Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý nhà nước Tác động của tiết kiệm đến tăng trưởng kinh tế và Chính sách của chính phủ...

Tài liệu Tác động của tiết kiệm đến tăng trưởng kinh tế và Chính sách của chính phủ

.PDF
24
492
120

Mô tả:

Từ thực trạng kinh tế Việt Nam trong những năm, để nhìn nhận tổng quan và đánh giá đúng đắn về mối quan hệ qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển, nhằm mục đích làm rõ vấn đề lý luận - thực tiễn về tác động của tỷ lệ tiết kiệm đến tăng trưởng, phát triển kinh tế và ngược lại. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tối đa mối quan hệ này để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy PHỤ LỤC DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4................................................................. 2 LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3 I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG ........................... Error! Bookmark not defined. 1. Tiết kiệm.............................................................. Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái niệm ............................................. Error! Bookmark not defined. 1.2. Bản chất ................................................ Error! Bookmark not defined. 2. Giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) ........ Error! Bookmark not defined. II. MỐI QUAN HỆ GIỮA GDP VÀ TỶ LỆ TIẾT KIỆM ................................. 13 1. Mô hình Harrod - Domar .................................. Error! Bookmark not defined. 2. Mối quan hệ giữa GDP và tỷ lệ tiết kiệm ở Việt Nam .. Error! Bookmark not defined. III. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA GDP VÀ TIẾT KIỆM ....................................................................................................................... 19 1. Chính sách của Nhà nước điều hành tỷ lệ tiết kiệm ................................... 19 2. Biện pháp tăng cường tỷ lệ tiết kiệm ............................................................ 22 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 24 Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 1 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4 1.Trần Thị Ánh Chung, 2.Nguyễn Đức Hiển, 3.Dương Thị Lam Giang, 4.Lương Viết Tú, 5.Nguyễn Minh Vương. Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 2 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy LỜI MỞ ĐẦU Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Ngay sau khi giành được độc lập, thống nhất đất nước vào năm 1975, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó định hướng đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phát triển tích cực và lạc quan, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao. Theo số liệu do Tổng Cục thống kê công bố đến thời điểm ngày 27/12/2017, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016. Mức tăng trưởng năm 2017 vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2016(1), khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp do Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức cần giải quyết. Trong số những giải pháp đề ra thì tiết kiệm và đầu tư là một yếu tố cực kỳ quan trọng vì chúng không những làm gia tăng tài sản của cá nhân, mà còn trực tiếp làm gia tăng tài sản vật chất cho nền kinh tế, có tác động rất mạnh mẽ đến ổn định và phát triển kinh tế. Từ thực trạng kinh tế Việt Nam trong những năm, để nhìn nhận tổng quan và đánh giá đúng đắn về mối quan hệ qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển, nhằm mục đích làm rõ vấn đề lý luận - thực tiễn về tác động của tỷ lệ tiết kiệm đến tăng trưởng, phát triển kinh tế và ngược lại. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tối đa mối quan hệ này để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. (1) Mức tăng GDP so với năm trước của một số năm: Năm 2011 tăng 6,24%; năm 2012 tăng 5,25%; năm 2013 tăng 5,42%; năm 2014 tăng 5,98%; năm 2015 tăng 6,68%; năm 2016 tăng 6,21%; năm 2017 tăng 6,81%. Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 3 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 1. Tiết kiệm 1.1. Khái niệm Khi nói về tiết kiệm thì mỗi nhà kinh tế lại đưa ra khái niệm khác nhau. Nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” cho rằng: “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá trình tăng tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”. Sang đến thế kỷ 19, C.Mác đã chứng minh rằng: Trong một nền kinh tế với hai khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Để đảm bảo gia tăng nguồn lực cho sản xuất, gia tăng quy mô đầu tư, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ở khu vực I, đồng thời phải sử dụng tiêt kiệm tư liệu sản xuất ở cả hai khu vực. Mặt khác, phải tăng cường sản xuất tư liệu tiêu dùng ở khu vực II, thực hành tiết kiệm tiêu dùng trong sinh hoạt ở cả hai khu vực. Như vậy, con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng. Đúc kết quan điểm của các nhà kinh tế học khác nhau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng vào điều kiện cụ thể của nước ta và đưa ra khái niệm về tiết kiệm: “Tiết kiệm là một quy luật, một phương pháp của một chế độ kinh tế, không phải chỉ tiết kiệm khi đất nước còn nghèo, mà ngay cả khi giàu có và càng giàu có càng phải thực hành tiết kiệm”. Bác luôn nhấn mạnh “tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là 2 vấn đề mấu chốt để xây dựng, phát triển kinh tế, phát triển văn hoá xã hội, để cải thiện đời sống nhân dân”. Tư tưởng quan điểm của Bác là “làm ra nhiều, chi dùng nhiều. Không cần thì không chi dùng. Đó là tất cả chính sách kinh tế của nước ta”. Tiết kiệm - theo Bác “cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân!”. Như vậy, tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng vẫn đạt được mục tiêu xác định hoặc sử dụng đúng định mức nhưng đạt hiệu quả cao hơn mục tiêu đã xác định. 1.2. Bản chất Tiết kiệm trong mọi thời điểm rất dễ bị hiểu sai lệch, chúng ta cần phải tìm hiểu cặn kẽ và đúng đắn bản chất của tiết kiệm để trong quá trình thực hành và vận dụng trong thực tiễn có thể đúng hướng. Tiết kiệm là với chi phí thấp Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 4 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy nhất để đạt hiệu quả cao nhất. Tiết kiệm phải được thực hiện một cách toàn diện, hoàn chỉnh bao gồm cả tiết kiệm của riêng, tiết kiệm của công. Nếu không biết tiết kiệm của riêng thì không thể tiết kiệm của công được. Nhưng nếu chỉ lo tiết kiệm của riêng mà phung phí của công là không đúng. Tiết kiệm không chỉ lao động, tiền mà cả thời giờ. Tiết kiệm và kích cầu là hai vấn đề gắn bó với nhau nhưng hoàn toàn khác nhau. Tiết kiệm không có nghĩa là chi ít mà chi đúng và chi có hiệu quả. Thực hành tiết kiệm đồng thời với việc không chấp nhận việc tiêu dùng xa hoa, lãng phí, cần tiêu 1 mà tiêu 3, cần tiêu 3 lại tiêu 7. Bản thân từng người lao động, từng doanh nghiệp được Nhà nước khuyến khích tiêu dùng để thúc đẩy sản xuất bởi tiêu dùng là một khâu trong vòng tròn khép kín: sản xuất - lưu thông - phân phối - tiêu dùng. Đây chính là bản chất của tiết kiệm. Chúng ta hiểu và biết kết hợp hai vấn đề “ kích cầu “ và tiết kiệm để phát triển sản xuất. Như vậy mới có thể phát triển kinh tế được. 2. Tăng trưởng kinh tế 2.1: Khái niệm Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập đạt được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) của một quốc gia (hoặc địa phương). Sự gia tăng này được biểu hiện ở quy mô và tốc độ. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng). Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy, mỗi quốc gia, tuỳ theo quan niệm khác nhau của các nhà lãnh đạo đã lựa chọn những con đường phát triển khác nhau. Nhìn một cách tổng thể, có thể hệ thống sự lựa chọn ấy theo 3 con đường: con đường tăng trưởng nhanh; coi trọng vấn đề bình đẳng; công bằng xã hội và phát triển toàn diện. Một cách tổng quát, ta có thể đo lường tăng trưởng kinh tế bằng các chỉ tiêu: tổng sản lượng quốc nội, tổng sản lượng quốc dân và tổng sản phẩm tính bình quân đầu người. 2.2. Các mô hình tăng trưởng kinh tế: Cùng với kết quả tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của kinh tế thế giới thời gian qua, các nghiên cứu của kinh tế học và kinh tế phát triển đều có xu hướng tìm hiểu về quá trình tăng trưởng, chú ý nhiều hơn vào vai trò của công Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 5 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy nghệ và sự tích luỹ các yếu tố sản xuất. Ngay từ thế kỷ 17 và thế kỷ 19, các nhà kinh tế học như Adam Smith, David Ricardo, Lohn Stuard Mill, Thomas Malthus, Joseph Schumpeter, Karl Marx,… đều hướng sự chú ý vào tăng trưởng kinh tế và vai trò của tăng trưởng kinh tế đối với phúc lợi xã hội. Trong khi đó, từ cuối thập niên của thế kỷ 19 đến đầu thập niên của thế kỷ 20, hầu như các mô hình kinh tế đều dựa vào khung phân tích tĩnh, với giả định “các yếu tố khác không đổi”, tập trung phân tích hiệu quả kinh tế và sự phân bổ tối ưu các nguồn lực khan hiếm cho trước. Các nghiên cứu về khả năng gia tăng các nguồn lực khan hiếm và cải tiến công nghệ (liên quan đến các phân tích động) nhằm tăng sản lượng và vấn đề phúc lợi gần như bị bỏ qua. Cuối thế kỷ 19, xuất hiện nhiều nước đạt được quá trình tăng trưởng và tính ổn định, bền vững của quá trình này, Alfred Marshall và các nhà kinh tế học vi mô hướng sự tập trung nghiên cứu vào hiệu quả kinh tế và phân bổ nguồn lực. Cho đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế những năm 1929 - 1933, J.M.Keynes (1936) với mô hình kinh tế vĩ mô nhằm vào ổn định hoá kinh tế, giải quyết tình trạng năng lực sản xuất thừa, vấn đề toàn dụng nhân công và sản lượng, chú trọng tới những xử lý nền kinh tế trong “ngắn hạn” chứ không phải là khái niệm “dài hạn”. Tiếp theo là trường phái mô hình tuyến tính về các giai đoạn phát triển, hai mô hình tiêu biểu cho trường phái này là Rostow và Harrod - Domar. Đặc điểm chung của nhóm lý thuyết này là nhấn mạnh đến quá trình phát triển kinh tế phải đi qua từng giai đoạn nhất định và nhấn mạnh đến quá trình tích lũy vốn. Xem tích lũy vốn như là một điều kiện để quốc gia phát triển. Trường phái về lý thuyết thay đổi cơ cấu, mô hình đại diện là của Lewis và Chenery, các mô hình này đặc biệt xem sự chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế là quan trọng và điều này có thể tạo ra tăng trưởng cho nền kinh tế. Chính vì thế, sự chuyển dịch cơ cấu giữa thành thị và nông thôn, giữa các ngành công nghiệp, cơ cấu tiêu dùng…là những chủ đề chính mà các nghiên cứu của trường phái này tập trung. Tiếp đó là trường phái quan hệ phụ thuộc quốc tế, khác với hai trường phái trên, họ đều tập trung phân tích nguyên nhân cũng như chính sách phát triển từ chính nội địa của quốc gia. Trường phái quan hệ phụ thuộc quốc tế nhấn mạnh đến các yếu tố bên ngoài quốc gia, như viện trợ, đầu tư nước ngoài,… là những tiền đề cần phải có để thúc đẩy phát triển một đất nước, đặc biệt là các nước đang có trình độ phát triển thấp. Robert Solow (1956) với mô hình tăng trưởng tân cổ điển (các lý thuyết ngày nay thường dựa vào mô hình này để mở rộng các biến liên quan đến tăng trưởng kinh tế). Mô hình này còn có cách gọi khác là mô hình tăng trưởng ngoại Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 6 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy sinh, bởi vì không liên quan đến các nhân tố bên trong, tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ hội tụ về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững. Chỉ các yếu tố bên ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững. Mô hình này chứng minh rằng trong dài hạn nền kinh tế có xu hướng tiến đến trạng thái cân bằng với mức tăng trưởng liên tục và đều. Trạng thái cân bằng này được đặc trưng bởi mức tích lũy vốn trên mỗi lao động và mức sản lượng trên một lao động không đổi. Nhóm mô hình tăng trưởng nội sinh về cơ bản cũng dựa vào lý thuyết kinh tế tân cổ điển, tuy nhiên trong các mô hình tăng trưởng nội sinh, nhân tố thúc đẩy tăng trưởng dài hạn được nội sinh hoá, nói cách khác nhân tố này được hình thành ngay trong quá trình tăng trưởng do đó dẫn tới sự tăng trưởng liên tục của các nền kinh tế. Có hai nhân tố nội sinh chủ yếu trong các mô hình tăng trưởng nội sinh: vốn vật chất; kiến thức và vốn con người. Trong mô hình tăng trưởng có nhiều chỉ tiêu (biến số) được xác lập và phân tích động thái. Trong quá trình tăng trưởng các chỉ tiêu có thể có nhịp tăng trưởng với các hình thái khác nhau. Nếu các chỉ tiêu đề cập trong mô hình có nhịp tăng trưởng bằng nhau, khi đó quá trình tăng trưởng (quỹ đạo tăng trưởng) gọi là tăng trưởng cân đối, nếu các nhịp tăng trưởng là hằng số (không phụ thuộc thời gian) thì trạng thái cân bằng được gọi là trạng thái tăng trưởng bền vững (trạng thái dừng). 2.3. Cách tính tăng trưởng kinh tế: GDP là giá trị bằng tiền của tất cả các sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trên phạm vi lãnh thổ của một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). GDP thường được tính bằng 3 phương pháp sau: * Phương pháp 1: Phương pháp trực tiếp (theo tổng thu nhập): GDP = W + R + I + II + Ti + De W: Tiền lương R: Thu nhập cho thuê i: Thu nhập của người cho vay (lãi) II: Lợi nhuận của chủ doanh nghiệp Ti: Thuế gián thu De: Bù đắp hao mòn tài sản cố định * Phương pháp 2: Phương pháp gián tiếp (theo giá trị gia tăng): GDP = VA Trong đó: VA= giá trị sản lượng- giá trị sản phẩm trung gian Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 7 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy * Phương pháp 3: theo luồng chi tiêu: GDP = C + I + G + X – M C: tiêu dùng của hộ gia đình I: chi cho đầu tư G: chi tiêu của Chính phủ X: giá trị hàng xuất khẩu Tổng sản phẩm quốc dân- GNP (Gross National Product): là giá trị bằng tiền của tất cả các sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân của một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). GNP = GDP+NFFI= GDP+IFFI- OFFI NFFI: thu nhập yếu tồ ròng từ nước ngoài. IFFI: thu nhập từ nước ngoài chuyển vào trong nước. OFFI: thu nhập từ trong nước chuyển ra nước ngoài. GNP = GDP+NFFI= GDP+IFFI- OFFI Tổng sản phẩm tính bình quân đầu người (mức thu nhập bình quân đầu người- PCI-Per Capital Income): PCI = Y/P với Y: GDP (GNP), P: tổng dân số. Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế: Xác định mức tăng trưởng tuyệt đối: ΔY= Yt – Y0 Y: GDP, GNP. Yt: GDP, GNP tại thời điểm tăng trưởng kinh tế của thời kỳ phân tích. Y0: GDP, GNP tại thời điểm gốc của thời kỳ phân tích. Xác định mức tốc độ tăng trưởng: gy = ΔY/Y0 x 100 Y: GDP, GNP. ΔY: mức gia tăng trưởng kinh tế GDP hoặc GNP giữa hai thời điểm. Y0: GDP, GNP tại thời điểm gốc. Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 8 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy 3. Giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) Chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra của một nền kinh tế trong một thời gian nhất định, thường được tính trong một năm; Thuật ngữ “hàng hoá dịch vụ cuối cùng” được hiểu theo nghĩa không tính giá trị hàng hoá và dịch vụ sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Dựa vào phân tích luồng chu chuyển thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế, các nhà kinh tế đã chứng minh trong nền kinh tế luôn tồn tại một đồng nhất thức mô tả mối liên hệ giữa Tổng thu nhập (từ sản xuất), Tổng chi tiêu và Tổng sản phẩm trong nước như sau: Tổng thu nhập = Tổng chi tiêu = Tổng sản phẩm trong nước Tổng thu nhập gồm thu nhập từ các yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất: thu nhập từ cung cấp dịch vụ lao động được thể hiện qua chỉ tiêu tiền lương và các khoản thu nhập có tính chất lương; thu nhập từ máy móc, thiết bị tham gia vào sản xuất được thể hiện qua chỉ tiêu khấu hao tài sản cố định; thuế sản xuất và giá trị thặng dư. Tổng chi tiêu của nền kinh tế gồm những khoản chi tiêu đáp ứng cho nhu cầu sử dụng cuối cùng gồm: chi cho đầu tư (tích luỹ tài sản); chi cho tiêu dùng cuối cùng; chi cho xuất khẩu. Các nhà kinh tế đưa ra 3 phương pháp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của nền kinh tế trong một thời gian nhất định. - Phương pháp thứ nhất đánh giá GDP bằng cách cộng giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra ở trong nước theo từng ngành kinh tế. Nói cách khác, phương pháp thứ nhất đánh giá kết quả của các đơn vị sản xuất. Phương pháp tính GDP theo phương pháp này là phương pháp sản xuất. - Phương pháp hàng hoá và dịch vụ tạo ra thu nhập dưới dạng thu của người lao động; khấu hao tài sản cố định; thuế sản xuất và thặng dư thu nhập tổng hợp. Phương pháp đánh giá GDP bằng cách cộng những khoản thu nhập trên được gọi là phương pháp thu nhập - Phương pháp thứ 3 căn cứ vào những khoản chi tiêu cần thiết cho các mục đích: tiêu dùng cuối cùng; tích luỹ tài sản; xuất nhập khẩu quốc gia được gọi là phương pháp sử dụng. Phương pháp sản xuất Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 9 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy Phương pháp sản xuất tập trung vào đánh giá giá trị sản phẩm cuối cùng được tạo ra theo ngành, theo thành phần kinh tế và bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Khái niệm giá trị sản xuất dùng để đánh giá kết quả của đơn vị sản xuất (đơn vị cơ sở hoặc doanh nghiệp), không dùng đánh giá cho từng công đoạn sản xuất của đơn vị. Vì vậy giá trị sản xuất chỉ tính cho hàng hoá và dịch vụ do đơn vị sản xuất ra dùng cho đơn vị khác, không tính cho sản phẩm chu chuyển nội bộ cho các công đoạn sản xuất của đơn vị. Thu do chênh lệch giá cũng không tính vào giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất bao gồm các yếu tố chi phí trung gian và giá trị tăng thêm, như vậy có sự tính trùng trong chỉ tiêu giá trị sản xuất. Mức độ tính trùng phụ thuộc vào mức độ chuyên môn hoá và mức độ chi tiết của phân ngành kinh tế. Phân ngành kinh tế càng chi tiết, mức độ tính trùng của chỉ tiêu giá trị sản xuất càng lớn. Chi phí trung gian bao gồm toàn bộ chi phí về sản xuất vật chất, dịch vụ cho sản xuất vật chất và không bao gồm khấu hao tài sản cố định. Những sản phẩm vật chất và dịch vụ tính vào chi phí trung gian phải là chi phí sản xuất, được hạch toán vào giá thành sản phẩm, phải là kết quả sản xuất do các ngành sản xuất ra trong năm hoặc sản xuất từ năm trước chuyển sang cho sản xuất hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Những sản phẩm không phải là kết quả của sản xuất mà sử dụng từ tự nhiên như ánh sáng mặt trời, nước tự nhiên không tính vào chi phí trung gian. Chẳng hạn, nước mưa sử dụng trong sản xuất nông nghiệp không tính vào chi phí trung gian của ngành nông nghiệp. Ranh giới giữa chi phí trung gian và tích luỹ tài sản: chi phí trung gian gồm những chi phí về hàng hoá và dịch vụ sử dụng hết trong quá trình sản xuất. Tích luỹ tài sản gồm hàng hoá sử dụng nhiều lần trong sản xuất và có giá trị lớn. Chi phí trung gian luôn được tính theo giá sử dụng, nghĩa là bao gồm cả phí vận tải và cả các loại chi phí khác do đơn vị sản xuất phải trả để đưa nguyên, nhiên vật liệu,v.v… vào sản xuất. Trong khi đó chỉ tiêu giá trị sản xuất có thể được tính theo 3 loại giá (giá cơ bản, giá bán của người sản xuất, giá sử dụng). Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế bằng hiệu giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Giá trị sản xuất tính theo giá nào thì chỉ tiêu giá trị tăng thêm cũng tính theo giá đó. Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế được biểu thị theo công thức sau: Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian Tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sản xuất bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hoá và Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 10 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy dịch vụ. Dưới dạng công thức Tổng sản phẩm trong nước (GDP) được biểu thị như sau: GDP = Tổng giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Tổng sản phẩm trong nước luôn được đánh giá theo giá sử dụng. Nếu giá trị tăng thêm tính theo giá cơ bản thì tổng sản phẩm trong nước được tính như sau: GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản + Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Nếu giá trị tăng thêm tính theo giá sản xuất thì tổng sản phẩm trong nước được tính như sau: GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá sản xuất + Thuế giá trị gia tăng (VAT) phải nộp + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Phương pháp thu nhập Như trên đã nói tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp thu nhập bằng tổng các yếu tố như thu nhập của người lao động từ sản xuất; thuế trừ đi trợ cấp sản xuất; khấu hao tài sản cố định; thặng dư/ thu nhập hỗn hợp. Tài khoản quốc gia 1993 định nghĩa thu nhập của người lao động từ sản xuất như sau: “Tổng thù lao bằng tiền và hiện vật mà đơn vị sản xuất phải trả cho người lao động do người lao động đã làm việc cho đơn vị sản xuất trong kỳ hạch toán. Thu nhập của người lao động từ sản xuất bao gồm tiền lương thực nhận (bằng tiền và hiện vật) và phần bảo hiểm xã hội đơn vị sản xuất nộp thay người lao động. Phương pháp sử dụng Tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sử dụng bằng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và của nhà nước cộng với tích luỹ tài sản và cộng với chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Dưới dạng công thức, tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sử dụng được viết như sau: GDP = Tiêu dùng cuối cùng + Tích luỹ tài sản + Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ (lưu ý kiểm tra xem đúng như giáo trình không nhé) giáo trình không có phần này, cái này em xem trên mạng thì đúng nha Tiêu dùng cuối cùng là một phần của tổng sản phẩm trong nước sử dụng để thoả mãn nhu cầu cho đời sống, sinh hoạt của cá nhân, dân cư, hộ gia đình và nhu cầu tiêu dùng chung của xã hội. Tiêu dùng cuối cùng gồm 2 phần: - Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình - Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước. Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 11 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy Chỉ tiêu GDP là một chỉ báo kinh tế tổng hợp, phản ánh một cách khá toàn diện sức mạnh kinh tế của một quốc gia hay vùng lãnh thổ, vì vậy các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu này để so sánh trình độ phát triển kinh tế với nhau thông qua chỉ tiêu GDP. Để so sánh chỉ tiêu GDP giữa các nước, GDP được tính chuyển sang 1 đơn vị tiền tệ quốc tế thống nhất (USD) theo hai cách: -Tính theo tỷ giá hối đoái thực tế -Tính theo sức mua tương đương. Các nước càng có mức giá phản ánh đúng quan hệ cung - cầu trên thị trường thì kết quả tính toán giữa 2 phương pháp này càng ít có chênh lệch Khi xếp hạng theo 2 cách tính này (tính theo đầu người) có khác nhau: - Trung Quốc: 117 (theo tỷ giá hối đoái) và 85 (theo sức mua tương đương) - Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: 4 (theo tỷ giá hối đoái) và 3 (theo sức mua tương đương) - Việt Nam: 142 (theo tỷ giá hối đoái) và 113 (theo sức mua tương đương) Số liệu năm 2002, theo phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Qua đó, ta thấy mức sống thực tế trong nước của 3 nước này cao hơn so với thông thường bằng giá trị tiền; mặt bằng giá cả trong nước của họ tương đối thấp so với thị trường quốc tế. Trái lại tình hình lại khác đi đối với Xing-ga po và Nhật Bản, cho thấy mức sống thực tế ở 2 quốc gia này khó khăn hơn và mặt bằng giá cả trong nước tương đối cao so với thị trường quốc tế. - Singapore: 15 (theo tỷ giá hối đoái) và 21 (theo sức mua tương đương) - Nhật Bản: 2 (theo tỷ giá hối đoái) và 12 (theo sức mua tương đương) So sánh chỉ số giá trị tổng sản phẩm cho thấy tiềm lực kinh tế một nước, tuy nhiên mức độ chính xác của chỉ số này còn phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái dùng để quy đổi so sánh. Năm 2000, GDP của Việt nam được xếp thứ 58 trong số 180 nước trên thế giới. Giá trị tổng sản phẩm tính theo đầu người Giá trị tổng sản phẩm tính theo đầu người là một chỉ số phản ánh mức sống của người dân nói chung. Tuy nhiên đây là chỉ số bình quân, nó không cho biết rõ giá trị này được phân chia thế nào trong xã hội, ai là người được hưởng nhiều hơn, hơn bao nhiêu. Vì vậy, việc so sánh chỉ số này với chỉ số chênh lệch về thu nhập sẽ cho biết nhiều thông tin về xã hội, chỉ số này cao và chênh lệch thu nhập thấp cho thấy một nền kinh tế phát triển bền vững. Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 12 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy II. MỐI QUAN HỆ GIỮA GDP VÀ TỶ LỆ TIẾT KIỆM Các yếu tố cần thiết để cho một nền kinh tế hoạt động và tăng trưởng là lao động và vốn. Yếu tố lao động được tạo ra từ con người nhờ vào quá trình giáo dục, đào tạo. Trong khi vốn được thông qua các khoảng chi đầu tư của người dân và chính phủ. Nguồn vốn từ chính phủ hay khu vực tư nhân, thì để có được nguồn vốn đó đòi hỏi cần phải tiết kiệm. 1. Nguồn vốn tiết kiệm xét trong nền kinh tế đóng Ta có công thức cơ bản của một nền kinh tế đóng: Y = C + I + G (1) Trong đó: GDP (ký hiệu là Y) bao gồm bốn thành tố: tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu của chính phủ (G). Phương trình trên cho thấy GDP là tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I) và chi tiêu của chính phủ (G). Hay: I = Y - C - G Vế phải (Y - C - G) của phương trình trên là tổng thu nhập của nền kinh tế còn lại sau khi đã thanh toán cho các khoản tiêu dùng của người dân và chi tiêu của chính phủ. Phần còn lại được gọi là tiết kiệm quốc dân, hay đơn giản là tiết kiệm, và ký hiệu là S. Thay Y - C - G bằng S vào vế phải, chúng ta có thể viết lại phương trình trên dưới dạng: I = S Phương trình này phản ánh tiết kiệm bằng đầu tư trong nền kinh tế đóng. Chúng ta có thể viết tiết kiệm quốc dân theo hai cách: S = Y - C - G hoặc: S = (Y - T - C) + (T - G) (2) Tiết kiệm tư nhân chính là Y - T - C và tiết kiệm chính phủ là T - G Vì thu nhập của hộ gia đình là Y, thuế phải nộp là T và tiêu dùng của họ là C, nên tiết kiệm tư nhân bằng Y - T - C. Tiết kiệm của chính phủ là phần thu nhập từ thuế của chính phủ còn lại sau khi đã chi tiêu. Nếu T lớn hơn G, chính phủ có thặng dư ngân sách, phần thặng dư ngân sách này chính là tiết kiệm của chính phủ. Nếu chính phủ chi nhiều hơn thu, G sẽ lớn hơn T. Trong trường hợp này, chính phủ thâm hụt ngân sách. T - G > 0 => Thặng dư T - G < 0 => Thâm hụt Nếu Y là tổng thu nhập => Y = C + S Nếu Y là tổng chi tiêu thì =>Y = C + I Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 13 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy Từ đó ta có đồng nhất thức S = I Vậy: Tổng tiết kiệm = tổng đầu tư 2. Nguồn vốn tiết kiệm xét trong nền kinh tế mở Trong nền kinh mở có đầy đủ các yếu tố, trong đó có xuất nhập khẩu, ta có thể đánh giá tác động của tiết kiệm và đầu tư đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua cán cân thương mại (NX) Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cơ bản đều thống nhất đầu tư, tiết kiệm của cả nền kinh tế có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế quốc gia. Trong Kinh tế học, theo cách tiếp cận chi tiêu thì tổng sản phẩm trong nước (GDP) bao gồm 4 thành tố là tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng. GDP có thể viết dưới dạng phương trình sau: GDP = C + I + G + NX (trong đó: C: tiêu dùng; I: đầu tư; G: chi tiêu của Chính phủ; NX: xuất khẩu ròng (còn được gọi là cán cân thương mại, là khoản chênh lệch giữa giá trị hàng xuất khẩu trừ đi giá trị hàng nhập khẩu). Để thấy được mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, cán cân thương mại, chúng ta biến đổi biểu thức lại như sau: NX = (GDP – C – G) – I (3). Trong đó (GDP – C – G) chính là tổng thu nhập còn lại của nền kinh tế sau khi đã trừ đi các khoản tiêu dùng của người dân và chi tiêu của Chính phủ, và nó được gọi là tiết kiệm quốc dân (Sn). Từ phương trình (3) ta có thể viết lại thành: NX = Sn - I (2). Đồng nhất thức này cho thấy mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư với cán cân thương mại hay là giữa luồng vốn quốc tế sử dụng để tích lũy vốn (Sn - I) và luồng hàng hóa, dịch vụ quốc tế (NX). Nếu mức tiết kiệm không đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư thì cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt và các nước sẽ dựa vào lượng vốn từ nước ngoài để tài trợ cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế. Ngược lại, khi nhu cầu đầu tư nhỏ hơn tiết kiệm của nền kinh tế thì cán cân thương mại sẽ chuyển sang thặng dư. Bảng 1. Tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại so với GDP của Việt nam từ năm 2012 - 2015 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Tiết kiệm (%GDP) 30,7 28,8 31,1 24,6 Đầu tư (%GDP) 27,2 26,7 26,8 27,1 GDP Việt Nam (tỷ USD) 155,8 171,2 186,2 193,2 Cán cân thương 3,5 2,1 3,3 -1,65 Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 14 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy mại(%GDP) (Nguồn: worldbank.org) Bảng 1 cho thấy, tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2015 liên tục biến động, đến năm 2015 đã giảm xuống 24,6% GDP từ mức 30,7% GDP của năm 2012, và giảm thêm 5,5% so với năm 2014 (năm 2014 tỷ lệ tiết kiệm đạt 31,1% GDP). Trong khi đó, nhu cầu đầu tư khá ổn định, không có sự biến động mạnh. Cụ thể, năm 2012 là 27,2% GDP, sang năm 2014 giảm chỉ còn đạt khoảng 26,8% GDP. Tuy nhiên, đến năm 2015, tỷ lệ đầu tư có dấu hiệu khởi sắc, tăng từ 26,8% GDP lên 27,1% GDP. Có thể thấy, khi có sự chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư thì sẽ ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại ở Việt Nam. Khi tỷ lệ tiết kiệm là 31,1% GDP năm 2014 lớn hơn tỷ lệ đầu tư là 26,8% GDP thì cán cân thương mại của Việt Nam năm 2014 sẽ thặng dư 3,3% GDP; còn khi tỷ lệ tiết kiệm nhỏ hơn tỷ lệ đầu tư thì cán cân thương mại sẽ âm. Cụ thể, năm 2015, tỷ lệ tiết kiệm là 24,6% GDP, trong khi tỷ lệ đầu tư là 27,1% GDP thì cán cân thương mại thâm hụt 1,65% GDP. Như vậy, khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc hay xấu đi, cán cân thương mại thặng dư hay thâm hụt, nguyên nhân chính nằm ở sự thay đổi trong tiết kiệm và đầu tư. Tiết kiệm của toàn bộ nền kinh tế có thể được phân tách thành hai phần: tiết kiệm tư nhân (SP) và tiết kiệm chính phủ (Sg). Sn = Y – C – G = (Y – C – T) + (T – G) Trong đó, T là tổng số tiền thuế và phí mà Chính phủ thu được trừ đi các khoản trợ cấp. Tiết kiệm tư nhân SP = (Y – C – T) là phần thu nhập của hộ gia đình còn lại sau khi đã nộp thuế và tiêu dùng. Tiết kiệm chính phủ Sg = (T – G) là phần thu nhập từ thuế của Chính phủ còn lại sau khi đã chi tiêu để mua hàng của Chính phủ. Như vậy cán cân thương mại cũng như phát triển của nền kinh tế quốc gia sẽ chịu sự tác động của tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm chính phủ. 2.1. Tiết kiệm tư nhân Theo sô liệu tại Bảng 2 có thể thấy trong 2 năm 2013 và 2014, tốc độ gia tăng tiêu dùng cuối cùng và GDP gần như tương đương nhau. Tuy nhiên, năm 2015, tốc độ gia tăng của hai chỉ tiêu này có sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể, tốc độ gia tăng tiêu dùng cuối cùng năm 2015 là 9,12% trong khi GDP tăng 6,68%. Nguyên nhân dẫn đến tiêu dùng năm 2015 tăng cao xuất phát từ giá cả thời gian qua tại Việt Nam tăng thấp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014. Đây là mức lạm phát thấp nhất trong 14 năm trở lại đây. Điều Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 15 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy này đã tác động tích cực đến việc thúc đẩy sức mua, tiêu dùng trong nước, và kết quả tiêu dùng cuối cùng đã tăng đáng kể. Phần chênh lệch giữa tốc độ gia tăng tiêu dùng và GDP có thể đi vào nhập khẩu và thúc đẩy gia tăng nhập siêu (theo Tổng cục Thống kê, hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu năm 2015 đã tăng 10,4% so với 2014). Gia tăng tiêu dùng cuối cùng cao nhưng thu nhập tăng không tương xứng đã dẫn đến tiết kiệm tư nhân giảm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến năm 2015 tiết kiệm quốc dân giảm từ 31,1% GDP xuống còn 24,6% GDP. Bảng 2: Tốc độ gia tăng GDP và tiêu dùng cuối cùng Đơn vị: % Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ gia tăng tiêu dùng cuối cùng 5,36 6,2 9,12 Tốc độ gia tăng GDP 5,42 5,98 6,68 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Như vậy, để có thể tăng trưởng kinh tế bền vững thì cần phải nâng cao mức tiết kiệm trong nền kinh tế một cách hợp lý. Tức là cần phải điều tiết nhằm nâng cao mức tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo mức tiêu dùng hợp lý cho tổng cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên cơ cấu tiết kiệm tiêu dùng của người dân rất khó để có thể thay đổi và cũng cần một thời gian tương đối lâu. Mặt khác, cơ cấu tiết tiệm – tiêu dùng của một nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thị hiếu, tâm lý, văn hóa, thói quen, kì vọng,… Việc tác động làm thay đổi cơ cấu này sẽ cần một hệ thống các công cụ chính sách (với điển hình là chính sách thuế) trong thời gian dài. Tại Việt Nam, xu hướng tiêu dùng hàng xa xỉ (đặc biệt là hàng nhập khẩu) đang tăng dần, chủ yếu là ở giới trẻ và tầng lớp thượng lưu. Việt Nam đang tiến tới hội nhập sâu hơn nữa vào nền kinh tế thế giới, dòng hàng xa xỉ có thể khiến tiết kiệm tư nhân giảm và cán cân thương mại Việt Nam trở nên bất lợi hơn. Điều này đòi hỏi Chính phủ cần phải có sự can thiệp để điều chỉnh, ví dụ có thể đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cao đối với các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ. Khi đó, rất có thể nhu cầu sử dụng hàng tiêu dùng xa xỉ sẽ giảm đi. 2.2. Tiết kiệm chính phủ Tiết kiệm chính phủ là yếu tố thứ hai trong mức tiết kiệm quốc dân. Tiết kiệm chính phủ phản ánh chênh lệch giữa thu và chi tiêu chính phủ, hay nói cách khác chính là cán cân ngân sách. Nếu cán cân ngân sách giảm thì làm tiết kiệm quốc dân giảm, dẫn đến nới rộng hơn khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư và gia tăng thâm hụt thương mại tác động giáng tiếp đến nền kinh tế. Ngược lại, Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 16 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy nếu ngân sách chính phủ tăng thì tổng tiết kiệm của cả nền kinh tế tăng và kết quả là kinh tế sẽ được cải thiện. Bảng 3: Cán cân ngân sách chính phủ Đơn vị: Nghìn tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thu ngân sách (T) 588 723 735 822 814 885 Chi ngân sách (G) 649 788 978 1018 968,5 1064,5 Cán cân ngân sách - 61 - 65 - 243 - 196 - 143.5 - 179,5 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Qua số liệu Bảng 3 có thể thấy ngân sách chính phủ trong suốt giai đoạn qua luôn ở trạng thái thâm hụt. Thâm hụt ngân sách cao nhất là năm 2012 với 243 nghìn tỷ đồng. Sau thời gian đó, Chính phủ tìm mọi cách giảm thâm hụt, nhưng đến năm 2015 thì thâm hụt ngân sách đã tăng trở lại với 179,5 nghìn tỷ đồng và tác động xấu đến tăng trưởng nền kinh tế. Như vậy để giữ cho cán cân thương mại ở mức hợp lý thì sẽ cần điều tiết cán cân ngân sách (cụ thể là cần phải cắt giảm thâm hụt ngân sách). Có hai yếu tố được xem là nguyên nhân chính gây ra thâm hụt ngân sách đó là nguồn thu và chi tiêu chính phủ. Như vậy, để tăng tiết kiệm quốc dân, cải thiện cán cân thương mại thì sẽ cần nâng cao nguồn thu và cắt giảm chi tiêu chính phủ. a. Nguồn thu của Chính phủ Trong Bảng 4, nguồn thu của Chính phủ tương đối ổn định tăng dần qua các năm. Chỉ có năm 2014 do kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản giải thể nên nguồn thu của Chính phủ bị giảm. Sang năm 2015, kinh tế dần phục hồi và tăng trưởng tốt, doanh nghiệp làm ăn có lãi nên nguồn thu Chính phủ tăng đáng kể (tăng 8,72% so với năm 2014). a. Chi tiêu chính phủ Theo Tổng cục Thống kê, chi tiêu chính phủ bao gồm chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên (chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường; các hoạt động sự nghiệp kinh tế; quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, không kể phần giao cho địa phương;…) và chi khác (chi trả nợ, chi cho vay, chi viện trợ,…). Nhìn vào Bảng 4 có thể thấy Chính phủ có hai khoản chi chủ yếu là chi thường xuyên (chiếm đến 70% năm 2015) và chi đầu tư phát triển (chiếm 15,2% năm 2015). Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 17 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy Bảng 4: Cơ cấu chi tiêu chính phủ Chi ngân sách (nghìn tỷ đồng) Chỉ tiêu Cơ cấu (%) 2011 2012 2013 2014 2015 2011 2012 2013 2014 2015 208 269 218 162 26,5 27,5 21,5 16,3 15,2 Chi thường 467 xuyên 603 694 690,5 745 59,3 61,7 68,2 71,3 70,0 Chi khác 113 106 106 Tổng 788 978 1018 968,5 1064,5 100 Chi đầu phát triển tư 158 120 157,5 14,2 10,8 10,3 12,4 14,8 100 100 100 100 (Nguồn: Tổng cục thống kê) - Chi đầu tư phát triển (còn được gọi là đầu tư công) Năm 2011 và 2012 là hai năm Chính phủ chi rất nhiều tiền cho đầu tư phát triển. Do đầu tư tràn lan, vốn đầu tư phân bổ quá nhiều dự án nên dẫn tới công trình bị thiếu vốn và kéo dài tiến độ, các dự án bị thua lỗ, gây thiệt hại cho Nhà nước. Chính vì vậy, Chính phủ đã phải ra hàng loạt biện pháp để cắt giảm đầu tư công và được thể hiện rất rõ trong Nghị quyết 11/NQ-CP. Với nỗ lực của Chính phủ, năm 2014 đầu tư công đã giảm mạnh (giảm 41% so với 2012). Điều này cũng góp phần giúp cho cán cân thương mại năm 2014 có được thặng dư lớn nhất. - Chi thường xuyên Cơ cấu chi thường xuyên năm 2015 lên tới 70% trong tổng chi của Chính phủ. Chi thường xuyên lớn và tăng nhanh, đặc biệt là chi cho các đơn vị sự nghiệp, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do bộ máy hành chính tại Việt Nam còn quá cồng kềnh nên số tiền để chi trả lương cho khu vực này rất lớn. Ngoài ra, khu vực nhà nước còn có hiện tượng chi tiêu lãng phí gây thất thoát. Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 18 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy III. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA GDP VÀ TIẾT KIỆM 1. Chính sách của Nhà nước điều hành tỷ lệ tiết kiệm Nhằm đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; tập trung xây dựng các giải pháp quyết liệt để nâng cao hiệu quả công tác này, từ đó phát huy cao nhất mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, nâng cao vị thế của nước ta trên trường thế giới. Đó chính là một trong những mục tiêu về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ đã được ban hành tại Quyết định số 2544/QĐ-TTg ngày 30/12/2016. Để đạt được các yêu cầu đó, trong giai đoạn 2016 - 2020 cần triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể, như: Một là, tiếp tục thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và các đề án cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tiền tệ để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Chống lãng phí trong sử dụng các nguồn lực của đất nước, tài nguyên thiên nhiên, góp phần đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm, phấn đấu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm. Hai là, quản lý chặt chẽ thu chi ngân sách nhà nước, đảm bảo thu đúng, thu đủ, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế. Động viên hợp lý các nguồn lực, phấn đấu tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước trên GDP bình quân khoảng 20 - 21% GDP. Hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách mới làm giảm thu ngân sách nhà nước. Chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách nhà nước khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm.Triệt để tiết kiệm chi ngân sách, lồng Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 19 Bài tập nhóm: Kinh tế học vĩ mô GVHD: TS Ninh Thị Thu Thủy ghép các chính sách, xây dựng phương án tiết kiệm để thực hiện ngay từ khâu phân bổ dự toán và cả trong quá trình thực hiện; không tăng chi thường xuyên trừ lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp cho người lao động theo quy định; đảm bảo thực hiện tốt dự toán ngân sách nhà nước được Quốc hội phê chuẩn; kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước, phấn đấu đến năm 2020 dưới 4% GDP. Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách phù hợp đáp ứng mục tiêu duy trì đà phục hồi tăng trưởng, quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội trong tình hình mới, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên, chi đầu tư và chi trả nợ. Các Bộ, ngành, địa phương thường xuyên rà soát tổng thể các chế độ, chính sách để bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền bãi bỏ các chính sách chưa thực sự cấp thiết. Ba là, tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay, kiểm soát chặt chẽ, từng bước giảm dần vốn vay do Chính phủ bảo lãnh, vay của chính quyền địa phương và vay của doanh nghiệp nhà nước; nâng cao điều kiện cấp bảo lãnh của Chính phủ, chọn lọc các dự án thực sự cần thiết và cân đối được nguồn trả nợ. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, đảm bảo nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn theo Nghị quyết của Quốc hội, phấn đấu đến năm 2020, dư nợ công không vượt quá 65% GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 55% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Bốn là, chống lãng phí trong mua sắm tài sản nhà nước thông qua việc đẩy mạnh mua sắm theo phương thức tập trung, áp dụng đối với những loại tài sản có lượng mua sắm nhiều, giá trị mua sắm lớn, được sử dụng phổ biến ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị. Năm là, tăng cường huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tập trung huy động các nguồn vốn có cơ cấu lãi suất hiệu quả, chú trọng các nguồn vốn lãi suất thấp, ưu đãi để tạo vốn cho đầu tư phát triển, trọng tâm là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, trong đó, tập trung vào hệ thống Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Quản lý kinh tế K36 Kon Tum Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan