớn, khoảng 23 – 25% tổng thu ngân sách Nhà nước. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Triệu đô la Mỹỹ 2007 2008 2009 2010 2011 431,057 548,529 629,187 461,500 595,000 60,271 91,457 105,629 95,500 138,700 TỔNG TRỊ GIÁ GDP Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 84, Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 921 Thuế xuất khẩu nhập khẩu tiêu thụ đặc biệt 38,3 hàng nhập khẩu Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu ( tổng số thu ) 180,7 125,505 143,629 131,500 00 80,4 09 60,474 46, 65,03 612 1 76,996 66,500 00 100,3 66,633 65,000 00 24,6 Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 50 42,0 34,048 38,000 36,000 00 16.7% 16.8% 20.7% 23.3% Chênh lệch giá hàng hóa xuất nhập khẩu Tỷ lệ thu thuế XNK / tổng thu ngân sách (tỷ lệ) 14.0% ( Số liệu : Tổng cục thống kê, Bộ tài chính ) Qua nhiều năm thực hiện chính sách xuất nhập khẩu, VN đã có những thành công đáng kể. Mặc dù VN hiện nay đã tham gia vào WTO, AFTA, MFN …nhưng tổng số thu ngân sách tăng hàng năm. Tỷ lệ thu thuế XNK trên tổng ngân sách có giảm trong những năm 2004-2009 trong khoảng 12-18% nhưng đã tăng lại trong các năm từ 2010 trở đi. HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 17 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng HiÖn nay, song song víi thuÕ xuÊt nhËp khÈu, chóng ta cßn ¸p dông hai s¾c thuÕ míi, ®ã lµ thuÕ TT§B vµ thuÕ GTGT ®èi víi hµng ho¸ xuÊt nhËp khÈu. §©y thùc chÊt chØ lµ sù ®iÒu chØnh nh»m lµm t¸ch b¹ch c¸c s¾c thuÕ gi¸n thu. §iÒu nµy mét mÆt phï hîp víi yªu cÇu cña c¸c tæ chøc kinh tÕ quèc tÕ mµ ViÖt Nam sÏ tham gia vÒ viÖc hoµn thiÖn hÖ thèng thuÕ gi¸n thu, mÆt kh¸c sÏ gãp phÇn ®¶m b¶o nguån thu cho Ng©n s¸ch Nhµ nước khi ViÖt Nam tham gia c¾t gi¶m thuÕ quan theo cam kÕt víi c¸c tæ chøc quèc tÕ nµy. Hàng chế biến khác Hàng hoá không thuộc các nhóm trên HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 18 1898.7 2243.9 2737.0 3383.5 3314.6 819.8 1878.8 1316.1 2728.3 382.6 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng Hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng chế biến hoặc đã tinh chế. Máy móc phương tiện vận tải và phu tùng và hóa chất chiếm 46% còn lại nguyên liệu chiếm 25% tổng giá trị nhập khẩu. Trong năm 2011, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là nhóm hàng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với kim ngạch năm 2011 đạt 15,34 tỷ USD. Trong đó, khu vực FDI nhập khẩu 6,59 tỷ USD và các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 8,75 tỷ USD. Nhóm hàng máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 5,18 tỷ USD. Tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu là 106,75 tỷ USD. 2.2 - Những hạn chế của chính sách thuế nhập khẩu.  Mặc dù chính sách thuế nhập khẩu đã chú trọng bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư thông qua việc phân biệt mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu từ các thị trường. Tuy nhiên, hiệu quả bảo hộ qua thuế chưa cao, chưa có sự chọn lọc, và xác định cụ thể về thời hạn và lộ trình bảo hộ để các doanh nghiệp chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế sẵn có của mình.  Hiện nay, những ngành được bảo hộ cao nhất là những ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu chứ không phải là những ngành sản xuất có tiềm năng xuất khẩu hoặc những ngành có tiềm năng, có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế nhưng hiện tại chưa đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Hàng rào bảo hộ hiện nay chỉ chú trọng trong các ngành công nghiệp. Điều này gây bất lợi khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế, khi hàng rào thuế quan dần dần bị xoá bỏ - hàng nhập khẩu có nguy cơ tràn ngập, trong khi đó hàng xuất khẩu chủ lực lại không có điều kiện chiếm lĩnh thị trường.  Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thường xuyên thay đổi: Do biến động của thị trường thế giới và trong nước, biểu thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, đặc biệt là mặt hàng xăng, dầu, sữa bột. Việc thường xuyên sửa đổi biểu thuế suất thuế nhập khẩu tuy đáp ứng yêu cầu bảo hộ một số ngành sản xuất, góp phần đảm bảo nguồn thu ngân sách, tạo điều kiện bình ổn thị trường khi giá cả của một số mặt hàng trên thế giới tăng đột biến làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 19 Phân tích những tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng doanh (SXKD) trong nước nhưng lại gây không ít khó khăn trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp sẽ bị động khi có sự thay đổi về thuế trong tính toán hiệu quả SXKD, trong xây dựng được chiến lược kinh doanh, thương hiệu sản phẩm.... Mặt khác, việc thường xuyên thay đổi biểu thuế suất thuế nhập khẩu sẽ làm cho chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam không minh bạch theo quy định của WTO.  Biểu thuế suất thuế nhập khẩu quá phức tạp. Thuế suất thuế nhập khẩu nhìn chung thấp đối với nguyên liệu đầu vào (thường là 0%) và cao đối với các sản phẩm đầu ra, thuế suất cao nhất thường áp dụng cho hàng tiêu dùng. Thực tế cho thấy, chiến lược thúc đẩy tăng trưởng hàng sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu thông qua việc đưa ra rào cản thuế nhập khẩu cao, thường dẫn đến mức độ bảo hộ cao và việc lợi dụng chính sách bảo hộ của các nhà sản xuất thay vì hướng đến việc thay đổi công nghệ, cắt giảm chi phí. HVTH: Nguyễễn Thị Kim Hoàng Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng