Mô tả:
CHƯƠNG 1.VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Mở đầu 1.1.Tính cấp thiết của vốn đầu tư phát triển kinh tế Kinh tế xã hội tiếp tục ổn định và phát triển, tuy nhiên cũng còn những hạn chế. Một trong đó những nguyên nhân cơ bản đó là thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư còn chưa hiệu quả. Vì vậy có thể phát huy tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề đầu tư, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội luôn quan tâm. Chính vì vậy việc thực hiện nghiên cứu đề tài là hết sức cần thiết. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu - Trình bày có hệ thống để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thu hút vốn đầu tư. - Đánh giá phân tích thực trạng và rút ra những nguyên nhân tác động đến việc thu hút vốn đầu tư. - Đề xuất những giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của Nhà nước; kiến nghị, đề xuất. 1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là vấn đề thu hút và sử dụng vốn đầu tư các nguồn đầu tư. - Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong lĩnh vực vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nghiên cứu thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước. 1.4.Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, sử dụng số liệu thống kê và phương pháp dự báo, phân tích thống kê, phương pháp so sánh tổng hợp trong xử lí thông tin. 2.Nội dung nghiên cứu 2.1.Tổng quan và lý luận về vốn đầu tư phát triển kinh tế 2.1.1.Khái niệm về đầu tư - Qua nghiên cứu các quan niệm về đầu tư của các Nhà kinh tế học và 1 số từ điển tài chính, có thể phân biệt 1 số loại đầu tư sau: - Thứ nhất là đầu tư tài chính: là bỏ tiền ra vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất. - Thứ hai là đầu tư thương mại: là bỏ tiền ra để mua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận. - Thứ ba là đầu tư tài sản vật chất và sức lao động: là bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm duy trì và tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh. Đó là đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. 2.1.2.Khái niệm về vốn đầu tư - Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiết kiệm của dân cư và vốn thu hút từ các nguồn khác đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì và tạo năng lực mới nền kinh tế - xã hội. 2.1.3.Các hình thức đầu tư - Hoạt động đầu tư thường được tiến hành dưới 2 hình thức: Đầu tư trực tiếp và Đầu tư gián tiếp.