Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý nhà nước Câu 2 ôn tập lịch sữ đảng...

Tài liệu Câu 2 ôn tập lịch sữ đảng

.DOC
4
89
72

Mô tả:

Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết sự vận dụng đúng đắn sáng tạo học thuyết chủ nghĩa Mác – Lênin về Đảng cộng sản; sự phát triển của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta trong việc thành lập Đảng CSVN? Liên hệ với việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay là nhiệm vụ then chốt? Bài làm: a) Sự vận dụng đúng đắn sáng tạo học thuyết chủ nghĩa Mác – Lênin về Đảng cộng sản; sự phát triển của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta trong việc thành lập Đảng CSVN: - Tình hình thế giới: + Từ nữa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh phát triển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, tiến hành xâm chiếm các nước thuộc địa. Mâu thuẫn mới xuất hiện: Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc. + Từ đó phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến nước ta. + Thắng lợi của cuộc Cách mạnh Tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III – 1919) làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới, mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. - Tình hình trong nước Việt Nam: + Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Đến năm 1897, thực dân Pháp hoàn thành công cuộc xâm chiếm Việt Nam và bắt đầu xác lập chế độ cai trị, khai thác thuộc địa ở Việt Nam. + Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những chuyển biến sâu sắc: . Về tính chất xã hội: Từ xã hội phong kiến trở thánh xã hội thuộc địa nửa phong kiến. . Về mâu thuẫn cơ bản trong xã hội: Nổi bật hai mâu thuẫn: mâu thuẫn dân tộc giữa toàn thể dân tộc VN với thực dân Pháp và tay sai; mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân với địa chủ phong kiến. . Về cơ cấu giai cấp trong xã hội: Giai cấp cũ (địa chủ phong kiến và nông dân) bị phân hóa, xuất hiện những giai cấp mới (công nhân, tư sản và tiểu tư sản). + Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân VN nổ ra mạnh mẽ, nhưng do chưa có một đường lối chính trị đúng đắn, thiếu một tổ chức với tư cách là một chính Đảng lãnh đạo và chưa tập hợp được rộng rãi các tầng lớp nhân dân vào lực lượng đấu tranh nên các phong trào đấu tranh đã lần lượt thất bại. Xã hội VN lâm vào khủng hoảng về đường lối cứu nước và lực lượng lãnh đạo cách mạng. - NAQ đi tìm con đường cứu nước và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào VN: : Trước yêu cầu cấp bách phải tìm một con đường cứu nước mới, ngày 5/6/1911 NAQ đã lên đường sang các nước phương Tây, nơi có khoa học - kỹ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, xem các nước làm thế nào để rồi trở về giúp đồng bào mình thoát khỏi ách nô lệ. + Từ năm 1911 đến 1920: Giai đoạn đi tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Người đã đi đến nhiều nơi trên thế giới để tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức. . Năm 1917, CM Tháng Mười Nga thắng lợi đã có ảnh hưởng quyết định đến cuộc đời hoạt động CM của Người. . Tháng 7/1920, Người đọc bản “Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. Luận cương của Lênin đã giải đáp những vấn đề cơ bản và chỉ dẫn hướng phát triển của sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc mà sau gấn mười năm tìm kiiếm Người mới bắt gặp. . Tháng 12/1920, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng Sản, sau đó tham gia thành lập ĐCS Pháp và trở thành một trong những người sáng lập ĐCS Pháp, và cũng là người CS đầu tiên của dân tộc VN. + Từ năm 1921 đến năm 1930: Giai đoạn NAQ vừa hoạt động thực tiễn, vừa tích cực nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào cách mạng ở trong nước, trực tiếp chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng CSVN. . Tháng 2/1925, Người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong tổ chức Tâm tâm xã lập ra nhóm Cộng sản đoàn. Tháng 6/1925, Người thành lập Hội VN cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc), nòng cốt là Cộng sản đoàn. Người đã mở lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luật CN M-L cho những người trong tổ chức Hội VN cách mạng Thanh niên. Ngoài ra, trong số cán bộ được đào tạo có nhiều đồng chí được chọn đi học tại Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô. Đây là sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho quá trình thành lập Đảng. Đến năm 1929 trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, ở nước ta đã thành lập một số tổ chức Đảng như: Tại Bắc Kỳ, Đông Dương cộng sản Đảng được thành lập ngày 17/6/1929; Tại Nam Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập tháng 11/1929; Tại Trung Kỳ, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ngày 1/1/1930. Ba tổ chức công sản ra đời ở ba miền đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế Cộng sản, kêu gọi Quốc tế Cộng sản thừa nhận tổ chức của mình và đều tự nhận tổ chức của mình là đảng cách mạng chân chính, do đó không tránh khỏi phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức. Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, NAQ đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (gồm: Đông Dương cộng sản Đảng; Đông Dương Cộng sản Liên đoàn; An Nam Cộng sản Đảng) thành một chính Đảng duy nhất của Việt Nam. Hội nghị tiến hành từ ngày 06/01/1930 đến 07/02/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc, quyết định đặt tên Đảng là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua các văn kiện do lãnh tụ NAQ soạn thảo, đó là Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Những nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: * Về phương hướng cách mạng VN là chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. * Nhiệm vụ cụ thể của CMVN trên các lĩnh vực: . Chính trị: Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và phong kiến, làm cho nước VN được hoàn toàn độc lập, xây dựng chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông. . Kinh tế: Tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của đế quốc giao cho chính phủ công nông binh; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm việc 8 giờ. . Văn hóa xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa, nam nữ bình quyền. * Về lực lượng cách mạng: Phải đoàn kết công nhân, nông dân và phải dựa vào dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiều tư sản, trí thức, trung nông… đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ, tư bản An Nam mà chưa rõ phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nhất là làm cho họ đứng trung lập; đối với những đối tượng đã ra mặt phản cách mạng (đại địa chủ, tư sản mại bản) thì phải kiên quyết đánh đổ. * Về xác định phương pháp cách mạng: Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để đánh đổ đế quốc phong kiến. * Về lực lượng lãnh đạo cách mạng: Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng, thông qua đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản. * Về quan hệ quốc tế: Cách mạnh VN là một bộ phận của CM thế giới. Những nội dung cơ bản của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo của CN M-L vào hoàn cảnh cụ thể của một nước thuộc địa nửa phong kiến. Kết hợp đúng đắn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc; kết hợp truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta với những kinh nghiệm của cách mạng thế giới; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản và kết hợp thực tiễn, yêu cầu của CM VN với tư tưởng tiên tiến CM của thời đại. Sự ra đời của ĐCSVN là sự sáng tạo độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã thành công trong vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lênin về Đảng cộng sản, xây dựng thành công một đảng kiểu mới ở nước ta. Chủ nghĩa Mác – Lênin về đảng công sản đã chỉ ra quy luật ra đời, tồn tại, phát triển của Đảng là chủ nghĩa xã hội khoa học kết hợp với phong trào công nhân. Đối với nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân còn nhỏ bé, phong trào công nhân đã phát triển, phong trào yêu nước rất mạnh mẽ, NAQ thấy rất rõ, để thành lập Đảng phải làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước chuyển biến về chất và phải được chủ nghĩa Mác – Lênin soi sáng, các yếu tố đó phải được kết hợi với nhau. Trong suốt quá trình thành lập Đảng, Người đã tích cực thực hiện và thực hiện thành công điều đó, dẫn tới sự ra đời của ĐCSVN vào ngày 3/2/1930. b) Việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay là nhiệm vụ then chốt: Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta luôn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, song suy đến cùng xây dựng Đảng có vai trò quyết định nhất. Học thuết M-LN về ĐCS vẫn là cẩm nang có giá trị nhất, là ngọn đuốc soi đường để Đảng và nhân dân VN tiến hành công tác xây dựng Đảng trong điều kiện mới. Trong giai đoạn hiện nay cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, CN M-L, tư tưởng HCM về ĐCS, nhất là về ĐCS cầm quyền luôn luôn là chỉ dẫn quý báu để Đảng và nhân dân VN tiến hành công tác xây dựng Đảng, để Đảng có đủ khả năng đưa đất nước VN đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên CNXH.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan