Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý nhà nước BÀI TẬP LỚN CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI...

Tài liệu BÀI TẬP LỚN CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

.PDF
17
1
60

Mô tả:

lOMoARcPSD|15547689 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM ĐỨC TRUNG BÀI TẬP LỚN CHUYÊN NGÀNH LUẬT MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI 1 Người hướng dẫn: Trần Thị Lệ Hằng Hà Nội, tháng 11/2021 lOMoARcPSD|15547689 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÀI TẬP LỚN CHUYÊN NGÀNH LUẬT Đề tài: đề số 2 Người hướng dẫn: Trần Thị Lệ Hằng Họ và tên sinh viên: Phạm Đức Trung Mã sinh viên: 220001132 Lớp: Luật D2020A lOMoARcPSD|15547689 MỤC LỤC A. Mở đầu.........................................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................3 3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................3 4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3 B. Nội dung nghiên cứu...................................................................................4 1. Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã theo quy định của pháp luật hiện hành; việc tồn tại hệ thống pháp luật về hợp tác xã có ý nghĩa như thế nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay................4 2. Phân biệt phá sản doanh nghiệp với giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành; ưu, hạn chế của hai hình thức trên.....................................................................................................................6 3. Bằng lí luận và thực tiễn chứng minh doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp một chủ; sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên......................................................................................8 C. Kết luận.....................................................................................................12 Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................13 1 lOMoARcPSD|15547689 A. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Thực tế những năm vừa qua cho thấy, hệ thống pháp luật và việc thi hành pháp luật đã có những tác động rõ rệt đến đời sống xã hội. Những quy định trong Hiến pháp, trong các luật và văn bản dưới luật luôn đề cao tính nhân đạo và nhân văn bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của Nhà nước mà nhân dân là chủ và do nhân dân làm chủ. Nói đúng hơn, đó là hệ thống pháp luật phục vụ cho việc thực thi các lợi ích cơ bản của con người, đặc biệt là lợi ích của người lao động. Vì vậy, các nguyên tắc định hướng cho việc xây dựng nội dung của hệ thống pháp luật, như công bằng, nhân đạo, vì sự phát triển tiến bộ của con người và xã hội... cũng chính là những nguyên tắc đạo đức cơ bản mà nhân loại tiến bộ đã, đang và sẽ hướng tới. Có thể nói, pháp luật góp phần rất lớn trong việc hình thành ý thức tôn trọng và chấp hành những quy phạm chung, giúp con người có những hành vi ứng xử văn minh, phù hợp với chiều hướng phát triển tiến bộ của thời đại. Và luật thương mại cũng vậy, nếu không có nó những doanh nghiệp không thể buôn bán với nhau một cách bình đẳng, việc giải quyết ai đúng ai sai sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Trong hoạt động của nhà nước, Luật thương mại là văn bản pháp lý thực hiện trách nhiệm và ràng buộc trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo hoạt động, đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng, giải quyết về quyền và lợi ích hợp pháp giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Luật thương mại còn là một trong những công cụ để Nhà nước quản lý kinh tế vĩ mô một cách hiệu quả nhất. Nắm bắt những thay đổi và xu hướng của nền kinh tế. Không những vậy, luật thương mại giúp Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh của các thương nhân nhanh chóng, thuận lợi, là hành lang pháp lý bảo vệ những lợi ích chủ thể của các thương nhân trong hoạt động kinh doanh của đất nước trong thời kỳ hội nhập. 2 lOMoARcPSD|15547689 Luật thương mại còn là cơ sở để ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh từ khi bắt đầu thành lập những cơ sở hoạt động đến quá trình đang hoạt động và cuối cùng là giải thể và phá sản. Ràng buộc và quy định doanh nghiệp phải thực hiện và áp dụng theo đúng với quy trình và điều kiện, phạm vi, nội dung trong luật nhà nước đã áp dụng cho đối tượng là chủ thể thương mại kinh doanh. Vì vậy, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài này để thực hiện nghiên cứu cho bài luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích là nhằm nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện, có hệ thống về bộ môn luật thương mại 1, đồng thời vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được để áp dụng vào việc làm các bài tập vận dụng nhằm củng cố kiến thức đã được tiếp thu. 3. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cần lý luận như: phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã theo quy định của pháp luật hiện hành, phân biệt phá sản doanh nghiệp với giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, chứng minh doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp một chủ,… 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã theo quy định của pháp luật hiện hành, phá sản doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân,… 5. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của luật thương mại, phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã theo quy định của pháp luật hiện hành, phân biệt phá sản doanh nghiệp với giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, chứng minh doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp một chủ,…với tư cách là một nội dung của bộ môn luật thương mại 1. 6. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp lịch sử 3 lOMoARcPSD|15547689     B. Phương pháp phân tích Phương pháp tổng hợp Phương pháp chứng minh Phương pháp so sánh Nội dung nghiên cứu 1. Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã theo quy định của pháp luật hiện hành; việc tồn tại hệ thống pháp luật về hợp tác xã có ý nghĩa như thế nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã theo quy định của pháp luật hiện hành a. Khái niệm hợp tác xã Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Hợp tác xã có những đặc điểm chính sau đây: là một tổ chức kinh tế tập thể, có các thành viên là cá nhân hoặc tổ chức; là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội với nguyên tắc tổ chức là tự nguyện, bình đẳng và quản lý dân chủ; là một tổ chức có tư cách pháp nhân; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm; thực hiện việc phân phối thu nhập cho các thành viên theo lao động, theo vốn góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã và được hưởng các chính sách bảo đảm, hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước. b. Nguyên tắc và tổ chức hoạt động của hợp tác xã Căn cứ vào điều 7 Luật hợp tác xã 2012, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã bao gồm:  Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật  Về thành viên hợp tác xã:  Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.  Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên.  4 lOMoARcPSD|15547689  Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.  Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.  Về mục tiêu hoạt động chung:  Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.  Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.  Ý nghĩa của việc tồn tại hệ thống pháp luật về hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường hiện nay: Hợp tác xã là một thành phần kinh tế quan trọng, là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể đã trở thành chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước. Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng đó, Nhà nước đã có nhiều chính sách, tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển và bước đầu đã mang lại kết quả tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, đòi hỏi kinh tế hợp tác xã ở nước ta cần đổi mới mạnh mẽ để thích ứng và phát triển… Sau hơn 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW và 7 năm thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều bất ổn, nhưng khu vực HTX vẫn phát triển ổn định. Số lượng HTX tăng theo từng năm, phát triển khá đồng đều trên khắp các vùng miền, chất lượng hoạt động được nâng lên. Các HTX từng bước hoạt động đúng bản chất, ngày càng tập trung hơn vào việc hỗ trợ kinh tế hộ 5 lOMoARcPSD|15547689 thành viên thông qua cung cấp các dịch vụ hoặc việc làm cho thành viên, nhất là HTX nông nghiệp. 2. Phân biệt phá sản doanh nghiệp với giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành; ưu, hạn chế của hai hình thức trên Tiêu chí Giải thể Phá sản Doanh nghiệp đã thanh toán hết các khoản nợ và đồng thời không trong thời gian tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài Chính chủ thể cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện hoặc cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định Thủ tục hành chính Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ khi đến hạn và được Tòa án tuyên bố phá sản. Thanh toán tài sản, giải quyết Xử lý mối quan hệ nợ nần với các quan hệ chủ nợ trực tiếp thực hiện bởi tài sản chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp. Về hậu Chấm dứt hoạt động, xóa tên quả pháp Doanh nghiệp. Sau khi giải lý – Hậu thể không bị hạn chế, được quả với tự do thành lập các doanh chủ nghiệp khác Doanh nghiệp Căn cứ Xuất phát từ sự tự nguyện của chủ sở hữu hoặc bắt buộc do pháp luật quy định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phục hồi hoặc chấm dứt hoạt động. Sau này, có thể bị cấm thành lập, tham gia thành lập, quản lý Doanh nghiệp mới. Điều kiện Về thẩm quyền giải quyết Tính chất thủ tục Tòa án và các chủ thể có liên quan Thủ tục tư pháp, Tố tụng Do sự bắt buộc của pháp luật  Ưu điểm và hạn chế của phá sản doanh nghiệp lOMoARcPSD|15547689  Thứ nhất, đây là một cơ hội để doanh nghiệp “hồi sinh”. Sau khi mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp không bị bắt buộc phải thanh lý tài sản ngay mà được áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh.  Thứ hai, kể từ thời điểm Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, tất cả các quyền đòi nợ đều được đình chỉ và giải quyết theo một thủ tục chung nhất cho Tòa án tiến hành. Điều này giúp giảm áp lực trả nợ cho doanh nghiệp.  Thứ ba, giúp doanh nghiệp thoát khỏi các khoản nợ một cách hợp pháp. Đối với thủ tục giải thể, muốn tuyên bố giải thể các doanh nghiệp phải thanh toán toàn bộ các khoản nợ. Còn với thủ tục phá sản, doanh nghiệp chỉ trả nợ trong giới hạn tài sản của mình.  Thứ tư, giúp doanh nghiệp thoát khỏi các khoản nợ một cách hợp pháp. Đối với thủ tục giải thể, muốn tuyên bố giải thể các doanh nghiệp phải thanh toán toàn bộ các khoản nợ. Còn với thủ tục phá sản, doanh nghiệp chỉ trả nợ trong giới hạn tài sản của mình b. Nhược điểm:  Việc phá sản sẽ hạn chế quyền của các chủ sở hữu hay người quản lý doanh nghiệp trong thời gian 03 năm.  Là thủ tục tư pháp, nên thời gian giải quyết có thể kéo dài và thủ tục phức tạp hơn việc giải thể doanh nghiệp.  Có nhiều đối tượng có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản nên đôi khi chủ doanh nghiệp có thể bị động và không thể tự quyết đối với doanh nghiệp của mình. Ưu điểm và hạn chế của giải thể doanh nghiệp a. Ưu điểm  Ưu điểm với bản thân doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục hoạt động  Với trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không tìm được phương hướng giải quyết, thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Chủ doanh nghiệp tìm đến cách thức cuối cùng là giải thể doanh nghiệp. Như vậy sẽ có sự tự chủ về mọi mặt, mang yếu tố tự quyết của chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp danh, cổ đông điều hành công ty.  7 lOMoARcPSD|15547689  Một doanh nghiệp khi giải thể sẽ đơn giản như hình thức để chấm dứt công nợ, khoản nợ trước đó. Sau đó sẽ thực hiện quá trình thanh lý tài sản. Một phần tài sản được sử dụng để trả những khoản nợ (nợ thuế, nợ công, đối tác kinh doanh,…). Phần tài sản còn lại sẽ được phân chia đều cho những cổ đông tùy vào số vốn góp, hoặc cho chủ doanh nghiệp với đơn vị tư nhân. Và sau đó là trao trả lại giấy phép kinh doanh, ngừng hoạt động.  Người chủ doanh nghiệp sau khi giải thể hoàn toàn có thể thành lập một đơn vị doanh nghiệp mới.  Sau khi tiến hành giải thể doanh nghiệp và thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể chuyển sang hướng kinh doanh khác trong trường hợp đủ điều kiện.  Ưu điểm đối với nền kinh tế  Việc một doanh nghiệp không còn khả năng kinh doanh, thua lỗ: Thực hiện giải thể sẽ giúp sắp xếp lại sản xuất theo hướng hiệu quả. Doanh nghiệp phải luôn sáng tạo, tìm tòi phương hướng kinh doanh mới. Đặc biệt là cần tìm được sự thích ứng với môi trường kinh doanh biến động không ngừng. Nếu không sẽ không thể hoạt động và dẫn đến tình trạng phải giải thể.  Với doanh nghiệp hoạt động trái phép và bắt buộc phải giải thể, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế sẽ không bị ảnh hưởng theo hướng xấu, tiêu cực với những hoạt động kinh doanh trái b. Hạn chế  Giải thể doanh nghiệp tất nhiên đơn vị đó sẽ phải chấm dứt hoạt động kinh doanh hoàn toàn. Trên thực tế là xóa sổ doanh nghiệp về mặt pháp lý. Doanh nghiệp khi giải thể tất nhiên là điều không một ai mong muốn. Nó sẽ gây ra những hậu quả như thất nghiệp hay nợ nần. Đồng thời làm giảm đi sự phát triển của nền kinh tế của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.  Việc tìm hiểu về quy trình giải thể doanh nghiệp đòi hỏi sự am hiểu về luật pháp. Các vấn đề về khoản nợ (thuế, nợ nhân công, đối tác kinh doanh,..) cần phải thực hiện xong mới có thể giải thể nhanh chóng. Quy trình giải thể doanh nghiệp cần quyết toán thuế. Đây là vấn đề khá phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp phải đủ nhân sự và am hiểu về luật. Quy trình thực hiện thủ tục giải thể khá phức tạp. 8 lOMoARcPSD|15547689 3. Bằng lí luận và thực tiễn chứng minh doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp một chủ; sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên.  Chứng minh doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp một chủ  Về vốn của doanh nghiệp tư nhân Điều 189 Luật doanh nghiệp 2020 quy định rõ về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp. Theo đó chủ doanh nghiệp tư nhân là người duy nhất bỏ vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Vốn đó có thể là vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác. Tính chất một chủ đã hạn chế khả năng huy động vốn, đặc biệt là vốn đầu tư của doanh nghiệp, vì nếu như phá vỡ yếu tố một chủ sở hữu về vốn, doanh nghiệp đó sẽ không còn là doanh nghiệp tư nhân. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.  Về quyền quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khoản 1 Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”. Quy định này đã làm cho doanh nghiệp tư nhân khác với doanh nghiệp nhiều chủ, vi ở các doanh nghiệp đó, việc quyết định về hoạt động kinh doanh phải do ý chí của các chủ sở hữu chứ không phải do ý chí của môt cá nhân, kể cả cá nhân đó nắm quyền quản lý, điều hành công ty.  Về quyền quản lý điều hành doanh nghiệp Khoản 2 Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “ Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh 9 lOMoARcPSD|15547689 nghiệp”. Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ có toàn quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân.  Về quyền sử dụng lợi nhuận và nghĩa vụ chịu rủi ro Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời chủ doanh nghiệp tư nhân cũng phải gánh chiu mọi rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà không có sự chia sẻ với ai. Khi chịu rủi ro, chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Cũng chính đặc điểm này nên thành lập doanh nghiệp tư nhân không thích hợp với những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi rủi ro cao, vì có thể dẫn đến phá sản đối với chủ doanh nghiệp.  Về quyền định đoạt đối với “số phận” của doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp có quyền định đoạt mọi vấn đề của doanh nghiệp tư nhân như có quyền thành lập doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp; có quyền bán, cho thuê, tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, doanh nghiệp tư nhân là tài sản riêng của chủ doanh nghiệp, vì thế chủ doanh nghiệp hoàn toàn có quyền định đoạt với tư cách là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp.  Sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên Tiêu chí Công ty TNHH một thành viên Chủ sở hữu Cá nhân, tổ chức. Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. (Trách nhiệm hữu hạn) Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu góp trong thời hạn 10 Doanh nghiệp tư nhân Là cá nhân. Cá nhân này đồng thời không được là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (Trách nhiệm vô hạn) Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. lOMoARcPSD|15547689 Góp vốn Thay đổi vốn điều lệ 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.  Công ty giảm vốn điều lệ Trong quá trình hoạt động, chủ trong các trường hợp sau doanh nghiệp tư nhân có đây: quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh  Hoàn trả một phần vốn doanh của doanh nghiệp. góp trong vốn điều lệ của Trường hợp giảm vốn đầu tư công ty nếu đã hoạt động xuống thấp hơn vốn đầu tư đã kinh doanh liên tục trong đăng ký thì chủ doanh nghiệp hơn 02 năm, kể từ ngày tư nhân chỉ được giảm vốn sau đăng ký doanh nghiệp và khi đã đăng ký với Cơ quan bảo đảm thanh toán đủ đăng ký kinh doanh. các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu.  Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn.  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ:  Bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.  Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của 11 lOMoARcPSD|15547689 người khác thì chuyển đổi loại doanh nghiệp. Quyền phát hành trái phiếu Tư cách pháp lý phải hình Có thể phát hành trái phiếu. Không được phát hành bất kỳ Công ty trách nhiệm hữu hạn một loại chứng khoán nào. một thành viên bị hạn chế quyền phát hành cổ phần Có tư cách pháp nhân Không có tư cách pháp nhân Có thể lựa chọn 01 trong 02 Chủ sở hữu tự quản lý hoặc mô hình sau: thuê người quản lý. Cơ cấu tổ chức  Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;  Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Hạn chế Không bị hạn chế quyền góp vốn, mua cổ phần vốn góp của doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần C. Kết luận Như vậy từ những nghiên cứu và lập luận một cách thực tiễn, tác giã đã làm sáng tỏ những vấn đề sau:  Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã theo quy định của pháp luật hiện hành; việc tồn tại hệ thống pháp luật về hợp tác xã có ý nghĩa như thế nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay 12 lOMoARcPSD|15547689  Phân biệt phá sản doanh nghiệp với giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành  Chỉ ra ưu, hạn chế của hai hình thức trên  Chứng minh doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp một chủ  Chỉ ra sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên. 13 lOMoARcPSD|15547689 Danh mục tham khảo HTX: hợp tác xã TNHH: trách nhiệm hữu hạn DNTN: doanh nghiệp tư nhân Danh mục tài liệu tham khảo  1. 2. 3.  1.  1. 2. 3. 4. 5. Văn bản quy phạm pháp luật: Bộ luật thương mại 2021 Luật doanh nghiệp 2014 Luật phá sản 2014 Sách, báo, tạp chí: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại Việt Nam tập I, NXB Tư Pháp, 20 Trang thông tin điện tử: T.S Nguyễn Thị Thu Hoài, 11:20 3/12/2021, Phát triển kinh tế hợp tác xã Việt Nam trong bối cảnh mới, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinhdoanh/phat-trien-kinh-te-hop-tac-xa-viet-nam-trong-boi-canh-moi318057.html Lawkey, Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, https://lawkey.vn/nguyen-tac-to-chuc-va-hoat-dong-cua-hop-tac-xa/ Nam Việt Luật, Ưu và nhược điểm của giải thể doanh nghiệp là gì?, https://namvietluat.vn/uu-diem-cua-giai-the-doanh-nghiep/ AZTAX, 23/08/2021, Phân biệt giải thể và phá sản doanh nghiệp, https://aztax.com.vn/phan-biet-giai-the-va-pha-san/ Lawkey, So sánh doanh nghiệp tư nhân với Công ty TNHH một thành viên, https://lawkey.vn/so-sanh-doanh-nghiep-tu-nhan-voi-cong-ty-tnhhmot-thanh-vien/ 14 lOMoARcPSD|15547689 6. Lawkey, Đặc điểm cần biết về chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, https://lawkey.vn/luu-y-khi-thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan/ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan