Thương mại quốc tế tự do làm tăng khả năng sản xuất và tiêu dùng của nền
kinh tế. Nói cách khác, nó mang lại thu nhập quốc dân cao hơn , vì vậy giúp
nâng cao mức sống cho người dân.
3. Thu hút đầu tư nước ngoài, vốn vay và công nghệ cao :
3a. Thu hút vốn:
Thị trường Việt Nam là một trong những điểm thu hút nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) hấp dẫn nhất và đã tiếp nhận được khối lượng FDI
đáng kể. Tổng FDI năm 2010 ước tính khoảng 11 tỷ USD, tăng 10% so với
năm 2009.
Về đầu tư, hiện đầu tư của EFTA vào Việt Nam còn nhỏ so với tổng vốn đầu
tư ra nước ngoài của khối này. Tính đến hết tháng 12/2012, các nước EFTA
có 126 dự án ở Việt Nam với tổng số vốn trên 2,1 tỷ USD. Trong đó, Thụy
Sỹ chủ yếu đầu tư vào xây dựng, dược phẩm; Nauy đầu tư vào thủy sản,
năng lượng tái tạo, dầu khí…
Theo các chuyên gia, với một FTA có nội dung tương đối toàn diện kể trên,
Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm quan trọng của dòng đầu tư ra nước
ngoài của EFTA ,đặc biệt trong các lĩnh vực thế mạnh như tài chính, ngân
hàng, dịch vụ thương mại, chế tạo, dược phẩm, hàng hải…Bên cạnh lợi ích
gia tăng về xuất khẩu vào thị trường EFTA và thu hút FDI từ nhóm nước
này, Việt Nam còn có lợi ích lớn về khu vực dịch vụ với sự tham gia của các
tập đoàn hàng đầu thế giới.
(chinhphu.vn)
Xét dưới góc độ kinh tế, nhìn chung các quốc gia sau khi tham gia FTA với
EU đều đạt được những kết quả khả quan. Theo một nghiên cứu khác do
VCCI tiến hành – phân tích tác động của một vài FTA mà EU ký với một số
đối tác, các FTA mà EU ký trước đây với Chi-lê, Mê-hi-cô và Nam Phi đã
đem lại hiệu quả thương mại rất tích cực cho các nước này. Riêng đối với
Mê-hi-cô, FTA còn mang lại cho nước này dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài khổng lồ từ EU. Thực tế thì các công ty của EU đều coi Mê-hi-cô là cơ
sở sản xuất quan trọng các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nhằm
hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA (gồm Mê-hi-cô,
Hoa Kỳ và Ca-na-đa).
3b. Chuyển giao kĩ thuật: