Mô tả:
1. Tính cấp thiết của đề tài Luật Cán bộ, công chức ra đời, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010 đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc xây dựng chế định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để tập trung xây dựng, hoàn thiện và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Ngày 19/5/2018, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (Nghị quyết số 26-NQ/TW), tại phần đánh giá tình hình Nghị quyết đã nhấn mạnh một trong những nguyên nhân là do: “Công tác tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, có nơi còn xảy ra sai phạm, tiêu cực”. Trong hoạt động của nền hành chính, đội ngũ công chức chính là những người trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước trong quản lý xã hội, đảm bảo thực thi pháp luật và là nhân tố quyết định hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính làm cho pháp luật đi vào cuộc sống. Vì vậy, phải tuyển chọn những người có đủ đức, đủ tài, vừa hồng, vừa chuyên để làm cho đất nước ngày càng phát triển và tiến bộ. Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về sắp xếp tỉnh gọn tổ chức bộ máy cơ quan hành chính, để cơ cấu lại đội ngũ CB,CC đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần quyết định thắng lợi chương trình cải cách hành chính. Trong bối cảnh nêu trên cả hệ thống chính trị đang tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, hơn bao giờ hết, công tác tuyển dụng lại càng phải được quan tâm chú trọng nâng cao chất lượng. Bởi bộ máy nhà nước vẫn cần phải được tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực.