Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan niệm tình yêu trong thơ xuân diệu...

Tài liệu Quan niệm tình yêu trong thơ xuân diệu

.PDF
77
3827
136

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM LÊ THỊ TRÚC LINH MSSV: 6106245 QUAN NIỆM TÌNH YÊU TRONG THƠ XUÂN DIỆU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN CẦN THƠ, 2014 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM LÊ THỊ TRÚC LINH MSSV: 6106245 QUAN NIỆM TÌNH YÊU TRONG THƠ XUÂN DIỆU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN Cán bộ hướng dẫn: HỒ THỊ XUÂN QUỲNH CẦN THƠ, 2014 2 LỜI TRI ÂN Qua bốn năm học dưới giảng đường trường ĐH Cần Thơ em đã học tập và tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân để hoàn thành luận văn cũng như phục vụ cho công việc sau này. Để hoàn thành được những điều đó bản thân em đã nỗ lực học tập, nghiên cứu và trao dồi kiến thức, kĩ năng cho mình. Em xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ của quý thầy cô trong khoa sư phạm trường ĐH Cần Thơ đặc biệt là cô Hồ Thị Xuân Quỳnh đã hướng dẫn tận tình trong quá trình em thực hiện đề tài. Kính chúc thầy cô trường ĐH Cần Thơ ngày càng thành công trong sự nghiệp giàng dạy. Cần thơ, ngày tháng Sinh viên thực hiện Lê Thị Trúc Linh 3 năm ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 2. Lịch sử vấn đề. 3. Mục đích nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. TÌM HIỂU CHUNG 1.1 Vài nét về nhà thơ Xuân Diệu. 1.1.1 Tiểu sử. 1.1.3 Sự nghiệp. 1.2 Quan điểm nghệ thuật. 1.3 Phong cách nghệ thuật. 1.4 Quan niệm về tình yêu qua các giai đoạn văn học. 1.4.1 Tình yêu trong ca dao, dân ca. 1.4.2 Tình yêu trong văn học trung đại. 1.4.3 Tình yêu trong văn học hiện đại. CHƯƠNG II . QUAN NIỆM TÌNH YÊU TRONG THƠ XUÂN DIỆU 2.1 Tình yêu trước cách mạng tháng Tám. 2.1.1 Thể hiện sự chân thành, chung thủy. 2.1.2 Thể hiện khát khao tận hưởng. 2.1.3 Thể hiện khát khao được cảm thông, chia sẻ. 2.2 Tình yêu sau cách mạng tháng Tám. 2.2.1 Tình yêu đôi lứa gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước. 2.2.2 Tình yêu gắn liền với tình nghĩa vợ chồng. CHƯƠNG III. PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN QUAN NIỆM TÌNH YÊU TRONG THƠ XUÂN DIỆU 3.1 Thời gian nghệ thuật. 3.2 Không gian nghệ thuật. 3.3. Hình ảnh. 3.4 Ngôn ngữ. 3.5 Nhịp điệu. C. PHẦN KẾT LUẬN. 4 A. PHẦN MỞ ĐẦU I - Lý do chọn đề tài: Văn học Việt Nam cũng như văn học của các nước trên thế giới đều có những thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển. Tuy nhiên, có một điều rất lạ ở Việt Nam là khi xã hội có những biến động lớn lao thì văn học lại có những bước phát triển vượt bậc. Điều này được thể hiện rất rõ ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX hay như giai đoạn 1930-1945. Có thể nói, giai đoạn văn học 1930-1945 đã thực sự mở ra một kỷ nguyên mới cho nền văn học Việt Nam trên bước đường hiện đại hóa nền văn học dân tộc với những tài năng văn học luôn luôn có ý thức cao về vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự phát triển văn học của nước nhà theo hướng hiện đại hóa như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ, X uân Diệu, HuyCận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử,…ở khuynh hướng văn học lãng mạn, Nguyễn Công Hoan, Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Mạnh Phú Tư, Nguyên Hồng,…ở khuynh hướng văn học hiện thực phê phán và Tố Hữu, Xuân Thủy, Sóng Hồng, Hồ Chí Minh,… ở khuynh hướng văn học cách mạng. Tuy mỗi nhà văn, nhà thơ ở giai đoạn văn học này có những đóng góp khác nhau nhưng tựu chung những tác phẩm của họ đã thực sự đi vào quỹ đạo của văn học hiện đại. Khi nhắc đến văn học lãng mạn giai đoạn 1930 -1945 không thể không nhắ c đến Phong trào Thơ mới với tên tuổi và đóng góp của “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu bởi những sáng tác của ông đã thực sự làm phong phú thêm hương sắc cho “vườn hoa” thi ca Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Cùng với những bậc “đàn anh” trong làng Thơ mới như Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Lưu Trọng Lư, cùng với những người đồng trang lứa như Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Huy Cận,… Xuân Diệu đã thực sự làm một cuộc bức phá ngoạn mục trong những tác phẩm của mình. Hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió là kết tinh của tinh thần lao động sáng tạo miệt mài và bản lĩnh nghệ thuật của ông trước cách mạng tháng Tám -1945. Nhiều bài thơ trong hai tập thơ này đã thực sự trở thành “mẫu số vĩnh hằng” của hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám-1945 nói riêng và Phong trào Thơ mới nói chung bởi sự mới mẻ, hiện đại của chúng ở cả khía cạnh nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Thơ ông thời kỳ này đa phần đề cập đến tình yêu với những cung bậc và sắc màu tình cảm rất tinh tế, phong phú và đa dạng. Trong Phong trào Thơ mới, có nhi ều nhà thơ sáng tác thơ tình song có lẽ không ai có thể vượt qua Xuân Diệu về số lượng và chất lượng. Thơ tình của ông thời kỳ này có những bài, những câu thơ cũng “đeo” nỗi buồn của cái tôi cô đơn, lẻ loi, trơ trọi trong tình yêu song nó không hề ủy mị, sướt mướt mà luôn luôn hướng lòng về với trần thế, nhân gian với khát khao giao cảm với đời đến “cháy lòng”, “cháy dạ” . Tình yêu trong thơ ông thời kỳ này được 5 nâng lên thành tri ết lý của sự sống: “ Làm sao sống được mà không yêu. / Không nhớ không thương một kẻ nào”. Cách mạng tháng Tám-1945 thành công, ông và một số nhà Thơ mới khác như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Anh Thơ,…đã hòa lòng mình vào nhịp sống của một kỷ nguyên mới- kỷ nguyên độc lập của dân tộc. Do vậy, nếu như trước cách mạng tháng Tám, hồn thơ của ông “độc hành” với cái tôi thì sau cách mạng tháng Tám, cái tôi trong thơ ông đã hòa nhịp với cái ta chung của thời đại, của dân tộc nên số lượng thơ tình của ông thời kỳ này không nhiều. Tuy số lượng thơ tình trong “gia tài ” thơ của ông thời kỳ này có phần “vơi đi”, giọng điệu của nó có phần lắng dịu hơn so với trước cách mạng tháng Tám- 1945 song sự thiết tha, dạt dào thì không hề thuyên giảm. Trong suốt cuộc đời văn nghiệp, Xuân Diệu đã để lại cho đời gần 450 bài thơ tình. Điều này chứng tỏ sự vinh danh ông là “ông hoàng của thơ tình” của giới nghiên cứu, phê bình không phải mang tính nhất thời mà là thể hiện trân trọng của họ đối với hồn thơ Xuân Diệu. Ngày hôm nay, mặc dù Xuân Diệu đã đi xa nhưng những bài thơ tình của ông vẫn là món ăn tinh thần của những người trẻ tuổi, của những người yêu quý ông, yêu quý thơ ông. Đã có biết bao bài nghiên cứu, bao công trình vẫn tiếp tục phân tích, bàn luận về thơ tình của ông với mong muốn khai thác thêm những tầng vỉa mới trong “kho quặng” thơ tình của ông. Ít, nhiều trong những bài viết đó cũng đã đề cập đến quan niệm tình yêu trong thơ của Xuân Diệu trước và sau cách mạng tháng Tám- 1945. Vì vậy, việc chọn đề tài “Quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Diệu” của chúng tôi thực sự cũng có những thuận lợi nhất định. Với việc triển khai đề tài này, trước hết chúng tôi có cơ hội hiểu sâu những vẻ đẹp tinh túy trong thơ tình của Xuân Diệu qua các thời kỳ, sau là trân trọng, kính yêu một con người đã sống hết lòng vì văn chương nghệ thuật, hết lòng vì cuộc đời. II – Lịch sử vấn đề: Phải nói rằng cuộc cách mạng về thi ca trong Phong trào Thơ mới là một bước chuyển biến rất quan trọng trong quá trình hiện đại hóa thi ca Việt Nam những thập niên 30 – 40 của thế kỉ XX. Nhưng cuộc đổi mới đó, có thành công và đạt được những thành tựu mà ngày hôm nay chúng ta ngưỡng mộ hay không nếu như thiếu các “Ngôi sao sáng” đã hết lòng vì nghệ thuật, đóng góp tài năng và tâm huyết cho sự hồi xuâ n của nền thi ca dân tộc. Mỗi một nghệ sĩ là một nguồn sá ng làm cho Thơ m ới đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, thiếu một ai đó sẽ làm cho “ánh sáng” kia như chưa ỏt a hết phần hồn của mình. Xuân Diệu đã mang một nguồn sáng mới vào thơ ca dân tộc, đó là tình yêu, đây vốn không phải đề tài mới mẻ gì. Trước kia tình yêu cũng được nhiều thi sĩ nhắc tới, tuy nhiên nó ẩn sau các hình tượng khác như thiên nhiên, sự vật. Do vậy trong thơ của những nhà 6 thơ trước khi Phong Trào thơ mới ra đời, tình yêu trong thơ họ chưa thể hiện được “cái tôi” riêng rõ ràng như trong Thơ Mới mà đặc biệt là Xuân Diệu. Đến Xuân Diệu, ta thật sự ngỡ ngàng, tình yêu trong thơ ông không hề dè dặt mà cuồng nhiệt thể hiện được tâm tư, khát vọng của đại đa số lớp trẻ bấy giờ. Là một thi sĩ, Xuân Diệu luôn hết mình vì nghệ thuật với tấm lòng đầ y nhiệt huyết và say mê. Quay ngược thời gian lúc thi sĩ mới “chập chững” bước vào giới nghệ thuật, lúc ấy giới văn nghệ sĩ đã một phen sửng sốt và hiếu kì với một “tay thi sĩ” mới toanh mang theo lối thơ quá ư là “Tây hóa” nội dung thì bay bổng, táo bạo. Ngay từ bài thơ đầu tiên Với bàn tay ấy tuy không quá xuất sắc và còn chút gì đó “ngô nghê” nhưng cũng đủ mở màn cho một lối thơ rất riêng : “Bài thơ ấy tả cái sức huyền diệu, cái lực thần tiên của âm nhạc vang động tới tận tâm hồn” [10;27], thể hiện một t âm hồn rạo rực yêu đời, yêu cuộc sống: “Tác giả thấy hương thơm của hoa, thấy vị say của rựu ngọt, màu hương thơm của ánh sáng và những cảnh sương khói hiển hiện lẫn lộn trong lòng suối, lời chim và tiếng khóc than” [ 10;27] và cũng chính bài thơ này Thế Lữ nhìn thấy một khà năng tiềm ẩn và đoán trước rằng đây vị thi sĩ trẻ này sẽ còn phát huy và đột phá trong tương lai với lối thơ đặc biệt này “chúng tôi chắc thế nào cái thiên tài khép nép kia sẽ có lúc nảy nở ra và khi đó sẽ có những mầu đậm đà, những ánh xán lạn.” [10;28]. Xuân Diệu tiếp tục gởi gắm tài năng trong những tập thơ tiếp theo, đi kèm với nó là những lời bình luận, nhận định không chỉ là một phía. Bởi hồn thơ Xuân Diệu quá sôi nổi, quá riêng và quá cuồng nhiệt thậm chí phá cách từ nội dung đến nghệ thuật. Trong Việt Nam Thi nhân tiền chiến của Nguyễn Tấn Long có bài viết Dư luận thuận và nghịch trong sự xuất hiện thơ Xuân Diệu đã giới thiệu và trích dẫn những ý kiến trái chiều đối với thơ Xuân Diệu. Phái thơ xưa thì không thích lối thơ quá mới của ông thậm chí còn bài bác, khó chịu. Họ cho rằng Xuân Diệu đã đi quá xa, không tuân thủ các luật thơ. Nội dung thì bình thường và dễ gây chán khi đọc, còn có gì đó quá đà. Tiêu biểu nhất là lời nhận định của Thái Phỉ trong một bài báo nổi tiếng Tin văn: “Trong những năm gần đây, một phong trào thi ca m ới xuất hiện, nhóm này gồm nhiều người trẻ tuổi như:Thế Lữ tức Nguyễn Thứ Lễ tự là Lê Ta, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, v.v… Nhóm này ra đời đã hô hào, huênh hoang ựt cho mình là làm thơ theo mới, t ư tưởng tự do cởi mở là tiến bộ, là văn minh. Nhưng thật tình có văn minh tiến bộ không? Khi mà người hôm nay đọc thơ của họ không sao tránh được những cái tầm thường, lố bịch, gàn dở không chỗ nói được. Những bài thơ bất kể vần, bất kể niêm luật cứ thay phiên ra đời nhưng nó chẳng làm được một cái gì gọi là mới cả. Chẳng hạn như thơ của Xuân Diệu, ông này được coi là một tay kiện tướng của phong trào này, thơ của ông ta được kể là khá nhất đám nhưng cũng chẳng ra gì. Thơ vơi thẩn, đọc qua nhiều bài của ông chúng ta phát bắt cười vì thơ 7 thì chẳng ra thơ, Tây chẳng phải Tây mà Tàu lại cũng chẳng phải Tàu”[11;522]. Những lời nhận định đó có thật đúng với thơ Xuân Diệu hay không thì do chính chúng ta - những độc giả yêu thơ ca - sẽ có những cảm nhận riêng. Xét qua những đóng góp của Xuân Diệu thì có rất nhiều công trình, bài luận, bài phê bình khảo sát và tìm hiểu sự nghiệp thơ văn cũng như con người ông, từ khía cạnh nội dung đến hình thức. Ở phần này người viết luận văn sẽ đưa ra những tài liệu đã khảo sát thơ Xuân Diệu về đề tài tình yêu từ đó thấy được nội dung cốt lõi của vấn đề đã được tìm hiểu đến mức độ nào. Tình yêu có thể nói là nội dung quan trọng và xuyên suốt trong thơ ông trước và sau CMT8 năm 1945. Trước năm 1945, hai tập thơ: Thơ thơ và Gửi hương cho gió của Xuân Diệu đã thực sự tạo được ấn tượng mạnh mẻ đối với người đọc cũng như giới nghiên cứu phê bình. Khen có, chê có nhưng hầu hết họ đều phải công nhận Xuân Diệu là nhà thơ rất mới. Trong lời tựa cho tập Thơ thơ, Thế Lữ đã nhận xét về “khí chất” lãng mạn của Xuân Diệu: “Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hồn hậu và say mê, tóc như vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi người và miệng cười như một tấm lòng sẵn sàng ân ái” [16;142]. Đến năm 1941, Hoài Thanh đã đưa Xuân Diệu vào “top”những thi sĩ được xếp vào Thi nhân Việt Nam, ông đã viết một bài dành riêng cho Xuân Diệu. Theo ông, thơ Xuân Diệu tràn ngập yêu đương với tư tưởng tình yêu mãnh liệt mang những vẻ riêng không dễ nhầm lẫn: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chư a từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình” [15;391] . Sau này nhìn lại thơ Xuân Diệu trước năm 1945, trong quyển Văn học và thời gian, ông Trần Đình Sử đã có nhận xét về thơ Xuân Diệu như sau: “Là một nhà thơ lãng mạn Xuân Diệu đã biểu hiện đầy đủ một tâm hồn lãng mạn mới: không phải cái lãng mạn khóc than, sướt mướt của đầu thế kỉ, mà là một thứ lãng mạn rào rạt, bốc lửa muốn sống hết mì nh với những khát khao vô hạn trong cái hữu hạn của kiếp người.” [14;328, 329]. Chỉ cần một nhận định cũng đã thâu tóm chính xác hồn thơ Xuân Diệu, đó là một hồn thơ rất tinh tế, nhạy cảm. Mùa xuân và thơ tình là bài viết của Phong Lê cho thấy trong tình yêu của Xuân Diệu ngoài xúc cảm mãnh liệt của giác quan, tình yêu còn gắn với không gian và thời gian đó là “mùa xuân”, mùa xuân tình yêu, mùa xuân của tuổi trẻ và mùa xuân của đời người. Ngoài ra còn một số bài bình luận của các tác giả: Lê Trí Viễn với Một chút xuân trong thơ Xuân Diệu, Mã Giang Lân với Sự đa dạng của Xuân Diệu v.v… Đó là những bài bình luận, phê bình của giới nghiên cứu, phê bình khi bàn về thơ tình yêu của Xuân Diệu. Tuy có nhiều lời nhận xét, ý kiến khác nhau nhưng tựu trung lại đa p hần các nhà phê bình đều đề cao tài năng của Xuân Diệu. Họ công nhận tình yêu trong thơ ông đa sắc màu, gắn liền với cuộc đời, mùa xuân và tuổi trẻ. Trong Tuyển tập mười năm tạp chí văn học và tuổi trẻ có bài viết 8 “Từ điển giải nghĩa tình yêu trong thơ Xuân Diệu” của Lưu Khánh thơ khẳng định Xuân Diệu là một thi sĩ luôn tìm tòi khơi gợi nhiều vẻ đẹp của tình yêu: “ Nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời, đồng thời cũng là người luôn luôn có những tìm tòi, lật trở để đi đến tận cùng, các giới hạn, các chiều cạnh của tình yêu”[20;432]. Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX do Phan Cự Đệ biên soạn, ở chương II - Trào lưu văn học lãng mạn chủ nghĩa, tác giả chỉ ra sự ra đời và phát triển của “cái tôi cá nhân” trong văn học đi kèm với nó là sự bức phá để hướng tới bản ngã và tình yêu. Trong phần này tác giả đã dẫn ra những lời nhận xét: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt nam chưa ba giờ có thời đại phong phú như thời đại này, chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” [5;28, 29] thơ Xuân Diệu được nhắc đến với những nội dung như: “ca ngợi trần thế hoa thơm và cỏ lạ”, “sự thức nhọn năm giác quan trong niềm say mê ngoại giới và tình yêu lứa đôi”. Ngoài ra, tác giả còn so sánh sự thể hiện tình yêu của Xuân Diệu so với các nhà thơ khác một phần làm nổi bật sự đa dạng về tình yêu của thơ ca, mặt khác cũng cho ta thấy sự khác biệt trong thơ tình yêu của Xuân Diệu. Nhìn chung, trong việc nhìn nhận và đánh giá thơ Xuân Diệu trước năm 1945. Các nhà phê bình Thế Lữ, Hoài Thanh, Phong Lê… rất đề cao nội dung thơ ông qua mảng đề tài tình yêu. Họ cho rằng, Xuân Diệu đã đem một “cái tôi” và một tấm lòng hồn hậu, yêu đời hết sức nồng nhiệt và sôi nổi vào thơ tình yêu. Những bài viết này đa phần nói về sự thể hiện tình yêu của ông qua các giác quan, từ đó cho thấy các cung bậc, sắc thái của tình yêu, hay những đối tượng mà tình yêu hướng đến hoặc giả bàn về nghệ thuật thơ ở từng khía cạnh nhỏ. Riêng các công trình nghiên cứu lớn chuyên sâu vào mảng thơ tình trước năm 1945 rất ít. Họa chăng mãi sau này mới xuất hiện Lý Hoài Thu với công trình nghiên cứu “Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám 1945 (qua hai tập Thơ Thơ và Gửi hươn cho gió) là đi sâu tìm hiểu, phân tích cái tôi trữ tình, phương thức nghệ thuật, phương thức thể hiện đi liền với sự biểu hiện tình yêu trong thơ Xuân Diệu. Tiếp theo là công trình nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì trước 1945 của Lê Quang Hưng, như lời nhận xét của Nguyễn Đăng Mạnh thì Lê Quang Hưng đã miêu tả trạng thái phân cực trong thế giới thơ Xuân Diệu: phân cực trong hình tượng cái tôi và phân cực trong hình tượng thế giới. Qua đó, tác giả cũng đi sâu thể hiện nội dung tình yêu trong thơ Xuân Diệu. Ngoài ra, trong công trình nghiên cứu Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám – 1945, Lý Hoài Thuđã nhận xét biểu hiện tình yêu của Xuân Diệu từ nội dung và hình thức nghệ thuật: “Về nội dung ông đã mang đến cho thi 9 đàn Việt Nam những năm 30 một nguồn cảm hứng yêu đời dào dạt, một luồng rung động mới mẻ trước tình yêu, một nhịp sống hoàn toàn mới lạ và một cái tôi giàu bản sắc. Về hình thức, ông là người tìm ra nhiều kiểu cấu trúc hiện đại cho câu thơ Việt Nam và làm phong phú thêm hình thức thơ bằng những hình ảnh độc đáo và những nét nhạc điệu tân kì…” [13;169, 170] Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, với bao chuyển biến thăng trầm của đất nước đã tác động một cách sâu đậm vào tư tưởng của Xuân Diệu. Thơ của ông đã bước sang một “khu vườn” mới hiện thực hơn. Ở đó không chỉ là “hoa thơm”, “cỏ lạ” hay những gì đẹp nhất, lãng mạn nhất mà thêm vào là những “cây cỏ” dại bình thường, dung dị và gần gũi. Xuân Diệu đã hòa mình vào “khu vườn” chung đó không e dè. Trong công trình nghiên cứu Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì trước 1945, Lê Quang Hưng có viết “Đến với Cách mạng, với đất nước tự do, Xuân Diệu cũng “run rủi về tủi hổ những ngày qua”. Chào đón “Ngọn quốc kì”, hồ hởi với “Hội nghị non sông”, lo giải quyết vấn đề “Riêng chung” để đến với “Mũi Cà Mau”, Ngói mới để nâng cao “hồn tôi” trên “đôi cánh” cách mạng dân tộc và thời đại, thi sĩ Xuân Diệu cũng dần (và cũn g có phần dành) quên đi “cái thời lãng mạn” của mình và của cả một thế hệ” [9;tr15] . Giai đoạn này mảng đề tài tình yêu được mở rộng ra không đơn thuần chỉ là tình yêu đôi lứa mà Xuân Diệu còn hòa mình vào yêu tổ quốc, yêu nhân dân… Cái tôi cá nhân không còn hướng đến những gì cao sang, nuột nà quý phái nữa. Trên thi đàn, những sáng tác chủ yếu ca ngợi cuộc đấu tranh bền bỉ, kiên cường của dân tộc ta, phản ánh những gì “chân nhất”, “thật nhất”. Thơ Xuân Diệu đã bớt sôi nổi và phần nào lắng dịu xuống so với lớp thi sĩ cách mạng thời kì này, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận sự đóng góp của ông, trước thời cuộc như thế ông đã kịp thời chuyển hướng. Hoàng Trung Thông nhìn nhận sự đổi hướng của Xuân Diệu qua bài viết Xuân Diệu từ nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa đến nhà thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa tác giả đã nêu ra những đổi thay từ phong cách sáng tác đến quan niệm tình yêu cũng khác, đây cũng có thể gọi là sự “lột xác” lớn đối với Xuân Diệu. Sau này, có rất nhiều nhà phê bình đã nhìn lại cuộc đời thơ của Xuân Diệu và đánh giá khá toàn diện về những đóng góp của ông. Họ đều cho rằng, ông là cây đại thụ của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Các tác giả như Nguyễn Quốc Túy với bài viết Xuân Diệu nhà thơ mới trữ tình, tràn đầy cảm giác và luôn “thức nhọn các giác quan”, Huy Cận với bài Xuân Diệu, nhà thơ lớn của tình đời của tình đất nước”… đã nhìn nhận thơ Xuân Diệu ở những góc độ khác. Lưu Khánh Thơ đã tuyển chọn và biên soạn những bài phê bình, bài viết về con người và sự nghiệp thơ văn của ông qua cuốn Xuân Diệu tác gia và tác phẩm. Ở lời mở đầu, Lưu Khánh Thơ đã khái quát lại những nét nổi bật trong thơ Xuân Diệu từ đề tài, nội dung đến phong cách nghệ thuật, tác giả đi sâu vào nội dung 10 thơ Xuân Diệu từ lúc mới xuất hiện trên thi đàn đến sau này. Ngoài ra, về phần ng hệ thuật, Lê Tiến Dũng đã cho ra đời công trình nghiên cứu Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu. Tuy chuyên sâu vào khảo sát khía cạnh nghệ thuật nhưng cũng dựa vào nội dung mà triển khai, trong đó hình tượng “cái tôi” và các cung bậc tình yêu trong thơ Xuân Diệu cũng được khảo sát khá kĩ. Những tư liệu quan trọng này góp phần giúp người viết định hướng đúng việc khảo sát thơ tình yêu của Xuân Diệu thêm sâu sắc. Thông qua những ý kiến, bài viết, tiểu luận, công trình phê bình và những công t rình nghiên cứu về thơ Xuân Diệu ta có thể thấy vị trí quan trọng cũng như những đóng góp của ông trong nền văn học nước nhà. Trước năm 1945, các nhà phê bình tập trung vào “cái tôi” cá nhân, “cái tôi” tình yêu trong thơ Xuân Diệu. Các nhà nghiên cứu và ph ê bình cũng đồng ý rằng Xuân Diệu là “Ông hoàng của thơ tình yêu” . Nhưng sau Cách mạng Tháng tám năm 1945, thơ Xuân Diệu có sự thay đổi, ông đã thực hiện cuộc hành trình từ “cái tôi” sang “cái ta” trong thơ của mình. Tuy nhiên, thời kì này Xuân Diệu vẫn có những bài thơ tình gây xúc động đối với công chúng và người đọc bằng sự lắng đọng, sâu sắc và chững chạc của nó. Tổng quan lại những công trình phê bình này đã đánh giá một cách khá toàn vẹn từ nội dung đến hình thức nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu. Khi bàn về thơ tình cũng c ó nhiều bài viết, tuy nhiên những bài viết này chưa đi sâu vào nghiên cứu về quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Diệu. Song với những công trình này, đã thực sự gợi ý, gợi mở rất nhiều cho người viết luận văn có cơ sở đúng đắn khi thực hiện đề tài: “Quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Diệu”. III - Mục đích – yêu cầu nghiên cứu: - Tìm hiểu và nghiên cứu quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Diệu để hiểu thêm về con người (cá tính, tính cách…), những tâm tư, tình cảm và thái độ nhìn nhận cuộc sống của một nhà thơ đầy tài năng trong phong trào Thơ mới. - Quan niệm tình yêu ở mỗi giai đoạn văn học sẽ có những quan niệm riêng, mục đích của luận văn là chỉ ra điểm riêng và chung trong quan niệm tình yêu của Xuân Diệu so với các nhà thơ khác cũn g như đại diện cho từng giai đoạn. Bên cạnh đó thấy được những biểu hiện và sự đa dạng của tình yêu. - Thấy được những đóng góp về mảng thơ tình yêu của Xuân Diệu đối với Phong trào Thơ mới nói chung và nền thơ ca dân tộc nói chung. IV- Phạm vi nghiên cứu: - Khi nghiên cứu đề tài này người viết luận văn chủ yếu khảo sát các tập thơ của Xuân Diệu trước và sau năm 1945 nhưng tiêu biểu nhất là các tập thơ: Thơ Thơ (1938), Gửi 11 hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Hội nghị non sông (1946), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau – Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Tôi giàu đôi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976). - Tìm hiểu thêm thơ tình của các nhà thơ trong Phong trào Thơ mới (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Ngu yễn Bính…) cũng như liên hệ với thơ tình yêu ở các giai đoạn trước. - Khảo sát các bài viết, bài nghiên cứu viết về thơ tình yêu của Xuân Diệu. V – Phương pháp nghiên cứu:. - Phương pháp lịch sử: Để thấy được sự vận động trong quan niệm tình yêu của hồn thơ Xuân Diệu trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Phương pháp so sánh: Nhìn thấy được sự giống nhau cũng như khác nhau trong quan niệm tình yêu của Xuân Diệu với Phong trào Thơ mới. - Phương pháp phân tích: Làm rõ hơn những sắc màu, cung bậc tình cảm của Xuân Diệu khi viết về tình yêu. - Phương pháp chứng minh: Làm rõ hơn những luận điểm, luận cứ, luận chứng trong luận văn. 12 B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 – Tìm hiểu chung 1.1 - Vài nét về nhà thơ Xuân Diệu 1.1.1 Tiểu sử Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu (bút danh là Trảo Nha), ông sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 tại làng Vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (cũ). Cha là Ngô Xuân Thọ một thầy giáo dạy cả chữ Hán và chữ quốc ngữ, ông kết duyên thêm người vợ kế là bà Nguyễn Thị Hiệp (mẹ Xuân Diệu) – một cô hàng nước mắm. Do là con vợ kế, nên lúc nhỏ Xuân Diệu ở với mẹ, còn học thì với cha. Lớn hơn một chút ông từng về sống với cha trong một đại gia đình có thể nói còn mang “dáng dấp” cổ xưa. Thời gian này, ông nhận thức được thân phận, vị trí của mình trong gia đình. Có tư liệu cho rằng thời gian sống cùng với cha, Xuân Diệu và người em trai là Tịnh Hà phải xa mẹ vì mẹ ông là vợ lẽ, nên bà ở bên gia đình ruột, thỉnh thoảng hai anh em mới được gặp mẹ trong thời gian rất ngắn ngủi. Có lúc nhớ mẹ hai anh em trốn về ngoại để thăm mẹ. Ông cố gắng học tập, rèn luyện bản thân vì ông biết rằng không có gì giúp mình vươn lên chiến thắng số phận bằng học vấn. Điều này khiến cho nhà thơ nhận thức cuộc sống với nhiều khía cạnh và tâm hồn nhạy cảm tinh tế để rồi hình thành nên vốn sống, xúc cảm tinh tế trong ông. Năm 1927, ông xuống Quy Nhơn học trường Cao đẳng tiểu học Quy Nhơn (được cấp học bổng và nội trú tại trường) và học hết bậc Thành Chung (trung học cơ sở) để có trong tay bằng tú tài vào năm 1934. Sau đó, ông đã học tú tài phần thứ nhất tại trường Trung học bảo hộ ở Hà Nội từ năm 1935 – 1936. Đến những năm 1936 – 1937 học tú tài phần thứ hai tại trường trung học Khải Định - Huế. Trong những tháng ngày học ở đây, ông đã gặp Huy Cận (dưới Xuân Diệu hai lớp), vào một dịp tình cờ hai người xa lạ không hẹn mà gặp này đã cùng nhau đọc, bình và trao đổi về thơ… Hai tâm hồn đồng điệu nhanh chóng kết thân ngay lần “ngẫu hứng” ấy. Sau khi học xong tú tài phần thứ hai, ông chuyển ra sống với Huy Cận ở gác nhà số 40 hàng Than, Hà Nội. Thời gian này, ông vừa sáng tác vừa dạy học ở Trường tư thục Thăng Long. Ông đã được Nhà xuất bản Đời nay in tập Thơ Thơ vào tháng 12 năm 1938. Không lâu sau đó, năm 1940 ông và Huy Cận cùng nhau tái bản tập Thơ Thơ với tên Nhà xuất bản Xuân - Huy. Năm 1940, Xuân Diệu có bằng cử nhân luật, đỗ tham tá nha Thương chính vào làm ở ti Thương chính Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Sau bốn năm làm công chức, ông thôi việc, ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn cùng với Huy Cận. Lúc này Huy Cận đã tốt nghiệp kỹ sư canh nông. Vào khoảng năm 1944, Xuân Diệu cùng Huy Cận gia nhập Hội văn hóa cứu quốc trong 13 mặt trận Việt Minh phục vụ cách mạng - đây là động lực mạnh mẽ thôi thúc hồn thơ Xuân Diệu sáng tác nên những vần thơ thấm đẫm tình dân tộc sau này. Ngày 19 tháng 08 năm 1945, Cách mạng tháng T ám thành công, Xuân Diệu hăng hái hoạt động văn nghệ phục vụ cách mạng và kháng chiến. Ông là thư ký tòa soạn tạp chí Tiền phong. Ông là đại biểu quốc hội khóa I (1946 – 1960). Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Xuân Diệu lên chiến khu Việt Bắc, lúc đầu công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam. Từ tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam, công tác tại tòa soạn tạp chí Văn nghệ. Năm 1949, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1 945, hòa bình lập lại, ông tiếp tục tham gia ban chấp hành của Hội cho đến lúc qua đời. Năm 1983, Xuân Diệu được viện Hàn Lâm nghệ thuật nước CHDC Đức bầu là viện sĩ thông tấn. Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về văn học. Ông mất ngày 18 tháng 12 năm 1985. Xuân Diệu sinh ra và lớn lên ngay thời đại đầy biến động - thời đại mà nền Hán học đang dần lùi về phía sau khi luồng gió mới của Tây học thổi tới. Biến động này đã góp phần phát triển khả năng tiềm tàng nơi Xuân Diệu. Rồi đến một lúc sau đó, nụ chồi “thiên tài” của Xuân Diệu sẽ bung nở. Ngay từ khi Xuân Diệu mới xuất hiện trên thi đàn Việt Nam hiện đại đến sau này, ông luôn là một thi sĩ hăng say, đầy nhiệt huyết với thơ và đưa thơ từ cõi “mơ theo trăng và thơ thẩn cùng mây” đến với cuộc sống cách mạng sôi động của nhân dân. 1.1.2 - Sự nghiệp sáng tác: Xuân Diệu là một tác gia lớn trong văn học Việt Nam hiện đại với một phong cách riêng đặc sắc. Ông không chỉ làm thơ mà còn viết truyện ngắn, trường ca, tiểu luận, dịch thuật… Ở mảng nào ông cũng tỏ ra dồi dào cả âm lực và trí lực Hơn 50 năm lao động cho nghệ thuật, ông đã để lại một di sản đồ sộ. Về thơ ca gồm 15 tập thơ: Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1938), Ngọn quốc kỳ (1945), Hội nghị non sông (1946), Dưới sao vàng (1949), Sáng (1953), Mẹ con (1954), Ngôi sao (1955), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976), Thanh ca (1982). Về văn xuôi, ông có tác phẩm Phấn thông vàng. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Xuân Di ệu là một nhà thơ lãng mạn. Ông nhìn đời bằng đôi mắt “xanh non”. Phần lớn sáng tác của ông trong khoảng thời gian này chủ yếu đề cao tình yêu cuộc s ống với những cung bậc cảm xúc phong phú. Đó là niềm say mê ngoại giới, khát khao giao cảm trực tiếp cháy bổng bởi một “cái tôi” đầy nhiệt huyết. Hai tập thơ Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), ngay khi mới ra đời đã gây được tiếng vang lớn trong dư luận, đem đến cho thơ ca lãng mạn tiếng nói tình yêu 14 đắm say, rạo rực. Những cung bậc trạng thái tình cảm được ông thể hiện thông qua nhiều hình ảnh đầy sáng tạo mới mẻ. Đó là những lời ca ngợi về mùa xuân, tuổi trẻ, thiên nhiên và tình yêu. Nhà thơ bộc lộ niềm khát khao giao cảm nồng cháy với cuộc đời. Bắt nguồn từ quan niệm sống tích cực của cái tôi cá nhân, ý thức sự hiện hữu của bản thân trước cuộc sống hữu hạn đang dần chảy trôi trong sự vô hạn của thời gian Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu, một tình yêu vô biên, tuyệt đỉnh, tuy nhiên đôi lúc tình yêu đó không được đền đáp xứng đáng. Vì thế, thơ Xuân Diệu cũng thể hiện phần nào nỗi đau của một trái tim đắm say nồng nhiệt nhưng đôi lúc lại cô đơn giá lạnh trước thái độ nhạt nhẽo của đời người. Cách mạng t háng Tám 1945 thành công ãđ mở ra cho đất nước một kỉ nguyên mới. Xuân Diệu không còn sống cho riêng mình nữa mà hòa mình vào cộng đồng, và thật sự đã trở thành nhà thơ cách mạng, nhà thơ của công dân. Trong lúc các nhà thơ cùng thời khác đang loay hoay vì phong trào thơ mới đang trên đà bị lên tiếng đả kích thì Xuân Diệu đã tìm được con đường riêng của mình, Cách mạng đã đem lại cho cuộc đời sáng tạo Xuân Diệu một nguồn sinh lực mới: Ngọn quốc kỳ (1945 – 1961), Hội nghị non sông (1946), Dưới sao vàng (1949), Sáng (1953), Mẹ con (1954), Ngôi sao (1955), được ông sáng tác trong những năm kháng chiến nhằm ca ngợi cuộc đấu tranh và đời sống của nhân dân ta. Cùng với những chuyển biến lớn của đất nước, Xuân Diệu có nhiều sự thay đổi trong tâm hồ n và thơ ca. Ông hăng say vi ết về Đảng, về Bác Hồ, về Tổ quốc Việt Nam, về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc thống nhất nước nhà. Tiếp theo những tập thơ: Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Tôi giàu đôi mắt (1970) Xuân Diệu nhìn đời và cảm nhận cuộc sống một cách sâu lắng và chững chạc hơn, đi vào từng khía cạnh nhỏ nhất của cuộc sống cũng như mở rộng phương diện phản ánh và đề tài. Các bài tiểu luận, phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945), Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng của tô i (1958), Ba thi hào dân ộc t (1959), Phê bình giới thiệu thơ (1960), Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm (1961), Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961), Dao có mài mới sắc (1963), Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1996), Đi trên đường lớn (1968), Thơ Trần Tế Xương (1970), Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971), Và cây đời mãi mãi xanh tươi (1971), Mài sắt nên kim (1977), Các nhà thơ cổ điển việt nam (tập I, 1981, tập II, 1982), Tìm hiểu Tản Đà (1982). Ngoài ra còn ịdch nhiều tác phẩm thơ nước ngoài: Thi hào Nadim Hichnet (1962), V.I Lênin (maiakôpxki, 1967), Vây giữa tình yêu (B.Đimitrôva, 1968), Việt Nam hồn tôi (1974), Những nhà thơ Bungari (1978), Nhà thơ Ncôla Ghiden (1981). Đặc điểm nổi bật trong văn xuôi thời kỳ này là chất trữ tình lãng mạn. Những trang văn thật đẹp với những câu văn, những hình ảnh được trau chuốt, 15 gọt giũa kỹ càng. Câu văn giàu nhạc điệu, luôn luôn tạo được âm hưởng riêng. Bằng vốn hiểu biết phong phú và sự tinh tế nhạy cảm và lối viết tràn đầy cảm xúc và nhiệt tình nên đã tạo những nét riêng trong sáng tác của thơ ông. Qua những chặng đường sáng tác văn chương của Xuân Diệu trước và sau Cách mạng tháng Tám ta thấy ở ông tồn tại hai khuynh hướng sáng tác từ nhà thơ lãng mạn sang nhà thơ của công dân đây là bước tiến quan trọng giúp cho Xuân Diệu không dễ phai nhòa mà còn bắt kịp xu hướng thời đại. Xét lại ngay thời điểm 30 - 45 là sự chuyển giao và đấu tranh cho một lối thơ mới và nhu cầu của công chúng là nhìn “thấy mình” cũng như được thỏa mãn những tâm tư, nguyện vọng mà người đem đến là các nhà thơ, nhà văn. Vì thế, phái thơ mới được đón tiếp rất nồng hậu bởi nội dung phản ánh nắm bắt ngay tâm lý chung của công chúng lúc bấy giờ đó là những cái tôi được tự do bộc lộ, thể hiện qua nhiều góc độ. Nhưng khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ và thành công, nhu cầu của công chúng không còn đơn thuần là những tình, cảm sự việc riêng tư , cá nhân nữa. Cái chính bấy giờ là vận mệnh dân tộc và đời sống chung của cộng đồng. Nhiều nhà thơ còn chưa thoát được “cái tôi” của mình, hoặc giả hòa mình vào những cõi hư vô, mộng mị, còn Xuân Diệu ông bám sát đời sống thực tế sáng tác ra nhiều tập thơ và văn xuôi mang đậm chất liệu cuộc sống. 1.2- Quan điểm nghệ thuật: Quan điểm nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ. Là cái nhìn về người cầm bút cũng như hướng đi của nghệ thuật. Thời gian đầu (trước Cách mạng tháng Tám), Xuân Diệu chịu sự ảnh hưởng mạnh mẻ của quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Thơ ca phải hướng đến những vẻ đẹp hoàn mĩ, hiện thực cuộc sống được “tô hồng” bởi chất lãng mạn. Về quá trình cầm bút sáng tạo, theo Xuân Diệu, người nghệ sĩ phải tranh thủ những gì đang vận động, thu thập những tài liệu từ cuộc sống, vốn hiểu biết của mình để sáng tác, ông từng nói: “Sau khi phấn đấu trong từng công việc cụ thể, người ta còn cần biết tập trung sức lực tạo nên những thành quả đích đáng như năm ngón tay dồn lại thành một quả đấm” đây là quan điểm, thái độ viết của ông. Khi sáng tác ông luôn miệt mài, dành trọn những gì đẹp nhất cho ý tưởng của mình, cảm hứng nghệ thuật được hun đúc ngay trong tâm hồn và liền mạnh có thể trỗi dậy bất cứ lúc nào. Xuân Diệu không tán thành với lối viết rời rạc, chạy đua theo lợi nhuận mà quan trọng hơn là cảm hứng sáng tác chỉ thể hiện theo mùa, thất thường cố gắng lắm mới nhào nặn ra theo khuôn khổ để rồi sau đó biến mất theo sự chuyển biến của đối tượng. Còn Xuân Diệu, ông cẩn trọng, chi chút chăm lo tài năng bản thân, nghề viết đối với ông không thể là một quá trình tự phát mà ngược lại phải làm sao huy động hết tiềm năng để đạt đến hiệu quả cao nhất. 16 Thời kì này, Xuân Diệu (cũng như các nhà thơ lãng mạn khác) bắt tay vào sáng tác bằng thái độ say xưa và đầy tâm huyết, vốn dĩ ngoài đời Xuân Diệu là một chàng trai mang đậm chất “thi sĩ” và có tâm hồn tràn trề nhựa sống, ông từng bộc lộ cái nhìn của mình về thơ: “Thơ là tinh nhất, là “cái nhụy” của đời sống, hướng tới sự biểu hiện một cách tập trung nhất vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm con người”. Đối với ông nghệ thuật (đặc biệt là thơ ca) là một sự phân thân đầy đủ nhất về vẻ đẹp tâm hồn của con người, là một phần của cuộc sống. Ở đó con người được tự do thể hiện những gì đẹp nhất vì thế ông rất quan tâm về những điều mình thể hiện trong thi ca, từ cách viết đến nội dung tư tưởng. Là thi sĩ muốn viết nên những áng thơ thật sự là “nghệ thuật” thì phải có tâm hồn tinh tế để cảm nhận những rung động nhỏ nhất mà ta hướng đến, nghĩa là người thi sĩ phải thật sự “yêu thương” và dành hết tâm trí vào nghệ thuật và làm tròn bổn phận của mình: “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để linh hồn ràng buộc với muôn dây Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến” (Cảm xúc) Với Xuân Diệu những gì ông hướng đến phải đẹp, phải hoàn mỹ và phải làm cho người ta đắm chìm, ngẩn ngơ và cũng vì do ảnh hưởng quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật nên ông có xu hướng thi vị hóa thơ ca, làm cho đối tương được phản ánh đẹp hơn. Đại đa số các nhà thơ mới lúc bấy giờ có xu hướng chung là chối bỏ thực tại vì ngán ngẩm hay vì lý do thời cuộc mà tiêu diêu mỗi người một nơi… Với Xuân Diệu, nội dung mà ông hướng đến phải là những gì gần gũi, thật nhất và gắn với đời sống con người. Cho dù có phần mơ mộng nhưng cũng mộng ngay trong trần thế, trong cuộc đời thực. Bởi theo ông nghệ thuật thật sự mang đến niềm vui ch o con người phải là những gì cảm được, nhận được. Những bài thơ của ông biểu hiện một cái tôi với niềm giao cảm ngoại giới ở nhiều phương diện thời gian, không gian, tình yêu và tuổi trẻ tất cả được ông gói gọn trong thực tế và là cái đích ta có thể nắm bắt được. Các nhà thơ cùng thời khác cũng hướng đến cái đẹp và hoàn mỹ, nhưng nhiều nhà thơ lại hòa mình và thơ vào trong cõi mộng như Thế Lữ - một nhà thơ lãng mạn nên quan điểm sáng tác của ông cũng hướng đến cái đẹp nhưng thơ ông lại đi vào mộng nhiều hơn. Nếu Thế Lữ hòa mộng về quá khứ thì Lưu Trọng Lư lại nuôi giấc mộng lên tiên, thả hồn chốn bồng lai hoặc giả ký thác tâm hồn mình vào những thú giang hồ và cả thú… đau thương. Còn riêng đối với Huy Cận thì cũng phần nào giống như Xuân Diệu, là m thơ đối với ông là phương diện màu nhiệm để giao hòa, giao cảm với đời, với lòng người. Ông đã 17 gắn kết tâm hồn mình với bao tâm hồn khác, nhưng cái đích của Huy Cận là nhìn con người, sự vật giữa vũ trụ và thiên nhiên bao la rộng lớn. Xuân Diệu không đồng ý với khuynh hướng thoát ly cuộc đời và sự sống. Thơ phải hướng đến những gì cụ thể, thiết thực gần gũi với trần thế. Mặc dù có lúc ông cũng không tránh khỏi những giây phút chán nản, muốn tìm quên vào một nơi thật xa và thốt lên: “Ta bỏ đời mà đời cũng bỏ ta”. Cuộc đời chưa bao giờ trọn vẹn, nó thử thách con người về nhiều mặt “Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt / Cơm áo không đùa với khách thơ” cho dù có yêu đời và mạnh mẻ cách mấy, nhưng Xuân Diệu cũng không tránh khỏi hoàn cảnh éo le mà các người bạn thơ khác của ông đang vướng vào. Tuy nhiên, hướng giải quyết cũng cho thấy ông là người rất thực tế có mơ mộng, bay bổng đến đâu cũng xuất phát từ trần thế. Nghệ thuật là những gì tinh nhất, đẹp nhất vì thế những gì phản ánh trong văn chương phải hoàn mỹ, làm lay động lòng người và phục vụ nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ. Vì thế sự phân thân và hướng đi của mỗi nghệ sĩ thể hiện một quan điểm nghệ thuật riêng, đặt “cái hồn” của mình vào những không gian khác nhau mà cảm nhận. Thơ luôn gắn liền với cuộc sống, nó là sợi dây tinh thần gắn kết nghệ thuật với con người. Có thực sự là “nghệ thuật” và đúng hướng không nếu như nó đứng một mình, giữa một nơi xa rời cuộc sống đời thực? Xuân Diệu đã trả lời câu hỏi này bằng cái nhìn nghệ thuật phải được bắt nguồn từ đời sống: “Thoát ra ngoài cảnh cuộc đời. Ồ! Mộng tưởng cao quý. Nhưng cứ ở trong cuộc đời, sự cao quý lại càng cao quý hơn… Và nếu tôi phải làm tiên, tôi chỉ làm tiên trong một ngày thôi và tôi chỉ cần đủ thời gian để rủ tiên bà, tiên cô cùng tiên ông xuống trần phạm tội” [1;19] cũng vì nguyên dođó mà thế giới nghệ thuật trong thơ ông không nằm ngoài phạm vi hạ giới, với tinh thần nhiệt huyết và đam mê ông đã thổi vào đó “sinh khí” của “sự sống bắt đầu mơn mởn” . Nghệ thuật không những phải có mối liên hệ với cuộc sống thực tế mà còn phải được phản ánh rộng khắp. Với Xuân Diệu, giai đoạn này ông chủ yếu xoay quanh ba nội dung: tình yêu, tuổi trẻ và thiên nhiên. Điểm nhìn của ông không thoát ly thực tại nhưng ông không chọn hiện thực làm cột mốc đánh dấu sự nghiệp như các nhà thơ, nhà văn đi theo quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh. Nghĩa là ông không đi sâu vào phản ánh một cách chính xác, trần trụi hiện thực cuộc sống mà chỉ lấy ra từ hiện thực những tinh hoa, nét đẹp tìềm ẩn. Ông dùng trái tim chân thành, tấm lòng rộng mở cảm nhận và bao bọc hết tất cả. Trong đó tình yêu, tuổi trẻ, thiên nhiên là đẹp nhất. Mỗi người có một hướng đi, tuy rằng ông không trực tiếp mô tả chân thật hiện thực cuộc sống nhưng ông cũng muốn tô hồng những giá trị hiện thực được chắt lọc, nâng lên tầm vóc nghệ thuật để đời đẹp hơn. 18 Những sáng tạo nghệ thuật sẽ thật lạc lõng, nếu như nó thiếu sự hòa hợp giữa cuộc đời và con người. Dù chỉ là một “cái tôi” nhỏ bé giữa vũ trụ, Xuân Diệu cũng không ngần ngại khẳng định sức hút của mình: “Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ Mà vạn vật là muôn đá nam châm” (Cảm xúc) Xuân Diệu muốn đứng giữa đời mà tận hưởng mọi nét đẹp mà tạo hóa ban tặng bằng mọi giác quan. Dường như trong thơ ông rất hạn chế thể hiện những hình ảnh, nội dung theo khuynh hướng bi lụy, đau thương và xa rời thực tế. Thơ ca càng mang đậm sắc màu cuộc sống thì càng làm cho ta thanh lọc tâm hồn. Sau cách mạng tháng Tám, quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật bị chỉ trích nặng nề và không còn chỗ đứng trên thi đàn. Giữa lúc đất nước đang trong hoàn cảnh “dầu sôi lửa bỏng” thì những nghệ sĩ này chỉ lo cho cái đẹp mộng ảo mà không phản ánh đúng thực tại. Các nhà thơ thuộc trường phái lãng mạn đã phải trải qua cơn choáng và chao đảo cho hướng đi sau này của mình. Xuân Diệu cũng không tránh khỏi những giây phút dằn xé nhưng cách mạng đã soi đường cho ông. “Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu; Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu gian lao” (Những đêm hành quân) Vẫn tinh thần nhiệt huyết, say mê với nghề như trước đây nhưng đối tượng phản ánh trong thơ của ông không chỉ tập trung vào những gì đẹp nhất mà là hiện thực cuộc sống, phong vị lãng mạn trước đây dần nhạt nhòa thay vào đó là lý tưởng sống và viết cống hiến cho nhân dân, đất nước. Có thể nói giai đoạn sau này nội dung thơ văn của ông không còn chất nghệ thuật vị nghệ thuật nữa mà có phần nghiêng về hiện thực nhiều hơn, sống giữa cuộc đời, phản ánh chân thực những gì tồn tại đó là quan điểm sau này của ông. 1.3 – Phong cách nghệ thuật Sự thành công hay không của tác phẩm văn chương phụ thuộc rất lớn vào nội dung tư tưởng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, việc lựa chọn đề tài, nội dung nào cho thật phù hợp, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có óc tư duy phân tích và cân đo đong đếm sự nặng nhẹ của đối tượng sáng tác mà lựa chọn hình thức cho phù hợp. Việc lồng ghép những tâm tư, nguyện vọng cũng như nội dung tư tưởng vào tác phẩm một cách phù hợp, giúp người nghệ sĩ khẳng định được tài năng và để lại dấu ấn riêng của mình. Tuy nhiên, tài năng và óc sáng tạo là điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ 19 sức khẳng định tầm vóc của người nghệ sĩ cũng như tạo nét riêng biệt trong tác phẩm văn chương mà khi nhắc đến ta không dễ gì nhầm lẫn. Nếu một nghệ sĩ mà không để lại dấu ấn phong cách nghệ thuật cho riêng mình, vì thế, phong cách nghệ thuật đóng vai trò rất quan trọng, góp phần khẳng định sự thành công của người nghệ sĩ và tác phẩm văn chương. Phong cách nghệ thuật là một dấu ấn hay nét riêng của người nghệ sĩ, thể hiện trong tác phẩm dưới một hệ thống hình tượng, tư tưởng nghệ thuật được thể hiện qua một sở trường, một lối viết riêng của cá nhân đó. Trong quá trình sáng tác nghệ thuật, mức độ thể hiện đậm hay nhạt về giá trị nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật qua tác phẩm sẽ là một trong những yếu tố làm nổi bật phong cách riêng của nghệ sĩ. Cũng như những thi sĩ lớp trước Xuân Diệu rất đam mê nghệ thuật, ông luôn dành hết tâm sức trong công việc sáng tác văn chương. Trong quá trình sáng tác, nhà thơ không chủ đích cố ý để lại nét riêng biệt gì cả. Ta thấy được phong cách nghệ thuật của thi sĩ là do đặc điểm nội dung và nghệ thuật được chuyển tải theo phong cách và sở trường riêng của thi sĩ. Xét qua những sáng tác của Xuân Diệu phong cách nghệ thuật được biểu hiện qua những đặc điểm sau: – Ảnh hưởng văn học Pháp (thơ tượng trưng) và kế thừa tinh hoa truyền thống dân tộc tạo nên nét riêng biệt trong phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu. Ngay từ khi còn trên ghế nhà trường Xuân Diệu đã có cơ hội tiếp xúc và học tập văn học phương Tây điển hình là văn học Pháp. Luồng văn hóa này có sức mạnh ghê gớm, đã thổi vào tư tưởng giới trí thức đương thời xuôi theo những trường phái văn học như: chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện thực. Xuân Diệu được biết đến là một nhà thơ lãng mạn, đây là điều hiển nhiên vì hầu hết những sáng tác của ông tràn trề ý vị say đắm, thơ mộng. Bên cạnh đó, ông cũng chịu ảnh hưởng bởi lối thơ tượng trưng Pháp tiêu biểu qua các thi tài như: Charles Baudelaire, Paul, Varlaire, Arthus Rimbaud… góp phần làm cho nội dung thơ mới mẻ, mang đậm chất hiện đại cùng với lý tưởng thẩm mỹ tiến bộ. Giới phê bình từng nhận xét: “Xuân Diệu không theo cổ lệ cũ từ trước đến nay đã có mà ông chỉ thích làm thơ theo lối tự do của mình, những chữ dùng trong bài cũng như lời đặt câu đều hoàn toàn theo mới, nhất là những tư tưởng của Xuân Diệu là những tư tưởng tình cảm thật nồng nàn, không nằm trong khuôn thước cũ, lấy lễ giáo làm trọng tâm mà chỉ lấy những sự nồng nàn say đắm của tình yêu mà thôi. Xuân Diệu cũng không dấu những đoạn tả tình yêu của trai và gái. Những chữ được dùng thật táo bạo vô cùng, diễn tả những tâm sự nồng cháy, những nỗi lo lắng hấp tấp, những ý kiến muốn hưởng thụ cuộc đời trong hiện tại” (10;521]. Hồn thơ Xuân Diệu trẻ trung tươi thắm và được diễn tả với cách cảm cách nghĩ, cách biểu hiện mới mẻ. Ông ít chịu sự 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng