Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý nhà nước VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ RỪNG...

Tài liệu VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ RỪNG

.DOC
19
313
74

Mô tả:

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ RỪNG
Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG RỪNG HIỆN NAY 2 4 CHƯƠNG II:VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ RỪNG 9 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ RỪNG 14 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 17 18 1 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương LỜI MỞ ĐẦU Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia, rừng có vai trò đảm bảo an ninh quốc phòng; cung cấp oxy, bảo vệ môi trường sống, cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của con người và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội; Rừng góp phần vào các hoạt động kinh tế nhờ vào khả năng cung cấp nguyên liệu liên tục lâu dài với chất lượng nguyên liệu cao cho các ngành công nghiệp như: công nghiệp giấy, chế biến gỗ, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, sợi dệt, lấy tinh dầu, cung cấp các hoạt động dịch vụ như du lịch sinh thái. Thực tế cho thấy nếu tính cả giá trị kinh tế và giá trị môi trường thì đóng góp của ngành lâm nghiệp hiện nay tăng khoảng 5,0%% trong tổng giá trị sản phẩm của toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (GDP), nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp khoản 0,04 điểm phần trăm của cả ngành; tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ của ngành lâm nghiệp đạt 4,3 tỷ USD tính đến ngày 25/6/2018 (Hoàn thành 48% kế hoạch xuất khẩu lâm sản năm 2018). Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,1 tỷ USD, chiếm 22,3% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm nghiệp. Giá trị xuất siêu lâm sản chính đạt 3,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, rừng tạo ra các sản phẩm dịch vụ, nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái gắn liền với các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng có cảnh quan Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 2 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương đặc biệt, du lịch sinh thái không chỉ phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần mà còn tăng thu nhập cho người dân bản địa góp phần ổn định dân cư và xoá đói giảm nghèo... Phát triển lâm nghiệp bền vững không chỉ có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội mà còn góp phần đắc lực trong việc giảm thiểu tác hại của thiên tai và ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu, đóng góp quan trọng cho quá trình xây dựng một nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 3 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG RỪNG HIỆN NAY Giai đoạn 1995 đến nay, tổng diện tích rừng và độ che phủ có chiều hướng tăng lên. Vào đầu tháng 5 năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam cho công bố hiện trạng rừng trên toàn quốc tính đến ngày 31/12/2017. Theo đó diện tích rừng trên toàn quốc đạt được hơn 14 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là hơn 10 triệu ha và rừng trồng hơn 4 triệu ha. Diện tích đủ tiêu chuẩn che phủ toàn quốc tương ứng hơn 40%. Tuy nhiên tỷ lệ rừng nguyên sinh vẫn chỉ ở mức 8% so với 50% của các nước trong khu vực. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì độ che phủ rừng có tăng nhưng chủ yếu là rừng trồng với mức sinh học thấp, trong khi rừng tự nhiên với mức đa sinh học cao thì lại thấp đi đáng kể. Tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam từ 27,2% trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 đã lên 39,5% vào năm 2010, độ che phủ rừng bình quân tăng 0,4%/năm. Mặc dù độ che phủ rừng cả nước tăng trong những năm qua nhưng diện tích rừng bị mất vẫn còn ở mức cao. Nguyên nhân chủ yếu là do: - Áp lực về dân số ; - Do cơ chế thị trường, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao, nhu cầu về đất canh tác các mặt hàng này cũng tăng theo nên đã kích thích người dân phá rừng lấy đất trồng các loại cây có giá trị cao hoặc buôn bán đất, sang nhượng trái phép. - Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới, nhiều công trình xây dựng, đường xá và cơ sở hạ tầng khác được xây dựng gây áp lực lớn đối với rừng và đất lâm nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép. Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 4 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương Các cơ quan chức năng huyện Vị Xuyên tại hiện trường vụ khai thác gỗ trái phép rừng Đặc dụng Phong Quang. - Phá rừng vô tình gây cháy rừng cùng với tình hình thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, khô hạn kéo dài, bão lũ xảy ra thường xuyên gây thiệt hại không nhỏ tới tài nguyên rừng. - Khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác còn lạc hậu làm lãng phí tài nguyên. - Nhu cầu thị trường về các loài gỗ, lâm sản quý hiếm cao là các hoạt động khai thác, buôn bán trái phép gỗ và các lâm sản ngoài gỗ tăng mạnh. Giáo Sư Đặng Hùng Võ nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường thừa nhận ngành lâm nghiệp có góp phần giúp phát triển kinh tế tại Việt Nam: “Việc rừng năm vừa rồi có những đóng góp lớn thì tôi cho rằng việc bảo vệ và khai thác rừng là hai mặt song hành, đánh giá lại thì vừa rồi rừng đóng góp phát triển kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng, việc đóng góp từ rừng sản xuất, khai thác môi trường rừng vào việc du lịch nghỉ dưỡng, việc khai thác rừng vào việc khu du lịch sinh thái , thủy điện v.v…” Giáo Sư Đặng Hùng Võ nói với chúng tôi rằng trong luật bảo vệ phát triển rừng trước đây, rất hạn chế việc giao đất rừng cho cộng đồng dân cư với tư duy là cộng đồng dân cư không phải là một tổ chức và không có người chịu trách nhiệm. Nhưng luật lâm nghiệp đã được sửa đổi vào năm ngoái. Ông cho biết thêm: Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 5 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương “Luật lâm nghiệp được quốc hội thông qua năm 2017 thì đã có nhũng thay đổi cơ bản về tư duy, giao đất rừng cho cộng đồng dân cư địa phương, bởi vì các nhà xây dựng pháp luật Việt Nam đã ngộ ra được rằng giao cho các tổ chức của nhà nước thì nó không đạt được hiệu quả, còn giao cho cộng đồng dân cư thì kêu gọi được sức mạnh của nhân dân vào bảo vệ rừng thì tôi cho rằng đây là thay đổi cơ bản về tư duy bảo vệ rừng và phát triển rừng ở Việt Nam.” Đồng thuận với y kiến của Giáo Sư Đặng Hùng Võ về vấn đề giao cho các tổ chức nhà nước quản lý đất rừng không đạt được hiệu quả, Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật người từng làm việc cho cơ quan quản lý khu rừng quốc gia Nam Cát Tiên chia sẻ thêm một nhận định mà ông cho rằng có liên quan đến vấn đề tham nhũng. “Ở trong xã hội Việt Nam vấn đề tham ô tham nhũng, cấu kết lãnh đạo với kiểm lâm rồi báo chí phanh phui rất là nhiều. Chánh thanh tra chính phủ hoặc là trung ương có thông báo là bây giờ thanh tra ở đâu là dính ở đó, cho nên cái đó là một điều rất là trăn trở.” Hiện nay, chất lượng rừng giảm sút. Số lượng các cây gỗ quý, gỗ có đường kính lớn giảm. Những khu rừng nguyên sinh, rừng giàu chủ yếu chỉ còn ở những khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc vùng sâu vùng xa. Rừng trồng tăng nhanh về diện tích và trữ lượng nhưng chất lượng còn thấp, cấu trúc thiếu ổn định, khả năng cung cấp gỗ, tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường chưa cao. Rừng tự nhiên đầu nguồn, rừng ngập mặn vẫn đang bị tàn phá. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, trong những năm qua lâm nghi ệp Tây Nguyên đang g ặp những thách thức lớn mang tnh chủ quan và khách quan, làm suy gi ảm nghiêm tr ọng di ện tch, châất lượng rừng. Từ năm 2010 đêấn 2015, t ổng di ện tch có r ừng gi ảm 312.416 ha, đ ộ che ph ủ c ủa rừng giảm 5,8%, trữ lượng rừng giảm hơn 25,5 triệu m3, t ương ứng gi ảm 7,8% t ổng tr ữ l ượng. Công tác phát triển rừng còn nhiêều hạn chêấ; vi ệc chuy ển đ ổi r ừng sang m ục đích khác, tnh tr ạng dân di cư tự do, xâm lâấn đâất trái phép, vi ph ạm pháp lu ật vêề b ảo v ệ r ừng, săn băấn, buôn bán đ ộng vật quý hiêấm, khai thác gôỗ trái phép... x ảy ra nghiêm tr ọng và diêỗn biêấn ph ức t ạp. Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 6 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương Công tác tuần tra, bảo vệ rừng được các lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum triển khai mạnh mẽ. Công tác quản lý các cơ sở chế biến hiệu quả thấp, thiếu đồng bộ và quy hoạch không thống nhất. Chính quyền địa phương chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao trong quản lý bảo vệ rừng, công tác sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp còn chậm trễ, cơ chế chính sách đặc thù cho phát triển lâm nghiệp khu vực Tây Nguyên chưa đủ mạnh, ngân sách nhà nước đầu tư chưa tương xứng. Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép vẫn xảy ra nghiêm trọng. Năm 2016, số vụ vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng được phát hiện là 5.367 vụ, giảm 1.158 vụ (18%) so với năm 2015; diện tích bị thiệt hại là 435 ha, giảm 382 ha (47%) so với cùng kỳ năm 2015. Cũng theo Tổng cục Lâm nghiệp, tình trạng phá rừng trái phép tại Tây Nguyên do sức ép về phát triển kinh tế, xã hội ngày càng gia tăng. Dân số tăng nhanh do di cư tự do cần có đất ở và đất canh tác, tạo sức ép lớn lên tài nguyên rừng tại khu vực Tây Nguyên. Giá một số mặt hàng nông sản (cà phê, cao su, sắn, điều...) tăng mạnh dẫn đến tình trạng xâm lấn, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ồ ạt, phá rừng trái phép để lấy đất trồng những loài cây có giá trị thương phẩm cao. Nhiều cơ quan, đơn vị, chính quyền cơ sở chưa quan tâm, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao, chưa chỉ đạo quyết liệt trong quản lý bảo vệ rừng. Một số địa phương, cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, quản lý đất lâm nghiệp, đặc biệt vẫn để tồn tại những trọng điểm, tụ điểm phá rừng nghiêm trọng; thiếu kiên quyết chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, quản lý đất lâm nghiệp thường xuyên, đồng Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 7 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương bộ. Việc xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng còn thiếu kiên quyết; phối hợp thiếu chặt chẽ; một bộ phận thiếu trách nhiệm, thậm chí tiêu cực, tiếp tay cho những người phá rừng. Bên cạnh đó, công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp còn bộc lộ nhiều yếu kém và chậm triển khai trên thực tế, nhất là chủ trương xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng. Công tác giao đất, giao rừng ở Tây Nguyên thực hiện chậm. Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng, mặc dù đã thực hiện rà soát hiện trạng rừng của các công ty lâm nghiệp theo Nghị quyết số 28 - NQ/TW và Nghị quyết số 30 - NQ/TW của Bộ Chính trị, nhưng rừng ở Tây Nguyên vẫn chủ yếu giao cho các tổ chức quản lý. Việc quản lý các cơ sở chế biến gỗ, các tụ điểm mua, bán gỗ kém hiệu quả; việc cấp phép kinh doanh thiếu quy hoạch, không gắn kết với quy hoạch nguồn nguyên liệu. Việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm nay, các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện và lập biên bản xử lý 1.707 vụ vi phạm lâm luật, tăng 2,22% so với cùng kỳ năm 2016. Các tỉnh như: Đắk Nông, Lâm Đồng, Kon Tum có số vụ vi phạm lâm luật tăng từ 10,74% đến 30,23% so cùng kỳ năm ngoái. Số vụ vi phạm lâm luật tập trung chủ yếu là phá rừng, khai thác, chế biến gỗ trái phép. Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép ở Tây Nguyên vẫn chưa giảm là do lợi dụng chủ trương sắp xếp, đổi mới hoạt động của các công ty lâm nghiệp, nhất là một số đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên bị giải thể chưa có chủ rừng cụ thể, nên các đối tượng tổ chức khai thác, phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Mặt khác, UBND cấp xã trên địa bàn Tây Nguyên được giao quản lý diện tích rừng lớn nhưng không được giao kinh phí, cũng không có cơ chế, trách nhiệm chưa rõ ràng, thiếu sự kiểm tra, giám sát dẫn đến diện tích rừng này trên thực tế không có chủ quản lý bảo vệ. Việc phân công, phân trách nhiệm và xử lý trách nhiệm trong quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp chưa thể hiện rõ các quy định về trách nhiệm cũng như xử lý trách nhiệm của chính quyền các cấp, nhất là cấp huyện, xã và người đứng đầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và chủ rừng. Ngoài ra, sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng trong điều tra, xử lý với những hành vi chống người thi hành công vụ như mua bán, vận chuyển gỗ, phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật thực hiện chưa nghiêm, Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 8 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương chưa kịp thời dẫn đến tình trạng các đối tượng vi phạm coi thường pháp luật, giảm tính răn đe và sự nghiêm minh của pháp luật… CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ RỪNG Nguyên nhân chính dẫn đến việc khai thác lâm sản trái phép như hiện nay là do cơ chế, chính sách về phát triển lâm nghiệp chưa đồng bộ, chưa thực sự khuyến khích được người dân gắn bó với rừng, bảo vệ và phát triển kinh tế nghề rừng, mặt khác do nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng lớn, lợi nhuận từ gỗ cao từ việc buôn bán lâm sản, nên đã kích thích một bộ phận người dân sống gần rừng vào các khu rừng tự nhiên khai thác, chặt phá rừng trái phép; công tác phối hợp liên ngành nhằm đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng tuy đã được triển khai tích cực, nhưng không được duy trì thường xuyên; trách nhiệm của các lực lượng chưa cao, hiệu quả phối hợp thấp; việc đưa ra xét xử các vụ án về loại tội phạm này trong thời gian qua tại một số địa phương đối với các bị cáo với mức án rất thấp, thường là án treo, nên không đủ sức răn đe, giáo dục phòng ngừa chung. Đặc biệt là việc Quốc Hội đã ban hành Luật Lâm nghiệp vào ngày 15/11/ 2017. Tuy nhiên, chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng chưa nghiêm, nhất là các địa phương có nhiều rừng, nhiều gỗ quý hiếm còn chưa vào cuộc, hoặc né tránh, sợ va chạm, trả thù, buông lỏng công tác quản lý, chưa chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương, coi công tác bảo vệ rừng, xử lý vi phạm là việc của ngành Kiểm lâm; các Ban quản lý rừng Đặc dụng, rừng phòng hộ, quản lý diện tích rừng rất lớn nhưng biên chế lại rất mỏng, dẫn đến không đủ năng lực để quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao, đây vừa là thực trạng, vừa là nguyên nhân hiện nay. Đồng thời trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng Kiểm lâm chưa đủ mạnh để trấn áp lâm tặc, trong khi lâm tặc ngày càng manh động, chống trả quyết liệt, số vụ tấn công các lực lượng bảo vệ rừng cũng như lực lượng Kiểm lâm ngày càng gia tăng... Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 9 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương Các vụ vi phạm về khai thác lâm sản: lấy trộm gỗ lớn, gỗ nhỏ làm nọc tiêu; các loại lâm sản phụ ngoài gỗ như: măng, lồ ô, song, mây, nấm, hạt ươi, lá nhíp...vẫn diễn ra nhỏ lẻ nhưng liên tục, làm rừng suy thoái, giảm chất lượng, thay đổi cấu trúc rừng dẫn đến nguy cơ cháy rừng... làm chức năng sử dụng theo mục đích dần dần mất đi. Rừng vẫn chưa có sự bảo vệ ổn định lâu dài làm tiền đề cho phát triển rừng, làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Khai thác trái phép lâm sản trong rừng chủ yếu là dân nghèo địa phương, dân tộc tại chỗ, dân di cư tự do vì sinh kế vào rừng lấy cắp lâm sản đem bán chi dùng cho nhu cầu sinh họat hàng ngày. Đối với đối tượng trên, việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn, trở ngại; với cách xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật không đạt được hiệu quả mong muốn là chấm dứt triệt để nạn phá rừng. Ngoài ra có thể thấy được những tồn tại, hạn chế của trong quá trình quản lý, bảo vệ rừng trước đây như: - Sự xâm canh lấn chiếm đất lâm nghiê ̣p ở một số địa phương cấp xã, huyện và vùng đệm VQG có chiều hướng diễn ra phức tạp. Diện tích đất rừng sản xuất giảm, được thay thể bởi thực hiện các dự án chuyển đổi rừng trồng cây cao su có thị trường chưa ổn định; khuyến khích thu hút lao động địa phương kém dẫn đến phá vỡ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương; một bộ phận dân nghèo thiếu công ăn việc làm sống phụ thuộc vào rừng tự nhiên và trông chờ vào quỹ an sinh xã hội của tỉnh. Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 10 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương - Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa phát huy hết tiềm năng vốn có. Họ vẫn nghĩ nhà nước mướn họ bảo vệ rừng và tiền mướn không thỏa đáng. Cụ thể: cộng đồng dân cư khi tham gia quản lý, bảo vệ rừng, phần được hưởng khoán bảo vệ rừng từ nguồn quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng khoảng trên 200 ngàn đồng/ha/năm một hộ bình quân giữ 30 ha rừng có thu nhập xấp xỉ 6 triệu đồng/năm, khoảng 500 ngàn đồng /tháng chưa đủ để khuyến khích đề cao tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng, trong khi nguồn vốn ngân sách của tỉnh không có để bù đắp thêm. - Sự phối hợp của cơ quan chuyên ngành, của lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, của chủ rừng thiên về thực hiện các quy chế phối hợp tuần tra, kiểm tra, phát hiện ngăn chặn, xử lý đối với cộng đồng dân cư thiếu khuyết cơ chế quản lý giám sát người dân thực hiện công tác bảo vệ rừng chính là bảo vệ lợi ích riêng chính đáng của mình để họ tự giác, tự chủ bảo vệ rừng. - Nhu cầu và sự phụ thuộc của cộng đồng dân cư sở tại và tài nguyên rừng là rất lớn, tài nguyên rừng thực sự không thể tách rời nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Trong khi đó các cấp quản lý Nhà nước, doanh nghiệp thiếu phương pháp tiếp cận của các bên thông qua các đề án, dự án giúp dân bảo vệ rừng chính là bảo vệ lợi ích kinh tế cụ thể và trực tiếp của chính mình. Vì vậy chưa thực sự gắn kết hài hòa giữa lợi ích kinh tế, môi trường với trách nhiệm của cộng đồng dân cư đối với quản lý, bảo vệ rừng. - Công tác quản lý, bảo vệ rừng của địa phương chưa thực sự phát huy hết vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Điều đó đồng nghĩa với việc Cơ quan quản lý nhà nước chưa vận dụng đầy đủ và hiệu quả tinh thần xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng ở Luật Bảo vệ phát triển rừng và các văn bản pháp luật mới đã ban hành, cũng như các chủ trương chính sách của ngành và của tỉnh chuyển biếnsang phương thức quản lý lâm nghiệp xã hội, xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng. - Rừng tự nhiên còn lại đa phần là rừng phòng hộ trong lâm phần các Nông Lâm trường cao su thuộc các Công ty cao su Nhà nước, quản lý sử dụng không làm ra lợi nhuận.Công ty phải đối diện với nguy cơ cháy rừng, chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng; kinh phí quản lý bảo vệ rừng lấy từ nguồn vốn sản xuất kinh doanh cao su, vốn ngân sách không có cơ chế để cấp phát, công ty cao suchỉ thu được bằng nguồn quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng chi trả lại cho các đơn vị nhận khoán bảo vệ rừng; mặt khác lâm sản phụ ngoài gỗ về kinh tế có giá trị nhiều lần hơn gỗ chưa được khai thác hợp lý và có phương thức chia sẻ thỏa đáng cho người quản lý bảo vệ rừng. Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 11 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương Một trong những khu vực rừng quan trọng đó là khu vực rừng Tây Nguyên bởi không những đóng góp vai trò quan trọng về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, điều tiết khí hậu… rừng còn gắn với văn hóa cồng chiêng, tín ngưỡng, không gian sinh tồn của cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tuy nhiên thời gian qua, việc Tây Nguyên mất 41% diện tích rừng là rất nghiêm trọng. Chất lượng rừng còn lại cũng rất kém. Nguyên nhân là do các cấp, các ngành chưa quan tâm đúng mức, nhất là đất rừng chưa có chủ; lực lượng chức năng chưa làm tròn trách nhiệm bảo vệ rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng yếu kém, quản lý các cơ sở chế biến gỗ, tụ điểm mua, bán gỗ kém hiệu quả; việc sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cơ chế chính sách đặc thù cho phát triển lâm nghiệp vùng Tây Nguyên chưa đủ mạnh… Điểm đáng lưu ý nữa là tình trạng di dân tự do từ nhiều tỉnh, thành phố đến Tây Nguyên làm trầm trọng hơn vấn nạn phá rừng. Mặc dù các cơ quan chức năng có nhiều cố gắng, nhưng nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc bảo vệ, phát triển rừng Tây Nguyên chưa thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả. Do đó trong năm 2016, chính phủ chỉ đạo kiên quyết thực hiện việc đóng cửa rừng tự nhiên, không chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong khu vực 2,25 triệu ha rừng tự nhiên hiện có sang mục đích khác, kể cả các dự án, công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai, trừ các dự án phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh quan trọng. Không chủ trương chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp. Bên cạnh đó thực hiện đẩy mạnh sắp xếp lại các nông, lâm trường, ban quản lý để đất rừng có chủ, có chính sách bảo đảm thu nhập cho người bảo vệ, trồng rừng. Ngừng cấp phép các công trình thủy điện liên quan đến chiếm đất rừng và rừng; kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với các dự án thủy điện không chấp hành quy định trồng rừng thay thế và chi trả dịch vụ môi trường rừng. Từ những vấn đề nêu trên, để đạt được yêu cầu với mục đích giữ bằng được diện tích rừng tự nhiên hiện có, công tác quản lý, bảo vệ rừng cần được cải tiến trên cơ sở phương thức lâm nghiệp xã hộivới sự tham gia của người dân được hưởng lợi ích trực tiếp từ rừng. Điển hình như chương trình khoán bảo vệ rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng được thực hiện tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà trong những năm vừa qua là một giải pháp hữu hiệu góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương một cách bền vững. Ngoài thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống, việc nhận khoán quản lý bảo vệ rừng đã tạo ra nguồn thu đáng kể cho người dân vùng đệm Vườn quốc gia.Trong năm 2014, Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà đã khoán 42.467ha rừng cho 1.245 hộ dân để quản lý bảo vệ. Theo đơn giá bình quân từ 400.000 đến 450.000đ/ha/năm với mức 30ha rừng/hộ thì thu nhập của Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 12 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương các hộ dân lên đến hơn 12.000.000 đồng/năm. Với mức hưởng lợi này cộng đồng dân cư đã tích cực cùng với các nhân viên kiểm lâm của Vườn quốc gia để bảo vệ rừng. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và lợi ích của việc bảo vệ rừng được ban quản lý Vườn lồng ghép trong các đợt chi trả tiền nhận khoán quản lý bảo vệ rừng cho bà con. Việc này đã góp phần tạo sự đồng thuận, tự nguyện của cộng đồng vào các hoạt động quản lý bảo vệ rừng. Hiện tại, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà đã giao cho nhân viên hướng dẫn các tổ nhận khoán, trong quá trình tuần tra ghi chép vào phiếu thu thập thông tin sau đó sử dụng Track logger và phần mềm Smart để quản lý, kiểm tra hiệu quả của công tác bảo vệ rừng. Với các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, sự thực hiện nghiêm túc của các nhân viên kiểm lâm và việc tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, tài nguyên rừng của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà ngày càng được bảo vệ tốt hơn.Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, trong thời gian qua, số vụ vi phạm về rừng tại khu vực Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà ít hơn nhiều so với các khu vực khác. Thực hiện phương thức lâm nghiệp xã hội với sự tham gia của người dân được hưởng lợi ích trực tiếp từ rừng sẽ là một trong những những giải pháp góp phần giải quyết những khó khăn, tồn tại mà cơ quan quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiê ̣p đang gặp phải, đó là mâu thuẩn giữa cuộc sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc tại chỗ, với việc bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, sẽ góp phần phát huy vai trò tự chủcủa cộng đồng dân cư tại chỗ trong công tác quản lý bảo vệ rừng.Giúp người dân làm giàu từ tài nguyên rừng sẽ góp phần ổn định, cải thiện và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng sẵn có, thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương tăng trưởng; vận dụng linh hoạt, hài hoà từ mô hình quản lý rừng cộng đồng, đảm bảo phù hợp với thực tiễn của địa phương trong công tác xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, trong thời gian tới, cần xây dựng và triển khai Đề án nghiên cứu quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân tại địa phương gắn với việc chia xẻ lợi ích từ rừng cho mục đích an sinh xã hội. Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 13 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ RỪNG 1.Công tác tuyên truyền quản lý, bảo vệ rừng - Xác định công tác quản lý bảo vệ rừng thành công khi toàn dân tích cực tham gia, nên biện pháp hiệu quả và bền vững là nâng cao nhận thức cho người dân. Từ đó các TCCSĐ được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết chỉ đạo các bộ phận chuyên môn và các tổ chức chính trị xã hội cùng cấp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. - Nội dung tuyên truyền: Nêu giá trị của rừng đối với cuộc sống; chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm ổn định cuộc sống của người dân; các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác quản lý bảo vệ rừng; chế tài xử lý đối với mọi trường hợp vi phạm; thông báo công khai kết quả xử lý hình sự, xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng các năm gần đây trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại các xã, thôn. - Hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh không dây của huyện, xã phát đến các thôn; tuyên truyền trên xe lưu động tại các thôn trọng điểm, điểm nóng; tuyên truyền trực tiếp tại các thôn, làng hoặc thông qua sinh hoạt cộng đồng; tuyên truyền trong trường học thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ xanh; phối hợp với các tổ chức đoàn thể của xã, với Hội nông dân tuyên truyền, ký cam kết QLBVR-PCCCR,… - Song song với hình thức tuyên truyền trực tiếp và tuyên truyền trên Đài TT-TH thì lực lượng Kiểm lâm và các chủ rừng hàng năm đã thường xuyên tu sửa các bảng tuyên truyền cố định, đóng các biển tam giác tuyên truyền ở các khu vực đường vào rừng; giúp các chủ rừng và nhân dân các thôn trên địa bàn toàn huyện xây dựng Quy ước, cam kết bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư thôn. 2. Công tác kiểm kê, phân định toàn bộ diện tích các loại rừng và đất rừng; đóng mốc ranh giới - Thành lập Ban chỉ đạo, tổ kiểm kê rừng cấp huyện, tổ kiểm kê rừng cấp xã và các đơn vị chủ rừng triển khai công tác kiểm kê rừng nhằm xác định hiện trạng, diện tích, chất lượng rừng của từng chủ rừng, từng đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện để phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 14 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương kiểm tra, giám sát về quản lý bảo vê ̣ và phát triển rừng; xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất, chính xác, đồng bộ trên địa bàn huyện để phục vụ công tác quản lý, lập quy hoạch, kế hoạch và theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp hàng năm. 3. Công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng đối với tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế Công tác giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn huyện là giải pháp tối ưu, để bảo vệ hiệu quả diện tích rừng hiện có, đồng thời giải quyết được việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân, vươn lên thoát nghèo. 4. Công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng - Để nâng cao đời sống cho người dân sống gần rừng và ven rừng, đồng thời để huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng phục vụ cho sự nghiệp quản lý bảo vệ rừng, các đơn vị chủ rừng tiến hành giao khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng tự nhiên là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có nguy cơ xâm hại cao cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn. 5. Tình hình lập, tổ chức và thực hiện quy hoạch vùng nương rẫy, tăng cường công tác quản lý canh tác nương rẫy - Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân không phá rừng trái pháp luật để làm nương rẫy; vận động, hướng dẫn nhân dân sử dụng diện tích nương rẫy cũ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để thâm canh tăng năng suất. - Tiến hành rà soát quỹ đất sản xuất trên địa bàn, triển khai quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy, bố trí đất sản xuất cho nhân dân, để đảm bảo việc sản xuất nương rẫy được ổn định, lâu dài nhằm hạn chế việc người dân thiếu đất sản xuất dẫn đến phá rừng trái phép để làm nương rẫy. - Để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng trái pháp luật làm nương rẫy, tổ chức các đợt tuần tra, kiểm tra, truy quét; thành lập các chốt chặn liên ngành tại các điểm nóng về phá rừng trái phép để trực gác 24/24 giờ, kể cả ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, tết, trong suốt mùa phát rẫy; thành lập các tổ tuần tra lưu động để tuần tra, ngăn chặn hành vi phá rừng tại các khu vực còn lại; thực hiện theo phương châm: không cho phát, đã phát không cho đốt, đã đốt không cho gieo trồng; kiên quyết không cho canh tác trên các diện tích vi phạm. 7. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 15 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương Công tác phòng cháy chữa cháy rừng là nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, vì cháy rừng sẽ hủy diệt môi trường rừng và thu hẹp nhanh nhất diện tích và chất lượng rừng. Do đó để chủ động trong công tác PCCCR, ngay từ đầu mùa khô xây dựng phương án PCCCR phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, củng cố tổ đội quần chúng bảo vệ rừng ở các thôn, làng và ở các đơn vị chủ rừng. Hạt Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng – PCCCR, tổ chức ký cam kết PCCCR với các hộ gia đình sống gần rừng và ven rừng; hàng năm hợp đồng người làm công tác BVR-PCCCR trong các tháng cao điểm của mùa khô; tu sửa các công trình và mua sắm dụng cụ phòng cháy chữa cháy rừng. 8. Về phát triển rừng - Công tác trồng rừng tập trung là rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng nguyên liệu giấy; trồng cây phân tán là cây gỗ lớn, gỗ quý hiếm và cây đặc sản, cải tạo và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng - Công tác lập, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển vùng trồng rừng nguyên liệu giấy - Nghiên cứu chọn giống phục vụ phát triển rừng sản xuất - Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân gây nuôi một số loài động vật rừng hoang dã; đầu tư trồng một số cây dược liệu quý trồng dưới tán rừng... 9. Khai thác, sử dụng có hiệu quả bền vững tài nguyên rừng - Xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững - Khai thác tận dụng gỗ - Huy động tối đa các nguồn lực để triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp bền vững Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 16 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương KẾT LUẬN Trước những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng như hiện nay, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, nhằm hạn chế tối đa các vụ việc vi phạm Luật bảo vệ rừng, trong đó đặc biệt quan tâm đến các giải pháp như: Tích cực phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, các ngành chức năng, tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; tổ chức phát động nhân dân tố giác những đối tượng thường xuyên khai thác, chặt phá, mua bán, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trái phép; tổ chức truy quét, giải tỏa các tụ điểm phá rừng trái phép, quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến lâm sản trong toàn tỉnh; kiên quyết xử lý các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng theo yêu cầu Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của Chủ tịch UBND tỉnh; phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra và nhanh chóng đưa ra xét xử nghiêm minh đối với những vụ xâm hại nghiêm trọng tài nguyên rừng ở một số địa phương... Tuy nhiên ngoài việc Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách, công tác bảo vệ rừng rất cần sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự ủng hộ của nhân dân. Có như vậy thì công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng mới đem lại hiệu quả bền vững. Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 17 Môn: Tài chính công Việt Anh GVHD: TS. Hoàng Dương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định 83/QĐ-BNN-TCLN ngày 12/01/2016 về phê duyệt Đề án thực hiện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2016-2020 2. Quyết định số 1819/QĐ-BNN-TCLN Ngày 16/5/2017 của Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT về công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016 3. Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về Đề án phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 4. Quyết định số 46/2017/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum Phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 5.http://tongcuclamnghiep.gov.vn Nhóm 02 - Lớp: K36.QLK.KT 18 Môn: Tài chính công Anh GVHD: TS. Hoàng Dương Việt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan