Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên...

Tài liệu Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên giai đoạn 2005-2010

.PDF
119
141
102

Mô tả:

i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN KIM QUYẾT ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN KIM QUYẾT ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 Chuyên ngành: Quản lý Đất đai Mã số: 60.62.16 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thế Hùng THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Nguyễn Kim Quyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Thế Hùng đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tập thể giáo viên khoa sau Đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt các thầy, cô giáo trong Bộ môn Quy hoạch đất đai. Tôi bày tỏ lời cảm ơn tới Uỷ ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ; anh chị em đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Kim Quyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSHT Cơ sở hạ tầng GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GDP Thu nhập bình quân đầu người HTX Hợp tác xã KDC Khu dân cư KHSDĐ Kế hoạch sử dụng đất NN Nông nghiệp QĐ Quyết định QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất SXKD Sản xuất kinh doanh TP Thành phố UBND Uỷ ban nhân dân XD Xây dựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................. 1 1.2. Mục đích................................................................................................ 3 1.3. Yêu cầu.................................................................................................. 3 Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 4 2.1. Csở khoa học cho việc sử dụng đất đai hợp lý ..................................... 4 2.1.1. Khái niệm Đất đai và các chức năng của Đất đai .......................... 4 2.1.2. Những lợi ích khác nhau về sử dụng đất........................................ 6 2.1.2.1. Lợi ích của việc sử dụng đất trong các ngành nông nghiệp ... 6 2.1.2.2. Lợi ích của việc sử dụng đất trong các ngành phi nông nghiệp ... 6 2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất ................................... 7 2.1.4. Sử dụng đất và các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường ........ 11 2.1.4.1. Sử dụng đất và mục tiêu kinh tế ............................................ 12 2.1.4.2. Sử dụng đất và mục tiêu xã hội ............................................. 13 2.1.4.3. Sử dụng đất và mục tiêu môi trường ..................................... 13 2.2. Những vấn đề về quy hoạch sử dụng đất ............................................ 14 2.2.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất ........................................... 14 2.2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai .................................... 16 2.2.3. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất ........................................... 19 2.2.4. Nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch sử dụng đất ...................... 21 2.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất ......................................................... 23 2.3.1. Khái niệm tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất ............................................... 23 2.3.2. Bản chất và phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất .... 23 2.3.3. Bản chất và phân loại hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất ........ 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii 2.4. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và trong nước .................... 29 2.4.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới ............................ 29 2.4.2. Tình hình triển khai quy hoạch sử dụng đất trong nước .............. 33 2.4.2.1. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1975 .................................. 33 2.4.2.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi có Luật Đất đai 1993.... 34 2.4.2.3. Giai đoạn từ năm 1993 - 2003 .............................................. 37 2.4.2.4. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay ............................................ 39 Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 41 3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 41 3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 41 3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình quản lý đất đai của huyện Đồng Hỷ ..................................................... 41 3.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện Đồng Hỷ .............................................. 42 3.2.3. Đánh giá chung về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất ....... 42 3.2.4. Một số đề xuất nhằm sử dụng quỹ đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đến năm 2010 và các giải pháp thực hiện ................... 42 3.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 43 3.3.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp ........................................... 43 3.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ............................................ 43 3.3.3. Phương pháp thống kê và phân tích, xử lý tổng hợp số liệu ........ 43 3.3.4. Phương pháp chuyên gia .............................................................. 44 3.3.5. Phương pháp minh họa bằng bản đồ ............................................ 44 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 45 4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện đồng hỷ ............................... 45 4.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 45 4.1.2. Địa hình, địa mạo ......................................................................... 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii 4.1.3. Khí hậu ......................................................................................... 45 4.1.4. Thuỷ văn....................................................................................... 46 4.1.5. Các nguồn tài nguyên ................................................................... 46 4.1.6. Nhận xét về điều kiện tự nhiên .................................................... 49 4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện đồng hỷ ........................................... 50 4.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội........................................... 50 4.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế ............................................................... 50 4.2.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ................................ 50 4.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ....................................... 51 4.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn .......... 52 4.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ....... 53 4.2.4.1. Giao thông ............................................................................. 53 4.2.4.2. Thuỷ lợi ................................................................................. 54 4.2.4.3. Thông tin liên lạc .................................................................. 54 4.2.4.4. Hệ thống điện ........................................................................ 54 4.2.4.5. Giáo dục đào tạo ................................................................... 54 4.2.4.6. Y tế ........................................................................................ 55 4.2.4.7. Văn hoá - Thể thao ................................................................ 55 4.2.5. Nhận xét ....................................................................................... 55 4.3. Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai huyện Đồng Hỷ................................................................................... 56 4.3.1. Hiện trạng sử dụng quỹ đất năm 2005 ......................................... 56 4.3.2. Hiện trạng sử dụng quỹ đất năm 2009 ......................................... 59 4.3.2.1. Đất nông nghiệp .................................................................... 60 4.3.2.2. Đất phi nông nghiệp .............................................................. 62 4.3.2.3. Đất chưa sử dụng .................................................................. 64 4.4. Tình hình quản lý đất đai huyện đồng hỷ ........................................... 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ix 4.5. Nhận xét chung về tình hình quản lý đất đai huyện Đồng Hỷ ............ 66 4.6. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và biến động đất đai từ năm 2005 đến năm 2010 ..................................................... 67 4.6.1. Khái quát chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất năm 2010 ................... 67 4.6.2. Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2009 trong thời kỳ 2005 - 2010............................... 71 4.6.3. Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất phi nông nghiệp từ năm 2005 - 2009 trong thời kỳ 2005 - 2010 ............................... 72 4.6.4. Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất chưa sử dụng............. 73 4.6.5. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai từ năm 2005 đến năm 2009 trong thời kỳ 2005 đến 2010 huyện Đồng Hỷ ........... 73 4.6.5.1. Đất nông nghiệp .................................................................... 75 4.6.5.2. Đất phi nông nghiệp .............................................................. 80 4.6.5.3. Đất chưa sử dụng .................................................................. 85 4.6.6. Tìm hiểu một số công trình theo phương án quy hoạch sử dụng đất nhưng triển khai không đúng tiến độ ........................... 90 4.6.7. Tìm hiểu một số công trình có sử dụng đất được đề nghị bổ sung vào điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đồng Hỷ ..... 94 4.6.8. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất ............................................... 95 4.6.8.1. Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại ............................ 95 4.6.8.2. Nguyên nhân tồn tại .............................................................. 97 4.6.9. Một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng thực hiện quy hoạch sử dụng đất .................................................................................. 98 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 101 5.1. Kế́t luận .............................................................................................. 101 5.2. Kiế́n nghị ............................................................................................ 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn x DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Bảng 4.1 Bảng 4.2 Bảng 4.3 Bảng 4.4 Tên bảng Trang Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2007 - 2009 Một số chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập của người dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2007 - 2009 Hiện trạng sử dụng đất huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2005 Hiện trạng sử dụng đất huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2009 50 52 56 60 Bảng 4.5 Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện Đồng Hỷ 70 Bảng 4.6 Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2009 71 Bảng 4.7 Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2009 72 Bảng 4.8 Biến động sử dụng đất chưa sử dụng giai đoạn 2005 - 2009 73 Bảng 4.9 Bảng 4.10 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất từ năm 2005 đến năm 2009 trong thời kỳ QH 2005 - 2010 huyện Đồng Hỷ Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2005 - 2009 trong thời kỳ QH 2005 - 2010 74 76 So sánh chỉ tiêu phân bổ diện tích đất nông nghiệp năm Bảng 4.11 2005 so với kế hoạch năm 2005 và quy hoạch sử dụng đất 78 huyện Đồng Hỷ đến năm 2010 So sánh chỉ tiêu phân bổ diện tích đất nông nghiệp năm Bảng 4.12 2007 so với kế hoạch năm 2007 và quy hoạch sử dụng đất huyện Đồng Hỷ đến năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79 xi Bảng 4.13 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp từ năm 2005 - 2009 trong thời kỳ QH 2005 - 2010 81 So sánh chỉ tiêu phân bổ diện tích đất phi nông nghiệp Bảng 4.14 năm 2005 so với kế hoạch năm 2005 và quy hoạch sử 83 dụng đất huyện Đồng Hỷ đến năm 2010 So sánh chỉ tiêu phân bổ diện tích đất phi nông nghiệp Bảng 4.15 năm 2007 so với kế hoạch năm 2007 và quy hoạch sử 84 dụng đất huyện Đồng Hỷ đến năm 2010 Bảng 4.16 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất chưa sử dụng từ năm 2005 - 2010 trong thời kỳ QH 2005 - 2010 86 So sánh chỉ tiêu phân bổ diện tích đất chưa sử dụng năm Bảng 4.17 2005 so với kế hoạch năm 2005 và quy hoạch sử dụng đất 88 huyện Đồng Hỷ đến năm 2010 So sánh chỉ tiêu phân bổ diện tích đất chưa sử dụng năm Bảng 4.18 2007 so với kế hoạch năm 2007 và quy hoạch sử dụng đất 89 huyện Đồng Hỷ đến năm 2010 Bảng tổng hợp kết quả điều tra một số chỉ tiêu liên quan Bảng 4.19 trực tiếp đến hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất khu dân cư trên địa bàn một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 93 xii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Số biểu đồ, hình ảnh Biểu đồ 4.1 Biểu đồ 4.2 Biểu đồ 4.3 Biểu đồ 4.4 Biểu đồ 4.5 Hình 4.1 Hình 4.2 Tên biểu đồ, hình ảnh Trang Cơ cấu sử dụng đất năm 2005 huyện Đồng Hỷ Hiện trạng sử dụng đất đến năm 2009 huyện Đồng Hỷ Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2010 huyện Đồng Hỷ theo phương án quy hoạch đến năm 2010 57 59 Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất 70 đến năm 2010 huyện Đồng Hỷ. KÕt qu¶ thùc hiÖn quy hoạch sử dụng đất tõ n¨m 2005 đến năm 2010 huyện Đồng Hỷ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 huyện Đồng Hỷ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện Đồng Hỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 http://www.lrc-tnu.edu.vn 75 58 69 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với những áp lực và hiện trạng sử dụng đất đai như hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn, dân số thế giới gia tăng nhanh. Do đó đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toan lương thực, đồng thời cũng bảo vệ được hệ sinh thái cây trồng và môi trường đang sống Quy hoạch sử dụng đất đai là nền tảng trong tiến trình này. Đây là thành phần cơ sở có liên quan đến hệ sinh thái các vùng núi, sa mạc hoang vu, hay các vùng đồng bằng ven biển, đồng thời lại nằm trong mục tiêu phát triển bảo vệ các vùng đất đai nông nghiệp. Có những mâu thuẫn trong sử dụng đất đai ở hiện tại. Nhu cầu về đất nông nghiệp, đồng cỏ, bảo vệ thiên nhiên, rừng, du lịch và phát triển đô thị lớn hơn nhiều so với nguồn tài nguyên đất đai hiện có. Ở các quốc gia đang phát triển thì nhu cầu này càng cấp bách hơn theo từng năm. Dân số thế giới lệ thuộc vào số lượng/diện tích đất cho ra lương thực, nguyên liệu và việc làm sẽ tăng gấp đôi trong vòng 25 đến 50 năm tới. Ngay cả một số vùng đất đai đầy đủ, người dân vẫn không đạt đến nhu cầu và lợi nhuận mong đợi trong việc sử dụng đất đai. Với vai trò và ý nghĩa đặc biệt đó thì việc bảo vệ và sử dụng đất có hiệu quả là rất cần thiết và cấp bách. Nhưng hiện nay, với sự phát triển của kinh tế thị trường, xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu của con người về đất đai ngày càng lớn. Điều này đã dẫn đến tình trạng đất đai bị khai thác và sử dụng một cách bừa bãi, môi trường đất bị huỷ hoại nghiêm trọng. Trước thực trạng như vậy, việc quy hoạch sử dụng đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 (QHSDĐ) là rất cần thiết và hữu hiệu. Nó không những tổ chức lại việc sử dụng đất, mà còn hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, phát triển kinh tế xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng của từng địa phương, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường. Thực hiện Luật Đất đai 2003 và các văn bản dưới Luật, UBND huyện Đồng Hỷ đã tiến hành lập QHSDĐ huyện Đồng Hỷ thời kỳ 2005 - 2010 và được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Kết quả thực hiện QHSDĐ những năm qua đã góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đặc biệt trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển không gian đô huyện, công nghiệp, khai thác một cách hiệu quả tiềm năng đất đai. Đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) hàng năm và 5 năm của huyện, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đối với cấp xã, phường. Tuy nhiên, QHSDĐ huyện Đồng Hỷ được lập trong bối cảnh nền kinh tế của huyện đang bước đầu chuyển đổi từ cơ chế tập trung kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường, tốc độ phát triển chưa ổn định, sức thu hút đầu tư còn hạn chế, kinh tế trong khu vực Đông Nam á đang bị khủng hoảng. Nhiều dự báo về chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cũng như khả năng phát triển các ngành, lĩnh vực chưa lường hết được những phát sinh sau này. Chính vì vậy, việc đánh giá công tác quản lý đất đai nói chung và công tác thực hiện QHSDĐ của huyện những năm qua để thấy được những tồn tại, khó khăn, tìm ra nguyên nhân từ đó đề ra những giải pháp khắc phục nhằm làm tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng đất là rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2010”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 1.2. MỤC ĐÍCH Trên cơ sở tìm hiểu công tác thực hiện QHSDĐ của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2005 - 2010 nhằm đánh giá được những thành tựu, hạn chế, tồn tại trong công tác này. Từ đó tìm được nguyên nhân và đề xuất những giải pháp khắc phục cho công tác QHSDĐ của huyện trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đất đai của huyện. 1.3. YÊU CẦU - Số liệu thu thập được phải khách quan, trung thực và chính xác. - Từ kết quả nghiên cứu phải đưa ra được những nguyên nhân của tồn tại, khó khăn và từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI HỢP LÝ 2.1.1. Khái niệm Đất đai và các chức năng của Đất đai Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Mặt khác, “Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học có thể hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông suối, đầm lầy...), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa...) [12]” Như vậy, “Đất đai” là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. Sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Trong vòng 30 năm trở lại đây, trên nhiều diễn đàn người ta đã thừa nhận, đối với con người đất đai có những chức năng chủ yếu sau đây: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 * Chức năng môi trường sống Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gen di truyền để bảo tồn cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất. * Chức năng sản xuất Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống con người qua quá trình sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm sinh vật khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp qua chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại thuỷ hải sản. * Chức năng cân bằng sinh thái Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh, hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất, sự phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và của tuần hoàn khí quyển địa cầu. * Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước Đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn. * Chức năng dự trữ Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng của con người. * Chức năng không gian sự sống Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại. * Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo tồn các chứng cứ lịch sử, văn hoá của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết trong quá khứ và cả về việc sử dụng đất đai trong quá khứ[6]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 2.1.2. Những lợi ích khác nhau về sử dụng đất Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất (khoảng không gian lãnh thổ cần thiết) đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như: Xây dựng nhà xưởng, bố trí máy móc...), vừa là phương tiện lao động (cho công nhân nơi đứng, dùng để gieo trồng, chăn nuôi gia súc...). Điều này có nghĩa - thiếu khoảnh đất (có vị trí, hình thể, quy mô diện tích và yêu cầu về chất lượng nhất định) thì không một ngành nào, xí nghiệp nào có thể bắt đầu công việc và hoạt động được. Nói cách khác: Không có đất sẽ không có sản xuất (đối với mọi ngành) cũng như không có sự tồn tại của chính con người.[13] 2.1.2.1. Lợi ích của việc sử dụng đất trong các ngành nông nghiệp Đất đai giữ vai trò tích cực trong quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất, cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như cày bừa, xới xáo…) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…). Quá trình sản xuất nông nghiệp luôn ảnh hưởng đến độ phì và quá trình sinh học tự nhiên của đất. Lợi ích của việc sử dụng đất rất đa dạng, song có thể chia thành 3 nhóm lợi ích cơ bản sau: - Sử dụng đất làm tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt để thỏa mãn nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người. - Sử dụng đất làm cơ sở sản xuất và môi trường hoạt động. - Đất cung cấp không gian môi trường cảnh quan mỹ học cho việc hưởng thụ tinh thần. 2.1.2.2. Lợi ích của việc sử dụng đất trong các ngành phi nông nghiệp Trong các ngành phi nông nghiệp, đất đai giữ vai trò thụ động, có chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên của đất. 2.1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sử dụng đất Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện và quyết định phương hướng chung, mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên, phát huy tối đa tiềm năng đất đai nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và sự phát triển bền vững. Vì vậy, phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất vừa bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên vừa bị chi phối bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Theo nghiên cứu của Viện Điều tra Quy hoạch đất đai: có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất. * Nhân tố điều kiện tự nhiên Khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian (diện tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng...), cần lưu ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất (nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí và các khoáng sản dưới lòng đất). Trong số các điều kiện tự nhiên, khí hậu là yếu tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng ) và các yếu tố khác. - Yếu tố khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Nhiệt độ bình quân cao thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và không gian, chênh lệch giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp, về độ ẩm trong ngày và giữa các mùa trong năm hay các khu vực khác nhau... trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, rừng tự nhiên và thực vật thuỷ sinh... Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu sáng dài hay ngắn cũng có tác dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 nhất định đối với sinh trưởng, phát triển và quang hợp của cây trồng. Chế độ nước, lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh trưởng của cây trồng, thảm thực vật, gia súc và thuỷ sản... - Điều kiện đất đai (địa hình và thổ nhưỡng): Sự sai khác giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn... thường dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng tới sản xuất và phân bố các ngành nông, lâm nghiệp, hình thành sự phân dị địa giới theo chiều thẳng đứng đối với nông nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, đặt ra yêu cầu xây dựng đồng ruộng để thuỷ lợi hoá và cơ giới hoá. Đối với đất phi nông nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hưởng tới giá trị công trình, gây khó khăn cho thi công. Điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Độ phì của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng cao hay thấp. Độ dầy tầng đất và tính chất đất có ảnh hưởng lớn đối với sinh trưởng của cây trồng. Đặc thù của điều kiện tự nhiên mang tính khu vực. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. * Nhân tố kinh tế - xã hội Các nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm các thể chế, chính sách, thực trạng phát triển các ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, xây dựng..., trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí, dân số, lao động, việc làm và đời sống văn hóa, xã hội. Các điều kiện tự nhiên là cơ sở để xây dựng phương án sử dụng đất nhưng các nhân tố kinh tế - xã hội sẽ quyết định phương án đã lựa chọn có thực hiện được hay không. Phương án sử dụng đất được quyết định bởi khả năng của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất