Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý nhà nước Thi trắc nghiệm chuyên ngành văn phòng kỳ thi coong chức ...

Tài liệu Thi trắc nghiệm chuyên ngành văn phòng kỳ thi coong chức

.DOC
7
11914
106

Mô tả:

gồm các câu hỏi trắc nghiệm chuyên ngành văn phòng phục vụ cho thi công chức
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm? A. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện); Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. B. Trung ương và địa phương; C. Cấp tỉnh; cấp huyện và cấp xã. Câu 2. Cấp chính quyền địa phương bao gồm? A. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy ban nhân dân tại các đơn vị hành chính không có Hội đồng nhân dân. B. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. C. Cả hai câu trên đều đúng. Câu 3. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân như thế nào? A. Là công dân nước CHXHCN Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự, có năng lực, uy tín, được Nhân dân tín nhiệm. B. Là công dân nước CHXHCN Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự, có năng lực, uy tín, được Nhân dân tín nhiệm; có bản lĩnh công tác, kiên quyết đấu tranh vì quyền lợi của Nhân dân. C. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân; Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. Câu 4. Quy định về Ủy ban nhân dân thao Luật Tổ chức chính quyền địa phương như thế nào? A. Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động hành chính nhà nước tại địa phương đó. B. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. C. Cả hai câu trên đều đúng. Câu 5. Chính quyền địa phương ở nông thôn và chính quyền địa phương ở đô thị được phân biệt như thế nào? A. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã; Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn. B. Chính quyền địa phương ở nông thôn bao gồm chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Chính quyền đô thị bao gồm chính quyền ở các trung tâm thành phố, tỉnh lỵ. C. Cả hai câu đều sai. Câu 6. Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phường là? A. Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. B. Hội đồng nhân dân là cơ quan cấp trên trực tiếp, chỉ đạo hoạt động của Ủy ban nhân dân cùng cấp. C.Cả hai câu trên. Câu 7. Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, mỗi nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân kéo dài bao lâu? A. Theo chỉ đạo của Quốc hội. B. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến khi bầu cử xong Hội đồng nhân dân khóa sau. C. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau Câu 8. Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương trên cơ sở bao nhiêu nguyên tắc? A. 6 B. 7 2 C. 9 “Câu 9. Luật Tổ chức chính quyền địa phương được thông qua và có hiệu lực kể tư ngày, tháng năm nào? Gồm có bao nhiêu chương, điều? A. Luật Tổ chức chính quyền địa phương được thông qua vào ngày 19 tháng 6 năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016, có 08 chương, 143 Điều. B. Luật Tổ chức chính quyền địa phương được thông qua vào ngày 19 tháng 6 năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 05 năm 2016, có 10 chương, 142 Điều. C. Luật Tổ chức chính quyền địa phương được thông qua vào ngày 19 tháng 6 năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, có 08 chương, 143 Điều” Câu 10. Luật Tổ chức chính quyền địa phương thay thế cho Luật nào? A. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. B. Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 C. Cả hai Luật trên. Câu 2. Thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do: a. Quốc hội b. Ủy ban thường vụ Quốc hội c. Chủ tịch nước Câu 10. Trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân là: a. Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri. b. Thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri. c. Cả a và b đều đúng. Câu 11. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân: a. Là 5 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. b. Là 5 năm, kể từ ngày bầu cử Hội đồng nhân dân khóa đó đến ngày bầu cử Hội đồng nhân dân khóa sau. 3 c. Là 5 năm, kể từ ngày ủy ban bầu cử công bố kết quả bầu cử Hội đồng nhân dân khóa đó đến ngày ủy ban bầu cử công bố kết quả bầu cử Hội đồng nhân dân khóa sau. Câu 12. Trường hợp nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện? a. Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện. b. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện. c. Cả a và b đều đúng. Câu 13. Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhân dân: a. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể do thường trực Ủy ban nhân dân lãnh đạo. b. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. c. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ thủ trưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân lãnh đạo. Câu 14. Trường hợp nào sau đây không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã? a. Dự toán thu, chi ngân sách xã b. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương c. Cả a và b đều sai. Câu 15. Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, hình thức kỳ họp của Hội đồng nhân dân là: a. Họp công khai b. Họp kín (trong trường hợp cần thiết theo đề nghị của thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân). c. Cả a và b đều đúng. Câu 16. Những chức danh nào sau đây do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm: a. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh. b. Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh. c. Cả a và b đều đúng. 4 Câu 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn a. Giống như nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. b. Nhiều hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. c. Cả hai câu a và b đều sai. Câu 18. Cơ quan giúp việc cho Hội đồng nhân dân cấp huyện là a. Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp huyện. b. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện. c. Câu a, b đều đúng. Câu 20. Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu nếu quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân không bỏ phiếu tín nhiệm thì a. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm bị Hội đồng nhân dân không tín nhiệm phải bắt buộc từ chức. b. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm bị Hội đồng nhân dân không tín nhiệm có thể xin từ chức. c. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm bị Hội đồng nhân dân không tín nhiệm sẽ bị Hội đồng nhân dân miễn nhiệm. Câu 21. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, số lượng phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân được quy định không quá: a. 05 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, 03 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận – huyện, 02 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã-phường-thị trấn. b. 04 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, 03 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận – huyện, 02 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã-phường-thị trấn. c. 05 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, 04 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận – huyện, 03 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã-phường-thị trấn. Câu 24. Kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết trong thời hạn: a. 03 ngày b. 04 ngày c. 05 ngày Câu 9. Phòng Tư pháp phải gửi báo cáo thẩm định dự thảo quyết định củaỦy ban nhân dân cấp huyện đến cơ quan soạn thảo trong thời gian: 5 A) Chậm nhất là 09 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện họp. B) Chậm nhất là 07 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện họp. C) Chậm nhất là 03 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện họp. D) Chậm nhất là 05 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện họp Câu 13. “Bản sao” là: A) Bản chụp hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghitrong sổ gốc. B) Bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dungghi trong sổ gốc. C) Bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác nhưnội dung ghi trong sổ gốc. D) Bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy. Câu 22. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtnăm 2015, hình thức văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm phápluật: A) Nghị định của Chính phủ. B) Lệnh của Chủ tịch nước. C) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ .D) Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Câu 23. Chủ tịch nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm phápluật bằng hình thức sau: A) Lệnh, Quyết định B) Lệnh, chỉ thị C) Quyết định, chỉ thị. D) Chỉ thị, quyết định. Câu 24. Tổng Kiểm toán Nhà nước được ban hành hình thức văn bản quyphạm pháp luật nào sau đây: A) Quyết định. B) Thông tư. C) Chỉ thị. D) Nghị quyết 6 Câu 1. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định cơquan có chức năng thẩm định dự thảo Quyết định quy phạm pháp luật củaUBND tỉnh là: A) Văn phòng UBND tỉnh. B) Sở Tư pháp. C) Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. D) Không quy định cơ quan thẩm định dự thảo Quyết định quy phạm pháp luậtcủa UBND tỉnh Câu 8. Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện do cơ quannào dưới đây trình: A) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện. B) Ủy ban nhân dân cấp huyện. C) Phòng Tư pháp. D) Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân cấp huyện II. CÂU HỎI TỰ LUẬN: Câu 1. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được thông qua và có hiệu lực vào ngày tháng năm nào? Bao nhiêu Chương, Điều? Nêu ít nhất 01 trong số những điểm mới của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân mà bạn tâm đắc. Câu 2. Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ năm 2016 - 2021 được thống nhất là ngày nào? Trên cơ sở văn bản nào? Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân quận Bình Tân và việc phân bổ đại biểu Hội đồng nhân dân cần bầu ở mỗi phường trên địa bàn quận Bình Tân là bao nhiêu? Dựa trên quy định nào để phân bổ số lượng đại biểu cấp quận và phường. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan